Ngoại ứng tiêu cực của công ty Vedan - tác động của nó với môi trường cũng như ảnh hưởng của nó tới kinh tế và giải pháp khắc phục.

11 7K 25
Ngoại ứng tiêu cực của công ty Vedan - tác động của nó với môi trường cũng như ảnh hưởng của nó tới kinh tế và giải pháp khắc phục.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ví dụ ngoại ứng tiêu cực ở Việt Nam. Mô tả, phân tích tác động của nó tới nền kinh tế và biện pháp khắc phục của Chính phủ tới vấn đề này.

Kinh tế - quản lý môi trường Đề tài: Trình bày một ví dụ về ngoại ứng tiêu cực xảy ra tại Việt Nam. Hậu quả của ngoại ứng xét trên khía cạnh kinh tế. Theo bạn, chính phủ đã thực hiện các công cụ gì để khắc phục ngoại ứng này I, Ngoại ứng tiêu cực xảy ra tại Việt Nam: Trước hết, ta tìm hiểu ngoại ứng? Ngoại ứng là một loại bệnh của nền kinh tế thị trường. Đó là một hiện tượng xảy ra khi hoạt động của chủ thể trong quá trình vận hành gây ra ảnh hưởng tác động tới chủ thể khác, mà các chủ thể bị ảnh hưởng có thể rơi vào 1 trong 2 trường hợp: - Ngoại ứng tích cực: được hưởng lợi ích mà không mất chi phí gì. - Ngoại ứng tiêu cực: phải mất chi phí mà không được hưởng lợi ích. Ngoại ứng cho dù là tiêu cực hay tích cực đều gây ra thất bại của thị trường, gây ra vô hiệu quả của nền kinh tế. Đặc điểm của ngoại ứng: + Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất tiêu dùng gây ra. + Trong ngoại ứng, ai là người gây ra tác hại (lợi ích), cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối. + Sự phân biệt tính tích cực hay tiêu cực của ngoại ứng chỉ mang tính tương đối. + Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả nếu tính đứng dưới góc độ xã hội. Ví dụ ngoại ứng tiêu cực tại Việt Nam: Ngoại ứng tiêu cực do công ty Vedan gây ra. -Thông tin: Công ty Vedan Việt Nam thuộc Tập đoàn Vedan, Đài Loan. Năm 1991, tập đoàn này đã đầu tư vào Việt Nam sản xuất Xút-axit, bột ngọt, tinh bột biến đổi Lysine tại xã Phước Long, Long Thành, Đồng Nai, phía Đông Nam tp.HCM, với diện tích 120ha. -Quá trình: Tuy nhiên, sau hơn 3 năm hoạt động, người dân địa phương đã bắt đầu cảm nhận thấy những biến đổi của môi trường xung quanh: cứ nửa đêm là thấy có mùi khó chịu bốc lên (thời điểm mà công ty này xả trộm nước thải) , dòng Thị Vải ngày càng trở nên đen đặc, rồi không còn sinh vật như tôm, cá nào có thể sống trong đó. Ngày 8/9/2008, sau 3 tháng mật phục trinh sát, cảnh sát môi trường bắt được quả tang công ty Vedan xả trực tiếp nước thải ra môi trường qua hệ thống ổng thải ngầm chưa qua xử lý, không đúng với nội dung báo cáo đánh giá môi trường đã được phê duyệt đã vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường. Thiệt hại về môi trường, con người kinh tế là rất nghiêm trọng, cụ thể: 1 Kinh tế - quản lý môi trường + Ước tính sông Thị Vải bị đầu độc bởi 5000 m 3 chất thải/ngày,trong nhiều năm (từ năm 1994) với mẫu thử vượt tiêu chuẩn từ 10 đến 3.675 lần, khiến môi trường bị tàn phá nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân ba địa phương: tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu Thành Phố Hồ Chí Minh. Theo báo cáo của Viện Tài nguyên Môi trường, bán kính vùng ô nhiễm do công ty Vedan gây ra có phạm vi 10km dọc bờ sông Thị Vải. Nước song tại các vùng này bị ô nhiễm nặng nề, nước có màu đen, hôi, cá chết hang loạt, gần 2700ha nuôi trồng thủy sản của khu vực này bị thiệt hại. Tỉnh Đồng Nai có hơn 2.100 ha nuôi trồng thủy sản bị tàn phá bởi nước ô nhiễm, còn Thành phố Hồ Chí Minh tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng bị ảnh hưởng gần 600ha ( Nguồn: Thanh Nhật (2008), Vedan là thủ phạm ‘giết’ sông Thị Vải ). + Có thể nói đây là một con sông chết. Theo kết quả điều tra khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ chất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942- 1995. Tại đây, chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần, giá trị COD vượt 1,8 - 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép. Trong khi đó, chất lượng nước sông của khu vực hạ lưu, giá trị DO giảm xuống rất thấp, SS vượt từ 2 – 2,5 lần TCVN 5942- 1995 (loại B). Vùng này cũng đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông khu vực này không thể sử dụng cho sinh hoạt tưới tiêu. Một kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên Môi trường Tp.HCM gần đây, cũng cho những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài Gòn (thuộc lưu vực Đồng Nai). Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác trong toàn lưu vực, chất lượng nước cũng đang bị suy giảm trầm trọng. Ví dụ, chất lượng nước ở một số sông nhánh như sông Bé, Đa Nhim-Đa Dung phần hạ lưu cũng đang diễn tiến theo chiều hướng xấu. Sông Vàm Cỏ đã bị ô nhiễm hữu cơ. Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Thị Vải, trong đó có một đoạn sông dài trên 10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên Môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l. Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu 2 Kinh tế - quản lý môi trường như không còn khả năng sinh sống, các nhà khoa học đã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”. + Với sản phẩm là bột ngọt, tinh bột, đường, xút, axit, phân bón thì chất thải độc hại nhất, đáng sợ nhất là Cyanua. Tính nguy hiểm được xếp ở bảng A, đánh giá độ nguy hiểm là 8/10, rất dễ hoà tan trong nước.Và đây cũng chính là chất thải cực độc mà công ty Vedan đã thải ra, qua mẫu nước thải sông Thị Vải, mức độ thành phần chứa Cyanua đã gấp hơn 76 lần cho phép. Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm: 1 Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty. 2 Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt lysin của công ty. 3 Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty. 4 Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5 Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo. 6 Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng. 7 Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng). 8 Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường. 3 Kinh tế - quản lý môi trường 9 Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường. 10 Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép. Có thể thấy, những việc làm trên của công ty Vedan không những làm ô nhiễm nguồn nước dòng sông Thị Vải, ô nhiễm môi trường. Không những thế còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng gây thiệt hại kinh tế. II, Hậu quả của ngoại ứng tiêu cực đối với nền kinh tế: Ngoài gây ra những hiệt hại về mặt môi trường sức khoẻ con người, ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra còn mang lại một số thiệt hại vô cùng lớn về mặt kinh tế. + Giảm sản lượng thuỷ hải sản: Kết quả mô phỏng của viện MT-TN xác định khu vực ô nhiễm khiến hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nặng có diện tích gần 2000ha thuộc địa bàn các xã Phước An, Long Thọ ( huyện Nhơn Trạch), Long Phước,Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai cùng các xã Mỹ Xuân, Phước Hoà thị trấn Phú Mỹ của huyện Tân Thanh,tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Vùng ô nhiễm gây ảnh hưởng nhẹ đến nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản có diện tích gần 700ha thuộc các xã Phước An, Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai), Phước Hoà ( huyện Tân Thanh_Bà Rịa Vũng Tàu) xã Thạch An, huyện Cần Giờ - TP.HCM. Trong đó, theo ông Nguyễn Văn Phụng, chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM. Qua kiểm định đã xác định được 839 hộ với 2.123 ha diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản ở xã Thạch An ( huyện Cần Giờ) bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại ước tính 107 tỉ đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Thìn có 5000 m2 nuôi tôm đều bị mất trắng hoặc con tôm bị đỏ thân, đốm trắng trong thời gian dòng Thị Vải hứng chịu chất thải. + Sản lượng lúa giảm, chất lượng kém: Ngoài những diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản, diện tích đất trồng lúa ở tỉnh Đồng Nai cũng phải gánh chịu một hậu quả tương tự. Hàng trăm ha lúa của tỉnh bị thối rễ, cây lúa không thể thu hoạch đc. + Hoa màu chất lượng, năng suất kém: Một số khảo sát tại “vùng” ô nhiễm của Công ty Vedan, bà Nguyễn Thị Ba (58 tuổi) ngủ tại tổ 7, ấp 1, xã Phước Thái cho biết: Hơn 7000m^2 đất ruộng ở cách đồng Cây Gõ của gia đình Bà vẫn chưa được cải tổ canh tác… Theo bà kể, từ năm 2005, do ảnh hưởng của nguồn nước vùng không khí Vendan thỉa ra đất ruộng, hoa màu của gia đình Bà có năng suất, chất lượng rất kém ( lúa bị lép hạt, hoa kiểng,cây trái bị cháy xém…). Nhà Bà có 7 người thì 6 người phải bỏ nghề nông đi phụ việc ở TP.HCM hoặc làm công nhân khu công nghiệp. Thiệt hại do thất bát mùa màng,bỏ hoang đất mất nghề nông…chưa tìm ra phép tính nhưng để lại hậu quả rất nặng nề. 4 Kinh tế - quản lý môi trường + Thiếu nước sạch: Không chỉ vậy, nhiều sào ruộng ở cánh đồng Cây Gõ của nhiều hộ gia đình cũng không thể canh tác vì thiếu nước ô nhiễm. Vendan chặn dòng thuỷ lợi vào cánh đồng Cây Gõ để lấy nước phục vụ sản xuất, nhiều gia đình khó khan, nay còn khó khan hơn. Nói một cách khác, nhưng thiệt hại mà công ty Vedan gây ra cho những người dân là rất lớn. Mặc dù Vendan đã cam kết bồi thường thiệt hại nhưng vấn đề giải quyết khắc phục hậu quả vẫn vô cùng khó khăn tốn nhiều chi phí cũng như nỗ lực. Khu vực cuối sông do ô nhiễm chất hữu cơ, chất rắn quá hàm lượng cho phép gây nhiễm mặn nghiêm trọng, không thể dùng nước để sinh hoạt tưới tiêu. Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn… III, Khắc phục ngoại ứng của Chính Phủ: Vụ việc Công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từng là một vấn đề rất nóng tại kỳ họp Quốc hội thứ 6. Tại kỳ họp đó, trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, hơn một nửa trong số 24 câu hỏi liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, đề nghị làm rõ trách nhiệm của Vedan, đặc biệt là việc đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý. Chính sách khắc phục: + Phạt: đã hoàn thành việc tháo dỡ toàn bộ hệ thống đường ống thiết bị bơm, dẫn dịch thải lỏng sau lên men ra sông Thị Vải; chấm dứt việc bơm dịch thải sau lên men ra sông, đồng thời vẫn tiếp tục duy trì việc giảm công suất ngừng hoạt động một số nhà máy nhằm bảo đảm nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào sông Thị Vải. Đến nay, Vedan đã hoàn thành nộp tiền phạt vi phạm hành chính 267.500 nghìn đồng, tháo dỡ 1.059 mét đường ống sắt chôn ngầm dưới đất để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải; Những hành vi bị xử phạt hành chính của Vedan: 1.Phạt tiền với mức phạt 33.000.000 đồng về hành vi: xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 5 Kinh tế - quản lý môi trường m3/ngày đối với Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của Công ty; vi phạm khoản 11 Điều 10 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. 2. Phạt tiền với mức phạt 23.000.000 đồng: xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với Nhà máy sản xuất Bột ngọt Lysine của Công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. 3. Phạt tiền với mức phạt 23.000.000 đồng: xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với các Nhà máy khác của Công ty thải nước thải vào cống đôi khu vực cầu cảng; vi phạm khoản 8 Điều 10 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. 4. Phạt tiền với mức phạt 3.000.000 đồng: nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc các tài liệu liên quan khác cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; vi phạm khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. 5. Phạt tiền với mức phạt 500.000 đồng: thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường; vi phạm điểm b khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP; 6. Phạt tiền với mức phạt 10.000.000 đồng: quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường (khu lưu giữ chất thải nguy hại chưa có đủ mái che an toàn, chưa quản lý theo Bộ chứng từ chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành); vi phạm khoản 3 Điều 15 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. 7. Phạt tiền với mức phạt 6.000.000 đồng: xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép; vi phạm điểm d, khoản 4 Điều 9 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP. 8. Phạt tiền với mức phạt 33.000.000 đồng: xả nước thải (dịch thải lỏng sau lên men bột ngọt có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần gồm: độ màu vượt 3.675 lần, COD vượt 2.957 lần, BOD5 vượt 1.057 lần, cặn lơ lửng vượt 136 lần, amonia vượt 26 lần, tổng N vượt 339 lần tổng P vượt 31 lần) vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày tại cầu cảng số 2 hoặc cầu cảng số 1 của Công ty; vi phạm khoản 11 Điều 10 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP; 9. Phạt tiền với mức phạt 33.000.000 đồng: xả nước thải (dịch thải lỏng sau lên men Lysin có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần gồm: độ màu vượt 2.600 lần, COD 6 Kinh tế - quản lý môi trường vượt 195 lần, BOD5 vượt 191 lần, cặn lơ lửng vượt 101 lần, amonia vượt 116 lần, tổng N vượt 77 lần tổng P vượt 10 lần) vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày tại cầu cảng số 1 hoặc cầu cảng số 2 của Công ty; vi phạm khoản 11 Điều 10 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP; 10. Phạt tiền với mức phạt 33.000.000 đồng: xả nước thải bùn vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với Nhà máy tinh bột xử lý nước cấp; vi phạm khoản 11 Điều 10 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. 11. Phạt tiền với mức phạt 20.000.000 đồng: xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày đối với Trại chăn nuôi heo của Công ty; vi phạm khoản 7 Điều 10 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. 12. Phạt tiền với mức phạt 50.000.000 đồng: Không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên (dịch thải sau lên men nước thải công nghiệp xả trực tiếp ra sông Thị Vải không qua hệ thống xử lý); vi phạm tiết 6 điểm b, khoản 2, Điều 10 của Nghị định số 106/2003/NĐ-CP. + Bồi thường: Khẳng định việc đòi bồi thường của nông dân bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường sông Thị Vải là rất chính đáng, báo cáo nêu quan điểm của Bộ là nhất quán nguyên tắc “ai gây ô nhiễm người đó phải bồi thường”. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ủy ban nhân dân các tỉnh, thành liên quan làm rõ mức độ thiệt hại do công ty Vedan các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải gây ra để giải quyết có tình có lý yêu cầu của dân, không để vụ việc phát sinh phức tạp kéo dài. Báo cáo cũng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để phối hợp giải quyết vấn đề này. Trước mắt, yêu cầu Vedan có thiện chí chủ động cùng nông dân đàm phán, thống nhất đánh giá về những thiệt hại, thỏa thuận về mức đền bù, bảo đảm bù đắp những thiệt hại của nông dân. Đã giải quyết 213/ 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. 7 Kinh tế - quản lý môi trường - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày 09 tháng 4 năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 2059/UBND-VP yêu cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại cho1.255 hộ dân của tỉnh với số tiền là 53,619 tỷ đồng/216,8 tỷ đồng thiệt hại. - Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày 01 tháng 6 năm 2010, Ủy ban nhân dân thành phố đã có văn bản số 2537/UBND-ĐTMT yêu cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại cho 839 hộ dân của huyện Cần Giờ với số tiền là 45,74 tỷ đồng/107 tỷ đồng thiệt hại. - Tỉnh Đồng Nai: Việc triển khai của Ủy ban nhân dân tỉnh rất chậm, đến nay tỉnh chưa có chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện, người dân tự kê khai Sở Tài nguyên Môi trường thống kê số tiền thiệt hại tại báo cáo số 184/BC-TNMT ngày 27 tháng 5 năm 2010 là 1.601 tỷ đồng/5.064 hộ dân. + Thu phí xả thải: theo quy định tại các Điều 130 đến Điều 134, Mục 2, Chương XIV của Luật Bảo vệ môi trường. Thanh tra Bộ TN-MT còn yêu cầu Vedan nộp khoản truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp với tổng số phí phải nộp trên 127, 26 tỉ đồng. + Sử dụng giấy phép xả thải. + Để khắc phục hậu quả, thanh tra Bộ TN-MT quyết định cứng rắn: Cấm hoạt động xả chất thải (dịch thải sau lên men, nước thải, dung dịch bùn thải) không đạt tiêu chuẩn VN ra môi trường; tạm đình chỉ hoạt động sản xuất có phát sinh nước thải và dịch thải sau lên men của các nhà máy (sản xuất tinh bột biến tính, bột ngọt Lysine; trại chăn nuôi heo các nhà máy khác của Vedan thải nước thải ra môi trường tại khu vực xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) cho tới khi có biện pháp xử lý nước thải dịch thải sau lên men đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Vedan chỉ được hoạt động trở lại khi đã tháo dỡ toàn bộ hệ thống cống ngầm thiết bị bơm từ khu vực sản xuất của công ty ra sông Thị Vải; cải tạo toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng (dịch thải sau lên men, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, bùn thải lỏng), hệ thống đo lưu lượng quan 8 Kinh tế - quản lý môi trường trắc tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sau xử lý như: pH, độ màu, TSS, COD, amonia, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải theo quy định. Thanh tra cũng yêu cầu trước khi xây dựng lại mương dẫn nước thải, cửa xả thải, hệ thống điện , Vedan phải gửi hồ sơ thiết kế về cho Bộ TN-MT để xem xét, đánh giá chấp thuận trước khi xây dựng. Sau khi hoàn thành xây dựng vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý chất thải, Vedan chỉ được phép đưa công trình vào vận hành chính thức khi đã có văn bản kiểm tra, xác nhận đã hoàn thành các nội dung yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định. + Khắc phục môi trường: Ông Ao Văn Thinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, Đồng Nai đặt chỉ tiêu nội trong năm 2009, sẽ buộc tất cả các khu công nghiệp hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Theo ông Thinh, cần bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải xử lý nước thải đạt loại A trước khi thải ra sông Thị Vải; bởi hiện nay quy định nước thải ra sông Thị Vải là loại B mà con sông Thị Vải lại là con sông cụt, chịu chế độ bán nhật triều nên khả năng thau rửa làm sạch là bằng không. Theo giáo sư Phùng Chí Sĩ, Phó viện trưởng Viện Khoa học công nghệ môi trường, về giải pháp cải thiện ô nhiễm nước sông Thị Vải, nên bắt đầu ngay việc khôi phục rừng ngập mặn lưu vực sông Thị Vải. Tăng cường trồng mới thảm xanh thực vật ven bờ sông bằng các loại cây như bần, đước, lau sậy… đề tăng khả năng tự làm sạch của sông Thị Vải bên cạnh các giải pháp cơ học khác. IV: Kết luận: Vụ việc Vedan đã đi đến hồi kết với 1 kết thúc mà phần thắng nghiêng về lẽ phải, sự đúng đắn pháp luật thực thi. Kết quả này là một thành công lớn của cơ quan chính quyền, công luận người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vụ việc này cũng để lại bài học cho nhiều phía. Như ông Lê Hoàng Quân – chủ tịch UBND tp HCM đúc kết: “ Vấn đề môi trườngVedan là 1 bài học kinh nghiệm, kinh nghiệm của việc xây dựng một hệ thống pháp luật để giải quyết, xử lý đối với hành vi vi phạm môi trường, kinh nghiệm trong việc cấp phép, kiểm tra, giám 9 Kinh tế - quản lý môi trường sát đối với các doanh nghiệp trong ngoài nước trong việc bảo vệ môi trường. VI phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm bằng hệ thống pháp luật văn minh, bằng các cơ quan tư pháp có năng lực, trong sạch không có ngoại lệ. Bổ sung ngoài: * Diễn biến chính của sự việc: - Ngày 8/9/2008, sau nhiều tháng mật phục, Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên Môi trường bắt quả tang Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải - Ngày 19/9, đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Tài nguyên Môi trường đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tài nguyên nước đối với Công ty Vedan chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ. - Ngày 20/9, Viện Khoa học hình sự (C21) Cục Cảnh sát Môi trường đã tiến hành kiểm tra hệ thống đường ống hệ thống xử lý nước thải của Công ty Vedan. - Ngày 25/9, sau 1 tuần thực hiện khám nghiệm hiện trường, Đoàn kiểm tra liên ngành đã có kết luận chính thức về những sai phạm của Công ty Vedan đối với các quy định về bảo vệ môi trường. - Trong 2 ngày 6 7/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã ký các văn bản về việc xử lý những sai phạm bảo vệ môi trường của Công ty Vedan, trong đó đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định đình chỉ hoạt động đối với Vedan. - Ngày 13/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 1706/TTg-KGVX của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý vi phạm pháp luật đối với Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam và tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước trong thời gian tới. - Ngày 5/11, trong buổi họp với lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường, UBND tỉnh Đồng Nai, đại diện của Công ty Vedan cho biết sẽ nộp phạt mỗi quý 15 tỷ đồng trong năm 2009. - Đến thời điểm hiện nay, công ty Vedan đã nộp 267 triệu đồng tiền phạt về các hành vi vi phạm hành chính. Đồng thời Vedan cũng đã tháo dỡ 1.059 mét đường ống sắt chôn ngầm dưới đất để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Về khoản 127 tỷ đồng tiền truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, Vedan đề nghị được nộp trong 2 năm 2008 - 2009. Đến 31/12 tới, Công ty Vedan sẽ nộp toàn bộ số tiền của năm 2008. Trong năm 2009, mỗi quý sẽ nộp 15 tỷ đồng. Theo VnEconomy Website Chính phủ 10 [...].. .Kinh tế - quản lý môi trường 11

Ngày đăng: 29/03/2014, 14:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan