Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

84 727 5
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiCon người là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức, điều này khiến cho mọi nhà quản lý, điều hành đều đặt mối quan tâm về con người lên hàng đầu trong chiến lược xây dựng phát triển tổ chức. Các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều chiến lược để thu hút, gìn giữ phát triển nhân tài của tổ chức mình, song có một nhân tố then chốt liên quan đến thành công trong dài hạn mà không một tổ chức nào có thể bỏ qua đó là công tác đánh giá thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc là một trong những công cụ hữu dụng nhất mà các tổ chức thường sử dụng để duy trì thúc đẩy hiệu suất công việc nhằm đạt đến mục tiêu chiến lược của tổ chức. Bên cạnh đó, kết quả của đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức còn giúp cho bộ phận quản lý lãnh đạo cap cấp có thể đánh giá được thắng lợi của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực. Trên thực tế, nhiều tổ chức hiện nay gặp khó khăn trong công tác đánh giá thực hiện công việc hay có quan niệm chưa đúng về vai trò của đánh giá thực hiện công việc nên chất lượng của công tác này nói chung còn chưa cao. Trung tâm phụ nữ phát triển là một tổ chức như vậy. Qua quá trình thực tập tại Trung tâm, tác giả nhận thấy, công tác đánh giá thực hiện tại Trung tâm vẫn chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức do vậy còn gặp nhiều hạn chế cần được giải quyết. Chính vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ phát triển” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lý luận về công tác đánh giá thực hiện công việc nói chung tại Trung tâm Phụ nữ phát triển nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm phụ nữ Phát triển. Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm.3. Đối tượng nghiên cứuSVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ phát triển.4. Phạm vi nghiên cứu- Về nội dung: Công tác đánh giá thực hiện công việc.- Về không gian: tại Trung tâm Phụ nữ phát triển.- Về thời gian: Giai đoạn 2007- 2008.5. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp phân tích- tổng hợp.- Phương pháp tra cứu tài liệu.- Phương pháp phỏng vấn.- Phương pháp điều tra xã hội học.6. Kết cấu của đề tàiKết cấu của đề tài gồm 3 phần:Chương I: Vai trò của công tác đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức.Chương II: Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ phát triển.Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ phát triển.SVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG TỔ CHỨCI. Khái niệm về đánh giá thực hiện công việcI.1. Khái niệm công việcĐể hiểu được khái niệm về đánh giá thực hiện công việc, trước tiên chúng ta cần phải hiểu thế nào là công việc?Có nhiều khái niệm khác nhau về công việc nhưng có thể hiểu “công việc là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một người lao động”. Nhiệm vụ chính là biểu thị từng hoạt động lao động riêng biệt với tính mục đích cụ thể mà mỗi người lao động phải thực hiện.I.2. Khái niệm đánh giá thực hiện công việcVới khái niệm về công việc như vậy, mỗi tổ chức cần phải hiểu rõ bản chất của đánh giá thực hiện công việc “là sự đánh giá có hệ thống chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động”.Tính hệ thống được biểu hiệnviệc đánh giá thực hiện công việc được thực hiện trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu/tiêu chí khác nhau đã được xây dựng từ trước, các chỉ tiêu/tiêu chí này phải phản ánh đúng nhất tình hình thực hiện công việc của người lao động để làm căn cứ đánh giá.Tính chính thức được thể hiện ở chỗ công tác đánh giá thực hiện công việc được thực hiện công khai, được phổ biến rộng rãi trong tổ chức được áp dụng với tất cả mọi người theo quy định.II. Nội dung công tác đánh giá thực hiện công việc2.1. Lập kế hoạch đánh giá thực hiện công việcLập kế hoạch là một quá trình ấn định những mục tiêu xác định các biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Như vậy, lập kế hoạch đánh giá thực SVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hiện công việc chính là quá trình ấn định những mục tiêu của công tác đánh giá thực hiện công việc xác định biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.2.1.1. Xác định mục tiêu của đánh giá thực hiện công việcĐánh giá thực hiện công việc có nhiều mục tiêu khác nhau, đối với mỗi tổ chức cụ thể, mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc lại khác nhau. Mục tiêu của đánh giá sẽ quyết định chu kì đánh giá, loại hình đánh giá các tiêu thức trong đánh giá.Mục tiêu của đánh giá là để nâng cao sự thực hiện công việc của người lao động thì chu kì đánh giá có thể là theo tháng, theo quý, theo năm đánh giá thường kì kết hợp với đột xuất để thấy được sự thực hiện công việc hàng ngày của người lao động. Kết quả của đánh giá phục vụ cho việc đào tạo, phát triển, nâng cao tay nghề cho người lao động. Để đánh giá được chính xác, các tiêu thức đánh giá phải tập trung vào mô tả hành vi thực hiện cần có của người lao động để thấy được các ưu, nhược điểm của người lao động, từ đó có biện pháp khắc phục. Mục tiêu của đánh giá là để đánh giá năng lực thực hiện công việc giúp doanh nghiệp có những dữ liệu cho biết khả năng thăng tiến của nhân viên thì chu kì đánh giá có thể theo tháng, theo quý, năm đánh giá thường kì kết hợp với đột xuất để thấy được tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc thường ngày của nhân viên. Kết quả đánh giá phục vụ cho việc đề bạt, thuyên chuyển lao động. Các tiêu thức đánh giá để phục vụ mục tiêu này phải chú trọng đến kết quả thực hiện công việc, tinh thần, ý thức trách nhiệm trong thực hiện công việc. Mục tiêu của đánh giá là để trả lương, trả thưởng cho người lao động thì chu kì đánh giá thường thực hiện theo tháng theo năm đánh giá thường kì được thông báo trước. Các tiêu thức đánh giá sẽ chú trọng đến kết quả, lượng hoá các kết quả để việc đo lường được dễ dàng, ít chú trọng đến hành vi thực hiện công việc. 2.1.2. Xác định các nhiệm vụ trình tự thực hiệnTrước khi tổ chức đánh giá, người quản lý cần phải xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để quá trình đánh giá diễn ra tốt nhất thuận lợi nhất. Các nhiệm vụ đó có thể là tiến hành phân tích công việc, rà soát, bổ sung hoặc xây dựng các bản phân tích SVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp công việc, đặc biệt là bản tiêu chuẩn thực hiện công việc để làm mốc chuẩn so sánh với thực tế thực hiện công việc của người lao động hay tiến hành xây dựng cách thức đánh giá, phổ biến cách thức đánh giá, xác định chu kì đánh giá, tiến hành điều tra, lấy ý kiến của người lao động về các tiêu thức đánh giá…Cùng với việc xác định các nhiệm vụ cần phải làm, người quản lý cần phải xác định quy trình thực hiện, các bước công việc cần làm, thời gian hoàn thành cũng như giao trách nhiệm cho các cá nhân, đơn vị trong từng khâu công việc cụ thể. 2.1.3. Xác định các điều kiện thực hiệnCác điều kiện để công tác đánh giá thực hiện công việc diễn ra đảm bảo đạt được những mục tiêu đã xác định từ trước bao gồm cả điều kiện vật chất nguồn nhân lực.Điều kiện vật chất ở đây chính là ngân sách hay nguồn tài chính mà tổ chức dự định chi cho công tác đánh giá thực hiện công việc, ngân sách càng lớn thì mức độ đầu tư cho đánh giá càng nhiều, điều này đồng nghĩa với việc công tác đánh giá thực hiện công việc càng được chú trọng, quy mô của công tác đánh giá càng lớn chất lượng càng cao.Nguồn nhân lực cho công tác đánh giá thực hiện công việc có thể gồm những chuyên gia được tổ chức thuê tư vấn thiết kế hệ thống đánh giá hay chính những nhân viên thuộc bộ phận chuyên trách về nguồn nhân lực, các trưởng bộ phận/ phòng ban, người lao động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá… Ngoài ra, trình độ của người lao động cơ cấu lao động theo chức năng (lao động trực tiếp, lao động gián tiếp) sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế các tiêu thức đánh giá cách thức đánh giá, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong tổ chức cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đánh giá thực hiện công việc …Người quản lý cần xác định rõ các điều kiện thực hiện để thấy được những mặt được những mặt còn hạn chế để bổ sung, khắc phục từ đó mới có thể xây dựng được một hệ thống đánh giá phù hợp khả thi.SVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.2. Tổ chức đánh giá thực hiện công việc2.2.1. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việcTiêu chuẩn đánh giá được xây dựng nhằm đo lường mức độ thực hiện công việc của người lao động. Do đó, để thiết lập được một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá khả thi, phù hợp, điều đầu tiên người quản lý cần thực hiện là phải nắm được công việc của người lao động tức là cần phải tiến hành phân tích công việc, phải thiết kế được bản mô tả công việc.Căn cứ nội dung bản mô tả công việc, người quản lý sẽ xác định mục tiêu, định lượng công việc nhân viên cần phải thực hiện để đạt được các mục tiêu đặt ra. Cần lưu ý, mục tiêu đề ra cần đạt được sự thống nhất giữa lãnh đạo nhân viên thực hiện để tránh tình trạng người lãnh đạo áp đặt công việc vượt quá khả năng thực hiện của nhân viên hoặc nhân viên đăng ký mức độ hoàn thành công việc dưới khả năng thực hiện của mình để làm việc nhàn nhã dễ đạt thành tích. Căn cứ kết quả phân tích công việc bản mô tả công việc, người lãnh đạo có thể xác định mức độ ưu tiên, mức độ quan trọng của từng công việc để quyết định thang điểm đánh giá phù hợp.2.2.2. Lựa chọn thiết kế phương pháp đánh giáViệc lựa chọn phương pháp đánh giá phụ thuộc vào mục đích của đánh giá mục tiêu quản lý. Việc thiết kế phương pháp đánh giá là nhiệm vụ chính của bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực trong công ty, ngoài ra cần có sự tham gia của Ban giám đốc, của người quản lý trực tiếp, của người lao động của các chuyên gia.Hiện nay, có nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc khác nhau, mỗi phương pháp đều có các ưu, nhược điểm điều kiện áp dụng khác nhau. Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc thường được sử dụng bao gồm: Phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ, phương pháp danh mục kiểm tra, phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng, phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi, phương pháp so sánh,… Trong đề tài nghiên cứu này em chỉ đề cập đến 1 phương pháp đang được áp dụng 2 phương pháp được sử dụng để hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ phát triển.SVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.2.2.1. Phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạĐây là phương pháp đánh giá truyền thống được áp dụng phổ biến nhất vì nó được xây dựng sử dụng đơn giản. Để xây dựng phương pháp này, có hai bước quan trọng là lựa chọn các đặc trưng (các tiêu thức) đo lường các đặc trưng. Tuỳ thuộc vào từng công việc cụ thể mà các đặc trưng được lựa chọn có thể là khối lượng, chất lượng của công việc, tiến độ thực hiện, tinh thần làm việc… Việc lựa chọn các đặc trưng cần phải được tiến hành chủ yếu trên cơ sở các đặc trưng có liên quan đến hiệu quả của tổ chức. Các thang đo để đánh giá có thể được thiết kế dưới dạng một thang đo rời rạc hoặc liên tục. Để đánh giá, người đánh giá sẽ xác định xem mức độ thực hiện công việc của đối tượng thuộc về thứ hạng nào trong từng tiêu thức, việc kết hợp các điểm số có thể theo cách tính trung bình hoặc tổng cộng các điểm ở từng tiêu thứcHình 1. Mẫu phiếu đánh giá theo phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ dạng thang đo rời rạcTên nhân viên: Chức danh công việc:Tên người đánh giá: Bộ phận:Ngày đánh giá:STT Tiêu thức đánh giá Xuất sắc Tốt KháTrung bìnhYếu1 Khối lượng công việc 5 4 3 2 12 Chất lượng công việc 5 4 3 2 13 Thời gian thực hiện 5 4 3 2 14 Tính tin cậy 5 4 3 2 15 Khả năng xét đoán 5 4 3 2 16 Khả năng hiểu biết 5 4 3 2 17 Thái độ 5 4 3 2 18 Tinh thần hợp tác 5 4 3 2 19Khả năng triển vọng hợp tác5 4 3 2 110 Tổng hợp kết quảƯu điểm: Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là dễ hiểu, xây dựng tương đối đơn giản sử dụng thuận tiện. Các tiêu thức đánh giá được lượng hoá bằng điểm về tình hình thực hiện công việc của người lao động cho phép so sánh dễ dàng thuận tiện SVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho việc ra quyết định quản lý có liên quan đến các quyền lợi đánh giá năng lực của nhân viên.Nhược điểm:Mẫu phiếu đánh giá có thể được thiết kế với các tiêu thức mang tính chất chung, phù hợp với nhiều loại công việc nên các đặc trưng riêng biệt của từng công việc có thể bị bỏ qua. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này, người đánh giá dễ mắc phải các lỗi do chủ quan như lỗi thiên vị, thành kiến, định kiến, xu hướng trung bình hay thái quá dẫn đến việc đo lường không chính xác.2.2.2.2. Phương pháp danh mục kiểm traPhương pháp này đòi hỏi người thiết kế phải liệt kê ra được một danh mục các câu mô tả về các hành vi các thái độ có thể xảy ra trong thực hiện công việc của người lao động.Hình 2. Mẫu phiếu đánh giá theo phương pháp danh mục kiểm traTên nhân viên: Chức danh công việc:Tên người đánh giá: Bộ phận:Ngày đánh giá:STT Tiêu thức đánh giá Ý kiến đánh giá1 Hợp tác với bạn bè cùng làm việc2 Giữ gìn nơi làm việc gọn gàng sạch sẽ3 Thường hoàn thành công việc đúng thời hạn4 Ghi chép sổ sách cẩn thận5 …Theo phương pháp này, người đánh giá sẽ đánh dấu vào những câu mà họ thấy phù hợp với đối tượng đánh giá (đánh dấu vào mục ý kiến đánh giá). Tuỳ từng trường hợp cụ thể, các câu mô tả có thể có giá trị ngang nhau hoặc được gắn các trọng số để thấy được mức độ quan trọng tương đối giữa chúng với nhau. Điểm số sẽ được tính bằng cách cộng các câu hoặc điểm của các câu.Ưu điểm: Phương pháp danh mục kiểm tra dễ thực hiện tránh được các lỗi như xu hướng trung bình hay sự dễ dãi. Kết quả đánh giá được lượng hoá bằng điểm nên cũng thuận tiện cho việc đánh giá ra các quyết định quản lý. SVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nhược điểm:Để các câu mô tả phù hợp với từng loại công việc cần phải thiết kế các danh mục khác nhau cho các loại công việc khác nhau nên tốn kém mất nhiều thời gian. Trong trường hợp các câu mô tả mang tính chất chung thì phù hợp với nhiều loại công việc nhưng lại không phản ánh được tính đặc thù của từng loại công việc. Việc xác định các trọng số cũng phức tạp đòi hỏi có sự trợ giúp chuyên môn.2.2.2.3. Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành viĐây là phương pháp cũng tương tự như các thang đo đánh giá đồ hoạ, chỉ khác là các thang đánh giá dựa trên hành vi được mô tả chính xác hơn bởi các hành vi cụ thể, các hành vi đối với công việc được miêu tả khách quan dựa vào các bản ghi chép các sự kiện quan trọng.Ví dụ: từ bản ghi chép các sự kiện quan trọng về hành vi tích cực tiêu cực của kiến trúc sư trong yếu tố “thời gian hoàn thành công việc”Hành vi tích cực Hành vi tiêu cựcNgày thángNội dungNgày thángNội dung02/01 Hoàn thành bản vẽ mẫu trước 2 ngày, đã giao nộp cho khách, được khách hàng chấp nhận đặt hàng.25/01 Không hoàn thành bản vẽ chi tiết, chậm ngày giao hàng, bị khách hàng huỷ hợp đồng.Với bản ghi chép các sự kiện quan trọng như trên, có thể có thang điểm đánh giá dựa trên hành vi để đánh giá thực hiện công việc của kiến trúc sư theo yếu tố “thời gian hoàn thành công việc” như sau:Hình 3. Mẫu phiếu đánh giá theo phương pháp thang đo dựa trên hành viTên nhân viên: Chức danh công việc:Tên người đánh giá: Bộ phận:Ngày đánh giá:1.Thời gian hoàn thành công việcSVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Xuất sắc 5 Hoàn thành công việc trước thời hạn, việc hoàn thành trước thời hạn mang lại giá trị cao cho công ty.Tốt 4 Hoàn thành công việc trước thời hạn.Khá 3 Hoàn thành công việc đúng thời hạn.Trung bình 2 Không hoàn thành công việc đúng thời hạn 1-2 lần/tháng.Yếu 1 Không hoàn thành công việc đúng thời hạn 3 lần/tháng trở lên hoặc 1-2 lần/tháng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty.Để cho điểm, người đánh giá phải xác định xem hành vi của đối tượng đánh giá thuộc vào loại nào trong số các thứ hạng trên tiến hành cho điểm.Ưu điểm:Ưu điểm cơ bản của phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi là khắc phục được nhược điểm của các phương pháp khác, ít thiên vị các đặc trưng được lựa chọn cẩn thận hơn, tạo ra sự nhất trí giữa người đánh giá người được đánh giá.Nhược điểm:Do các thang đo đặc trưng cho những công việc đặc trưng, một thang đo chỉ được thiết kế cho một công việc, không thể áp dụng cho công việc khác, việc thiết kế thang đo rất tốn thời gian chi phí. Ngoài ra, kết quả đánh giá cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu các đặc trưng các hành vi không được lựa chọn mô tả cẩn thận. Người đánh giá cũng gặp khó khăn khi phải xác định sự tương tự giữa hành vi thực hiện công việc của đối tượng với hành vi được mô tả trong thang đo.2.2.3. Lựa chọn người đánh giáThông thường, người lãnh đạo trực tiếp là người đánh giá chủ yếu, cần thiết có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, người đánh giá có thể bao gồm cả đồng nghiệp, cấp dưới, khách hàng hay chính bản thân người lao động tự đánh giá. Trong sự kết hợp cho ý kiến đánh giá, ý kiến của người lãnh đạo trực tiếp thường là chủ đạo có tính quyết định, các ý kiến khác là để tham khảo.2.2.4. Đào tạo người đánh giáSVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 [...]... đánh giá thực hiện công việc Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm, chính vì chưa được coi trọng đầu tư nên công tác đánh giá chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hết tầm quan trọng của nó II.2.2 Tổ chức đánh giá thực hiện công việc II.2.2.1 Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá. .. lao động tâm lý chỉ làm việc ở mức bình thường mà không khuyến khích họ phát triển nghề nghiệp, nâng cao chất lượng trong thực hiện công việc SVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp II.2 Phân tích công tác đánh giá thực hiện công việc II.2.1 Lập kế hoạch đánh giá thực hiện công việc II.2.1.1 Xác định mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc Theo phỏng vấn cán bộ phụ trách... đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm thì mục tiêu chính của đánh giá là để xác định hệ số K (hệ số bình xét chất lượng công tác) trong công thức tính lương cho nhân viên chứ chưa được sử dụng để làm căn cứ cho kế hoạch hoá, biên chế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực Đây chính là hạn chế trong việc xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm, Tuy nhiên, kết quả đánh giá thực. .. của Trung tâm Có được kết quả như vậy là sự đóng góp rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên trong Trung tâm, từng bước khẳng định vị thế của Trung tâm II Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ phát triển II.1 Kết quả đánh giá thực hiện công việc của cán bộ nhân viên năm 2008 SVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 % 96,26 37,38 42,86 100,59 46,01 Chuyên đề thực. .. hệ thống đánh giá mục đích của đánh giá, hiểu rõ cách đánh giá nhất quán trong đánh giá Thông thường, việc đào tạo người đánh giá có thể được tiến hành thông qua các văn bản hướng dẫn hoặc qua các lớp đào tạo (tập huấn) 2.2.5 Tiến hành đánh giá Tiến hành đánh giáviệc kết hợp giữa phương pháp đánh giá đã được thiết kế với tiêu chuẩn thực hiện công việc thực tế thực hiện công việc của người... giá thực hiện công việc tại Trung tâm còn nhiều hạn chế Sau hơn 2 năm hoạt động, công tác phân tích công việc tại Trung tâm vẫn chưa được hoàn thiện chỉ mới được coi trọng trong thời gian gần đây Các bản mô tả công việc vẫn còn rất sơ sài do các trưởng bộ phận viết lên theo kinh nghiệm của mình, chưa có bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc đặc biệt chưa có bản tiêu chuẩn thực hiện công. .. TÂM PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN I Tổng quan về Trung tâm Phụ nữ phát triển I.1 Quá trình hình thành phát triển của Trung tâm Trung tâm Phụ nữ Phát triển (tên tiếng Anh: Center for Women and Development, viết tắt: CWD) trực thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 220/QĐ-ĐCT ngày 01/7/2002 của Đoàn Chủ tịch TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Trung tâm được tổ chức... đánh giá theo đúng kế hoạch, hướng dẫn đề ra hay không… III Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc 3.1 Các nhân tố thuộc về hệ thống đánh giá thực hiện công việc 3.1.1 Tiêu chuẩn thực hiện công việc SVTH: Dương Thị Tươi Lớp : QTNL 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Tiêu chuẩn thực hiện công việc là hệ thống các chỉ tiêu/tiêu chí để thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành một công. .. ngoài hệ thống đánh giá 3.2.1 Vai trò của các bộ phận phòng ban người lao động Vai trò của bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực: chịu trách nhiệm trong cả việc lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra công tác đánh giá thực hiện công việc như: lựa chọn thiết kế phương pháp đánh giá, đào tạo người đánh giá, kiểm tra quá trình đánh giá, tập hợp thông tin đánh giá thực hiện công việc và lưu vào hồ sơ nhân... hiện công việc, giải thích để người lao động biết đánh giá là để nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện công việc chứ không nhằm kỷ luật, các ý kiến phê bình phải thật cụ thể hướng vào công việc chứ không hướng vào đặc trưng nhân cách cá nhân, chỉ ra các hành động cụ thể mà nhân viên cần phải thực hiện để hoàn thiện công việc luôn tỏ thái độ sẵn sàng giúp đỡ nhân viên để họ hoàn thành công việc . về công tác đánh giá thực hiện công việc nói chung và tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đánh giá thực. giá thực hiện công việc tại Trung tâm phụ nữ và Phát triển. Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm. 3.

Ngày đăng: 14/12/2012, 10:38

Hình ảnh liên quan

Hình 1. Mẫu phiếu đánh giá theo phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ dạng thang đo rời rạc - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Hình 1..

Mẫu phiếu đánh giá theo phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ dạng thang đo rời rạc Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 2. Mẫu phiếu đánh giá theo phương pháp danh mục kiểm tra - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Hình 2..

Mẫu phiếu đánh giá theo phương pháp danh mục kiểm tra Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 3. Mẫu phiếu đánh giá theo phương pháp thang đo dựa trên hành vi - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Hình 3..

Mẫu phiếu đánh giá theo phương pháp thang đo dựa trên hành vi Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 1. Biến động lao động năm 2008 - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Bảng 1..

Biến động lao động năm 2008 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2. Biến động quỹ lương và năng suất lao động - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Bảng 2..

Biến động quỹ lương và năng suất lao động Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 3. Kết quả đánh giá thực hiện công việc năm 2008 - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Bảng 3..

Kết quả đánh giá thực hiện công việc năm 2008 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 4. Kết quả điều tra về mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Bảng 4..

Kết quả điều tra về mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 6. Kết quả điều tra về mức độ am hiểu mục tiêu, cách thức đánh giá - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Bảng 6..

Kết quả điều tra về mức độ am hiểu mục tiêu, cách thức đánh giá Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 8. Kết quả điều tra về các lỗi của người đánh giá - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Bảng 8..

Kết quả điều tra về các lỗi của người đánh giá Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 7. Kết quả điều tra về mức độ chính xác của kết quả đánh giá - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Bảng 7..

Kết quả điều tra về mức độ chính xác của kết quả đánh giá Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 10. Kết quả điều tra về thông tin phản hồi - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Bảng 10..

Kết quả điều tra về thông tin phản hồi Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình thức trả lương hiện nay Trung tâm đang áp dụng là trả lương theo thời gian. Tiền lương của người lao động được xác định theo công thức: - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Hình th.

ức trả lương hiện nay Trung tâm đang áp dụng là trả lương theo thời gian. Tiền lương của người lao động được xác định theo công thức: Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 11. Kết quả điều tra về sự phù hợp trong phân công công việc - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Bảng 11..

Kết quả điều tra về sự phù hợp trong phân công công việc Xem tại trang 53 của tài liệu.
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN TRUNG TÂM - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN TRUNG TÂM Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 12. Kết quả điều tra về việc lựa chọn người đánh giá - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

Bảng 12..

Kết quả điều tra về việc lựa chọn người đánh giá Xem tại trang 70 của tài liệu.
BẢNG HỆ SỐ CÔNG VIỆC XÁC ĐỊNH CHO TỪNG CHỨC DANH (Hcv)DANH (Hcv) - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

cv.

DANH (Hcv) Xem tại trang 82 của tài liệu.
BẢNG HỆ SỐ CÔNG VIỆC XÁC ĐỊNH CHO TỪNG CHỨC DANH (Hcv)DANH (Hcv) - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

cv.

DANH (Hcv) Xem tại trang 82 của tài liệu.
BẢNG HỆ SỐ THÂM NIÊN CÔNG TÁC (Htn) - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

tn.

Xem tại trang 83 của tài liệu.
BẢNG HỆ SỐ THÂM NIÊN CÔNG TÁC (Htn) - Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển

tn.

Xem tại trang 83 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan