Ăn đơn điệu rau quả dễ bị thiếu chất pot

5 254 0
Ăn đơn điệu rau quả dễ bị thiếu chất pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ăn đơn điệu rau quả dễ bị thiếu chất Hiện nay, nhiều gia đình, thậm chí cả trường học sợ rau xanh có thuốc trừ sâu mà hay ăn củ quả. Điều này không nên vì sẽ thiếu chất. Nếu chỉ ăn các loại củ như su su, cà rốt, xanh, đỏ… thì chỉ đảm bảo cung cấp cho cơ thể một số sinh tố. Lâu nay, trong căn nhà nhỏ của chị Nguyễn Thị Thoa, ở số 15A, ngách 77/10, ngõ 77, phố Bùi Xương Trạch (Hà Nội) luôn có “vườn rau nhân tạo” gồm đỗ xanh, vừng, rau cải dù nhà chị không có tí đất nào. Chị gieo hạt vào vải dạ, áo lưới ẩm; gieo một nắm đỗ xanh, sau 3 – 5 ngày ăn được cả bữa. Chị cho biết, gieo hạt đỗ xanh, cây mọc lên ăn giòn hơn, nếu xào quá tay cũng không bị nhũn và đặc biệt là rau ăn không nhạt. Các loại hạt vừng, cải cũng được “thâm canh”, đợt nọ gối đợt kia, thu hoạch mà chưa ăn thì tạm cất vào tủ lạnh. Thay đổi nhiều loại rau để đảm bảo dưỡng chất. Sợ giá ngoài chợ có hóa chất, chị Nguyễn Thị Ngân, ở phố Vương Thừa Vũ (Hà Nội) thường xuyên tự làm giá ăn. Vì nhà có giá tự làm nên buổi sáng nhà chị rất hay ăn mì với giá. Ngoài ra, trong bữa cơm, cũng hay có món giá luộc, giá xào, nộm, hoặc ăn sống. Rau thì được chị mang từ quê ra, do nhà tự trồng. Chị cho biết, rau mang từ quê ra rất đa dạng như rau muống, rau cải, mồng tơi… nói chung mùa gì rau nấy. Hôm nào buộc phải mua rau ngoài chợ, chị chỉ lựa những rau sâu và già vì nghĩ rằng rau đó an toàn. Chị gái chị Ngân ở gần đó cũng trồng rau trong các thùng xốp. Quanh khu nhà chị Ngân, nhiều nhà cao tầng cũng trồng rau trên sân thượng để cung cấp rau cho gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. TS Hoàng Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm truyền thông giáo dục dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc tự trồng rau để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch là đáng khuyến khích. Tại “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển” năm nay, Bộ Y tế cũng có thông điệp kêu gọi người dân “Tăng cường sản xuất và sử dụng nguồn lương thực – thực phẩm tại địa phương góp phần đảm bảo an ninh dinh dưỡng”. Bộ Y tế luôn khuyến khích người dân lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với điều kiện kinh tế, tạo ra nguồn lương thực – thực phẩm dồi dào tại gia đình và địa phương trên cơ sở giữ gìn vệ sinh môi trường; biết cách chế biến và thực hành vệ sinh đúng để đảm bảo thức ăn không trở thành nguồn lây bệnh và không bị hao hụt chất dinh dưỡng. Nhưng người dân cũng không nên chỉ ăn lặp đi lặp lại những rau nhà mình trồng, vì mỗi loại rau cung cấp những vitamin là lượng sinh tố khác nhau. Rau mầm hay giá đỗ chỉ góp phần hỗ trợ lượng vitamin, sinh tố; không thể thay thế các vitamin trong các rau khác. Ngoài việc tự trồng rau và chỉ ăn rau nhà mình mới yên tâm, hiện nay, nhiều gia đình, thậm chí cả trường học sợ rau xanh có thuốc trừ sâu mà hay ăn củ quả. Điều này cũng không nên vì sẽ thiếu chất. Nếu chỉ ăn các loại củ như su su, cà rốt, xanh, đỏ… thì chỉ đảm bảo cung cấp cho cơ thể một số sinh tố. Ví dụ như trong su su, lượng sinh tố không đáng kể; trong cà rốt, sinh tố nhóm C và B tương đối thấp. Nên ăn đa dạng tất cả các loại rau, củ, quả, vấn đề là cần mua rau ở nơi an toàn, khi mua về rửa sạch. . Ăn đơn điệu rau quả dễ bị thiếu chất Hiện nay, nhiều gia đình, thậm chí cả trường học sợ rau xanh có thuốc trừ sâu mà hay ăn củ quả. Điều này không nên vì sẽ thiếu chất. Nếu chỉ ăn các. từ quê ra rất đa dạng như rau muống, rau cải, mồng tơi… nói chung mùa gì rau nấy. Hôm nào buộc phải mua rau ngoài chợ, chị chỉ lựa những rau sâu và già vì nghĩ rằng rau đó an toàn. Chị gái chị. đảm bảo thức ăn không trở thành nguồn lây bệnh và không bị hao hụt chất dinh dưỡng. Nhưng người dân cũng không nên chỉ ăn lặp đi lặp lại những rau nhà mình trồng, vì mỗi loại rau cung cấp

Ngày đăng: 30/03/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan