Nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh.DOC

28 257 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thị trường với nhiều thuận lợi, khó khăn và những thách thức mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới mình Để đổi mới, tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng với sự cạnh tranh của hê thống ngân hàng thương mại trong và ngoài nước cũng không nằm ngoài guồng quay đó Ngân hàng này tuy mới thành lập nhưng đã vươn lên mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả nhất định.

Sau 4 tuần thực tập tổng hợp tại Ngân hàng cùng những kiến thức đã tích luỹ, em xin báo cáo tổng hợp vè cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của Ngân hàng 3 năm gần đây Vì thời gian thực tập tổng hợp không nhiều và hiểu biết còn hạn chế nên sẽ có những vấn đề em chưa bao quát hết,em sẽ cố gắng tìm hiểu kỹ hơn trong thời gian tới.

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo của cô giáo và các anh chị trong chi nhánh.

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 2

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI.(NHNo& PTNT)

1.1.Quá trình hình thành và phát triển

NHNo & PTNT Tây Hà Nội được thành lập vào ngày 21/07/2003 theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 21/07/2003 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo &PTNT Việt Nam NHNo Tây Hà Nội hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNo Việt Nam, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác NHNo Tây Hà Nội có trụ sở chính tại 115 Nguyễn Lương Bằng quận Đống Đa,Hà Nội Các chi nhánh cấp II,phòng giao dịch gồm: Chi nhánh Hùng Vương, Chi nhánh Nhân Chính, Chi nhánh Trường Chinh, Phòng giao dịch Hàng Trống, phòng giao dịch Bùi Thị Xuân, Phòng giao dịch Hàng Lược, Phòng giao dịch số 8 Hiện nay, Ngân hàng có quanhệ với 1384 khách doanh nghiệp, 1100 hộ sản xuất kinh doanh và trên 5000 khách giao dịch các loại.

1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh

Chiến lược hoạt động của NHNo Tây Hà Nội là lấy nông thôn làm thị trường, láy hộ nông dân làm đối tượng phục vụ chính, chuyển đối tượng khách hàng tư cho vay DNNN là chủ yếu sang cho vay hộ sản xuất, phát triển kinh doanh đa năng, từng bước mở rộng dịch vụ ngân hàng, thực hiện phương chân “đI vay để cho vay”, cung ứng vốn theo quan hệ cung cầu trên thị trường thông qua cơ chế lãI suất thực dương, thực hiện cơ chế khoán dến chi nhánh thành viên, phòng giao dịch trực thuộc và dến người lao động Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và dể đẩy

Trang 3

nhanh tốc độ cho đội ngãu cán bộ công nhân viên, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại

Mục tiêu của NHNo Tây Hà Nội là tăng gấp đôI số hộ có quan hệ tín dụng, dư nợ cho vay hộ bình quan tăng 10-15%/năm Trong những năm tới, NHNo sẽ tập trung đầu tư cho các sản phẩm có lợi thế xuất khẩu, cạnh tranh hàng nhập khẩu, trước hết là sản phẩm đầu vào và đầu ra thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh cho vay kinh tế trang trại, cho vay phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; giữ vững và phát triển mối quan hệ với khách hàng dặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và chế biến.

Trang 4

 Phòng giao dịch Hàng Lược

1.4.Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng nghiệp vụ

1.4.1.Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch Tổng hợp

-Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi…và quản lý các hệ số an toàn theo qui định.Tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lựoc huy động vốn tại địa phương và giảI pháp phát triển nguồn vốn.

-Đầu mối,tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hành Nông nghiệp.

-Đầu mối quản lý thông tin (thu nhập, tổng hợp, quanlý lưu trữ,cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng,thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo qui định

-Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tièn tệ

-Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc

-Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết

1.4.2 Phòng tín dụng

-Đầu mối tham mưu với các Giám đốc chi nhánh xây dựng các chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và dề xuất các chính sách ưu đãi

-Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vayan toàn và đạt hiệu quả cao

-Thẩm địnhvà đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.

Trang 5

-Tiếp nhận vầ thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước , ngoài nước Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuôc Chính phủ, bộ,ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

-Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết tổng kết đánh giá đễúât Tổng giám đốc cho phép nhân rộng

-Phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và hướng khắc phục

-Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng: thiết lập mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng…

-Hướng dẫn,giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định , quy trình tín dụng của ngân hàng.

-Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp phân tích, quản lý thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng

1.4.3.Phòng kế toán ngân quỹ

-Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định -Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn

-Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định

-Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định

-Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định, chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định

-Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam

-Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề

1.4.4 Phòng hành chính nhân sự

Trang 6

-Xây đựng chương trình công tác hàng tháng, quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt

-Xây dựng và triểnkhai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn

-Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giaokết hợp đồng,hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự…liên quan đến cán bộ nhân viên và tài sản của chi nhánh

-Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự,phòng cháy nổ tại địa phương, đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp địa phương, lưu giữ các văn bản pháp luật cóliên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp, phân tích đánh giá văn bản pháp luật có liên quan hoạt động tại chi nhánh

-Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh

-Trực tiếp quản ký con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thư, lễ tân, bảo vệ, y tế của chi nhánh

-Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động, quản lýnhà nghỉ nhà khách của cơ quan

-Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cán bộ nhân viên

-Dự thảo lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công Đoàn, chi nhánh

-Tham gia, đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ và thủ tục liên quan đến phòng giao dịch và chi nhánh

-Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể

-Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ lương đến các chi nhánh theo quy chế khoán tài chính cả Ngân hàng Nông nghiệp

Trang 7

-Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đI công tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch đào tạo

-Đề xuất, hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ trong việc bổ nhiệm miễm nhiệm, khen thưởng,kỷluật cán bộ,nhân viên trong phạm vi uỷ quyền

-Trực tiếp qủan lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoan tất hồ so chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của Ngân hàng

-Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh -Chấp hành công tác báo cáo thông kê, kiểm tra chuyên đề

1.4.5.Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ

-Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và đặc điẻm cụ thể của ngân hàng mình

-Sơ kết, tổng kết chuyên dề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra kiểm soát, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu xót của chi nhánh

-Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Ngân hàng Nông nghiệp các cơ quan thanh tra cua Ngân hàng Nông nghiệp thực hiẹn kiểm tra chi nhánh

-Thực hiện tổ chức xác minh, tham mưu cho giám đốc giảI quyết đơn thư thuộc thẩm quyền Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động

1.4.6 Phòng Thanh toán quốc tế

-Thực hiện giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hạn

Trang 8

mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp tài trợ thương mại phục vụ giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu hco khách hàng

-Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Ngân hàng, khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại

-Tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thu tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ khách hàng

-Thực hiện quản ký thông tin liên quan đến công tác của phòng và lậpc ác loại báo cáo theo quy định

-Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng trong quy trình tín dụng và quy trình quản lý rủi ro theo chức trách của phòng

-Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch chương trình công tác, các biện pháp, giảI pháp triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi của phòng, cácvăn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao

1.4.7 Phòng Thẩm định

-Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, táI thẩm theo quy định của Nhà nước và các quy trình nghiệp vụ liên quan (quy trình thẩm định cho vay, quản lý tín dụng, bảo lãnh ) đối với các khoản vay, dự án, bảo lãnh, đánh giá tài sản đảm bảo nợ; có ý kiến độc lập về quyết định cấp tín dụng, phê duyệt khoản vay, bảo lãnh cho khách hàng

-Đầu mối tham mưu, đề xuất với giám đốc Chi nhánh xây dựng những văn bản hướng dẫn công tác thẩm định, xây dựng chương trình và các giảI pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định theo quy dịnh, quy trình của nhà nước và NHNo&PTNT về công tác thẩm định

Trang 9

-Chịu trách nhiệm quản lý thông tin vềkinh tế kỹ thuật, thị trường phục vụ công tác thẩm định đầu tư, thẩm định tín dụng

-Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quá trình quản lý rủi ro, quản lý tín dụng và theo nhiệm vụ của phòng

-Tham gia ý kiến về chính sách tín dụng của Chi nhánh Tham gia ý kiến và phối hợp với các phòng trong việc tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của Chi nhánh

-Lập các báo cáo về công tác thẩm định tín dụng theo quy định

Trang 10

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT DỘNG KINH DOANH CỦANHNo & PTNT TÂY HÀ NỘI

Tổng nguồn vốn đến 31/12/2005: 2.673 tỷ đồng đạt 92,2% so với KH năm 2005, tăng 302 tỷ đồng so với 31/12/2004, bằng 108% so với năm 2004

- Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền huy động:

+ Nguồn vốn nội tệ: 1.996 tỷ, chiếm 74,7% tổng nguồn vốn, đạt 87.6% kế hoạch năm 2005.

Trang 11

+ Nguồn vốn ngoại tệ qui đổi VNĐ: 677 tỷ, chiếm 25,3% tổng nguồn vốn; đạt 104% kế hoạch năm 2005.

- Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian:

+ Nguồn vốn không kỳ hạn: 267 tỷ, chiếm 10% tổng nguồn vốn.

+ Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng: 1.168 tỷ, chiếm 43,7% tổng nguồn vốn + Nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng: 1.237 tỷ, chiếm 46,3% tổng nguồn vốn.

- Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động:

+ Nguồn vốn huy động từ dân cư: 1.016 tỷ đồng, chiếm 38% tổng nguồn vốn; đạt 95% kế hoạch năm 2005.

Trong đó: Ngoại tệ qui đổi VNĐ: 68 tỷ, chiếm 2,5% tổng nguồn vốn + Nguồn vốn của các TCKT: 373 tỷ, chiếm 14% tổng nguồn vốn Trong đó: Ngoại tệ qui đổi VNĐ: 15 tỷ, chiếm 0.6% tổng nguồn vốn.

+ Tiền gửi, tiền vay các TCTD: 973 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn 150 tỷ, tiền gửi, tiền vay các TCTD có kỳ hạn chiếm 30.8% tổng nguồn vốn Trong đó: Ngoại tệ qui đổi VNĐ: 509 tỷ đồng, chiếm 19% tổng nguồn vốn.

Trang 12

Tổng dư nợ đến 31/12/2005: 1.270 tỷ đồng (kể cả cho vay hộ TW) vượt 5.8% so với KH năm 2005, so với năm 2004 tăng 304 tỷ đồng bằng131.4%% so với năm 2004 Trong đó cho vay trung, dài hạn 697 tỷ đồng (bao gồm cả cho vay hộ TW là 183 tỷ) Nếu loại trừ khoản vay này thì dư nợ trung dài hạn chiếm 40% trong tổng dư nợ.

- Dư nợ theo loại tiền:

+ Dư nợ nội tệ: 977 tỷ đồng, chiếm 76.9% tổng dư nợ.

+ Dư nợ ngoại tệ qui đổi VNĐ: 293 tỷ, chiếm 23.1% tổng dư nợ

- Dư nợ theo thời gian:

+ Dư nợ ngắn hạn: 573 tỷ, chiếm 45% tổng dư nợ + Dư nợ trung, dài hạn: 697 tỷ, chiếm 55% tổng dư nợ.

- Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:

+ Doanh nghiệp nhà nước: 473 tỷ, chiếm 37,2% tổng dư nợ.

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 661 tỷ, chiếm 52% tổng dư nợ + Hợp tác xã: 1,9 tỷ, chiếm 0.15% tổng nguồn vốn.

+ Hộ gia đình, cá nhân: 134 tỷ, chiếm 10,6% tổng nguồn vốn.

* Nợ xấu: Nợ nhóm 3 đến 31/12/2005 (Chi nhánh chỉ có nợ nhóm 3, không

có nợ nhóm 4,5): 6.113 triệu, chiếm 0.48% tổng dư nợ.

Trang 13

Nguyên nhân:

- Xác định đối tượng đầu tư chưa phù hợp.

- Việc quản lý, đôn đốc thu hồi nợ chưa được chặt chẽ.

* Dịch vụ và các tiện ích thực hiện:

Năm 2005 chi nhánh đã triển khai dịch vụ thẻ ATM, tính đến cuối năm 2005 đã có 1.500 khách hàng sử dụng thẻ ATM của Chi nhánh.

2.1.3- Kết quả tài chính:

- Tổng thu: 206 tỷ, tăng so với 31/12/2004 là 107 tỷ Trong đó thu từ hoạt động tín dụng: 202 tỷ; thu dịch vụ là 2,3 tỷ chiếm 4.4%% tổng thu.

- Tổng chi: 179 tỷ tăng so với 31/12/2004 là 99 tỷ Trong đó chi về hoạt động huy động vốn: 152 tỷ, chiếm 84.9% trong tổng chi.

- Chênh lệch thu nhập – chi phí : 27 tỷ, tăng so với 31/12/2004 là: 9 tỷ, đạt 100 % kế hoạch năm 2005.

- Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra: 0.35% - Hệ số tiền lương đạt được: 1.99

Trang 14

Tổng nguồn vốn đến 31/12/2006: 2,751 tỷ đồng đạt 115% so với KH năm 2006, tăng 78 tỷ đồng so với 31/12/2005, bằng 128% so với năm 2005

- Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền huy động:

+ Nguồn vốn nội tệ: 2,244 tỷ, chiếm 82% tổng nguồn vốn, đạt 115% kế hoạch năm 2006.

+ Nguồn vốn ngoại tệ qui đổi VNĐ: 507 tỷ, chiếm 18% tổng nguồn vốn; đạt 115% kế hoạch năm 2006.

- Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian:

+ Nguồn vốn không kỳ hạn: 207 tỷ, chiếm 8% tổng nguồn vốn.

+ Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng: 937 tỷ, chiếm 34% tổng nguồn vốn + Nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng: 1.607 tỷ, chiếm 58% tổng nguồn vốn.

- Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động:

+ Nguồn vốn huy động từ dân cư: 1,425 tỷ đồng, chiếm 52% tổng nguồn vốn; đạt 192% kế hoạch năm 2006.

Trong đó: Ngoại tệ qui đổi VNĐ: 266 tỷ, chiếm 9.6% tổng nguồn vốn + Nguồn vốn của các TCKT: 1,123 tỷ, chiếm 41% tổng nguồn vốn Trong đó: Ngoại tệ qui đổi VNĐ: 48 tỷ, chiếm 1.8% tổng nguồn vốn + Tiền gửi, tiền vay các TCTD: 203 tỷ, chiếm 7% tổng nguồn vốn.

Ngày đăng: 03/09/2012, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan