Phát triển dòng phim lịch sử việt nam

60 713 0
Phát triển dòng phim lịch sử việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dòng phim lịch sử Việt Nam là một dòng phim rất tiềm năng nhưng chưa được khai thác và quản lý hiệu quả. Bằng các phân tích về tình hình thực trạng phim lịch sử Việt Nam, tiểu luận đã đưa ra các biện pháp Marketing Mix phù hợp hơn để phát triển dòng phim này tại thị trường Việt Nam.

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING: CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÁT TRIỂN DÒNG PHIM LỊCH SỬ VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Tuấn Anh Sinh viên thực hiện : Nhóm THE SUN Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI - 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghệ thuật thứ 7 ra đời đã chi phối và ảnh hưởng đến đời sống xã hội bởi tác phẩm điện ảnh là bức tranh thu nhỏ chứa đựng trong đó hình ảnh về lịch sử, văn hóa và đời sống của mỗi quốc gia. Nền điện ảnh Việt Nam những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc. Nhiều bộ phim không chỉ được biết đến rộng rãi trong nước mà còn được phát sóng tại một số quốc gia trên thế giới. Đặc biệt hơn có những bộ phim đã được chọn để tham dự các Liên hoan phim quốc tế. Tuy có nhiều khởi sắc nhưng Điện ảnh Việt Nam vẫn còn trống những bộ phim về đề tài lịch sử. Việc phát triển thị trường phim lịch sử, cổ trang không chỉ để quảng bá thương hiệu quốc gia, mà nó còn là kênh truyền bá lịch sử hữu hiệu nhất đến mọi tầng lớp người dân. Bên cạnh đó là một cách gián tiếp giới thiệu lịch sử Việt Nam với Thế giới. Đây không phải là một sáng kiến mới lạ vì nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng điện ảnh như một công cụ hữu hiệu để quảng bá về hình ảnh đất nước, con người cũng như văn hóa, lịch sử của đất nước mình. Và thực tế đã chứng minh sức ảnh hưởng của dòng phim lịch sử tác động như thế nào đến hiểu biết lịch sử của con người. Sự bành trướng của dòng phim lịch sử, cổ trang của Trung Quốc, Hàn Quốc đã khiến cho cả thế giới phải thán phục. Nhờ có dòng phim này mà văn hóa, lịch sử của 2 quốc gia này trở nên “ thân thuộc” trên thế giới. Khi nàng Dae Jang Geum được phát sóng lần đầu tiên năm 2003, bộ phim đã tạo nên một cơn “sốt” không chỉ tại Châu Á mà trên toàn thế giới – những nơi bộ phim được phát sóng. Bộ phim đã tạo nên một kỷ lục về tỉ suất người xem với 57,1% [1] người xem trong lần phát sóng đầu tiên tại Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Bắc Mỹ. Sau khi bộ phim kết thúc, tổng số khách du lịch đến với Hàn Quốc cũng tăng mạnh đến mức Chính phủ Hàn Quốc phải mở cửa trường quay bộ phim này để đón khách thăm quan, bởi số lượng khách du lịch quốc tế đến Hàn Quốc yêu cầu được đến xem tân nơi “nàng Dae Jang Geum” sống và làm việc ngày một nhiều hơn. Vậy là chỉ với 1 bộ phim, Hàn Quốc đã không chỉ có thể quảng bá thương hiệu quốc gia, giới thiệu văn hóa của mình ra thế giới, truyền bá lịch sử đất nước cho người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế mà còn làm được một việc lớn khác đó là thu hút du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Qua ví dụ trên có thể thấy nếu có những bộ phim lịch sử, cổ trang hay thì chúng ta cùng một lúc thực hiện được nhiều việc, thu về nhiều điều lợi trực tiếp và gián tiếp từ bộ phim đó. 2 Theo thống kê thì Việt Nam hiện nay có khoảng 50 [1] hãng phim của nhà nước và tư nhân đang hoạt động vậy nhưng kể cả những Hãng phim và Đài truyền hình thuộc hệ thống Nhà nước cũng không mấy mặn mà với việc sản xuất một bộ phim lịch sử dân tộc bởi còn nhiều những nguyên nhân ? Thật vậy, nếu nhìn vào nền điện ảnh Việt Nam mà cụ thể là dòng phim lịch sử, cổ trang sẽ thấy số lượng phim này còn quá ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.Điện ảnh là kênh công cụ hữu hiệu để truyền bá văn hóa, lịch sử cho mọi thế hệ tuy nhiên người Việt hiện nay đang biết đến lịch sử của Trung Quốc, Hàn Quốc qua phim ảnh nhiều hơn lịch sử nước nhà. Đặc biệt ở tầng lớp giới trẻ, thể hiện qua kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học môn lịch sử vài năm trở về đây đã minh chứng cho thấy điều này. "Lịch sử là hồn phách, là cái gốc hình thành con người, hiểu lịch sử để tự hào về nguồn gốc của mình, khơi dậy tính tự tôn, niềm tự hào dân tộc". Nếu như những bài học khô khan gói gọn trong trang sách mà được thay thế bằng những đoạn phim ngắn giới thiệu về lịch sử làm công cụ trực quan sinh động qua các phương tiện giải trí, truyện tranh, phim ảnh thì có lẽ sẽ cũng có nhiều người biết, thuộc và yêu lịch sử. Số lượng sản xuất phim lịch sử, cổ trang của Việt Nam còn ít, đầu ra thị trường gặp nhiều khó khăn do sức hấp dẫn, thị hiếu hiện tại. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và một phần lời giải vì sao ? 3 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một đất nước có rất nhiều câu chuyện lịch sử, bề dày lịch sử đấu tranh của dân tộc. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế chúng ta cần phải tăng cường quảng bá văn hóa lịch sử với các nước trên thế giới. Thế giới cần phải hiểu Việt Nam hơn những gì chúng ta đang thể hiện. Trên thực tế việc quảng bá văn hoá bằng phim ảnh nhanh và hiệu quả hơn các hình thức khác. Nhưng thực tế cho thấy dòng phim lịch sử của chúng ta chưa phát triển, gần đây xuất hiện một số dòng phim lịch sử nhưng còn manh nha và không thật sự nổi bật, thậm chí là không được đón nhận. Bên cạnh đó chúng ta đã quá quen với câu chuyện người Việt rành lịch sử, văn hóa Trung Quốc hơn lịch sử, văn hóa nước nhà. Đó là điều dễ hiểu bởi suốt một thời gian dài, chúng ta đã vô tình quảng bá, tuyên truyền không công cho quốc gia này với việc trình chiếu một khối lượng phim Trung Quốc rất lớn. Bên cạnh đó sau khi điện ảnh Việt Nam chiếu phim về nàng Dae Jang Geum đã kéo theo sự xâm nhập của hệ thống nhà hàng Hàn Quốc tại Việt Nam. Vậy là cả 2 khía cạnh lịch sử và văn hóa, điện ảnh Việt Nam bị lép vế ngay tại sân nhà và vô hình chung chính điện ảnh nước ta đang tuyên truyền cho tinh thần dân tộc, văn hóa và lịch sử của dân tộc khác, trong khi đó công cụ truyền thông về văn hóa, di sản và lịch sử hữu hiệu nhất khi mà quá 2/3 người dân Việt Nam đều phụ thuộc thông tin từ truyền hình thì lại bị bỏ trống. Muốn thay đổi điều này chẳng có cách nào khác là Việt Nam cũng phải có một ngành sản xuất phim lịch sử xứng tầm, đáp ứng nhu cầu trong nước để khỏa lấp thị trường bị bỏ ngỏ cho các phim lịch sử, cổ trang nước ngoài như thời gian qua. Dựa vào nhu cầu thiết yếu đó nhóm chúng tôi đã quyết định đưa ra những chiến lược marketing để phát triển dòng phim lịch sử Việt Nam. Bài tiểu luận của chúng tôi gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về thị trường Phần 2: Thực trạng kinh doanh và hiện trạng hoạt động Marketing Phần 3: Chiến lược và sơ lược kế hoạch Marketing 4 PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN Dương Thị Hoa - A15867 - Đặt vấn đề, lời mở đầu, chiến lược sản phẩm, tổng hợp word, làm slide, thuyết trình. Hà Thúy Quỳnh - A17587 - Thực trạng kinh doanh và hiện trạng hoạt động marketing, chiến lược giá, thuyết trình, làm slide. Tạ Thị Hằng - A13866 - Tổng quan về thị trường, phân đoạn thị trường, chọn thị trường mục tiêu, định vị, chiến lược phân phối Nguyễn Thị Vân - A17126 - Mục tiêu kinh doanh, phân tích cạnh tranh, phân tích cơ hội và thách thức, chiến lược xúc tiến ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN Họ và tên Đánh giá Thang điểm • - Dương Thị Hoa (nhóm trưởng) Hoàn thành tốt công việc của nhóm trưởng 110% • - Hà Thúy Quỳnh Có trách nhiệm trong công việc nhóm, hoàn thành tốt phần việc của mình. Đóng góp tốt cho bài nhóm. 110% • - Tạ Thị Hằng Nộp bài đúng thời hạn, kết quả làm việc nhóm chưa được tốt, trách nhiệm chưa cao với phần công việc của mình. 90% • - Nguyễn Thị Vân Nộp bài đúng thời hạn, kết quả làm việc nhóm chưa được tốt, trách nhiệm chưa cao với phần công việc của mình. 90% MỤC LỤC 5 WEB THAM KHẢO [1]: http://www.baomoi.com/Lam-phim-lich-su-co-trang-can-nhung-gi/132/6337307.epi [2]: http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=67316&sitepageid=45 [3]: http://www.tinmoi.vn/my-nu-co-trang-tren-man-anh-viet-qua-cac-the-he- 08637568.html [4]: http://www.baomoi.com/Coi-50-ty-la-to-thi-kho-lam-phim-lich-su- am/132/4539560.epi [5]: http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Chuyen-lo-lai-cua-phim-Viet/55155256/399/ [6]: http://www.baodienbienphu.info.vn/v%C4%83n-h%C3%B3a/gian-nan-ph%C3%A1t- h%C3%A0nh-phim-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD [7]: http://home.giaiphapmarketing.com/?p=299#about [8]: http://www.baomoi.com/Di-tim-giai-phap-khoi-phuc-lai-vi-the-cua-phim- Viet/132/8960864.epi [9]: http://www.baomoi.com/Phim-Han-Quoc-Trung-Quoc-%C4%91o-bo-len-song- truyen-hinh-Viet-Nam/132/9144816.epi 6 [10]: http://laodong.com.vn/Van-hoa/Nhin-tu-luong-phim-nhap-ngoai/81434.bld [11]: http://vietbao.vn/Van-hoa/Hoat-hinh-loi-ra-cho-phim-lich-su-Viet- Nam/40068381/181/ [12]: http://nld.com.vn/20120828110621830p0c1020/dung-do-loi-cho-thi-hieu.htm [13]: http://vi.wikipedia.org http://www.thegioidienanh.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=5926:thc-trng-va-gii-phap-y-mnh-hot-ng-phat- hanh-ph-bin-phim-giai-on-2012-2015&catid=35:dien-anh&Itemid=34 [14]: http://www.baomoi.com/Phim-truyen-hinh-Cuoc-chay-dua-tuot- doc/132/2990624.epi [15]:http://hoidoanhnhan.vn/news_detail_hdn.php?id=7848 [16]:http://sogtvt.angiang.gov.vn/wps/portal/! ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwMLJ2dnA0_vIAtDXz9 3I3cDQ_2CbEdFAIOx64c!/? WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sogtvt/sogtvtsite/tintucsukien/dttuan/c anuocco72kenhth [17]:http://www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/van-hoa/tin-chung/r-p-chi- u-phim-ngh-ch-l-t-nh-l-1.361076?mode=print [18]:http://hoidoanhnhan.vn/news_detail_hdn.php?id=7848 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG I.1.1. Khái niệm: Phim lịch sử Việt Nam là những bộ phim có nội dung xoay quanh các sự kiện đã diễn ra thực tế hoặc hư cấu trong thời gian thuộc về quá khứ, xoay quanh các vấn đề mang đậm yếu tố lịch sử hoặc các vấn đề về đời sống văn hóa thường ngày của dân tộc ta thời kì trước đây. Theo nhà biên kịch Lâm Tây Bình (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện ảnh Quảng Tây) thì có 3 thể loại (3 cách) phản ánh lịch sử. Loại thứ nhất là người thật việc thật. Nghĩa là nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử như thế nào thì phản ánh như thế, không được bịa ra. [1] Có nghĩa là phải trung thành tuyệt đối với lịch sử. Tuy vậy, sự thật lịch sử cũng chỉ chiếm 70%, còn 30% để cho sáng tạo. Phim Khổng Tử được làm theo nguyên tắc này. Đây là thể loại đòi hỏi tính nghệ thuật cao, tốn kém về kinh phí và có giá trị “để đời”. Loại phim này Nhà nước phải đầu tư thì mới làm được. Vốn sản xuất của phim 7 Khổng Tử là 100 triệu tệ nhưng thu về được 230 triệu tệ. Phim Thành Cát Tư Hãn cũng ở loại hình này. Loại thứ hai là nửa thật nửa giả: Có nhân vật lịch sử thật nhưng sự kiện, sự việc có thể hư cấu hoặc sự kiện có thật nhưng nhân vật hư cấu. Loại phim này chỉ có 30% là sự thật có trong lịch sử, còn 70% là hư cấu và sáng tạo của nghệ sĩ. Loại phim này cốt truyện quan trọng hơn sử liệu, đòi hỏi cốt truyện phải hay, phải có không khí lịch sử, đặc điểm lịch sử của thời đó và cũng phải thỏa mãn người xem, ví dụ phim Quan Vân Trường. Đây là thể loại kết hợp giữa nghệ thuật và thị trường. Loại thứ ba là các sự kiện và nhân vật đều hư cấu: Ở loại hình này, các nhà làm phim có thể thỏa sức tung hoành. Chỉ có một phần sự thật lịch sử, còn 9 phần là hư cấu. Phim thần thoại, võ nghệ, viễn tưởng, phim kinh dị ma quái, phim gây cười… thuộc thể loại này. Mọi sáng tạo đều phải theo “gu” phục vụ thị trường. Chủ yếu là không khí hài, vui. Mượn cổ nói kim, mượn chuyện cổ để nói những chuyện mà người hiện tại quan tâm, ca ngợi cái thiện, phê phán cái ác. Các nhà làm phim Trung Quốc đa phần thích lối sáng tác này. Điều quan trọng ở cả 3 loại hình phim lịch sử trên là vai trò của chỉ đạo nghệ thuật - phải biết định vị được phương hướng nghệ thuật, xem bộ phim đó thuộc loại nào để xử lý mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu. Dựa trên tư liệu lịch sử là chính hay hư cấu là chính? Đề cao giá trị thị trường hay giá trị nghệ thuật? Và việc chọn đề tài cũng rất quan trọng. I.1.2. Tính năng và đặc điểm nổi trội: - Mục đích của thể loại phim lịch sử Việt Nam là nhằm truyền bá lịch sử, văn hóa. tư tưởng và thẩm mĩ của người Việt xưa tới khán giả. Phim mang lại cho người xem những hiểu biết nhất định về quá khứ của dân tộc, về những phong tục tập quán sinh sống, những nét văn hóa cổ của người Việt, về lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc chống giặc ngoại xâm từ thời vua Hùng cho đến thời kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Từ đó ít nhiều nhằm tôn vinh và ca ngợi con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đồng thời quảng bá tới toàn thế giới về phong tục tập quán cũng như lịch sử hào hùng của dân tộc. - Nội dung những bộ phim dựa trên những yếu tố lịch sử thông qua các văn kiện lịch sử do cha ông ghi chép lại nhằm tái hiện cho con cháu biết cuộc sống của cha ông ta bao đời nay, cũng như hiểu về văn hóa lịch sử dân tộc. 8 - Phim mang tính hiện thực, ít yếu tố gây cười, xoáy sâu vào tính giáo dục, khiến cho người xem có cảm giác khá nặng nề sau mỗi lần xem. - Bối cảnh phim không hoành tráng, ít sử dụng công nghệ, nội dung khô khan dễ gây nhàm chán cho người xem. - Số lượng phim thể loại lịch sử so với các thể loại khác trên thị trường phim Việt hiện giờ là khá ít ỏi và khan hiếm. Trên thị trường phim ảnh Việt Nam có thể coi là rất hiếm hoi dòng phim lịch sử của Việt Nam I.2. Môi trường kinh doanh (vĩ mô), cung cầu và tình hình cạnh tranh chung: I.2.1. Môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô là môi trường bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, có tác động tới môi trường vi mô và các quyết định của toàn doanh nghiệp. Ở đây, môi trường vĩ mô chính là những yếu tố bên ngoài, tác động tới quá trình làm và sản xuất ra phim nói chung và phim lịch sử Việt Nam nói riêng, bao gồm: - Môi trường chính trị, luật pháp: yếu tố chính trị luật pháp ở một đất nước luôn là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định hướng đi của doanh nghiệp. Đối với khía cạnh làm phim và nhất là những bộ phim có nội dung nói về lịch sử thì càng phải cực kì chú ý. Bởi nó có tác động rất lớn tới suy nghĩ, lối sống và văn hóa của người dân. Phim có thể hư cấu do thiếu thông tin, nhưng tuyệt đối không được phép hư cấu làm sai lệch nhận thức của người dân về Đảng và chính trị nước ta, về tư tưởng yêu nước đoàn kết của cả một dân tộc hay về hình ảnh những anh hùng cách mạng trong suốt các thời kì kháng chiến của đất nước. Không được mang tư tưởng tuyên truyền phản động. Bên cạnh đó nhà nước cũng khuyến khích phát triển dòng phim Việt Nam và đặc biệt là phim lịch sử. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dòng phim lịch sử. Nhà nước đã ra những bộ luật quy định cũng như khuyến khích phát triển điện ảnh Việt Nam, nhưng chế tài chưa đủ mạnh, chưa quan tâm đầy đủ nên phim lịch sử ở nước ta vẫn chưa được phát triển. - Môi trường văn hóa xã hội: yếu tố thứ hai có tác động không nhỏ tới sự sống còn của những bộ phim đó là văn hóa nhận thức của người dân. Dân ta có lối sống trọng tình cảm, để cao chữ hiếu, tình cảm gia đình, đề cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, … Nếu một bộ phim nào đó có những hình ảnh quá khích hay nội dung quá “chướng tai gai mắt” chắc chắn sẽ không được người Việt Nam chấp nhận. Đồng thời Việt Nam có những di sản: Ca trù, Nhã Nhạc, Quan Họ, Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa thế giới, một cánh cửa văn hóa đã được mở ra. Đời sống của cả 4 9 loại hình di sản kia cực kỳ thú vị, và có rất nhiều chất liệu hoàn toàn có thể khai thác để đưa lên màn ảnh. - Môi trường kinh tế: tình hình kinh tế đang trên đà khôi phục và phát triển, những ảnh hưởng của đô thị hóa và cả toàn cầu hóa tăng lên do sự phát triển của kinh tế và kỹ thuật. Và Việt Nam cũng đang có nhiều thích ứng trước sự biến đổi này vì thế nên việc phát triển nền Công nghiệp điện ảnh là hết sức cần thiết đề giới thiệu cho bạn bè thế giới biết về văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam. Đồng thời sự hội nhập cũng mang lại cho chúng ta sự giúp đỡ của bạn bè năm châu. - Môi trường công nghệ: nền kinh tế càng ngày càng phát triển với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ cũng là điều kiện thuận lợi giúp cho việc làm ra một bộ phim hay, hoành tráng, chất lượng cao cũng trở nên dễ dàng hơn. Nền công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện cũng như nguồn nguyên liệu cần thiết để phát triển và xây dựng một tác phẩm điện ảnh - Môi trường tự nhiên, tài nguyên: Với một bộ phim việc lựa chọn cảnh quay một cách phù hợp là điều rất quan trọng để tạo nên một bộ phim thành công, đồng thời cũng nhằm quảng bá du lịch cho nước nhà. Nước ta có một môi trường tự nhiện thuận lợi, khí hậu ôn hòa với 4 mùa thay đổi trong một năm là điều kiện thuận lợi để phát triển I.2.2. Cung cầu và tình hình cạnh tranh chung: Hiện nay, có thể thấy một cách dễ dàng thể loại phim lịch sử chưa được các nhà làm phimViệt Nam chú ý. Nó bị thờ ơ và bỏ ngỏ từ rất lâu rồi. Trong khi hàng năm, tràn lan trên truyền hình hay trên các rạp chiếu phim hầu hết đều là phim nước ngoài, hoặc là phim Việt Nam nhưng đề tài toàn là về khía cạnh các vấn đề xã hội hiện đại, với những chuyện yêu đương giận hờn ghen tuông của giới trẻ, đời sống kiếm tiền quay cuồng hay những bộ phim chỉ nhắm đến tính giải trí giết thời gian tạm thời. Cung phim lịch sử Việt Nam cực thiếu. Trong khi cầu phim lịch sử lại nhiều. Không chỉ bây giờ mà thực trạng phim ngoại lấn át phim nội đã kéo dài nhiều năm và trở thành bài toán nan giải tại các đài truyền hình. Nghiêm trọng nhất là 5 năm trở lại trước, nếu thống kê từ Đài Truyền hình Việt Nam đến đài truyền hình các địa phương, lượng phim Việt công chiếu trên truyền hình chỉ đếm trên đầu ngón tay, không quá 10% tổng thời lượng phát sóng phim truyền hình. Phim nội hoàn toàn lép vế. Phim ngoại tràn lan, gần như chiếm lĩnh sóng truyền hình, đặc biệt là phim Hàn Quốc và Trung Quốc. Chính vì thế mới có tình trạng người Việt thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt. Giới trẻ đua nhau chạy theo thẩm mỹ, văn hóa Hàn Quốc… 10 [...]... tộc rất lớn lao nên phát triển dòng phim lịch sử sẽ được đông đảo người dân ủng hộ Có những chính sách ưu đãi và khuyến khích cho việc phát hành phim Việt mà cụ thể ở đây là phim lịch sử, cổ trang 30  Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội phát triển thị trường phim Việt Nam cụ thể là phim lịch sửViệt Nam được coi là một tiềm năng du lịch với rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi... ạt lấn át dòng phim lịch sử Việt Nam ngay tại thị trường Việt Nam khiến cho nhu cầu của khán giả mong mỏi phim lịch sử của Việt Nam càng cao Trong khi đó thì việc đáp ứng nhu cầu phim ảnh của khán giả Việt Nam hiện nay đa phần là dòng phim của Trung Quốc, Hàn Quốc, hành động Mỹ 12 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH & HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING II.1 Doanh nghiệp và các nguồn lực II.1. 1Lịch sử và quá... của thể loại phim lịch sử Việt Nam chính là toàn bộ người dân Việt Nam và xa hơn nữa việc xuất khẩu phim ra nước ngoài Phim mang lại hiểu biết cho người xem về văn hóa, lịch sử của Việt Nam, qua đó giúp người dân Việt Nam nắm chắc lịch sử nước nhà, giảm dần tình trạng “ dân ta không biết sử ta” Đồng thời cũng nhắm đến khách hàng nước ngoài với mục đích phổ biến tuyên truyền văn hóa lịch sử nước ta với... hơn về dòng phim lịch sử Việt Nam trong thị trường nội địa Mục tiêu dài hạn là thay đổi cái nhìn của người dân về năng lực của điện ảnh Việt Nam đồng thời quảng bá với thế giới về nền văn hóa cũng như lịch sử Việt Nam Mục tiêu về thị phần: Về mục tiêu ngắn hạn là tăng tỷ trọng phim lịch sử nhằm đa dạng hóa các dòng phim trên thị trương nội địa • Về mục tiêu trung và dài hạn là tăng số lượng phim Việt. .. rộ chạy theo dòng phim thị trường với những đề tài “giật gân, câu khách” nhằm sinh lãi thì vẫn có nhà sản xuất dốc lòng với thể loại phim lịch sử cổ trang, dã sử, dẫu biết rằng đầu tư phim dạng này thì rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn là “mong manh” III.1.1 Mục tiêu kinh doanh dòng phim lịch sử: • Muốn để mọi người đều biết đến lịch sử hòa hùng của người Việt Nam Việt Nam cũng có nền lịch sử lâu dài... giả, phát hành ra thị trường thế giới nhằm kéo doanh thu và xây dựng hình ảnh, nâng cao thị phần, thương hiệu Việt 25 III.2 Phân tích cạnh tranh III.2.1 Đối thủ cạnh tranh của dòng phim lịch sử việt Nam Phim lịch sử có rất nhiều đối thủ nặng kí trên thị trường điện ảnh Và những dòng phim này có rất nhiều ảnh hưởng tới sự thành công của phim lịch sử Bởi lẽ dù đứng chung trên con thuyền điện ảnh Việt Nam. .. dài và cũng không thua kém gì lịch sử các nước khác như TQ, HQ… 24 • • • • a) b) • • c) • Mọi người có thể thuộc làu làu lịch sử Tàu, chạy theo những mốt của văn hóa Hàn Quốc nhưn lịch sử và văn hóa của chính nước nhà lại không thể hiểu hết, biết hết, thậm chí còn có người hiểu sai lệch về lịch sử Việt Nam Chúng tôi muốn làm cho mọi người thuộc lịch sử Việt Nam còn hơn lịch sử TQ, hiểu văn hóa Vn còn... những người làm phim Sẽ rất nhanh, xã hội phát hiện ra rằng làm điện ảnh là một nghề có tiếng tăm vừa có thu nhập” o Nước ngoài Đối thủ cạnh tranh chính của phim lịch sử Việt Nam đó chính là những bộ phim lịch sử Trung Quốc và Hàn Quốc Và không thể không băn khoăn, khi nhìn danh mục phim trên sóng THVN phát hằng ngày, thấy phim HQ, TQ gần như chiếm sóng 26 Hãy thử xem lịch phát sóng phim chiếu trong... niên Việt Nam học tập theo những tấm gương yêu nước của cha ông trong lịch sử Thanh niên VN sẽ thực sự hiểu biết cuộc chiến lịch sử của dân tộc mình qua phim Việt Nam chứ không phải là phim Mỹ Chọn Thị trường trong nước là thị trường mục tiêu tiếp theo vươn ra tầm quốc tế III.3 Phân tích cơ hội và thách thức III.3.1 Cơ hội Việt Nam ta có khát vọng, niềm tự hào dân tộc rất lớn lao nên phát triển dòng phim. .. đúng mức, lĩnh vực phim lịch sử Việt Nam hầu như không có một sự phát triển đáng kể nào [3] Cách đây 20 năm, cũng đã có khá nhiều nhà làm phim thử sức với dòng phim dã sử, lịch sử với sự ra đời của những Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Tráng sĩ Bồ Đề Đặc biệt, bộ phim Đêm hội Long Trì sản xuất năm 1989 do NSND Hải Ninh đạo diễn được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết lịch sử cùng tên của . khích phát triển dòng phim Việt Nam và đặc biệt là phim lịch sử. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dòng phim lịch sử. Nhà nước đã ra những bộ luật quy định cũng như khuyến khích phát. chính dử và phim cổ trang của Trung Quốc và Hàn Quốc ồ ạt lấn át dòng phim lịch sử Việt Nam ngay tại thị trường Việt Nam khiến cho nhu cầu của khán giả mong mỏi phim lịch sử của Việt Nam càng. thể loại phim lịch sử Việt Nam chính là toàn bộ người dân Việt Nam và xa hơn nữa việc xuất khẩu phim ra nước ngoài. Phim mang lại hiểu biết cho người xem về văn hóa, lịch sử của Việt Nam, qua

Ngày đăng: 27/03/2014, 15:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN

  • ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN

  • WEB THAM KHẢO

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG

    • I.1.1. Khái niệm:

    • I.1.2. Tính năng và đặc điểm nổi trội:

    • I.2. Môi trường kinh doanh (vĩ mô), cung cầu và tình hình cạnh tranh chung:

      • I.2.1. Môi trường vĩ mô:

      • I.2.2. Cung cầu và tình hình cạnh tranh chung:

      • I.3. Khách hàng và hành vi tiêu dùng chung.

      • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH & HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING

        • II.1. Doanh nghiệp và các nguồn lực

          • II.1.1Lịch sử và quá trình hoạt động

          • II.1.2 Các nguồn lực

          • II.2 Hiện trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp

            • II.2.1 Kết quả kinh doanh

            • II.2.2 Chiến lược marketing hiện có

            • II.2.3 Các hoạt động marketing mix hiện tại

            • CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC VÀ SƠ LƯỢC VỀ KẾ HOẠCH MARKETING

              • III.1 Mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing

                • III.1.1 Mục tiêu kinh doanh dòng phim lịch sử:

                • III.1.2 Mục tiêu marketing cho dòng phim lịch sử

                • III.2 Phân tích cạnh tranh

                  • III.2.1 Đối thủ cạnh tranh của dòng phim lịch sử việt Nam

                  • III.2.2 Đối thủ tiềm ẩn

                  • III.2.4 Thị trương mục tiêu của đối thủ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan