ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013 docx

7 925 2
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 10 câu, mỗi câu 2 điểm ) Môn: SINH HỌC Ngày thi: 08/10/2012 Thời gian: 180 phút (không kể giao đề) Câu I. 1. Loài sinh vật nào được xem là dạng trung gian giữa thực vật và động vật? Tại sao? - Là trùng roi. Các nhà động vật gọi Euglena sp là trùng roi và xếp trùng roi vào vào nguyên sinh động vật. Các nhà thực vật gọi Euglena sp là tảo mắt và xếp chúng vào nguyên sinh thực vật. Vì trùng roi là một loài sinh vật đơn bào có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất có nhiều hạt lục lạp; khi sống ở môi trường dồi dào ánh sáng nó quang hợp và tạo chất hữu cơ như các loài tảo lục đơn bào. Trong môi trường thiếu ánh sáng kéo dài, lục lạp thoái hóa biến mất và bây giờ nó bắt mồi là những protista nhỏ hơn như paramerium. Lúc này nó sống như một động vật. 0,25 0,25 0,25 0,25 2. Interferon là gì? Nêu tính chất và đặc tính sinh học và sự hình thành interferon. - Interferon là những hợp chất protein chống virut được sinh ra từ nhiều loại tế bào đáp lại sự nhiễm virut hoặc các hợp chất khác. - Tính chất: Là những protein hoặc dẫn xuất của protein miễn dịch có ít gluxit với khối lượng phân tử lớn. Bền vững trước nhiều loại enzim, bị phân giải bởi proteaza và bị phá hủy bởi nhiệt độ, kém bền trước axit. - Đặc tính sinh học: Không có tác dụng đặc hiệu đối với virut. Có tính đặc hiệu loài. - Sự hình thành: Interferon sinh ra do nhiễm virut hoặc một số chất khác như ADN của vi khuẩn hoặc một loại polisaccarit. Thông tin di truyền xác định cấu trúc của interferon bình thường không sao mã do chịu tác dụng của chất ức chế. Dưới ảnh hưởng của ADN hoặc ARN của virut các gen cấu trúc này được giải ức chế, nó sao mã thành mARN và giải mã thành interferon. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu II. 1. Tại sao khi nhỏ dung dịch KI lên mẫu mô đã bị làm nát ở nhiệt độ bình thường nếu cho kết quả màu xanh tím thì đó là tinh bột còn nếu cho màu đỏ tím thì đó là glicogen? - Thuốc thử đặc trưng của tinh bột và glicôgen đều là KI (thực chất chỉ cần iốt, vai trò của kali chỉ giúp làm tăng độ tan của iốt trong dung dịch) - Dựa vào cấu trúc của tinh bột (gồm 70% là amilôpectin có mạch phân nhánh và 30 % là amilôzơ có mạch không phân nhánh) và glicôgen có cấu tạo phân nhánh tương tự như amilôpectin nhưng mức độ phân nhánh nhiều hơn. Khi iốt tan trong dịch mô có chứa tinh bột thì các phân tử iốt sẽ kết hợp với amilôzơ ở bên trong xoắn tạo màu xanh. - Tương tự khi iôt được liên kết với các mạch phân nhiều nhánh của glicôgen thì cho màu tím đỏ. 0,25 0,5 0,25 2. Người ta cho rằng sinh vật nhân thực và nhân sơ đều cùng có một tổ tiên chung. Em hãy cho biết điều đó có đúng không? Dựa vào cấu trúc của chúng hãy 1 chứng minh điều đó. - Đúng - Cả hai nhóm sinh vật đều có các thành phần hóa học chính của tế bào là axit nucleic, protein, hidratcacbon và lipit - Đều có màng sinh chất rất giống nhau có cấu trúc của một màng đơn vị cơ sở. Đều là axit nucleic ARN và ADN chứa thông tin di truyền; protein đều được tổng hợp từ khuôn mARN kết hợp với các ribôxôm. - Ti thể và lục lạp của các sinh vật nhân chuẩn đều chứa ADN vòng giống ADN nhân sơ và ARN, chứa nhiều loại prôtêin và các ribôxôm 70 S giống như ribôxôm của các sinh vật nhân nguyên thủy. Hai bào quan này hoạt động không phụ thuộc vào tế bào trong việc tạo thành ATP nhờ các quá trình (hô hấp hiếu khí và quang hợp) cũng gặp trong các sinh vật nhân nguyên thủy. Ti thể có kích thước giống với các sinh vật nhân nguyên thủy. 0,25 0,25 0,5 Câu III. Có 10 tế bào của một loài đều nguyên phân 2 lần và trong quá trình này môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 1380 NST. 1. Xác định: Tên của loài; Tổng số tâm động có ở kỳ giữa và số nhiễm sắc thể ở kỳ sau của lần nguyên phân thứ II trong tất cả tế bào con. 2. Trong số các tế bào con sinh ra, một số tế bào bước vào quá trình giảm phân để tạo giao tử cần môi trường nội bào cung cấp 230 NST. Hãy cho biết số nhiễm sắc thể ở kỳ sau của lần giảm phân I trong tất cả các tế bào đó. 1. Số tế bào con được tạo ra từ 10 tế bào qua 2 lần nguyên phân là 10 x 4= 40 Số tế bào con do môi trường nội bào cung cấp là 40-10 = 30 Bộ NST 2n của loài là 1380 : 30 = 46 NST -> đó là loài người. Ở lần nguyên phân thứ II: Số tâm động ở kỳ giữa của tất cả TB con là 20x46= 920 Số NST ở kỳ sau của tất cả TB con là 20 x 92=1840 2. Vì ở kỳ sau của giảm phân I nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng chưa tách nhau nên số NST có trong các TB tham gia giảm phân lúc này bằng chính số NST mà môi trường nội bào cung cấp và bằng 230. 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 Câu IV. Các câu sau đúng hay sai? Tại sao? Vi khuẩn Gram dương: 1. Có nhiều lớp murein, thành rất dày và cứng. 2. Không có axit teicoic trong thành tế bào. 3. Lớp màng phía ngoài thành murein rất phức tạp. 4. Mẫn cảm với các kháng sinh nhóm β-lactam, như pelixilin. 5. Thuật ngữ "bào tử nghỉ" và "tiền bào tử" diễn tả cùng một trạng thái của quá trình hình thành bào tử. 1. Đúng, thành vi khuẩn Gram dương dày (150-800A 0 ) còn vi khuẩn Gram âm mỏng (50-180 A 0 ), lớp murein dày nên thành rất cứng. 2. Sai, có axit tecoic, đặc biệt nhiều ở xạ khuẩn 3. Sai, vi khuẩn Gram dương hầu như không có lớp màng ngoài trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. 4. Đúng, các kháng sinh có vòng β- lactam có khả năng phong bế riboxôm (tiểu phần bé), nên không thể dịch mã hình thành mạch peptit ngắn của thành, vi khuẩn không tạo được thành mới nên không thể phân chia. 5. Sai, thuật ngữ " bào tử nghỉ " và "tiền bào tử" diễn tả hai quá trình khác nhau. "Tiền bào tử" diễn tả giai đoạn mới hình thành vách ngăn dẫn đến hình thành bào tử độc lập tương lai ở trong tế bào sinh dưỡng. 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 2 "Bào tử nghỉ" giai đoạn kết thúc hình thành bào tử, ở đây quá trình trao đổi chất chậm lại gần như bằng không. Câu V. 1. Một học sinh đã viết hai quá trình lên men của vi sinh vật ở trạng thái kị khí như sau: C 12 H 22 O 11 CH 3 CHOHCOOH CH 3 CH 2 OH + O 2 CH 3 COOH + H 2 O + Q a. Theo em bạn đó viết đúng chưa? Tại sao? b. Căn cứ vào sản phẩm tạo thành em hãy cho biết tác nhân gây ra hiện tượng trên. a. Bạn học sinh đó đã viết sai. Phản ứng (1): Là quá trình lên men lactic (lên men kị khí) do đó cơ chất phải là đường đơn (đường glucozơ) chứ không phải là đường đôi (sacscarôzơ) như đã viết. - Phản ứng (2): là quá trình oxi hóa, không thể coi là sự lên men kị khí được, do đó không phù hợp với đề bài. b.Tác nhân : Phản ứng (1): Chất tạo thành là axit lactic do vậy tác nhân là vi khuẩn lactic. Phản ứng (2) : Chất tạo thành là axetic nên tác nhân là vi khuẩn axetic. 0,25 0,25 0,25 0,25 2. Để nghiên cứu tác động của tryptophan lên sinh trưởng của vi trùng thương hàn, người ta cấy song song dịch huyền phù vi sinh vật này lên môi trường dinh dưỡng không chứa tryptophan và môi trường dinh dưỡng có chứa 30mg/l tryptophan. Sau 24 giờ nuôi ở nhiệt độ phù hợp người ta chỉ thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn trên môi trường có chứa tryptophan. a. Tryptophan là loại hợp chất gì đối với trùng thương hàn? b. Từ vi khuẩn thương hàn bằng cách chiếu tia tử ngoại (UV) với liều lượng hạn chế người ta thu được chủng 2 có khả năng tự tổng hợp được tryptophan. Vì sao? c. Để xác định nhu cầu tryptophan đối với vi trùng thương hàn có người nói nên sử dụng chủng 2 có đúng không? a. Tryptophan là nhân tố sinh trưởng của vi trùng thương hàn, vì thiếu hợp chất này chúng không phát triển được. b. Đã tạo chủng đột biến có khả năng tự tổng hợp được tryptophan. c. Không nên sử dụng chủng 2 mà phải dùng chủng 1 là chủng khuyết dưỡng với tryptophan. 0,5 0,25 0,25 Câu VI. 1. Thí nghiệm của Frits Went đã chứng minh auxin có vai trò làm thân cây cong về phía có ánh sáng như thế nào? 2. Ánh sáng nào có hiệu quả nhất đối với sự vận động theo ánh sáng của thực vật? 3. Một bạn học sinh phát biểu "hướng động xảy ra chậm và ứng động xảy ra nhanh hơn". Hãy cho biết điều đó đúng hay sai? Giải thích. 4. Vận động của các bẫy bắt mồi của các cây ăn thịt thuộc loại vận động gì? Giải thích. 1. Năm 1962 Went đã chứng minh có một hóa chất sản sinh ra từ chóp thân của cây (auxin) gây nên hiện tượng cây cong về phía ánh sáng. Chất này được sản sinh ra nhiều ở đỉnh bao lá mầm của các loài thân cỏ. Cắt đỉnh bao lá mầm sau 3-4 ngày mọc mầm rồi lại đặt lên miếng thạch trong 1 giờ để cho auxin chuyển vào miếng thạch. TN1: Đặt miếng thạch có auxin đó lệch về 1 phía trụ lá mầm rồi để ở trong tối, phía đó sinh trưởng nhanh làm cong bao lá mầm về phía không có auxin như sinh trưởng hướng đến ánh sáng. TN2: Đặt miếng thạch có auxin đó cân đều trên trụ lá mầm rồi để ở trong tối. Kết quả cây sinh trưởng thẳng đứng. 0,25 0,25 3 Ánh sáng đã tạo nên hiện tượng di chuyển auxin về phía đối diện như trường hợp đặt miếng thạch lệch về một phía. Như vậy auxin có tác động tới tính hướng sáng của chồi thân. 2. Ánh sáng xanh tím có hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng của thực vật vì ánh sáng này có năng lượng photon lớn nhất. 3. Đúng, vì hướng động liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin và sinh trưởng của tế bào. Còn vận động cảm ứng chỉ liên quan đến đồng hồ sinh học và sự thay đổi liên quan đến sức căng trương nước. 4. Là sự vận động theo sức căng trương nước. Vận động này xảy ra khi sự tác động cơ học của con mồi đã gây ra sự hoạt động của các bơm ion. Các bơm này rút các ion và nước ra khỏi các tế bào khớp của bẫy. Các tế bào khớp mất sức căng trương nước làm các khớp khép lại. 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu VII 1. Hiện tượng gân lá có màu xanh, thịt lá có màu vàng về sau cả lá có màu vàng, triệu chứng xuất hiện trước hết ở các lá non sau đó đến lá già, đó là hiện tượng cây thiếu chất dinh dưỡng nào trong các chất dinh dưỡng sau: Photpho, Magiê, Sắt, Mangan? Giải thích. 1. Đó là hiện tượng cây thiếu sắt Vì sắt tham gia vào hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục và sắt là nguyên tố không linh động nên không có khả năng di chuyển từ lá già về lá non. 0,5 0,5 Tính lượng phân đạm cần bón cho lúa để đạt năng suất trung bình 60 tạ/ha trong các trường hợp: Dùng phân đạm urê chứa 46% N; Phân đạm kali nitrat KNO 3 chứa 13 % N; Phân đạm amon nitrat NH 4 NO 3 loại trung bình chứa 27,5% N. Biết rằng để thu 100kg thóc cần 1,5 kg N. Hệ số sử dụng trung bình N ở cây lúa chỉ đạt 75%. Trong đất trồng lúa vẫn tồn tại trên mỗi ha 20kg N/ha. Đầu bài cho biết 100kg thóc cần 1,5 kg N, với hệ số sử dụng N đạt 75% vậy để lúa đạt năng suất 60 ta/ha cần cung cấp số N là 60 x 1,5 x 100 : 75 = 120 kg Trong đất còn một lượng N là 20kg/ha vậy cần cung cấp thêm lượng N là 120 - 20 = 100 kg Nếu bón urê với tỉ lệ N là 46% thì cần 100 x 100/46 = 217,4 kg Nếu bón KNO 3 với tỉ lệ N là 13% thì cần 100 x 100/13 = 769,2 kg Nếu bón NH 4 NO 3 với tỉ lệ N là 27,5% thì cần 100 x 100/27,5 = 363,6 kg 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu VIII 1. Sự thoát hơi nước của cây chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào ? - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. Thoát hơi nước cực đại khi nhiệt độ cao 30-40 0 c - Ánh sáng làm tăng nhiệt độ mặt lá, tăng tính thấm của tế bào làm tăng sự thoát hơi nước - Gió làm tăng sự chênh lệch độ ẩm giữa khoang dưới khí khổng và ngoài moi trường làm thoát hơi nước mạnh mẽ - Tính chất vật lí, hóa học của đất ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Đất nhiều ion Cl - ức chế sự thoát hơi nước - Ion K + tích lũy trong tế bào khí khổng làm tăng áp suất thẩm thấu, tế bào trương nước và khí khổng mở làm tăng sự thoát hơi nước. - Nồng độ axit abxixic trong cây tăng lên làm tế bào hạt đậu mất sức trương, tế bào khí khổng đóng lại giảm bớt sự thoát hơi nước. 0,25 0,25 0,25 0,25 4 2. Cây xanh đã thích ứng như thế nào để giảm sự mất nước do quá trình thoát hơi nước? Đa số cây xanh trong môi trường khô hạn có lá nhỏ, lớp cutin dày để giảm bớt lượng nước bay hơi. Khí khổng ít và tập trung ở dưới mặt lá, tránh ánh nắng trực tiếp. Các khí khổng của lá ở vùng khô hạn được dấu kín và che phủ bằng các lông tơ mịn, tạo thành các túi có không khí tĩnh, chống lại sự bốc hơi nước tăng nhanh mỗi khi không khí xung quanh chuyển động. Ỏ vùng nhiệt đới cây rụng lá vào mùa khô. Cây xương rồng ở sa mạc lá tiêu giảm thành gai, thân mọng nước. Cây CAM khí khổng chỉ mở vào đêm để lấy CO 2 . 0,25 0,25 0,5 Câu IX 1. Vì sao thận lại phản ứng với tình trạng huyết áp hạ bằng cách tiết ra rênin là một enzim góp phần vào cơ chế điều hòa tăng huyết áp? - Thận có chức năng lọc thải từ máu các sản phẩm của quá trình dị hóa cùng các chất dư thừa độc hại, bảo đảm duy trì tính ổn định của môi trường trong (góp phần quan trọng vào đảm bảo nội cân bằng). - Quá trình lọc thải đó đòi hỏi phải có áp suất lọc nghĩa là huyết áp ở quản cầu thận phải đủ lớn để thắng được áp suất keo của máu và sức cản của dịch lọc cầu thận trong nang Bowman thì thận mới lọc được máu. Khi huyết áp giảm, thận không lọc được nên các tế bào ở bộ phận gần quản cầu tiết ra renin, một enzim tham gia vào quá trình làm tăng huyết áp, đủ để thận có thể thực hiện được chức năng mà nó phải đảm trách. 0,5 0,5 0,5 2. Khi thở nhanh và khi nhịn thở sẽ có ảnh hưởng gì lên pH của máu? Thở nhanh sẽ làm nồng độ CO 2 trong máu bị thải nhanh ra khỏi cơ thể làm nồng độ H + hạ, pH sẽ tăng. Ngược lại khi nhịn thở pH sẽ giảm xuống vì CO 2 tích lũy trong máu làm tăng nồng độ H + 0,5 Câu X Thể tích tống máu của tâm nhĩ và tâm thất bằng nhau hay khác nhau? Hãy giải thích Thể tích tống máu của 2 tâm nhĩ nhỏ hơn thể tích tống máu của 2 tâm thất vì: Trong chu kỳ tim có 0,8s tâm nhĩ co 0,1s còn 0,7s là thời gian dãn của tâm nhĩ để nhận máu từ tĩnh mạch chủ đổ về, nhưng lại tự chảy xuống tâm thất trong thời gian dãn của tâm thất (0,4s) lúc này van nhĩ thất mở. Vậy thể tích tống máu của tâm nhĩ chỉ xảy ra lúc co tâm nhĩ (0,1s) khoảng 40 ml trong tổng số máu mà tâm thất bơm ra lúc tâm thất co (70ml). Khi tâm thất co lượng máu tống ra là 70ml nhưng trong tâm thất vẫn còn lại khoảng 60ml gọi là thể tích cuối tâm thu, lượng máu chứa trong tâm thất lúc dãn tim gọi là thể tích cuối tâm trương là tổng thể tích tâm thu và thể tích cuối tâm thu và bằng 130ml. 0,5 0,5 0,5 Tại sao tim co bóp gián đoạn nhưng máu chảy trong mạch lại liên tục? Tính đàn hồi của thành động mạch lớn. Khi tim co mạnh, một lượng máu khá lớn được tống vào trong động mạch trong khi động mạch vẫn chứa máu nên một mặt đẩy máu trong động mạch đi một đoạn, nhưng nhờ có tính đàn hồi động mạch đã tạm thời dãn ra để chứa phần máu chưa chuyển kịp đi tiếp để chuẩn bị đón đợt máu sắp tống ra của lần co tim tiếp theo. Tuy máu chảy liên tục, nhưng chảy không đều mà mạnh yếu khác nhau ứng với khi tim co và khi tim dãn. Điều này nhận thấy rõ khi máu chảy ra khỏi các động mạch lớn. 0,5 HẾT Thí sinh có thể trình bày khác với đáp án nếu chính xác, khoa học vẫn được điểm tối đa. 5 2. Cho huyền phù trực khuẩn cỏ khô vào môi trường có lizôzim và được đường hóa 2 mol/l. Các vi khuẩn có thể bị nhiễm phagơ không? Vì sao? Khi vi khuẩn bị tiêu giảm thành tế bào thì chúng làm thế nào để sống? Lizôzim có tác dụng phá hủy thành tế bào vi khuẩn, vì vậy trên thành tế bào không có thụ thể nên phagơ không thể gắn vào được. Vi khuẩn không thể nhiễm phagơ. - Màng tế bào vi khuẩn rất giàu colesteron nên không cho nước đi qua một cách tùy tiện trong môi trường nhược trương. Khi đó, vi khuẩn biến hình dồn chất nguyên sinh vào nơi có áp suất thẩm thấu lớn, do đó cân bằng áp suất thẩm thấu từng khu vực. 2. Bệnh đốm trắng ở tôm Sú là một dịch bệnh virut truyền nhiễm làm tôm chết hàng loạt. Virut này có bộ gen là ADN và vật chủ là các loài tôm, cua. Hãy cho biết : a. Đặc điểm cấu trúc và vòng đời của virut này. b. Các con đường lan truyền bệnh của virut này c. Khi tôm bị bệnh có thể sử dụng kháng sinh penicillin để trị bệnh không? Vì sao? d.Khi ăn tôm bị bệnh người ăn có bị bệnh không? tại sao? 2. Những đặc điểm thích nghi nào của cây xanh giúp giảm bớt sự mất nước do quá trình thoát hơi nước. Trình bày sự liên quan của quá trình hấp thụ chất khoáng với hoạt động quang hợp và hô hấp của cây. Cây xanh hấp thụ NO 3 - và NH 3 để sinh tổng hợp axit amin và protein cần năng lượng sản sinh trong quá trình quang hợp và hô hấp. Cây hấp thụ NO 3 qua quá trình phản nitrat hóa sẽ biến đổi thành NH 3 có sự tham gia của enzim khử ( nitrat, nitrit và hidroxinalamin reductaza). Các enzim này chứa nguyên tố vi lượng: Sự khử nitrat đòi hỏi năng lượng , nó kết hợp với sự oxi hóa NADH 2 ( hay NADPH 2 ) và thực hiện trong các điều kiện cso sự giải phóng năng lượng: HNO 3 + 4 NADH 2 - > 4NAD + 3H 2 O + NH 3 + 209 Kcal. Nitrat được hấp thụ từ rễ tích tụ lại ở tầng loogn hút , au đó chuyển lên phần trên mặt đất tới lá và tổng hợp axit amin, prootein. 2. Hãy giải thích vì sao địa y không thuộc giới Thực vật nhưng nếu xếp nó vào giới Nấm cũng không hoàn toàn chính xác? - Địa y là một dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa các tế bào nấm sợi và các tảo lục đơn bào hay vi khuẩn lam có khả năng quang hợp. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà địa y thường sống trên những môi trường khó khăn nghèo dinh dưỡng. Trên xác bã hữu cơ do địa y tạo ra, các loài khác có thể phát triển được nên người ta gọi địa y là sinh vật tiên phong. - Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và cũng không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc cao. - Địa y cũng không đơn thuần là nấm vì trong cấu tạo ngoài của địa y thì các tế bào sợi nấm còn có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục. Do có đặc điểm cấu tạo không điển hình như vậy nên địa y cũng tương tự như virut thường được các nhà phân loại xếp thành những lớp riêng. 6 Ở tảo lam quá trình cố định nitơ trong điều kiện yếm khí và quang hợp sản sinh oxi như thế nào? Tảo lam (vi khuẩn lam) Anabaenaa azollae sống trong nước và ruộng lúa có thể thực hiện cả hai quá trính cố định nitow trong điều kiện yếm khí và quang hợp sản sinh oxi. Tế bào khoogn thể thực hiện cả hai chức năng: quang họp và có điịnh nitow bởi vì oxi trong quá trình quang hợp gây hư hại cho enzim nitrogennaza cố điịnh nit ơ Các yếu tố nào có thể làm khí khổng đóng khi trời nắng nóng? Ở cây xanh khí khổng mở thu nhận khí CO 2 cho quang hợp. Nhưng có những lúc không thuận lợi như khi cây mất nước, khi quá trình quang hợp không diễn ra và các khí khổng đóng lại. - Đa số thực vật khí khổng đóng ban đêm và mở ra vào ban ngày. Cơ sơ của sự đóng mở này là sự kiểm soát của đồng hồ bên trong cơ thể. Ánh sáng màu xanh giữ cho khí khổng mở trong ngày bằng sự vận chuyển ion K + vào bên trong tế bào khí khổng. Thiếu ánh sáng vào ban đêm làm cho K + và nước thoát ra ngoài tế bào khí khổng. - Khí khổng ban ngày đóng lại khi gặp khó khăn do thiếu nước hay do nhiệt độ không khí cao gây nên sự mất nước. Tế bào khí khổng đóng sẽ hạn chế sự mất nước khi sự thoát hơi nước mạnh. Khi nhiệt độ cao quá 35 0 c, khí khổng đóng lại đề phòng sự mất nước quá mức. Khi cây bắt đầu bị héo, K + bị bơm ra khỏi tế bào hạt đậu. Nước đi ra theo sự thẩm thấu, tế bào hạt đậu duỗi ra và khí khổng đóng lại. Cơ chế này ngăn ngừa héo lá mà vẫn giữ CO 2 để quang hợp. Đặc biệt ở cây CAM, khí khổng đóng vào ban ngày mở vào ban đêm. Bất lợi của sự đóng khí khổng làm cho sự trao đổi khí CO 2 và O 2 cần cho quang hợp và hô hấp bị ngưng trệ. Một cây khi xảy ra sự thiếu nước còn thấy sản sinh nhiều axit abxixic, là một hooc môn gây nên sự vận chuyển nhanh của ion K + và nước ra ngoài tế bào khí khổng. 0,25 0,25 0, 5 0,25 0,25 0, 5 7 . DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 10 câu, mỗi câu 2 điểm ) Môn: SINH HỌC Ngày thi: 08/10/2012 Thời gian:. rằng sinh vật nhân thực và nhân sơ đều cùng có một tổ tiên chung. Em hãy cho biết điều đó có đúng không? Dựa vào cấu trúc của chúng hãy 1 chứng minh điều đó. - Đúng - Cả hai nhóm sinh vật đều. có các thành phần hóa học chính của tế bào là axit nucleic, protein, hidratcacbon và lipit - Đều có màng sinh chất rất giống nhau có cấu trúc của một màng đơn vị cơ sở. Đều là axit nucleic ARN

Ngày đăng: 29/03/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan