Chính sách kích cầu, kinh nghiệm cho phát triển kinh tế, việt nam

6 584 3
Chính sách kích cầu, kinh nghiệm cho phát triển kinh tế, việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 57 - 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU, KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM Đỗ Quang Quý Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái nguyên TÓM TẮT Kinh nghiệm kích cầu cho phát triển kinh tế Việt Nam là nghiên cứu lý thuyết tổng cầu và kinh nghiệm kích cầu của các nước Trung Quốc, Nhật Bản cho phát triển kinh tế Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách kích cầu của Trung Quốc đạt hiệu quả hơn chính sách kích cầu của Nhật Bản. Vì thế, giải pháp cho kích cầu kinh tế Việt Nam hiện nay: Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam cần phải sử dụng mềm dẻo chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Thứ hai, Chính phủ Việt Nam không nên thả nổi tỷ giá hối đoái với các đồng tiền mạnh. Thứ ba, giải quyết hài hoà tỷ giá giữa vàng và đô la phù hợp với mặt bằng chung của thế giới để tránh tình trạng dự trữ vàng trong dân Từ khoá : Lý thuyết ổng cầu; kinh nghiệm kích cầu; giải pháp kích cầu chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã can thiệp nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, kinh tế toàn cầu đang suy giảm, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách linh hoạt nhằm hạn chế ảnh hưởng suy thoái và duy trì cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Giải quyết vấn đề này, chúng tôi giới thiệu chính sách kích cầu, Kinh nghiệm cho phát triển kinh tế Việt Nam. CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU Tổng cầu Nghiên cứu lý thuyết tổng cầu, ta thấy Tổng cầu là tổng chi tiêu dự kiến của các tác nhân về các hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế tương ứng với mức thu nhập trong một thời kỳ (thường là một năm). Hàm tổng cầu có dạng AD = C + I + G + X - IM. Hàm tổng cầu tương ứng với mức sản lượng sản xuất ra trong cùng thời kỳ. Y =C +I +G +X + [MPC (1 - t) - MPM]Y. Hàm tổng cầu liên quan tới các vấn đề cơ bản: 1, Các tác nhân trong nền kinh tế. Chi tiêu của các tác nhân trong nền kinh tế sẽ làm tăng tổng cầu dẫn tới  Đỗ Quang Quý, Tel: 0912290326 tăng sản lượng làm tăng GDP. 2, Số nhân, có tác dụng khuếch đại sản.lượng lên nhiều lần từ những chi tiêu của các tác nhân. Trong thời kỳ suy thoái, số nhân rất có tác dụng để tăng sản lượng nhanh chóng tới sản lượng tiềm năng. Chính sách kích cầu Chính sách kích cầu là Chính phủ áp dụng các biện pháp kiểu "mềm" bằng các chính sách tài khoá mở rộng và nới lỏng cung tiền để điều chỉnh nền kinh tế. KINH NGHIỆM NHỮNG CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU Của thế giới Kinh nghiệm kích cầu của Trung Quốc Tình hình kinh tế vĩ mô của Trung Quốc trước năm 1997 Trong 20 năm qua, kể từ khi bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế vào những năm 1978, Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế (GDP) cao, trung bình trên 10%/năm. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bắt đầu chậm lại, từ mức 14,7% năm 1992 đã giảm xuống 7,3% năm 1999 (bảng 1). Chính sách tài khoá Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 57 - 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Chỉ trong 4 năm kể từ năm 1998 đến năm 2001 Chính phủ Trung Quốc thực hiện nhiều chương trình trọn gói kích cầu, các chương trình này được tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu xây dựng, đặc biệt với hơn 500 tỷ nhân dân tệ (năm 1998: 100 tỷ, …và năm 2001: 150 tỷ NDT). Các khoản chi tiêu của Chính phủ Trung Quốc chủ yếu được sử dụng đẻ xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách hệ thống an sinh xã hội, và phát triển các vùng lạc hậu về kinh tế ở miền Tây. Chính sách tiền tệ Trong giai đoạn 1993-1996, do lạm phát ở Trung quốc cao, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Nhờ vậy, việc ổn định giá cả đạt được vào năm 1997 và tỷ lệ lạm phát giảm xuống 0,8%. Nhưng từ đầu năm 1997, những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng và có nguồn góc từ phía cầu (tổng cầu nội địa đóng góp cho tăng trưởng ngày càng giảm (Bảng 2.1), Chính phủ Trung Quốc quyết định thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để kích cầu. Các biện pháp của chính sách tiền tệ cuối năm 1997 và đầu năm 1998 là: 1. Loại bỏ các trần đối với các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại được phép mở rộng tín dụng miễn là tuân thủ các nguyên tắc một cách thận trọng. Bảng 1. Động thái một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Trung Quốc Chỉ tiêu 95 96 97 98 99 00 01 GDP (%) 10,5 9,5 8,8, 7,8 7,1 8,0 7,3 đóng góp cho GDP, trong đó: - Tổng cầu nội địa (%) 10,9 8,4 5,2 5,5 6,3 8,0 8,0 Tiêu dùng cuối cùng (%) 4,0 5,1 3,3 3,2 5,4 5,1 4,4 Đầu tư (tích kuỹ) (%) 6,9 3,3 1,8 2,3 0,9 2,9 3,6 - Xuất khẩu thuần (%) -0,4 1,2 ,36 2,3 0,8 0,02 -7 Lạm phát (%) 14,8 6,1 ,08 -2,6 -3,0 -1,5 -0,8 M2 (%) 29,5 25,3 17,1 15,3 1,47 12,3 14,4 Tỷ giá hối đoái (NDT/USD) 8,32 8,30 8,28 8,28 8,27 8,3 Nguồn: Liu Shucheng et la (2002), Niên giám thống kê Trung Quốc 2002. Bảng 2. Động thái của các cấu thành tổng cầu ở Nhật Bản (%) 81-90 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1.Tiêu dùng của hộ gia đình 3.56 4.4 2.7 2.6 1.8 2.6 1.4 2.4 0.8 0.1 1.2 0.6 2. Tiêu dùng của Chính phủ 3.56 2.5 3.2 2.7 3.2 2.9 4.3 2.8 1.3 1.9 4.5 4.6 3. Đầu tư 5.47 8.1 2.6 -3.7 -3.6 -2.1 2.4 7.6 0.8 -6.0 -2.1 3.1 Đầu tư của khu vực tư nhân 7.09 8.9 2.5 -8.5 -9.3 -4.6 3.3 7.8 5.2 -7.3 -4.9 8.5 Đầu tư của khu vực công 0.95 5.2 3.0 15.0 14.4 4.1 0.4 7.3 -9.6 -2.6 5.5 -9.6 - Doanh nghiệp Nhà nước -2.24 11.2 0.7 22.3 10.3 6.9 3.8 3 2 -3.2 -8.0 -0.8 -8.2 - Chính phủ 2.47 3.3 3.8 12.6 15.8 3.1 -0.8 8.8 -11.9 -0.4 7.7 -10.0 4. Xuất khẩu ròng 6.36 6.8 31.1 21.8 4 2 -9.4 -26.8 -30.8 101.7 18.0 -4.4 23.1 Xuất khẩu 5.43 7.0 4.1 3.9 -0.1 3.5 4.1 6.5 11.2 -2.3 1.4 12.4 Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 57 - 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Nhập khẩu 5.95 7.0 -1.1 -0.7 -1.4 7.8 12.8 13.2 1.2 -6.8 3.0 9.6 5. GDP 4.10 5.3 3.1 0.9 0.4 1.0 1.6 3.5 1.8 -1.1 0.7 2.4 Tổng cầu trong nước 4.12 5.3 2.7 0.6 0.3 1.2 2.1 4.0 0.9 -1.5 0.8 1.9 Cầu của khu vực tư nhân 4.55 5.8 2.6 -1.0 -1.5 0.6 1.9 3.8 2.0 -2.0 -0.4 2.6 Cầu của khu vực công 2.63 3.3 3.2 6.6 7.0 3.3 2.9 4.4 -2.7 0.4 4.8 -0.1 Nguồn: “Annual report on NA of 2002”, và www.esai.cao.go.jp/jp/sna 2. Yêu cầu về dự trữ quá mức bị loại bỏ; các ngân hàng thương mại được phép sử dụng tiền dự trữ tại ngân hàng Trung ương để thanh toán. 3. Yêu cầu dự trữ giảm, và do vậy lãi suất dự trữ và lãi suất dự trữ quá mức giảm theo. 4. Hạ lãi cho vay lại của ngân hàng Trung ương đối với ngân hàng Thương mại. Cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ, ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất nhiều lần những năm cuối 1990, đặc biệt trong năm 1998 lãi suất đã được cắt giảm 3 lần. Do sử dụng chính sách tài khoá nới lỏng để kích cầu, thâm hụt ngân sách của Trung Quốc đã tăng từ 0,78% GDP năm 1997 lên 2,8% GDP năm 2000 và 2,58% năm 2001, những vẫn thấp hơn mức quốc tế chấp nhận (3%GDP). Kinh nghiệm kích cầu của Nhật Bản Tình hình kinh tế vĩ mô của Nhật Bản trong thập kỷ 1990. Số liệu thống kê cho thấy nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu suy giảm từ năm 1991. Năm 1990, GDP thực tăng 4,1%, nhưng sau đó giảm xuống còn 0,4% năm 1993; năm 1996 tăng lên 3,5%, nhưng đến năm 1997, giảm xuống còn 1,8% và năm 1998 nền kinh tế có mức tăng trưởng âm -1,1% (Bảng 2). Để đối phó lại sự suy thoái của nền kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hai nhóm chính sách cơ bản: chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong suốt thập kỷ 90. Chính sách tài khoá Từ năm 1992 tới năm 2000, Chính phủ Nhật Bản đã lần lượt ban hành 11 chương trình trọn gói với tổng số tiền là 135,4 ngàn tỷ Yên. Tuy nhiên, không có chương trình tài khoá trọn gói kích cầu nào thực sự thành công trong việc kéo nền kinh tế Nhật Bản ra khỏi vực sâu của sự trì trệ, ngoại trừ chương trình trọn gói thực hiện vào tháng 9 năm 1995 đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế cao (đạt 3,5%) trong năm 1996. Chính sách tiền tệ Nhận thấy sự yếu kém của nền kinh tế, cùng với những chính sách kích cầu bằng ngân sách Chính phủ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định cắt giảm lãi suất chiết khấu chính thức nhiều lần. Cụ thể, trong vòng từ tháng 7 năm 1991 đến tháng 9 năm 1995 lãi suất chiết khấu đã giảm nhiều lần từ 6,00% xuống còn 0,5%. Kết quả của chính sách nới lỏng tiền tệ cùng với chính sách kích cầu bằng ngân sách dành cho công trình công cộng đã góp phần quan trọng giúp Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng GDP đạt ở mức 3,5% vào năm 1996. Tuy nhiên, từ quý 2 năm 1997, nền kinh tế Nhật Bản lại bắt đầu tăng trưởng chậm. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á lại diễn ra đúng vào thời điểm này. Nền kinh tế Nhật Bản lại rơi vào “vòng suy thoái kinh tế luẩn quẩn”. Cuối năm 1998 Chính phủ Nhật Bản buộc phải tiếp tục sử dụng chính sách nới lỏng tài khoá cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ. Lãi suất tiếp tục được hạ từ 0,5% xuống còn 0,25% (9/9/1998) và xuống mức 0% (12/2/1999). Song, kinh tế Nhật Bản vẫn rơi vào tình trạng đình trệ và hệ thống ngân hàng tiếp tục gánh chịu những vấn đề nợ xấu. Lo lắng với tình trạng giảm phát của nền kinh tế, BOJ đã thôi áp dụng chính sách lãi suất bằng 0% vào tháng 8 năm 2000 Đánh giá kinh nghiệm kích cầu của Nhật Bản và Trung Quốc Từ kết quả kích cầu của Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy: Trung Quốc đã thành công hơn Nhật Bản bởi những lý do: Chính phủ Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 57 - 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Trung Quốc đã linh hoạt vận dụng chính sách tiền tệ và tài khoá trong việc kích cầu; Trung Quốc có điều kiện kinh tế vĩ mô tốt hơn; do Trung Quốc đã k?t h?p t?t kích cầu với cải cách cơ cấu; người dân Trung Quốc có thu nhập thấp hơn Nhật Bản song do mức tăng trưởng kinh tế tương đối cao, thu nhập tuy thấp song được cải thiện, có niềm tin vào tương lai nên tăng tiêu dùng lên đáng kể; thị trường Trung Quốc là thị trường lớn, mới, có nhiều cơ hội đầu tư, nên việc phản hồi đối với chính sách kích cầu nhanh hơn. Cũn Nhật Bản đã không đạt hiệu quả cao do không thực hiện được với dung lượng chi tiêu của ngân sách cần thiết như dự kiến. Những chính sách kích cầu của Việt Nam đã thực hiện Chính sách tài khoá - Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển. Trong lĩnh vực này, Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp: miễn giảm thuế những năm đầu, cho vay lãi suất thấp . giúp các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các ngành, các khu vực. Chính phủ đã bãi bỏ thuế nông nghiệp (từ năm 2003), giảm thuế suất đối với những nông sản xuất khẩu (tuỳ từng loại nông sản xuất khẩu, thuế suất áp dụng từ 0% - 5%). - Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một cơ chế thông thoáng bằng việc kết hợp các chính sách: thuế quan ưu đãi, cho thuê đất ổn định lâu dài cùng với các thủ tục hành chính thuận lợi .giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển. + Phát triển các loại hình doanh nghiệp (từ nguồn vốn FDI) đã tác động mạnh mẽ đến phát triển nông nghiệp nông thôn, đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá. + Từ nguồn vốn ODA, nhiều chương trình, dự án được triển khai cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong nhiều lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng; đào tạo, chuyển giao công nghệ. Đồng thời từ các chương trình, dự án đã giúp họ về nguồn nước, lưới điện, đường giao thông . nâng cao thu nhập cho họ, cải thiện đời sống, thúc đẩy nông thôn mới phát triển. - Đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn ngân sách. Chính phủ trợ giúp ngân sách cho các vùng, ngành, địa phương thông qua các chương trình, dự án: PAM, 120, 327, 133, 135 [1]: Mở và nâng cấp đường giao thông nông thôn; chương trình phát triển hệ thống lưới điện, kiên cố hoá kênh mương[1]; hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ nông sản [2]. Chính sách tiền tệ Từ năm 1999 đến nay (tr? nam 2008), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chính sách mở rộng cung tiền: - Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng: Quỹ tín dụng nhân dân đối với đồng Việt Nam giảm từ 5% (tháng 3/1999) xuống 1% (tháng 1/2002) đối với đồng đola Mỹ tăng từ 5% (tháng 3/1999) lên 10% (tháng 1/2002); Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với đồng Việt Nam giảm từ 7% (3/1999) xuống 2% (1/2002), đối với đồng đola Mỹ tăng từ 5% (3/1999) lên 10% (1/2002)[2]. Bảng 3. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2007 Năm Tổng số N. Lâm nghiệp Công nghiệp và xây dựng TM, Dịch vụ 1990 131968 42003 33221 56744 1991 139634 42917 35783 60934 1992 151782 45869 40359 65554 1993 164043 47373 45454 71216 1994 178534 48968 51540 78026 1995 195567 51319 58550 85698 Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 57 - 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 1996 213833 53577 67016 93240 1997 231264 55895 75474 99895 1998 244596 57866 81764 104966 1999 256272 60895 88047 107330 2000 273666 63717 96913 113036 2001 292535 65618 106986 119931 2002 313247 68352 117125 127770 2003 336242 70827 129399 136016 2004 362435 73917 142621 145897 2005 393031 76888 157867 158276 2006 425373 79722 174259 171392 2007 461443 82436 192734 186273 Nguồn: [6] - Thay đổi lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước ấn định cho các tổ chức tín dụng: khu vực nông thôn, giảm từ 1,05% (8/1999) xuống 0,6% (7/2002); Quỹ tín dụng nông thôn giảm từ 1,5% (tháng 8/1999) xuống 0,6% (tháng 7/2002). - Thực thi chính sách tín dụng ưu đãi: cho hộ nông dân vay vốn, đồng thời Chính phủ Việt Nam còn kết hợp với các chính sách xã hội, chính sách đất đai [4],[5]. Kết quả thực thi chính sách kích cầu của Việt Nam, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ổn định nhiều năm (bảng 2.3). NHỮNG GIẢI PHÁP KÍCH CẦU CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Từ những kinh nghiệm thực tế chính sách kích cầu của các nước cũng như của Việt Nam đã phân tích ở trên, theo chúng tôi, Chính phủ Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, thực hiện chính sách kích cầu bằng công cụ tài khoá mở rộng và nới lỏng cung tiền. Tuy nhiên, phải kết hợp hết sức linh hoạt giữa chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ. Thứ hai, Chính phủ Việt Nam không nên thả nổi tỷ giá hối đoái với các đồng tiền mạnh. Trước mắt nên tăng giá một số đồng tiền mạnh d? tang xu?t kh?u, gi?m nh?p kh?u. Thứ ba, giải quyết hài hoà tỷ giá giữa vàng và đô la phù hợp với mặt bằng chung của thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, QĐ 135/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/1998. [2]. Đề án báo cáo Chính phủ: "Phát huy nội lực, những khả năng đầu tư, khuyến khích người sản xuất và nâng cao tiêu dùng hợp lý" ngày 28, 29/4/1999. [3]. Đại học KTQD (2005), Nguyên lý kinh tế học vĩ mô, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. [4]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và năm 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. [5]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật đất đai, NXB Bản đồ, Hà nội. [6]. Trang Web: http://WWW.google.com.vn/tong cuc thong ke [7]. Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám thống kê (1990 - 2003), Nxb Thống kê, Hà Nội. (1990 - 2002). Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 57 - 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn SUMMARY THE EXPERIENCE TO ROUSE NEED FOR ECONOMICS DEVELOPMENT OF VIETNAM Do Quang Quy Economics and Business Administration - Thai Nguyen University The experience to rouse need for economics development of Vietnam is researching of aggregate demand theory and researching experience to rouse need of China, Japan for economics development of Vietnam. Researching results found out: policies to rouse need of China be effect more than policies to rouse need of Japan. Therefore, solutions to rouse need for economics development of Vietnam in now: the first, Vietnam Government must use flexible of financial year policy and currency policy. The second, Vietnam Government had better not to float rate compound world of money exchange. The third, Vietnam Government must solve harmonious of gold and dollar rate Key word: Aggregate demand theory; the experience to rouse need; solutions to rouse need; financial year policy; currency policy.  Do Quang Quy, Tel: 0912290326 . tôi giới thiệu chính sách kích cầu, Kinh nghiệm cho phát triển kinh tế Việt Nam. CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU Tổng cầu Nghiên cứu lý thuyết tổng cầu, ta thấy Tổng. TẮT Kinh nghiệm kích cầu cho phát triển kinh tế Việt Nam là nghiên cứu lý thuyết tổng cầu và kinh nghiệm kích cầu của các nước Trung Quốc, Nhật Bản cho phát

Ngày đăng: 14/12/2012, 16:32

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Động thái một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Trung Quốc - Chính sách kích cầu, kinh nghiệm cho phát triển kinh tế, việt nam

Bảng 1..

Động thái một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Trung Quốc Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 2. Động thái của các cấu thành tổng cầu ở Nhật Bản (%) - Chính sách kích cầu, kinh nghiệm cho phát triển kinh tế, việt nam

Bảng 2..

Động thái của các cấu thành tổng cầu ở Nhật Bản (%) Xem tại trang 2 của tài liệu.
Tình hình kinh tế vĩ mô của Nhật Bản trong thập  kỷ  1990.  Số  liệu  thống  kê  cho  thấy  nền  - Chính sách kích cầu, kinh nghiệm cho phát triển kinh tế, việt nam

nh.

hình kinh tế vĩ mô của Nhật Bản trong thập kỷ 1990. Số liệu thống kê cho thấy nền Xem tại trang 3 của tài liệu.
+ Phát triển các loại hình doanh nghiệp (từ nguồn  vốn  FDI)  đã  tác  động  mạnh  mẽ  đến  phát triển nông nghiệp nông thôn, đã làm thay  đổi  đáng  kể  cơ  cấu  kinh  tế  nông  thôn  theo  hướng công nghiệp hoá - Chính sách kích cầu, kinh nghiệm cho phát triển kinh tế, việt nam

h.

át triển các loại hình doanh nghiệp (từ nguồn vốn FDI) đã tác động mạnh mẽ đến phát triển nông nghiệp nông thôn, đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá Xem tại trang 4 của tài liệu.
định nhiều năm (bảng 2.3). - Chính sách kích cầu, kinh nghiệm cho phát triển kinh tế, việt nam

nh.

nhiều năm (bảng 2.3) Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan