LUẬN VĂN: Phát triển và hoàn thiện Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam potx

36 388 0
LUẬN VĂN: Phát triển và hoàn thiện Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Phát triển hoàn thiện Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Phần mở đầu hững thành tựu trong công cuộc đổi mới của đất nước ta sau đại hội Đảng VI (6/1986) cho đến nay đã đang tạo một thế lực mới, bên trong cũng như bên ngoài giúp chúng ta bước vào một thời kì, một giai đoạn phát triển mới. Lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất cũng có những bước tiến phù hợp hơn. Nhưng, tuy nhiên các nước đều có cơ hội. Đặc biệt là sang thế kỷ XXI, những mặt lợi thế như là vốn, khoa học, công nghệ hoàn toàn nghiêng về phía các nước phát triển. Chúng ta tiến được một bước thì họ còn tiến xa hơn nhiều lần. Chính điều đó làm cho các nươc chậm phát triển hay đang phát triển ở trình độ thấp như Viêt Nam gặp rất nhiều khó khăn thử thách to lớn. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực trên thế giới hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai. Trước tình tình đó, Việt Nam cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại hay thực chất là một nền kinh tế tiền tệ ổn định với uy tín vững chắc. Trong đó, trọng tâm là vấn đề “ Phát triển hoàn thiện Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam “ . Đáp ứng vấn đề cấp thiết vô cùng quan trong đó bằng bản đề án của mình. Tôi hi vọng sẽ đem đến được những suy nghĩ đúng đắn hướng đi chính xác cho công cuộc xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam . N Phần nội dung Chương I Một số vấn đề cơ bản về Ngân Hàng Trung Ương (NHTW) 1.1. Khái niệm về NHTW : 1.1.1. Quan điểm của Việt Nam : gân Hàng Trung Ương (còn gọi là ngân hàng nhà nước hay ngân hàng dự trữ liên bang) : là một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng . Với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. NHTW mặc cùng thuộc hệ thống ngân hàng, nhưng NHTW hoàn toàn khác với ngân hàng thương mại (NHTM). NHTM là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu thường xuyên của nó là : “ Nhận tiền gửi dựa trên nguyên tắc hoàn trả là cho vay, chiết khấu làm các phương tiện thanh toán . 1.1.2. Quan điểm trên thế giới : NHTW theo quan điểm các nước trên thế giới, họ đồng nhất quan điểm NHTW chính là ngân hàng phát hành, đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Nhưng NHTW không bó buộc phải là một ngân hàng duy nhất mà có thể là một hệ thống các ngân hàng làm nhiệm vụ của NHTW. Bên cạnh đó, NHTW không phải là một cơ quan hoàn toàn thuộc bộ máy nhà nước như : Chính Phủ, Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân, ủy Ban Nhân Dân… Nó có thể là ngân hàng cổ phần, không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng hoạt động vẫn mang tính chất như một ngân hàng nhà nước. có cơ quan quản lý cao nhất do nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm ví dụ như : N +). NHTW Nhật Bản là ngân hàng cổ phần (theo luật 1942). Cổ phần nhà nước là 55% cổ phần tư nhân là 45%. Cơ quan quản lý cao nhất là hội đồng chính sách do Chính Phủ bổ nhiệm miễn nhiệm . +). ở Mỹ, Quỹ dự trữ liên bang (FED) là ngân hàng cổ phần tư nhân. Tuy nhiên, cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội Đồng Thống Đốc do Tổng Thống đề cử và Quốc Hội bổ nhiệm . Ngoài ra hai mặt quản lý kinh doanh gắn chặt với nhau trong tất cả các hoạt động của NHTW. Kinh doanh cũng chính là phương tiện hữu hiệu phục vụ cho hoạt động quản lý. Chính vì thế không có sự tách rời. Khác với NHTM, theo quan điểm của các nhà kinh tế trên thế giới, là một tổ chức trung gian tài chính lớn nhất, quan trọng nhất, ở bất kì một quốc gia nào. Được coi như là một doanh nghiệp có quyền hoạt động tự do kinh doanh (theo đúng pháp luật) đối với vốn tiền tệ của mình . 1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của NHTW : Sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế trên thế giới (1929-1933), các ngân hàng phát hành thuộc sở hữu nhà nước hay các NHTW được hình thành trên nhiều nước. Trải qua quá trình phát triển hơn một nửa thế kỉ qua cho đến nay, trên thế giới có hai mô hình tổ chức quản lý của NHTW : +). NHTW trực thuộc Quốc Hội : Tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Quốc Hội. Với mô hình này, NHTW được độc lập với Chính Phủ. Được độc lập trong việc thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) các hoạt động cơ bản khác của mình . +). NHTW trực thuộc Chính Phủ : Tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Chính Phủ. Chính Phủ sẽ quản lý NHTW thông qua NHTW để tác động đến CSTT nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô . Tuy có hai hình thức như vậy nhưng tựu chung lại, đều bao gồm các chức năng cơ bản sau đây : 1.2.1. Các chức năng chung của NHTW : 1.2.1.1. Phát hành giấy bạc ngân hàng điều tiết lượng tiền cung ứng : Đi liền với sự ra đời của NHTW thì toàn bộ việc phát hành tiền được tập trung vào NHTW theo chế độ nhà nước độc quyền phát hành tiền từ đó trở thành trung tâm phát hành tiền của cả nước . Giấy bạc do NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện lưu thông phương tiện thanh toán. Do đó, việc phát hành tiền của NHTW có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, khi phát hành NHTW phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt sau : +). Nguyên tắc phát hành phải có vàng bảo đảm : Nghĩa là việc phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông phải được đảm bảo bằng trữ kim hiện nằm trong kho của NHTW . +). Nguyên tắc phát hành thông qua cơ chế tín dụng : Có nghĩa là việc phát hành giấy bạc ngân hàng không nhất thiết phải có vàng bảo đảm mà có thể đảm bảo bằng giá trị hàng hóa dịch vụ . 1.2.1.2. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng : Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW thực hiện các nghiệp vụ quan trọng sau đây : Thứ nhất : Mở tài khoản tiền gửi bảo quản dự trữ tiền cho các ngân hàng các tổ chức tín dụng. Như vậy, NHTW nhận tiền gửi từ các NHTM các tổ chức tín dụng. Trong đó tiền gửi bao gồm 2 loại : Tiền gửi thanh toán Tiền gửi dự trữ bắt buộc . Thứ hai : Cho vay đối với các ngân hàng các tổ chức tín dụng. Với việc thực hiện nghiệp vụ này thì NHTW trở thành người cho vay cuối cùng của nền kinh tế (the last leader of the last resorce). Điều này nghĩa là khi các NHTM không có khả năng thực hiện nghiệp vụ cho vay hay thanh toán thì NHTW sẽ đứng ra cấp vốn hoặc tái cấp vốn cho NHTM bằng các nghiệp vụ : Chiết khấu Tái chiết khấu . Thứ ba : NHTW còn là trung tâm thanh toán của hệ thống ngân hàng. Các hoạt động thanh toán của NHTW có thể phân ra thành 2 loại : Thanh toán từng lần Thanh toán bù trừ . Như vậy ta có thể thấy rằng NHTW thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của mình là nhận gửi, cho vay, thanh toán với NHTM các tổ chức tín dụng. Cũng như NHTM các tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ nhận gửi, cho vay, thanh toán với các doanh nghiệp trong nền kinh tế . Hoán đổi vị trí giữa doanh nghiệp với NHTM các tổ chức tín dụng, ta thấy rõ ràng NHTW là ngân hàng của các ngân hàng : NHTM DN NHTW NHTM 1.2.1.3. NHTW là ngân hàng của nhà nước : Nói chung, NHTW là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Vậy nên NHTW là ngân hàng của nhà nước. trên thực tế, NHTW được thành lập hoạt động theo pháp luật. Vừa thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng vừa thực hiện chức năng là ngân hàng của nhà nước thông qua một số nghiệp vụ chủ yếu sau : Thứ nhất : NHTW là cơ quan quản lý về mặt nhà nước các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng bằng pháp luật. Chẳng hạn như : Xem xét cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động cho các ngân hàng các tổ chức tín dụng, kiếm soát tín dụng, quy định các thể chế nghiệp vụ trong quá trình hoạt động của hệ thống ngân hàng, thanh tra kiểm tra kiểm soát Thứ hai : NHTW có trách nhiệm đối với Kho Bạc Nhà Nước. Có nghĩa là NHTW mở tài khoản nhận trả tiền gửi cho Kho Bạc Nhà Nước (KBNN), tổ chức thanh toán cho KBNN, làm đại lý cho KBNN trong một số nghiệp vụ cho ngân sách nhà nước vay khi cần thiết . Thứ ba : NHTW thay mặt cho nhà nước trong quan hệ với nước ngoài trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Như kí kết các hiệp định về tiền tệ, tín NH của các DN Nh của các NH dụng, ngân hàng với nước ngoài. Đại diện cho nhà nước tại các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà nước đó là thành viên như : IMF, WB, ADB . 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam : 1.2.2.1. Chức năng : Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNNVN) tại các khoản 1, 2 điều 1 quy định : NHNNVN là cơ quan của Chính Phủ là NHTW của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam . NHNNVN có các chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng ngân hàng làm dich vụ tiền tệ cho Chính Phủ . Như vậy, nhìn chung, NHNNVN cũng như các NHTW của các quốc gia khác. Đều có 3 chức năng cơ bản nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng các tổ chức tín dụng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế Nhưng tuy nhiên, NHNNVN có một điểm khác biệt lớn nhất là ở chỗ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa . 1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn : Để thực hiện các chức năng của mình, NHNNVN có các nhiệm vụ quyền hạn chủ yếu sau đây : Thứ nhất : Với vị trí là cơ quan của Chính Phủ NHTW có nhiệm vụ quyền hạn : +). Tham gia xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước . +). Xây dựng các dự án CSTT quốc gia để Chính Phủ xem xét trình Quốc Hội quyết định thực hiện các dự án này, xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng các tổ chức tín dụng Việt Nam . +). Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh các dự án khác khác về tiền tệ hoạt động ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền . +). Quản lý việc vay trả nợ nước ngoài của các Doanh Nghiệp . +). Chủ trì lập theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán Quốc Tế +). Quản lý hoạt động ngoại hối hoạt động kinh doanh vàng . +). Ký kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ hoạt động ngân hàng . +). Đại diện cho Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế khi được Chủ Tịch Nước Chính Phủ ủy quyền . +). Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng . Thứ hai : Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước, NHTW quản lý hệ thống ngân hàng thông qua các quyền nhiệm vụ sau : +). Cấp, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động của các tổ chức tín dụng giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác . Quyết định giải thể, chấp thuận chia tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật . +). Kiểm tra, thanh tra hoạt động của hệ thống ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền . Thứ ba : Với chức năng la ngân hàng của các ngân hàng. NHTW có các nhiệm vụ quyền hạn sau : +). Thông qua công cụ tái cấp vốn dưới hình thức tái chiết khấu cầm cố thương phiếu giấy tờ có giá ngắn hạn. NHNNVN tiếp ứng vốn ngắn hạn phương tiện tái cấp vốn ngắn hạn cùng phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng. Ngoài ra NHTW còn thực hiện nghiệp vụ cho vay bắt buộc khi các tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng chi trả . +). NHNN tổ chức vận hành thị trường tiền tệ gồm thị trường nội tệ liên ngân hàng thị trường mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Từ đó NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện CSTT Quốc Gia . +). Trong các trường hợp cấp bách, khi một số tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, để đảm bảo khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng, NHNN có thể xem xét cho tổ chức tín dụng được vay khoản vay đặc biệt sau khi tổ chức đó sử dụng hết dự trữ bắt buộc, các khoản bảo toàn bảo hiểm tiền gửi . +). NHNN mở tài khoản thực hiện các giao dịch cho các tổ chức tín dụng như tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ. Đồng thời, NHNN còn thực hiện việc cung ứng các phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng . +). NHNN thu thập thông tin cung ứng dịch vụ thông tin cho các tổ chức tín dụng về hoạt động kinh tế, tài chính ngân hàng . Thứ tư : Với vai trò là ngân hàng của nhà nước , NHNNVN có các quyền hạn nhiệm vụ : +). NHNN làm đại lý thực hiện các dịch vụ tiền tệ cho KBNN +). NHNN tạm ứng cho Ngân Sách Trung Ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ Ngân Sách Nhà Nước (NSNN) theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ Tướng Chính Phủ quy định . +). NHNN quản lý ngoại hối theo quy định của Chính Phủ thông qua việc mua và bán ngoại hối trên thị trường trong nước mua bán thực hiện các giao dịch ngoại hối trên thị trường quốc tế nhằm thực hiện CSTT Quốc Gia, đảm bảo khả năng thanh toán của đất nước, bảo toàn dự trữ ngoại hối Thứ năm : Với tư cách là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng phát hành tiền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NHNNVN có quyền hạn nhiệm vụ : +). NHNN thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt . +). NHNN tổ chức thực hiện việc in đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu hủy tiền . +). NHNN quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng. Đổi, thu hồi các loại tiền rách nát hư hỏng do quá trình lưu thông, không đổi những đồng tiền rách nát hư hỏng do hành vi phá hoại . +). NHNN thu hồi rút khỏi lưu thông những loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế . 1.3. Hoạt động chủ yếu của NHTW : Thông qua chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của NHNNVN hay NHTW chúng ta có thể hình dung ra các hoạt động của NHTW. Nhưng tuy nhiên hoạt động của NHTW nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính đặc thù riêng. Nó không đơn thuần chỉ là hoạt động quản lý nhà nước bằng các biện pháp hành chính mà thực hiện chức năng quản lý nhà nước chủ yếu thông qua các chính sách các công cụ kinh tế vĩ mô, gắn liền với nền kinh tế thị trường hiện đại. Qua đó NHNN vừa kiểm soát có hiệu quả hoạt động tiền tệ hệ thống ngân hàng vừa có khả năng sinh lời, đảm bảo điều kiện tồn tại phát triển, đem lại các khoản thu cho NSNN mặc dù mục đích hoạt động của NHNN không phải là lợi nhuận. Từ các quyền hạn nhiệm vụ đã trình bầy ở phần 1.2.2 ta có thể tiến hành phân chia các hoạt động của NHTW ra thành 7 nhóm chính : (1). Thực hiện CSTT quốc gia . (2). Phát hành tiền giấy tiền kim loại . (3). Hoạt động tín dụng . (4). Hoạt động thanh toán . (5). Quản lý ngoại hối hoạt động ngoại hối . (6). Thanh tra tổng kiểm soát của NHNN . (7). Hoạt động thông tin . [...]... thuế quan nới lỏng hàng rào phi thuế quan +) Đề ra các giải pháp thu hút vốn cho chiến lược CNH-HĐH đất nước Chính vi thế, vấn đề hoàn thiện NHTW là một tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay Chỉ có hoàn thiện NHTW, chúng ta mới giả quyết thành công chiến lược đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thê giới trở thành một nước công nghiệp phát triển Phần kết luận Việt Nam, đất nước có tiềm... năng, nhiệm vụ quyền hạn của NHTW 3 1.2.1 Các chức năng chung của NHTW 4 1.2.1.1 Phát hành giấy bạc ngân hàng điều tiết lượng tiền cung ứng 4 1.2.1.2 NHTW là ngân hàng của các ngân hàng 4 1.2.1.3 NHTW là ngân hàng của nhà nước 5 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 6 1.2.2.1 Chức năng 6 1.2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 6 1.3 Hoạt động chủ yếu của NHTW 9 Chương II : Thực... vọng sẽ là một đóng góp nhỏ cho công cuộc phát triển hoàn thiện NHTW Tuy nhiên, nền kinh tế tài chính tiền tệ là một lĩnh vực hết sức phong phú cả về lý luận thực tiễn Do vậy trong tương lai chắc chắn còn nhiều khía cạnh, lĩnh vực đê mở rộng đề tài, tiếp tục nghiên cứu nhằm không ngừng hoàn thiện phát triển NHTW - Trái tim của hệ thống ngân hàng Việt Nam Danh mục tài liệu tham khảo (1) Bộ Tài... không hoàn chỉnh, đầy đủ thì hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng sẽ rối loạn không quản lý nổi Ngược lại, nếu xây dựng hoàn thiện được vấn đề luật pháp của NHTW thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của NHTW từ đó tạo điều kiện cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phát triển vững chắc 3.1.5 Thanh tra, giám sát ngân hàng lĩnh vực tài chính tiền tệ một cách có hiệu quả : “ Thanh tra ngân. .. phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, vừa có khả năng kiểm soát, phòng ngừa các rủi ro ngăn chặn các ảnh hưởng xấu từ bên ngoài Việt Nam sẽ hội nhập chủ động, hiệu quả an toàn vào khu vực AFTA/ASEAN mức độ mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính đầu tư sẽ đạt ngang bằng với các nước trong khu vực Về cơ bản sẽ thiết lập được nền tảng thể chế kinh tế pháp lý để hội nhập sâu rộng vào... trong ngoài nước, đặc biệt chú trọng đến đào tạo ở các trường đại học Thứ ba : Tranh thủ sự ủng hộ của các nước có thị trường chứng khoán phát triển, trao đổi kiến thức kinh nghiệm chuyên gia để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Việt Nam 3.2.2 Hướng tới thị trường mở, tự do hóa lãi suất - Xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai : Trong vài ba thập kỉ qua, Chính Phủ các nước đang phát triển. .. chẳng hạn như Việt Nam đã thực hiện việc kiểm soát hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ coi sự kiểm soát đó như là một công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của họ Hầu hết các quốc gia đang phát triển đều tin rằng nếu không có sự can thiệp của Chính Phủ thì hệ thống ngân hàng tài chính sẽ không thể trở thành một đối tác hợp tác trong nỗ lực phát triển Nhưng thực tế không hoàn toàn... tiền tệ quốc tế là một tất yếu Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam xu hướng phát triển trong tương lai ( Xem phụ lục : “ Kinh tế Việt Nam tầm nhìn 2020 “ ) có thể phân quá trình hội nhập tài chính tiền tệ Việt Nam ra thành 3 giai đoạn : Giai đoạn 1 ( Từ năm 1996 đến 2005 ) : Xây dựng nền tảng cơ sở cho chiến lược hội nhập hội nhập bước đầu vào khu vực AFTA/ASEAN Giai đoạn 2 (... Quốc Doanh +) Ngân Hàng cổ phần ngoài quốc doanh +) Ngân Hàng nước ngoài các ngân hàng khác 2.2 Thực trạng hoạt động của NHNNVN : 2.2.1 Trước năm 1988 : Thứ nhất : Chậm chạp trong bước khởi điểm là quốc hữu hóa ngân hàng Đông Dương của Pháp Mặc dù theo lý thuyết Xô Viết là phải quốc hữu hóa ngay hệ thống ngân hàng Chính vì vậy, cho đến cuối năm 1946, khi quốc hữu hóa xong ngân hàng Đông Dương... yêu cầu phát triển đặc biệt nếu nó lại là NHTW Vấn đề hiện đại hóa NHTW phải được tiến hành sớm nhất có thể Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á tham gia ASEAN Vì thế chúng ta có thể tham khảo những kinh nghiệm trong vấn đề hiện đại hóa ngân hàng của những nước có hệ thống tài chính tiển tệ phát triển hơn Tiêu biểu trong số đó là Indonesia ( Xem phụ lục - Khung 7.5 : Hiện Đại Hóa Ngân Hàng : . điểm của Việt Nam : gân Hàng Trung Ương (còn gọi là ngân hàng nhà nước hay ngân hàng dự trữ liên bang) : là một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và thực. LUẬN VĂN: Phát triển và hoàn thiện Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Phần mở đầu hững thành tựu trong công cuộc đổi mới của đất nước ta sau đại. và các tổ chức tín dụng, ta thấy rõ ràng NHTW là ngân hàng của các ngân hàng : NHTM DN NHTW NHTM 1.2.1.3. NHTW là ngân hàng của nhà nước : Nói chung, NHTW là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước.

Ngày đăng: 30/03/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan