Tình hình hoạt động của Viện Nghiên cứu Thương mại giai đoạn 2005 đến 2008.DOC

34 444 0
Tình hình hoạt động của Viện Nghiên cứu Thương mại giai đoạn 2005 đến  2008.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình hoạt động của Viện Nghiên cứu Thương mại giai đoạn 2005 đến 2008

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Viện nghiên cứu Thương mại là đợn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Công Thương Viện được thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh Tế Kĩ thuật Thương mại và Viện Kinh tế Đối ngoại.

Mặc dù trong bối cảnh tình hình kinh tế và thị trường thế giới hiện nay có nhiều biến động, hoạt động thương mại của nước ta cũng phải chịu tác động không nhỏ, nhưng với sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Đảng uỷ và Lãnh đạo, Viện Nghiên cứu thương mại cùng với sự nổ lực của các tập thể cá nhân cán bộ viên chức lao động đã hoàn thành tốt toàn bộ mặt công tác.

Trải qua 38 năm xây dựng và phát triển Viện đã đạt được nhiều thành tựu chủ yếu như: nghiên cứu khoa học, đào tạo trên đại học, hợp tác quốc tế… đóng góp xứng đáng cho hoạt động nghiên cứu, xây dựng chiến lược, chính sách, cơ chế quản lý thương mại, quy hoạch phát triển chiến lược và thực hiện các hoạt động thông tin đào tạo và tư vấn thương mại Vì vậy, Viện Nghiên cứu Thương mại có ý nghĩa rất lớn trong Bộ Công Thương cũng như đóng góp vào sự phát triển thương mại và kinh tế của cả nước Thấy được vai trò, tầm quan trọng và đặc điểm của Viện như vậy, báo cáo thực tập của em xin đề cập đến những khía cạnh nội dung như sau:

Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của ViệnChương 2: Tình hình hoạt động của Viện Nghiên cứu Thương mại giai đoạn

2005 đến 2008

Chương 3: Mục tiêu phương hướng hoạt động, giải pháp phát triển của Viện

Trang 2

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA ASEAN free trade Area Khu vực mậu dịch tự

WTO World trade organization Tổ chức thương mại thế giới

CHƯƠNG 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CƠ CẤU TỔ CHỨC,CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện

Trang 3

Viện Nghiên cứu thương mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học

trực thuộc Bộ Công Thương, nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu khoahọc quốc gia được thành lập theo Quyết định số 721/TTg của thủ tướng Chính

phủ ngày 8/11/1995 trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh tế Kĩ thuật Thương mại và Viện Kinh tế Đối ngoại mà tiền thân là:

 Viện Kinh tế Kĩ thuật Thương nghiệp ( 1971- 1982 )  Viện Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Vật tư ( 1983 – 1991 )  Viện Kinh tế Kĩ thuật Thương mại ( 1992 – 1995 )

Từ khi thành lập cho đến nay, Viện nghiên cứu Thương mại đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách, đồng thời đạt được rất nhiều thành tựu, có thể kể đến như sau:

1.1.1 Nghiên cứu khoa học:

Trong quá trình phát triển, Viện đã tiến hành nghiên cứu rất nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp Bộ, đã nghiên cứu và cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách và cơ chế quản lý thương mại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp khoa học và công nghệ của ngành thương mại phát triển Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về khoa học và công nghệ và thực hiện định hướng chiến lược và kế hoạch khoa học công nghệ 2005-2008 của Bộ thương mại, thời gian 2005-2008, Viện Nghiên cứu thương mại đã thực hiện 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 1 dự án cấp Nhà nước, 85 đề tài/dự án khoa học cấp Bộ, khai thác và phối hợp thực hiện khoảng 30 dự án quy hoạch thương mại và quy hoạch chợ cho các tỉnh/thành phố trong cả nước Các đề tài khoa học công nghệ các cấp do Viện thực hiện đã cung cấp các luận cứ khoa học, thiết thực cho việc xây dựng luật pháp đổi mới chính sách và các cơ chế phát triển thương mại nội địa, phát triển xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thương mại bền vững gắn với bảo vệ môi trường… nhiều quan điểm, chính sách và kiến nghị của Viện đề xuất đã

Trang 4

được Đảng và Nhà nước chấp nhận và được thực tiễn kiểm nghiệm tính khoa học, đúng đắn và sáng tạo.

1.1.2 Đào tạo trên đại học

Viện được giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học theo Quyết định số 915/TTg ngày 10/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 6214/GD-ĐT ngày 27/12/1996 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyên ngành đào tạo: Kinh tế, quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, mã số: 5.02.05 Thực hiện Quyết định102/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SDH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo ngày 10 tháng 01 năm 2005 về việc chuyển đổi mã ngành đào tạo, từ ngày 10/01/2005, Viện đào tạo tiến sĩ, chuyên ngành Thương Mại, mã số: 62.34.10.01

1.1.3 Về công tác thông tin tư vấn và các công tác khác

Viện là cơ quan tham vấn của lãnh đạo Bộ thương mại, tư vấn cho các sở Thương mại trong cả nước và trong công tác quy hoạc phát triển thương mại, xây dựng chiến lược Xuất khẩu, tư vấn các vấn đề về chính sách thương mại và đầu tư của Việt Nam và các nước khác, các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế… cho các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân cả trong và ngoài nước.Thư viện nghành thương mại được đặt tại Viện Nghiên cứu Thương mại, đang được hiện đại hóa và điển tử hoá để phục vụ tốt cho nhu cầu về thông tin thương mại của các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân.

1.1.4 Về hợp tác quốc tế

Công tác hợp tác quốc tế về nghiên cứu khao học, đào taọ và trao đổi thông tin của Viện không ngừng được mở rộng Viện nghiên cứu thương mại là một địa chỉ tin cậy trong số các thể chế hỗ trợ thương mại (TSIs) của Việt Nam, là các đối tác bình đẳng của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC/ UNCTCAD/ WTO), Viện khoa học xã hội Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), các viện và các trường đại học của Ôxtrâylia, Ấn độ, Nga…

Trang 5

1.2 Cơ cấu tổ chức của Viện

Cơ cấu tổ chức của Viện gốm:

Lãnh đạo Viện Nghiên cứu thương mại: Viện trưởng PGS.TS Nguyễn Văn

Lịch và các phó viện trưởng.

Các đơn vị thuộc Viện nghiên cứu Thương mại:

+ Ban nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại

+ Ban nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại + Ban nghiên cứu Thị trường

+ Ban nghiên cứu Thương mại Môi trường + Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo + Phòng Hợp tác Quốc tế

+ Phòng Thông tin tư liệu

+ Phòng Nghiên cứu phát triển dự án + Văn phòng

+ Phòng Tài chính kế toán

+ Phân viện nghiên cứu thương mại tại TP.HCM + Trung tâm tư vấn và đào tạo Kinh tế Thương mại

Trong đó chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị như sau:

Ban nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại:

Chức năng nhiệm vụ của Ban:

+ Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại.

+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại các vùng, địa phương và quốc gia theo đề tài, dự án khoa học do Bộ hoặc cơ quan yêu cầu.

Cơ cấu tổ chức:

Trang 6

Cơ cấu tổ chức của ban gốm 5 cán bộ khoa học trong đó có 1 PGS.TS, 1 thạc sĩ và 03 cử nhân thực hiện tổ chức hoat động nghiên cứu thương mại và phát triển; phát triển thị trường và thương mại quốc tế và trong nước.

Ban nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại:

Chức năng:

Nghiên cứu về chính sách và cơ chế quản lý thương mại, tiến trình đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý thương mại để thực hiện nhiệm vụ do Bộ thương mại và Viện giao.

Nhiệm vụ:

Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hoàn thiện

chính sách & cơ chế quản lý thương mại.

+ Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học trong tiến tình đổi mới và hoàn

thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại.

+ Tư vấn và thực hiện các dịch vụ về hoạch định chính sách và cơ quan

quản lý thương mại.

+ Nghiên cứu chính sách phát triển thương mại nội địa, thương mại quốc

tế và hội nhập.

Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại có 7 cán bộ nghiên cứu khoa học, trong đó có 2 tiến sỹ và 2 thạc sĩ và 2 cử nhân kinh tế và luật, 1 NCS đang học tập và nghiên cứu ở nước ngoài.

- Lãnh đạo ban: Gồm: trưởng Ban và phó trưởng Ban và 5 nghiên cứu viên - Nghiên cứu các vấn đề như sau:

+ Chính sách phát triển ngành hàng tư liệu sản xuất, công nghiệp tiêu dùng, hàng nông sản…

Trang 7

+ Chính sách hội nhập kinh tế khu vực và thế giới + Cơ chế quản lý thương mại

+ Chính sách phát triển thương mại với thị trường ngoài nước (Mỹ, EU, ASEAN) + Nghiên cứu lý luận vàp phương pháp luận về xây dựng và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại.

Ban nghiên cứu thị trường.

Chức năng, nhiệm vụ của Ban

- Nghiên cứu các vấn đề về thị trường hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung– cầu, xu hướng phát triển thị trường trong nước và quốc tế.

- Nghiên cứu và đánh giá các chính sách trong nước và quốc tế đối với từng mặt hàng, từng thị trường cụ thể.

- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến thị trường trong và ngoài nước.

- Là đầu mối phối hợp với các cơ quan hữu quan ngoài việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại, thị trường trong nước và quốc tế.

- Tư vấn thị trường cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.

Cơ cấu tổ chức

Ban nghiên cứu thị trường gốm 9 thành viên, trong đó có 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 4 cử nhân Lãnh đạo Ban gồm: 1 trưởng ban và 2 phó trưởng ban, 6 nghiên cứu viên Ban nghiên cứu thị trường hình thành các nhóm nghiên cứu theo đối tượng nghĩa là thị trường hàng hoá và dịch vụ, các phân nhóm hàng hoá, dịch vụ; theo khu vực địa lý là thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường từng nước và thị trường nội địa.

Ban nghiên cứu Thương mại Môi trường

Ban nghiên cứu thương mại môi trường gồm có 10 thành viên, 1 trưởng ban và 1 phó trưởng ban, trong đó có 3 thạc sỹ và 7 cử nhân kinh tế.

Ban nghiên cứu thương mại môi trường có các chức năng sau đây:

Trang 8

- Nghiên cứu các vấn đề thương mại môi trường liên quan đến hoạt động thương mại trong nước và quốc tế của Việt nam.

- Tư vấn về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động thương mại trong nước và quốc tế.

- Là đầu mối trong việc phối hợp với các cơ quan hữu quan ngoài viện nghiên cứu các vấn đề thương mại môi trường.

Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo

Chức năng, nhiệm vụ

Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo thuộc Viện nghiên cứu Thương mại có chức năng tham mưu, giúp Viện trưởng về công tác quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của Viện.

Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo có các nhiệm vụ quyền hạn sau: - Xây dựng phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch nghiên cứư khoa học và

đào tạo của Viện.

- Đề xuất với Viện trưởng phương án tổ chức, bố trí, điều hoà các nguồn lực để thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và đào tạo của Viện - Chuẩn bị nội dung, tổ chức các cuộc họp của Hội đồng khoa học, Hội

đồng đào tạo chuyên ngành để xác định, lựa chọn và đánh giá nội bộ các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các đề tài luận án tiến sĩ cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học – đào tạo của Viện.

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề tài đúng tiến độ và các quy chế về quản lý khoa học do nhà nước ban hành.

- Quản lý các hoạt động đào tạo của Viện Tổ chức và quản lý các khoá đào tạo sau đại học theo đúng quy chế của nhà nước.

- Thực hiện các quan hệ công tác với các cơ quan quản lý cấp trên, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến công tác quản lý khoa học và đào tạo của Viện.

Trang 9

- Quản lý các cán bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật của phòng theo sự phân cấp quản lý của Viện, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác quản lý khoa học và đào tạo của Viện.

- Được sử dụng cơ sở vật chất – kĩ thuật của Viện phục vụ cho hoạt động quản lý khoa học và đào tạo; được chủ động khai thác và sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ khác ngoài nguồn kinh phí nhà nước cấp theo

Tổ chức các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, trao đổi thông tin khoa học, thương mại với các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học ngoài nước.

Nhiệm vụ

Phòng hợp tác quốc tế có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các khu vực thị trường và các nước nhằm phát triển thương mại Việt Nam - Tổ chức hoạt động hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, các doanh

nghiệp và các nhà khoa học để phát triển hợp tác quốc tế về kinh tế thương mại - Tư vấn và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu hợp tác quốc tế.

Cơ cấu tổ chức

- Hiện phòng chỉ có 1 cán bộ phụ trách chung các vấn đề sau:

 Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế và các viện khoa học khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các nước và các tổ chức như ASEAN, diễn đàn APEC, ASEM…

Trang 10

 Nghiên cứu hợp tác quốc tế với các nước, khu vực thị trường Châu Úc, Châu Phi.

 Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Âu và ITC.

 Nghiên cúu hợp tác quốc tế khu vực Châu Mỹ, hoạt động của các tổ chức WTO, WB, ADB.

Phòng Thông tin tư liệu

Chức năng

Tổ chức và thực hiện hoạt động thông tin thư viện và ngân hàng dữ liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu của Bộ thương mại, Viện Nghiên cứu Thương mại và các tổ chức có liên quan; hợp tác nghiên cứu trao đổi thông tin khoa học thương mại và các nhà khoa học; các tổ chức thông tin trong và ngoài nước.

Nhiệm vụ

- Tổ chức bổ sung và khai thác có hiệu quả các tư liệu, tài liệu chuyên ngành thương mại trong và ngoài nước thông qua hệ thống thư viện; xây dựng thư viện điện tử nhằm đáp ứng thông tin thư viện trong điều kiện mới.

- Là đầu mối cập nhật trang tin về các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thương mại của Bộ Công Thương.

- Cung cấp thông tin thường xưyên hoặc đột xuất theo yêu cầu Phát hành kỉ yếu khoa học giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Thương mại Phát hành các ấn phẩm thông tin tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu của các cơ quan chức năng thuộc Bộ, viện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Tổ chức ngân hàng dữ liệu, trao đổi thông tin với các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Trang 11

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt đông công nghệ thông tin, thương mại điện tử và tổ chức hoạt động thông tin phục vụ ngành thương mại.

Cơ cấu tổ chức

- Lãnh đạo phòng: gồm trưởng phòng và phó trưởng phòng - Các nhóm chuyên môn:

+ Nhóm 1: Nhóm thư viện: Bổ sung, quản lý và khai thác các tài liệu trong và ngoài nước phục vụ cho công tác nghiên cứu của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Viện và các nghiên cứu viên trong Viện; tổ chức giới thiệu sách mới; tóm tắt nội dung tài liệu theo yêu cầu; Cung cấp các bản sao tài liệu gốc.

+ Nhóm 2: Nhóm tư liệu: Cung cấp những tài liệu, tư liệu cần thiết theo yêu cầu của Lãnh đạo; Lập hệ thống hồ sơ tư liệu về tình hình kinh tế, xã hội đặc biệt là các vấn đề về phát triển kinh tế; thương mại trong nước, các nước và các khu vực trong thị trường ngoài nước và trên thế giới.

+ Nhóm 3: Nhóm ấn phẩm: Tập hợp các công trình nghiên cứu khoa học về thương mại, tổ chức kỷ yếu giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học ngành thương mại; Huy động thông tin từ mọi nguồn trong và ngoài viện, chịu trách nhiệm về việc tổ chức và biên soạn các ấn phẩm định kỳ, các chuyên đề về thị trường, hàng hoá, các chính sách phát triển thương mại trong và ngoài nước.

+ Nhóm 4: Nhóm công nghệ thông tin: Tổ chức cơ sở dữ liệu và cập nhật các thông tin cần thiết theo yêu cầu của lãnh đạo; Quản lý hệ thống mạng LAN của Viện nghiên cứu thương mại; Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và khai thác nguồn thông tin; Quản lý và cập nhật trang tin về kết quả nghiên cứu khoa học các đề nghiên cứu khoa học của Bộ Công thương: http: //www.moit.gov.vn/khoa hoc.

Phòng Nghiên cứu phát triển dự án

Trang 12

Chức năng

- Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Viện trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến các dự án hợp tác và liên kết thuộc chức năng và nhiêm vụ của Viện với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;

- Nghiên cứu và phát triển các dự án hợp tác và liên kết của Viện với các đối tác trong và ngoài nước;

- Tư vấn, tham mưu cho Lãnh đạo Viện về công tác quản lý các dự án hợp tác và liên kết của Viện;

- Thực hiện các dự án của Viện khi được Lãnh đạo Viện phân công

Nhiệm vụ

- Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về xúc tiến các dự án hợp tác và liên kết với các đối tác trong và ngoài nước theo định hướng phát triển các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện lãnh đạo Viện phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến các dự án theo chương trình, kế hoạch đã được lãnh đạo Viện phê duyệt.

- Nghiên cứu và đề xuất phát triển các dự án hợp tác và liên kết của Viện cho Lãnh đạo Viện

- Tổ chức phát triển các dự án của Viện đã được lãnh đạo viện phê duyệt - Tư vấn và giúp lãnh đạo viện trong việc quản lý các dự án hợp tác và

liên kết của Viện đảm bảo chất lượng, thời gian và hiệu quả kinh tế; - Chủ trì thực hiện các dự án được lãnh đạo Viện giao

- Tổ chức các mối quan hệ công tác giữa phòng với các đơn vị, cá nhân thuộc Viện trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến, nghiên cứu phát triển và quản lý thực hiển các dự án của Viện phù hợp với chức năng, nhiêm vụ và năng lực của từng đơn vị, cá nhân.

Trang 13

Văn phòng

- Gồm có 8 người: 1 PGS.TS, 3 thạc sĩ, 4 cử nhân.

- Thực hiện chức năng tham mưu giúp Viện trưởng về các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng cơ bản, hành chính, quản trị, công tác đối nội đối ngoại theo quy định về lề lối làm việc của Viện.

- Tổng hợp và giúp Viện trưởng trong việc phối hợp các hoạt động của Viện đúng quy định về lề lối và quan hệ công tác trong Viện.

- Giúp Viện trưởng tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, duy trì việc thực hiện các chế độ chính sách, luật lao động… trong Viện.

Phòng tài chính kế toán

Chức năng

- Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện trong công tác xây dựng dự toán thu chi hàng năm đối với từng loại nguồn kinh phí.

- Báo cáo thường xuyên, kịp thời cho Lãnh đạo tình hình sử dụng kinh phí tại Viện Tư vấn, đề xuất với lãnh đạo Viện trong việc tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động cũng như việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Nhiệm vụ:

- Thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về nguồn vốn, nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành từ các nguồn khác nhau và tình hình sử dụng các khoản vốn, kinh phí và nguồn thu khác phát sinh ở Viện theo đúng đối tượng, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác các hoạt động kinh tế phát sinh tại Viện vào sổ sách kế toán theo đúng nguồn kinh phí.

Trang 14

- Kiểm tra giám sát tình hình chấp hành dự toán thu chi, tình hình thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản tại các đơn vị thuộc Viện, tình hình chấp hành kỉ luật thu, chi, nộp, kỷ luật thanh toán, tín dụng và các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh phí.

- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán, quyết toán của đơn vị cấp dưới - Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản

lý cấp trên và các cơ quan tài chính; tổ chức phân tích tình hình thực hiện dự toán để cung cấp thông tin kịp thời chính xác và trung thực, phục vụ cho việc quản lý điều hành của lãnh đạo Viện, công khai tài chính theo chế độ quy định.

Quyền hạn

- Phòng tài chính Kế toán được chủ động giải quyết các công việc trong phạm vi hoạt động nghiệp vụ của mình theo Luật kế toán hiện hành - Được Viện tạo điều kiện sử dụng các phương tiện và điều kiện làm việc

thuận lợi.

Phân viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ ChíMinh

- Phân viện Nghiên cứu Thương mại tại TP Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Viện, là tổ chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo giúp Viện trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển, chính sách, cơ chế quản lý, xúc tiến thương mại, đào tạo và dịch vụ… của Viện tại các tỉnh phía Nam.

Trang 15

- Tổ chức của phân Viện bao gồm có Phân viện trưởng, các phó viện trưởng và các nghiên cứu viên có trình độ đại học và trên đại học Ngoài ra, phân viện còn có đội ngũ cộng tác viên bao gồm các nhà kinh tế ở trong và ngoài ngành đang công tác tại TP Hồ Chí Minh.

Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại

Nhiệm vụ

- Nghiên cứu và tổ chức áp dụng kết quả nghiên cứu các vấn đề về kinh tế đối ngoại: thị trường, mặt hàng chính sách và cơ chế quản lý, vận dụng kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế vào việc gép mối, cung cấp thông tin nhằm xúc tiến các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ giữa các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.

- Thực hiện công tác tư vấn về hoạt động kinh tế đối ngoại cho các cơ quan và các doanh nghiệp có nhu cầu.

- Tổ chức báo cáo chuyên đề, hội thảo về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại.

Cơ cấu tổ chức

Bao gồm: giám đốc, phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ; Phòng tổng hợp; phòng nghiên cứu triển khai; Phòng Đào tạo; Phòng tư vấn và hợp tác phát triển.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI

Trang 16

1.3 Chức năng của Viện

Viện nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên cứu những vấn đề khoa học thương mại, chính sách và cơ chế phát triển thương mại, nghiên cứu tình hình thị trường trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng phát

Trang 17

triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ thế giới cũng như của Việt Nam, nghiên cứu các vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam… tổ chức đào tạo trên đại học, đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cấp về trình độ và cung cấp các dịch vụ tư vấn và thông tin thương mại.

1.4 Nhiệm vụ của Viện

- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phuc vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại và thị trường;

- Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại; nghiên cứu kinh tế và thương mại thế giới, các tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của Việt Nam;

- Nghiên cứu và dự báo về thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ trong nước và quốc tế; về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; những vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường của Việt Nam;

- Tổ chức đào tạo trên đại học chuyên ngành kinh tế thương mại; về nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ thông tin và ngoại ngữ cho cán bộ thương mại.

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn chất lượng cao cho các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân cả trong và ngoài nước về những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của Viện; Hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi thông tin khoa học thương mại với các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học,…

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠIGIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN 2008

Ngày đăng: 03/09/2012, 09:32

Hình ảnh liên quan

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT - Tình hình hoạt động của Viện Nghiên cứu Thương mại giai đoạn 2005 đến  2008.DOC
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan