Kiến thức chung thi công chức 2012 pptx

29 1.3K 17
Kiến thức chung thi công chức 2012 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Vị trí pháp lí, chức năng, hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân? * Vị trí pháp lí: Được quy định tại Điều 119 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) và Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và Uỷ ban nhân dân năm (UBND) năm 2003: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên". * Chức năng của HĐND: 2 chức năng 1. HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. 2. HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. * Hình thức hoạt động chủ yếu: 5 hoạt động 1. Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân. 2. Hoạt động của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. 3. Hoạt động của các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân. 4. Hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân. 5. Hoạt động kì họp Hội đồng nhân dân. Trong đó, Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND, là nơi HĐND thảo luận và quyết định phần lớn các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm hai lần. Ngoài kỳ họp thường lệ, HĐND tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch HĐND, của Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. Câu 2: Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không tổ chức HĐND? * Vị trí pháp lý Vị trí pháp lý của Uỷ ban nhân dân được quy định tại Điều 123 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) và Điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003: "Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân". * Chức năng 2 Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm việc thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. * Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân Về cơ cấu tổ chức của UBND: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các uỷ viên, do HĐND cùng cấp bầu ra. Trong đó Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND cùng cấp. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải bầu từ đại biểu HĐND. Kết quả bầu các thành viên của UBND phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn). Trong nhiệm kỳ nếu khuyết Chủ tịch UBND thì Chủ tịch HĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch UBND để HĐND bầu. Người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu HĐND. Nhiệm kỳ mỗi khoá của UBND theo nhiệm kỳ của HĐND. Khi HĐND hết nhiệm kỳ, UBND tiếp tục làm việc cho đến khi HĐND khoá mới bầu ra UBND. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và Chính phủ. Số lượng thành viên của UBND được luật quy định như sau: - Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên; UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên. * Hoạt động Uỷ ban nhân dân (Điều 121; 123 và Điều124 Luật Tổ chức HĐND và UBND - 2003) Uỷ ban nhân dân phối hợp với thường trực HĐND và các ban của HĐND cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp HĐND, xây dựng đề án trình HĐND xem xét quyết định. Uỷ ban nhân dân họp ít nhất mỗi tháng một lần. Các quyết định của Uỷ ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành. Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây: - Chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân. - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân. - Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định. - Các biện pháp để thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế- xã hội; thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân. - Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương. Câu 3: Vị trí pháp lí, chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND quận, huyện nơi không tổ chức HĐND? * Vị trí pháp lý 3 Theo quy định tại Điều 9 NQ 725/2009/UBTVQH12 thì: Uỷ ban nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND phường nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; * Chức năng của UBND Uỷ ban nhân dân huyện, quận, UBND phường nơi không tổ chức HĐND quyết định các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của UBND cấp trên; bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. * Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân (Điều 9 Nghị quyết số 725/2009UBTVQH12) - Uỷ ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. - Uỷ ban nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân có từ bảy đến chín thành viên; Uỷ ban nhân dân phường có từ ba đến năm thành viên. Cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân do Chính phủ quy định. * Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân - Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố trực thuộc trung ương (Điều 5 Nghị quyết số 725/2009UBTVQH12): Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điều từ Điều 82 đến Điều 96 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của Uỷ ban nhân dân huyện, quận; + Quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất quy hoạch đô thị trên địa bàn quận; + Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông; phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị trên địa bàn quận; + Quyết định quy hoạch chung xây dựng các đô thị trên địa bàn huyện; + Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện, quận; + Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện, quận thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và bảo đảm đời sống của nhân dân trên địa bàn. - Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện (Điều 6 Nghị quyết số 725/2009UBTVQH12): Uỷ ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 3, 4 Điều 97, các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 98, các điều 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 và các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; 4 + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân quyết định. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương. Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn; + Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa phương trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình sau khi được phê duyệt. - Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận (Điều 7 Nghị quyết số 725/2009UBTVQH12): Uỷ ban nhân dân quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 3, 4 Điều 98, Điều 99, các khoản 2, 3, 4 Điều 100, các điều 101, 102, 103, 104, 105, 106, các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 và Điều 109 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân quyết định. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương. Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn; + Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường. - Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường (Điều 8 Nghị quyết số 725/2009UBTVQH12): Uỷ ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 111, các khoản 1, 2, 4 Điều 112, các khoản 2, 3, 4 Điều 113, các điều 114, 115, 116, 117 và các khoản 2, 3, 4 Điều 118 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Đối với phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân quyết định. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai 5 thực hiện ngân sách và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương. Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt. Đối với phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn; + Tổ chức thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trên địa bàn; - Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. * Hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, phường (Điều 10 và Điều 14 Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12) - Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây: - Quy chế làm việc, chương trình hoạt động hàng năm và thông qua báo cáo của UBND trước khi trình UBND cấp trên. - Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của cấp mình; đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm; huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của UBND cấp trên. - Các chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương. - Thông qua đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân. - Các vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch UBND cùng cấp. Câu 4: Nhiệm vụ, quyền hạn (được bổ sung theo quy định số 725/2009 UBTVQH12) của UBND thành phố trực thuộc Trung ương và của UBND huyện, quận nơi không tổ chức HĐND. *Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố trực thuộc trung ương (Điều 5 Nghị quyết số 725/2009UBTVQH12): Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điều từ Điều 82 đến Điều 96 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của Uỷ ban nhân dân huyện, quận; + Quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất quy hoạch đô thị trên địa bàn quận; + Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông; phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị trên địa bàn quận; + Quyết định quy hoạch chung xây dựng các đô thị trên địa bàn huyện; + Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện, quận; + Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện, quận thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và bảo đảm đời sống của nhân dân trên địa bàn. 6 * Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện (Điều 6 Nghị quyết số 725/2009UBTVQH12): Uỷ ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 3, 4 Điều 97, các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 98, các điều 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 và các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân quyết định. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương. Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn; + Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa phương trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình sau khi được phê duyệt. * Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận (Điều 7 Nghị quyết số 725/2009UBTVQH12): Uỷ ban nhân dân quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 3, 4 Điều 98, Điều 99, các khoản 2, 3, 4 Điều 100, các điều 101, 102, 103, 104, 105, 106, các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 107 và Điều 109 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân quyết định. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương. Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn; + Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường. - Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường (Điều 8 Nghị quyết số 725/2009UBTVQH12): Uỷ ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 111, các khoản 1, 2, 4 Điều 112, các khoản 2, 3, 4 Điều 113, các điều 114, 115, 116, 117 và các khoản 2, 3, 4 Điều 118 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 7 + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Đối với phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân quyết định. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương. Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt. Đối với phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn; + Tổ chức thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trên địa bàn; - Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Câu 5: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố trực thuộc Trung ương (nơi không tổ chức HĐND huyện, quận) trong lĩnh vực Kinh tế? Câu 6: Quản lí HCNN là gì? Phân tích tính quyền lực Nhà nước và tính tổ chức chặt chẽ trong quản lí HCNN? 1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước Khi xem xét quản lý nhà nước, trước hết cần nhận thức đây là dạng quản lý xã hội do Nhà nước tiến hành; theo đó: - Chủ thể quản lý là Nhà nước, thông qua cơ quan trong bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; - Đối tượng quản lý là các quá trình xã hội (hành vi hoạt động của con người); - Mục tiêu của quản lý là thiết lập ổn định trật tự xã hội theo ý chí của nhà nước, tức là thực hiện các chức năng của nhà nước; - Công cụ quản lý chủ yếu của pháp luật. Vậy, quản lý nhà nước là sự tác động, điều chỉnh của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước. * Phân tích tính quyền lực Nhà nước và tính tổ chức chặt chẽ trong quản lí HCNN? a. Tính quyền lực nhà nước - Tính quyền lực nhà nước của quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là khi thực thi các hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì các chủ thể được nhân danh và sử dụng quyền lực do Nhà nước giao. Đặc điểm này cho thấy rõ sự khác biệt cơ bản giữa quản lý nhà nước nói chung với các hoạt động quản lý khác. 8 - Quản lý hành chính nhà nước phải mang tính quyền lực nhà nước là do xuất phát từ yêu cầu chung của quản lý nhà nước là phải có căn cứ trên cơ sở quyền lực nhà nước và được trang bị quyền lực nhà nước, do Nhà nước giao. - Trong quản lý hành chính nhà nước, tính quyền lực nhà nước được biểu hiện cụ thể ở những điểm sau: + Có sự bất bình đẳng giữa chủ thể quản lý với các đối tượng quản lý trong mối quan hệ quản lý; + Chủ thể quản lý được ra mệnh lệnh đơn phương một chiều áp đặt cho đối tượng bị quản lý; + Có sự đe doạ áp đặt hoặc trực tiếp áp đặt biện pháp cưỡng chế (trách nhiệm hành chính) đối với đối tượng quản lý không thực hiện mệnh lệnh của chủ thể quản lý. - Khi sử dụng quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước cần đảm bảo các yêu cầu: + Việc sử dụng quyền lực phải đúng theo quy định của pháp luật; + Việc sử dụng quyền lực không được ảnh hưởng tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. b. Tính tổ chức chặt chẽ - Đây là hoạt động quản lý hành chính nhà nước được tổ chức một cách khoa học và gắn kết các công đoạn, các quá trình của hoạt động quản lý với nhau để đạt được hiệu quả và hiệu lực theo mục đích đã định. - Quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi phải có tổ chức chặt chẽ vì mục đích của quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực chấp hành và điều hành, là hoạt động có tính hướng đích rõ ràng. - Tính tổ chức chặt chẽ của quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện ở những điểm sau: + Hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải được quy định bởi quyền lực nhà nước và được bảo đảm bởi quyền lực nhà nước; + Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có trình tự, thủ tục rõ ràng theo quy định của pháp luật; - Để bảo đảm tính tổ chức chặt chẽ thì hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải được gắn liền với tính khoa học và phải phù hợp với điều kiện thực tế khách quan. Câu 7: Phân tích tính có căn cứ pháp luật, chủ động, linh hoạt, sáng tạo; tính công khai, dân chủ trong Quản lí HCNN? * Tính có căn cứ pháp luật và chủ động, linh hoạt, sáng tạo - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật, đồng thời phải luôn bảo đảm thích ứng với tình hình thực tế khách quan. - Quản lý hành chính nhà nước phải có những căn cứ pháp luật vì yêu cầu chung có tính nguyên tắc trong tổ chức hoạt động quản lý xã hội của nhà nước là bằng pháp luật; đồng thời quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý xã hội rộng khắp, toàn diện, liên tục nên phải có sự linh hoạt và sáng tạo. - Biểu hiện của tính có căn cứ pháp luật là ở chỗ: mọi hoạt động của quản lý hành chính nhà nước phải có cơ sở và căn cứ pháp lý. Mặt khác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi pháp luật, tức hành pháp nên phải trên cơ sở quyền lực của lập pháp. - Biểu hiện của tính linh hoạt, sáng tạo là ở chỗ: điều hành với mục tiêu để chấp hành nên phải bằng điều hành để chấp hành, và bản thân điều hành luôn chứa đựng sự linh hoạt và sáng tạo, thể hiện rất rõ 9 ở quyền và khả năng ứng phó trong các trường hợp chưa có quy định của pháp luật, hoặc có quy định của pháp luật nhưng quy định chưa rõ, hoặc có quy định của pháp luật nhưng đã trở lên lạc hậu. - Yêu cầu chung đối với sự linh hoạt và sáng tạo là trong khuôn khổ của pháp luật; đồng thời đòi hỏi phải có sự thay đổi kịp thời các quy định của pháp luật từ các cơ quan có thẩm quyền khi tình hình đã thay đổi. * Tính công khai, dân chủ - Công khai, dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là việc quản lý hành chính nhà nước phải được quy định một cách rõ ràng, minh bạch, có sự tham gia rộng rãi của nhiều chủ thể khác nhau. - Hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải bảo đảm tính công khai, dân chủ do xuất phát từ đặc điểm thể hiện bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên phải mở rộng để dân biết, dân tham gia hoạt động ấy; đồng thời thông qua cơ chế này có thể kiểm soát một cách tốt nhất hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, ngăn chặn được các yếu tố tiêu cực từ hoạt động hành chính công quyền. - Tính công khai dân chủ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện ở những điểm sau: + Chủ thể quản lý hành chính nhà nước tôn trọng nội dung và đối tượng quản lý; + Có cơ chế bảo đảm để người dân tham gia vào các hoạt động quản lý mà mức độ tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể. Câu 8: Nguyên tắc Quản lí HCNN? Hãy cho biết nội dung của nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành, theo lĩnh vực với quản lí theo lãnh thổ trong quản lí HCNN? 1. Khái quát chung - Nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước là những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước chịu sự tác động của các yếu tố thuộc về bản chất của nhà nước cũng như tình hình thực tế của đất nước. - Quản lý hành chính nhà nước là một dạng cụ thể của quản lý nhà nước nói chung (xét trong kết cấu phân chia 3 dạng hoạt động cơ bản của nhà nước là lập pháp, hành pháp và tư pháp), nên quản lý hành chính nhà nước cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung của quản lý nhà nước. Với nước ta thì đó là những nguyên tắc chung sau: + Nguyên tắc Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo quản lý nhà nước; + Nguyên tắc nhân dân được tham gia rộng rãi vào hoạt động quản lý nhà nước; + Nguyên tắc tập trung, dân chủ trong hoạt động quản lý; + Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; + Nguyên tắc kế hoạch và khách quan. Ngoài ra quản lý hành chính nhà nước ở nước ta còn phải tuân theo những nguyên tắc riêng đặc thù của lĩnh vực hành pháp. 2. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành, theo lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ - Quản lý theo ngành là quản lý đồng bộ các đơn vị, các tổ chức có cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc loại hình hoạt động bất kể về quy mô, thành phần và địa điểm… 10 Còn quản lý theo lãnh thổ là quản lý thống nhất các quan hệ kinh tế, các loại hình xã hội thuộc mọi thành phần, thuộc mọi ngành và lĩnh vực trên một địa bàn nhất định. - Phải kết hợp giữa quản lý theo ngành, theo lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ vì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực dù có yếu tố riêng, đặc thù nhưng đều nằm trong tổng thể chung về địa bàn và lãnh thổ với sự phân cấp hành chính nhất định; mặt khác dù mỗi cấp hành chính (lãnh thổ địa phương) có những yếu tố riêng không giống nhau nhưng đều có sự tích hợp của tổng thể nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. - Nội dung của sự kết hợp thể hiện ở những điểm sau: + Các kết cấu kinh tế- xã hội thuộc mọi thành phần trên bất kỳ địa bàn hành chính nào cũng phải được xếp vào một ngành hoặc một lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, văn hoá, xã hội nhất định và phải chịu sự quản lý thống nhất của một bộ, ngành nhất định ở trung ương; + Mọi tổ chức, đơn vị thuộc mọi quy mô, thành phần ngành hay lĩnh vực nào cũng đều được phân bố trên một địa bàn hành chính lãnh thổ nhất định, nên đều chịu sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương theo phân cấp; + Nội dung cụ thể của quản lý theo ngành, theo lĩnh vực là đề ra chủ trương, chính sách cho sự phát triển của toàn ngành, lĩnh vực hướng tới việc xây dựng môi trường pháp lý chung cho ngành và lĩnh vực; + Nội dung cụ thể của quản lý theo lãnh thổ là điều hoà, phối hợp hoạt động của các ngành, lĩnh vực theo địa bàn và theo phân cấp; + Sự kết hợp cần lưu ý của yếu tố đặc thù của từng ngành, lĩnh vực để phân cấp theo pháp luật. - Trong kết hợp giữa quản lý theo ngành, theo lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ cần bảo đảm những yêu cầu chung sau: + Gắn nguyên tắc này với nguyên tắc tập trung, dân chủ; + Phân định rõ phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan hành chính; + Có sự phân cấp rõ ràng trong quản lý hành chính; + Xây dựng cơ chế trực thuộc nhiều chiều và trực thuộc thẳng trong quản lý hành chính nhà nước. Câu 9: Nội dung nguyên tắc phân định quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí sản xuất kinh doanh? c. Nguyên tắc phân định quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh * Lý do phải phân định: - Quản lý nhà nước về kinh tế là hoạt động quản lý nằm trong tổng thể quản lý các ngành, các lĩnh vực nói chung của Nhà nước, tức là quản lý các quan hệ kinh tế của Nhà nước bằng pháp luật, bằng chính sách Còn quản lý sản xuất kinh doanh là quản lý điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phải phân định rõ giữa quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh là vì sản xuất kinh doanh không phải là công việc trực tiếp của nhà nước, hơn nữa thực tế nhà nước cũng không kham nổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Nhà nước buông xuôi cho sản xuất kinh doanh hoàn toàn theo hướng tự do, mà nhà nước phải có chính sách, dùng công cụ cần thiết để định hướng, dẫn đường, bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững của sản xuất kinh doanh nói chung. [...]... tng c Trang thit b lm vic trong cụng s Nh nc bo m trang thit b lm vic trong cụng s phc v vic thi hnh cụng v; chỳ trng u t, ng dng cụng ngh thụng tin nhm nõng cao hiu qu thi hnh cụng v Cn c vo yờu cu, nhim v, c quan, t chc, n v thc hin vic mua sm trang thit b lm vic theo tiờu chun, nh mc, ch qun lý, s dng ti sn nh nc Ngi ng u c quan, t chc, n v cú trỏch nhim xõy dng quy ch qun lý trang thit b lm vic... kim ti sn nh nc c giao - Chp hnh quyt nh ca cp trờn Khi cú cn c cho rng quyt nh ú l trỏi phỏp lut thỡ phi kp thi bỏo cỏo bng vn bn vi ngi ra quyt nh; trng hp ngi ra quyt nh vn quyt nh vic thi hnh thỡ phi cú vn bn v ngi thi hnh phi chp hnh nhng khụng chu trỏch nhim v hu qu ca vic thi hnh, ng thi bỏo cỏo cp trờn trc tip ca ngi ra quyt nh Ngi ra quyt nh phi chu trỏch nhim trc phỏp lut v quyt nh ca mỡnh... quyt kp thi, ỳng phỏp lut, theo thm quyn hoc kin ngh c quan cú thm quyn gii quyt khiu ni, t cỏo v kin ngh ca cỏ nhõn, t chc; - Cỏc ngha v khỏc theo quy nh ca phỏp lut * Cỏn b cụng chc khụng phi chu trỏch nhim v hu qu ca vic thi hnh quyt nh trỏi phỏp lut ca cp trờn khi - Kp thi bỏo cỏo bng vn bn vi ngi ra quyt nh trỏi phỏp lut - Trng hp ngi ra quyt nh vn quyt nh thi hnh thỡ phi cú vn bn v ngi thi hnh... tc cú hnh vi vi phm phỏp lut trong thi gian ang thi hnh quyt nh k lut thỡ b ỏp dng hỡnh thc k lut nh sau: + Nu cú hnh vi vi phm phỏp lut b x lý k lut hỡnh thc nh hn hoc bng so vi hỡnh thc k lut ang thi hnh thỡ ỏp dng hỡnh thc k lut nng hn mt mc so vi hỡnh thc k lut ang thi hnh; + Nu cú hnh vi vi phm phỏp lut b x lý k lut hỡnh thc nng hn so vi hỡnh thc k lut ang thi hnh thỡ ỏp dng hỡnh thc k lut nng... cụng v dựng ch cỏc hot ng c th thc thi quyn lc qun lý hnh chớnh nh nc, thỡ nn cụng v: mang ý ngha h thng, ngha l nú cha ng bờn trong nú tt c cụng v v cỏc iu kin (quyn lc phỏp lý) cho cụng v c tin hnh Nn cụng v l hot ng cụng v v cỏc iu kin cn thit tin hnh hot ng cụng v Nn cụng v bao gm: - H thng phỏp lut quy nh cỏc hot ng ca cỏc c quan thc thi cụng v (c quan thc thi quyn hnh phỏp): Hin phỏp; cỏc o... ang thi hnh chm dt hiu lc k t thi im quyt nh k lut i vi hnh vi vi phm phỏp lut mi cú hiu lc - Thỏi tip thu, sa cha v ch ng khc phc hu qu ca cụng chc cú hnh vi vi phm phỏp lut l yu t xem xột tng nng hoc gim nh khi ỏp dng hỡnh thc k lut - Khụng tớnh vo thi hn x lý k lut i vi cỏc trng hp cha xem xột x lý k lut cụng chc Cỏc trng hp cha xem xột x lý k lut i vi cụng chc c quy ddinhj nh sau: + ang trong thi. .. chc, viờn chc hp lý gn vi v trớ vic lm; ) Hon thin quy nh ca phỏp lut v tuyn dng, b trớ, phõn cụng nhim v phự hp vi trỡnh , nng lc, s trng ca cụng chc, viờn chc trỳng tuyn; thc hin ch thi nõng ngch theo nguyờn tc cnh tranh; thi tuyn cnh tranh b nhim vo cỏc v trớ lónh o, qun lý t cp v trng v tng ng ( trung ng), giỏm c s v tng ng ( a phng) tr xung; e) Hon thin quy nh ca phỏp lut v ỏnh giỏ cỏn b, cụng... chun chung cam kt tỡnh nguyn lm vic t 5 nm tr lờn min nỳi, hi o, biờn gii, vựng sõu, vựng xa, vựng dõn tc thiu s, vựng cú iu kin kinh t - xó hi c bit khú khn thỡ c tuyn dng thụng qua xột tuyn b Nguyờn tc tuyn dng cụng chc + Cụng khai, minh bch, khỏch quan, ỳng phỏp lut; + Cnh tranh; + Tuyn chn ỳng ngi ỏp ng yờu cu nhim v v v trớ vic lm; + u tiờn tuyn chn ngi cú ti nng, ngi cú cụng vi nc, ngi dõn tc thiu... yu ca Qun lớ HCNN? * Qun lớ HCNN mang tớnh quyn lc HCNN vỡ: Bi khi thc thi cỏc hot ng qun lý hnh chớnh nh nc thỡ cỏc ch th c nhõn danh v s dng quyn lc do Nh nc giao c im ny cho thy rừ s khỏc bit c bn gia qun lý nh nc núi chung vi cỏc hot ng qun lý khỏc - Qun lý hnh chớnh nh nc phi mang tớnh quyn lc nh nc l do xut phỏt t yờu cu chung ca qun lý nh nc l phi cú cn c trờn c s quyn lc nh nc v c trang b quyn... bo cho nn cụng v hot ng cú hiu lc, hiu qu - Cụng s l ni t chc tin hnh cụng v Cụng s cn phi bo m cỏc iu kin cn thit nhõn dõn c tip cn vi cụng v thun tin khi tin hnh cụng v Hin nay nhng iu kin cn thit tin hnh hot ng cụng v theo xu th hin i (bờn cnh cụng chc hin i) cn c quan tõm 3, iu kin bo m thi hnh cụng v a Cụng s Cụng s l tr s lm vic ca cỏc c quan ca ng, Nh nc, t chc chớnh tr - xó hi, cỏc n v s nghip . của cán bộ, công chức? Qua đó cho biết những việc cán bộ, công chức không được làm? 5.1. Đạo đức của cán bộ, công chức Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. nước và trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, huyện? * Công chức - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của. những điều kiện cần thi t để tiến hành hoạt động công vụ theo xu thế hiện đại (bên cạnh công chức hiện đại) cần được quan tâm. 3, Điều kiện bảo đảm thi hành công vụ a. Công sở Công sở là trụ sở

Ngày đăng: 30/03/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan