Khi thuốc đái tháo đường pioglitason bị đánh mất vị thế ppt

3 299 0
Khi thuốc đái tháo đường pioglitason bị đánh mất vị thế ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi thuốc đái tháo đường pioglitason bị đánh mất vị thế Sau khi troglirtason (Tr) do gây độc cho gan, rosiglitazon (Rs) do gây độc cho tim mạch lần lượt bị rút bị rút khỏi thị trường (2000 - 2010) thì pioglitazon (Po) là thuốc duy nhất trong nhóm glitazon còn được phép lưu hành, nổi lên chiếm vị trí độc tôn, doanh số vượt qua ngưỡng 2,4 tỉ USD/năm (2008)… Tuy nhiên, mới đây tác dụng phụ làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang đã làm cho po bị đánh mất vị thế. Câu hỏi “liệu po còn có dùng trong đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2?” được đặt ra hiện còn bỏ ngỏ. Trong bối cảnh này, cần nhắc lại toàn diện các tác dụng phụ của po để có sự cảnh giác đúng mức. Po thuộc nhóm thuốc ĐTĐ týp 2 glitason. Nhóm này cơ chế tác dụng độc đáo: phức hợp với thụ thể ó-PPAR, qua đó thúc đẩy sự sao chép điều hòa gen, giúp tổng hợp một số protein cần cho các tế bào đáp ứng với insulin nên làm tăng hiệu năng insulin mà không kích thích tuyến tụy sản xuất insulin như nhóm sulfamid. Mặt khác, lại có ảnh hưởng tốt đến hệ lipid – mạch máu nên hy vọng làm giảm các biến chứng không truyền thống của ĐTĐ. Do đó, ngay khi mới ra đời (cuối thập niên 90), glitason sớm được xếp vào vị trí hàng đầu trong các thuốc ĐTĐ týp 2. Tác dung phụ của Po Tác dụng phụ trên tim mạch: khi glitason gắn vào ó-PPAR thì xảy ra quá trình tuyển mộ các đồng yếu tố hoạt hóa (co-activator),đồng yếu tố kìm hãm (co- repressor) đối với phức hợp phiên mã. Po có tác động đến các yếu tố tuyển mộ này yếu hơn Rs; do đó mà cũng có tác động trên hệ lipid và mạch máu yếu hơn so với Rs. Các thử nghiệm cho biết, Po có làm giảm acid béo, giảm cholesterol toàn phần, tăng HDL-C, làm thay đổi chỉ số cholesterol/HDL-C, ngăn ngừa các chất trung gian gây viêm thành mạch máu nhưng ở mức thấp, không có hiệu năng đáng kể trong giảm biến chứng không truyền thống của ĐTĐ. Bù lại, cùng do các tác động yếu hơn Rs, mà Po gây ra nguy cơ tim mạch thấp hơn so với Rs; thậm chí trong một số nghiên cứu còn thấy Po còn giảm thiếu máu cơ tim cục bộ hơn là tăng. Tác dụng phụ trên gan: chưa thấy Po gây viêm gan năng như Tr, nhưng có thể làm tăng enzym gan lên cao hơn 3 lần mức bình thường (ở 0,43% người dùng); thỉnh thoảng có thể gây tăng thoáng qua creatin phosphokinase (CPK) và tự phục hồi; mối liên quan giữa tăng CPK và Po chưa làm rõ. vậy, cần thử enzym gan trước và trong quá trình dùng Po; nếu thấy enzym gan tăng gấp 3 lần mức bình thường hay vàng da mà không có dấu hiệu phục hồi (xét nghiệm các lần sau vẫn không thấy giảm) thì nên ngừng thuốc; không dùng Po với người bị bệnh gan cấp. Tác dụng phụ trên chuyển hóa: Po gây hạ đường huyết vừa và nhẹ khi dùng phối hợp với insulin, sulfonylurea (do làm giảm sự đề kháng insulin ở gan, ở mô ngoại vi). Do đó không dùng Po trong ĐTĐ týp 1 hay ĐTĐ týp II có nhiễm acid lactic, nhiễm ceton. Khi dùng đơn, PO có thể giữ nước, gây phù nề nhẹ, nếu phối hợp với insulin ngoài tác dụng phụ này, còn có thể gây ra hay làm nặng thêm suy tim sung huyết. Ngoài ra, khi dùng phối hợp Po với insulin, metformin, sulfonylure có thể bị nhức đầu, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau cơ, viêm xoang viêm họng và thiếu máu (1% người dùng) Do cách đánh giá mức độ nguy cơ và có thể do cả sự ràng buộc lợi ích kinh doanh, thói quen tiêu dùng mỗi nước có khác nhau mà cơ quan quản lý dược các nước đưa ra các cách xử lý chưa giống nhau về Po: Pháp rút khỏi thị trường, Đức khuyên tạm ngừng kê đơn, trong khi Mỹ vẫn cho dùng chỉ đưa ra lời cảnh báo. Nhưng kinh nghiệm cho thấy tiêu chuẩn an toàn cho người bệnh đều được các nước đặt lên vị trí hàng đầu nên thường chỉ sau một thời gian, cơ quan quản lý các nước cũng sẽ tìm được tiếng nói chung. Trong thời điểm giao thời này, cần lưu ý: gây ung thư bàng quang là tác dụng phụ quan trọng nhất. Theo đó, EMA cảnh báo: “Không nên dùng Po cho người đang mắc hay có tiền sử ung thư bàng quang, không dùng Po cho cho người có tiểu máu đại thể mà chưa được đánh giá đầy đủ”. FDA quy định: “Phải ghi và tô đậm lên nhãn nguy cơ gây ung thư bàng quang đồng thời nhấn mạnh không được dùng Po cho người ung thư bàng quang và thận trọng cho người có tiền sử ung thư bàng quang”. Cục quản lý Dược Việt Nam cũng có công văn lưu ý các địa phương về vấn đề này. Ngoài việc theo đúng cảnh báo của EMA, FDA, cần chú ý đến những tác dụng phụ khác và cách khắc phục kèm theo (nêu ở trên). . Khi thuốc đái tháo đường pioglitason bị đánh mất vị thế Sau khi troglirtason (Tr) do gây độc cho gan, rosiglitazon (Rs) do gây độc cho tim mạch lần lượt bị rút bị rút khỏi thị. dụng phụ làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang đã làm cho po bị đánh mất vị thế. Câu hỏi “liệu po còn có dùng trong đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2?” được đặt ra hiện còn bỏ ngỏ. Trong bối cảnh. ĐTĐ. Do đó, ngay khi mới ra đời (cuối thập niên 90), glitason sớm được xếp vào vị trí hàng đầu trong các thuốc ĐTĐ týp 2. Tác dung phụ của Po Tác dụng phụ trên tim mạch: khi glitason gắn vào

Ngày đăng: 29/03/2014, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan