Bí vốn kéo dài, doanh nghiệp từ nín thở đến tắt thở ppt

3 128 0
Bí vốn kéo dài, doanh nghiệp từ nín thở đến tắt thở ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

vốn kéo dài, doanh nghiệp từ nín thở đến tắt thở Để sống qua thời kỳ giông bão đó, các DN đã phải cắt giảm chi tiêu, tái cơ cấu, sa thải bớt nhân công và nín thở chờ cơn bão đi qua. Cuộc nín thở kéo dài khiến một bộ phận không nhỏ phải tắt thở. Trở lại trường hợp của anh bạn tôi như đã nói ở trên, đã hơn năm nay không phát sinh doanh thu. Cuối năm nộp báo cáo thuế cho đúng thủ tục. Nếu khó khăn kéo dài chắc phải làm đơn xin tạm dừng hoạt động. Doanh nghiệp chưa chết về mặt pháp lý nhưng chết về mặt sinh học. Tuy nhiên, không phải DN nào khó khăn cùng làm đơn xin dừng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ nần kéo dài, trước sức ép của chủ nợ, đã chọn kế "chuồn". Vậy là, các cơ quan quản lý nhà nước như Thuế, Hải quan chỉ biết rằng có một số lượng DN như thế như thế mất tích, còn cụ thể của việc lặn không sủi tăm đó thế nào? Bao giờ mới nổi lại là việc mà không phải ai cũng biết được. Theo một nguồn tin không được công khai, đến thời điểm này, số DN phá sản không còn là dăm chục ngàn như chín tháng đầu năm ngoái mà đã vượt qua số 200.000. Con số này cũng phù hợp với nhận định của một số chuyên gia nước ngoài: khoảng hơn 30% các DN Việt Nam đã lâm vào phá sản. Nền kinh tế suy trầm, sức mua giảm, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô, hàng ngàn văn phòng, chi nhánh của các DN ở các đô thị lớn bị đóng cửa, công nhân mất việc làm, thị trường bất động sản đóng băng, kéo theo đó là những ngành công nghiệp liên quan như xi măng, sắt thép, vật liệu nội thất đều giảm. Điều nghịch lý là trong bối cảnh như vậy của nền kinh tế thì lĩnh vực tín dụng vẫn là mảnh đất màu mỡ, các NH thương mại vẫn ung dung bởi cơ chế lãi suất huy động và cho vay quá hấp dẫn. Hiện tại, với mức huy động vốn bình quân với lãi suất khoảng 14%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay hiện nay, dẫu đã giảm nhưng vẫn ở mức bình quân là 16,23%/năm. Đặc biệt với lĩnh vực phi sản xuất là 18-22%/năm; lãi suất huy động USD bình quân là 4,65%/năm, cho vay là 6,83%. Như vậy, mức chênh lệch giữa huy động và cho vay, thường xuyên lớn hơn 2%. Đây là điều mà chỉ có ở Việt Nam. Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình trạng trên? Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Văn Nam, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ cho rằng, chính sách tiền tệ của ta vẫn nửa vời. Việc kiểm soát lạm phát chủ yếu là dùng các biện pháp hành chính mà chưa có những biện pháp về tài chính. Chi tiêu công kém hiệu quả, vượt quá khả năng chịu đựng của ngân sách, nguyên nhân chính của lạm phát vẫn chưa được xử lý một cách triệt để. Chính sách lãi suất vẫn bị một nhóm các NH thương mại chi phối mà chưa có một cuộc cạnh tranh sòng phẳng theo cơ chế thị trường. Điều này, khiến các DN Việt Nam vẫn phải chịu chi phí giá vốn cao kéo dài. Về thị trường chứng khoán, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thạc Hoát nhận xét, tuy đã khởi sắc nhưng chưa đủ mạnh để hâm nóng nền kinh tế. Sự suy trầm kéo dài của thị trường bất động sản như một bóng đen đè nặng mà vẫn chưa thấy ánh sáng. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ và NHNN nên có chủ trương tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các DN và có lộ trình đưa lãi suất cho vay trở về mức 11-12%/năm. Việc thắt chặt tín dụng kéo dài với các DN bất động sản khiến thị trường này không ngóc đầu dậy được. Với Việt Nam, thị trường bất động sản hiện chiếm khoảng 20% GDP, khi thị trường này chưa tan băng thì chưa thể nói đến việc ấm lên của nền kinh tế. Đặc biệt là những khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại đang có nguy cơ biến thành nợ thối nếu thị trường này không được phục hồi, hậu quả lúc đó sẽ lớn hơn nhiều. Một chuyên gia trong ngành bất động sản cho rằng, đã đến lúc Chính phủ nên nới lỏng cho vay với thị trường bất động sản. Đặc biệt là nên cho người tiêu dùng vay vốn với lãi suất ưu đãi để người dân mua căn hộ đầu tiên, đây là biện pháp vừa có tác dụng kích cầu thị trường, vừa có ý nghĩa dân sinh. Một số chính sách khác cũng cần được hoàn thiện như thông qua đề án thành lập quỹ phát triển nhà ở và quỹ đầu BĐS, quỹ tín thác BĐS nhằm tạo được nhiều kênh huy động vốn cung ứng cho thị trường BĐS. Cùng với đó là những sửa đổi căn bản về luật đất đai để quyền sở hữu đất đai được trao cho người chủ thực sự chứ không còn là những khoảng trống chủ quyền mênh mông để một số quan chức vô lương tâm có thể lấn chiếm một cách tuỳ tiện. Doanh nghiệp là người lính tiên phong trên mặt trận kinh tế, hơn một phần ba số đó đã bị khai tử vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự thương vong nào cũng để lại nỗi đau và hậu quả khôn lường. Những chính sách tích cực đang được trông đợi vực dậy nền kinh tế. . Bí vốn kéo dài, doanh nghiệp từ nín thở đến tắt thở Để sống qua thời kỳ giông bão đó, các DN đã phải cắt giảm chi tiêu, tái cơ cấu, sa thải bớt nhân công và nín thở chờ cơn bão. chờ cơn bão đi qua. Cuộc nín thở kéo dài khiến một bộ phận không nhỏ phải tắt thở. Trở lại trường hợp của anh bạn tôi như đã nói ở trên, đã hơn năm nay không phát sinh doanh thu. Cuối năm nộp. Tuy nhiên, không phải DN nào khó khăn cùng làm đơn xin dừng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ nần kéo dài, trước sức ép của chủ nợ, đã chọn kế "chuồn". Vậy là, các cơ quan

Ngày đăng: 30/03/2014, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan