đề cương ôn tập môn thị trường chứng khoán

8 6.8K 155
đề cương ôn tập môn thị trường chứng khoán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

đề cương ôn tập môn thị trường chứng khoán

Câu 1 : Thị trường chứng khoán là gì ? Thị trường chứng khoán: là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. Vai trò của thị trường chứng khoán ? + Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm vào công cụ đầu tư. + Thị trường chứng khoán là phương tiện huy động vốn. + Thị trường chứng khoán là công cụ làm giảm áp lực lạm phát. + Thị trường chứng khoán có tổ chức sẽ là nơi cung cấp mọi thông tin cần thiết về các loại cổ phiếu, chứng khoán và các công ty chứng khoán. Chức năng của TTCK 1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. 2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. 3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao. 4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. 5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Các thành phần tham gia trên TTCK ? Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp chứng khoán – hàng hoá của TTCK. + Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương + Các công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. + Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu…phục vụ cho hoạt động của họ. Nhà đầu tư:Nhà đầu tư là những người thực sự mua, bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Nhà đầu tư có tổ chức, hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên TTCK. Đầu tư thông qua các tổ chức có ưu điểm là có thể đa dạng hoá các danh mục đầu tư. +Các nhà môi giới – công ty chứng khoán:Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán: môi giới, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán… Các tổ chức quản lý điều hành TTCK: + Uỷ ban chứng khoán: Cơ quan này có thể có những tên gọi khác nhau, nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với chứng khoán. Tại Việt Nam, UBCKNN cũng đã được thành lập theo nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 của chính phủ. +:SGDCK thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức gồm nhiều bộ phận khác nhau. Ngoài ra SGDCK cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sở phù hợp với các quy định của pháp luật và uỷ ban chứng khoán. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên. Nguyên tắc hoạt động của TTCK ? Nguyên tắc cạnh tranh:Giá cả trên TTCK phản ảnh mối quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia trên TTCK. Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia TTCK đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm Nguyên tắc công khai:Người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin có liên quan. Vì vậy TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Nguyên tắc trung gian:Theo nguyên tắc này, trên TTCK, các giao dịch thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Nguyên tắc tập trung:TTCK phải hoạt động trên nguyên tắc tập trung. Các giao dịch CK chỉ diễn ra trên sở giao dịch chứng khoánthị trường OTC, có sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản. Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK ? 1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn gồm : - Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành.Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. - Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. 2. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung ( thị trường OTC). 3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường ,phân thành các thị trường gồm : - Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. - Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. - Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn Hình thức giao dịch của TTCK ? 1. Mua bán chứng khoán của tổ chức phát hành,có thể thực hiện theo hai hình thức: - Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành(công ty):nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành CK.Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý. - Mua thông qua trung gian: tức mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại 2. Mua bán chứng khoán niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán: Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký để mua bán tại các sở giao dịch chứng khoán. Khi mua bán chứng khoán niêm yết phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: - Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại sở giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thỏa thuận. - Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian. - Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán thành viên là thành viên của trung tâm giao dịch chứng khoán trên nguyên tắc thỏa thuận về giá. Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán: Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo năm bước: - Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán. - Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại sở giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của sở. - Bước 3: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán. - Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư. - Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau ba ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T+3. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu ? Giống nhau: - Được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ - Đều có mệnh giá được ghi trên bề mặt cổ phiếu/trái phiếu - Lợi tức được trả theo một mức cố định Khác nhau: 1.Cổ phiếu: - Là một chứng thư xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty cổ phần Đặc điểm: - là một loại chứng khoán vốn, việc phát hành cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở hữu. - Cổ phiếu là một loại chứng khoán không có kỳ hạn thanh toán. - Cổ tức sẽ được trả vào cuối niên để quyết toán - Quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông: + Phần vốn góp là vĩnh viễn không được rút vốn lại nhưng có thể chuyển nhượng quyền sở hữu bằng cách bán cổ phiếu. Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạnh trong phần vốn góp. + Quyền được hưởng cổ tức: đươc chia lời khi công ty có lãi tuy nhiên cổ tức này không cố định phụ thuộc vào lợi nhuận và chính sách chia lời hàng năm của công ty. + Quyền được tham gia quản lý công ty và phải gánh chịu những rủi ro của công ty + Quyền lợi đối với các đợt chứng khoán phát hành trong tương lai của công ty + Được hưởng phúc lợi dành cho cổ đông 2.Trái phiếu: - Là một lọai chứng thư vay vốn do DN phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của DN thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời điểm nhất định cho người nắm giữ trái phiếu Đặc điểm: - Là một lọai CK nợ,việc phát hành trái phiếu để huy động vốn vay trung và dài hạn. - Trái phiếu có thời hạn: là thời hạn đi vay của tổ chức phát hành đối với trái chủ và được ghi rõ trên bề mặt trái phiếu - Trái phiếu có quy định lợi suất và thời hạn trả: Khác với cổ phiếu không quy định cụ thể tỷ suất cổ tức và thời hạn trả lãi. Mỗi trái phiếu có ghi cam kết của tổ chức phát hành thanh toán cho người sở hữu trái phiếu một số tiền lãi cố định vào một ngày xác định. - Trái chủ là người cho vay tiền nên có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định đối với khoản vay này: + Lợi tức của trái phiếu không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty + Được hoàn vốn đúng hạn hoặc trước hạn tùy thỏa thuận 2 bên + Được quyền bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố + Được thanh toán trước các cổ phiếu khi công ty thanh lý giải thể Phân biệt cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi ? CPPT : -mang lại lợi ích từ cổ tức ( phần lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích các quỹ "đầu tư và phát triển " chia cho chủ sở hữu và các chủ nhân của cổ phiếu ưu đãi) và giá trị chênh lệch khi giá trị thị trường của công ty nâng cao(chênh lệch giá cổ phiếu) - mang lại quyền bỏ phiếu bầu ban quản trị công ty( thường 1 cổ phiếu /1lá phiếu) và quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề liên quan đến công ty. - nếu công ty phá sản những người nắm dữ cố phiếu thường sẽ được giải quyết quyền lợi sau khi đã giải quyết các khoản nợ và lợi ích cho người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi - những người nắm giữ cổ phiếu thường có quyền duy chì tỷ lệ cổ phần bằng việc được ưu tiên mua trước khi công ty phát hành thêm cổ phiếu(o ép buộc) CP U.đãi : - cho phép chủ sử hữu nó được trả cổ tức trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường - chủ sở hữu không có quyền biểu quyết như cổ phiếu thường - được trả cổ tức một lượng nhất định ko thay đổi ngay cả khi làm ăn thua lỗ -khi công ty phá sản được ưu tiên hoàn trả tài sản trước! * nhìn trung cổ phiếu ưu đãi có ưu thế về mặt nhận được cổ tức ổn định chỉ có khuyết điểm là công ty làm ăn tốt thì cổ tức vẫn ko thay đổi. Câu 3 :Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra quá trình mua bán lần đầu các chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành. 2. Chức năng :Thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán, đó là huy động vốn cho đầu tư. Thị trường sơ cấp vừa có khả năng thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư, vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài; các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế, mà các phương thức khác không thể làm được. Như vậy, thị trường sơ cấp tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp gọi vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu, có thêm vốn để xây dung cơ sở hạ tầng. Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu ding bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm của mình tốt hơn. Các phương pháp phát hành chứng khoán Có 2 phương pháp phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. 1. Phát hành riêng lẻ Phát hành riêng lẻ là quá trình trong đó chứng khoán được bán trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức), với những điều kiện (khối lượng phát hành) hạn chế. Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật công ty. Chứng khoán phát hành theo phương thức này không phảI là đối tượng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. 2. Phát hành ra công chúng Phát hành ra công chúng là quá trình trong đó chứng khoán được bán rộng rãi ra công chúng, cho một số lượng lớn người đầu tư, trong tổng lượng phát hành phải giành một tỷ lệ nhất định cho các nhà đầu tư nhỏ và khối lượng phát hành phải đạt được một mức nhất định. Những công ty phát hành chứng khoán ra công chúng được gọi là các công ty đại chúng. Có sự khác nhau giữa phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu ra công chúng? * Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong hai hình thức sau: - Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. - Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư. * Phát hành trái phiếu ra công chúng được thực hiện bằng một hình thức duy nhất, đó là chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp). Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự chi phối của pháp luật về chứng khoán và phải được cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán cấp phép. Những công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự giám sát riêng theo qui định của pháp luật chứng khoán. ở Việt Nam, việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán phải tuân theo các qui định tại Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoánthị trường chứng khoán. Nghị định này qui định việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết tại thị trường giao dịch tập trung phải được Uỷ ban chứng khoán cấp phép trừ việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Các chứng khoán này sau khi được phát hành ra công chúng sẽ được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Mục đích của việc phân biệt hai hình thức phát hành (phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng như trên là nhằm có các biện pháp bảo vệ cho công chúng đầu tư, nhất là những nhà đầu tư nhỏ không hiểu biết nhiều về lĩnh vực chứng khoán. Nhằm mục đích này, để được phép phát hành ra công chúng, tổ chức phát hành phải là những công ty làm ăn có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng được các điều kiện do cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán (Uỷ ban chứng khoán nhà nước) qui định. Câu 4 : Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường thị sơ cấp. Thị trường đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Đây là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá. Thị trường thứ cấp: tạo ra khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện; Tiền thu được ở đây không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư bán chứng khoán, nhượng lại quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác. Đặc điểm + Thị trường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo. + Thị trường có tính liên tục. + Khối lượng và nhịp độ giao dịch lớn gấp nhiều lần so với thị trường chứng khoán sơ cấp. + Hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp là các nhà đầu tư thực hiện chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán và tiền cho nhau. Xét về phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán bao gồm 3 loại: Sở giao dịch chứng khoán, Thị trường phi tập trung (OTC), và thị trường thứ 3. - Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán): là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor). Các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch thông thường là chứng khoán của những công ty lớn, có danh tiếng, đã qua thử thách của thị trường. Phương thức giao dịch tại Sở giao dịch là phương thức đấu giá, trong đó các lệnh mua, bán được ghép với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất. - Thị trường phi tập trung (OTC): là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán không diễn ra tại một địa điểm tập trung mà thông qua hệ thống computer nối mạng giữa các thành viên của thị trường. Các chứng khoán được giao dịch trên thị trường phi tập trung là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ. Phương thức giao dịch tại thị trường OTC là phương thức thoả thuận, giá cả chứng khoán được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa các thành viên của thị trường. - Thị trường thứ 3: là thị trường, trong đó hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán không được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá của các Sở giao dịch và hệ thống computer của thị trường OTC. Hình thức sở hữu của Sở giao dịch Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Lịch sử phát triển Sở giao dịch chứng khoán các nước đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau đây: - Hình thức sở hữu thành viên: Sở giao dịch chứng khoán do các thành viên là công ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn, có Hội đồng quản trị mà thành phần đa số do các công ty chứng khoán thành viên cử ra. VD: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, Newyork, Tokyo, TháiLan. - Hình thức công ty cổ phần: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm sở hữu với mục tiêu là lợi nhuận theo qui định của Luật công ty. VD: Đức, Malaysia, London, Hongkong… - Hình thức sở hữu nhà nước: Sở giao dịch chứng khoán do Nhà nước sở hữu (phần lớn hoặc toàn bộ) như trường hợp Sở giao dịch chứng khoán Warsawar, Istabul, Việt Nam… Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép Sở giao dịch chứng khoán có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý hơn là hình thức sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc Chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý Sở giao dịch sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ như trường hợp của Hàn Quốc, Sở giao dịch chứng khoán được thành lập từ năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đổ vỡ phải đóng cửa 57 ngày do các thành viên sở hữu Sở giao dịch chứng khoán gây lộn xộn trong thị trường; sau đó Nhà nước đã phải đứng ra nắm quyền sở hữu Sở giao dịch chứng khoán trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến 1988. Câu 9 : Phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Căn cứ vào thời hạn luân chuyển của vốn người ta đã chia TTCK ra làm 2 loại : A, Thị trường sơ cấp: - Là thị trường mua bán các CK lần đầu được phát hành qua đó huy động vốn để đưa và đầu tư - Thị trường này cung cấp hàng hóa cho TTCK , có khả năng thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các dn, các tổ chức tài chính, chính phủ tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế một cách có hiệu quả, hđ of TTCK cũng làm tăng vốn cho nhà phát hành thông qua việc bán CK cho nhà đầu tư - Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dung bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm của mình tốt hơn - Việc mua bán CK trên TT sơ cấp thường được tiến hành thông qua trung gian đó là NH - Phương thức phát hành chứng khoán : phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng - Thị trường này hđ không liên tục B, Thị trường thứ cấp: - Là thị trường mua đi bán lại các loại CK đã được phát hành lần đầu ở thị trường sơ cấp - Thị trường thứ cấp tạo đk dễ dàng để bán những CK đã phát hành ở thị trường sơ cấp TT thứ cấp này làm cho các CK có tính lỏng hơn, tính lỏng này làm cho CK được ưa chuộng và sẽ làm cho các tổ chức dễ dàng hơn cho các tổ chức phát hành bán chúngthị trường sơ cấp - TT thứ cấp xđ giá bán of mỗi loại CK mà tổ chức phát hành bán ở thị trường sơ cấp → Mặc dù TT thứ cấp không làm tăng them vốn đầu tư cho nền kt nhưng chính nhờ 2 chức năng này mà thị trường thứ cấp có vị trí quan trọng trong tổng thể thị trường tài chính - Việc mua bán trên TT thứ cấp được tiến hành thông qua các công ty môi giới - Thị trường thứ cấp được tổ chức theo 2 cách: Thị trường tập trung, TT phi tập trung, TT thứ 3 là thị trường trong đó hđ giao dịch mua bán được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá của Sở giao dịch và hệ thống máy tính của thị trường OTC - Thị trường này hđ liên tục,các CK được mua đi bán lại làm tăng khả năng thanh khoản cho CK . ¬ 2 thị trường này có mối quan hệ mật thiết với nhau, thị trường sơ cấp tạo cơ sở hàng hóa cho TT thứ cấp ,2 thị trường này bổ sung cho nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển. . giao dịch, thị trường chứng khoán bao gồm 3 loại: Sở giao dịch chứng khoán, Thị trường phi tập trung (OTC), và thị trường thứ 3. - Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) : là thị trường. thị trường Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung ( thị trường OTC). 3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường ,phân thành các thị. nước về chứng khoán (Uỷ ban chứng khoán nhà nước) qui định. Câu 4 : Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường

Ngày đăng: 30/03/2014, 18:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Câu 3 :Thị trường sơ cấp

  • Đặc điểm

  • Câu 9 : Phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan