Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

85 1.1K 19
Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

LỜI MỞ ĐẦUNền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với đó là các mối quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất, kinh doanh nảy sinh, ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, tạo ra rất nhiều thách thức trong cạnh tranh. Đồng thời, nó cũng tạo ra những điều kiện, thời cơ mới đòi hỏi các ngân hàng phải đẩy mạnh phát triển các hoạt động, phải năng động, nhạy bén, tận dụng mọi khả năng sẵn có về nguồn vốn, về nhân lực cũng như công nghệ… Hoạt động cho vay của phần lớn các ngân hàng đều tập trung vào cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là hoạt động có tính chất thường xuyên, đem lại nguồn thu chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn mảng hoạt động rất quan trọng, đó là cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng theo đó mà ngày càng tăng lên. Do vậy, nêế ngân hàng phát triển hoạt động này sẽ góp phần tăng thu nhập, phân bố rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng đối với đời sống xã hội nói chung, đối với các ngân hàng nói riêng, sau một thời gian thực tập tại NH BIDV Quang Trung, cùng với những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa, các anh chị làm việc tại Ngân hàng BIDV Quang Trung, em đã chọn đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung”. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương như sau:Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mạiChương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung.Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung 1 CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại:Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc đơn giản là giữ các đồ vật qúy cho những người sở hữu nó, tránh mất mát. Đổi lại, người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, sẽ huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại. Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được chia thành nhiều loại phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Nếu xem xét ngân hàng trên những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp thì Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh tóan và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.1.1.2. Các họat động cơ bản của Ngân hàng thương mại:1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:Đây là hoạt động thường xuyên, liên tục, đóng vai trò quyết định trong hoạt động của ngân hàng thương mại bởi nếu so sánh với tổng tài sản thì vốn 2 tự có của ngân hàng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có được là nhờ huy động từ bên ngoài. Ngân hàng có thể huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn, không kỳ hạn), tiền gửi thanh tóan, tiền gửi của các TCTC, phát hành kì phiếu, trái phiếu, vay NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Thông thường với các ngân hàng có uy tín, có quy mô vốn tự có lớn thì khả năng huy động vốn lớn hơn và chi phí huy động vốn cũng ít tốn kém hơn.1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn:Song song với huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. Đây chính là việc ngân hàng sử dụng các nguồn vốn huy động được để tạo nên các tài sản khác nhau nhằm thu lợi nhuận. Các khỏan mục tài sản của ngân hàng thương mại bao gồm tiền mặt và ngân phiếu thanh tóan, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác, cho vay, đầu tư kinh doanh khác, trong đó tập trung chủ yếu vào cho vay và đầu tư. 1.1.2.3. Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính (trung gian):Hiện nay ở hầu hết các quốc gia, ngân hàng là trung gian thanh tóan lớn nhất. Ngân hàng thay mặt cho khách hàng của mình thực hiện thanh tóan giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để việc thanh tóan diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, ngân hàng đã triển khai rất nhiều loại hình dịch vụ như chuyển tiền, thanh tóan (bằng séc hoặc ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, hối phiếu, L/C), cung cấp các dịch vụ bảo lãnh, trung gian giải ngân và các dịch vụ tiện ích khác.1.2. Sơ lựơc về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại: 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cho vay tiêu dùng:1.2.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng:Trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng thương mại, cho vay là nghiệp vụ đem lại nguồn thu chủ yếu. Nếu như trước đây, các ngân hàng chú 3 trọng vào cho vay doanh nghiệp thì trong khỏang hai thập kỷ gần đây, quan niệm đó đã thay đổi. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên. Nó không chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm mà đã nâng lên thành ăn ngon, mặc đẹp. Tuy nhiên, nhu cầu xuất hiện không đồng nghĩa với việc có đủ điều kiện để đáp ứng. Ví dụ một cá nhân muốn mua một căn nhà để ổn định cuộc sống nhưng do thu nhập hiện tại không đủ, họ nhận ra rằng họ có thể tìm đến ngân hàng để đề nghị vay tiền mua nhà. Nhận thấy mâu thuẫn giữa tiêu dùng và khả năng thanh tóan giới hạn của người tiêu dùng cũng như để tăng sự cạnh tranh với các đối thủ, các ngân hàng đã triển khai nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, và đối tượng khách hàng của cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình. Như vậy, cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức cấp tín dụng, trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khỏan tiền với mục đích tiêu dùng theo nguyên tắc có hòan trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.1.2.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng:Cho vay tiêu dùng thực tế cũng là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, vì vậy, bên cạnh việc mang các đặc điểm của khỏan vay thông thường như khách hàng phải cam kết hoàn trả cả gốc và lãi với thời gian xác định, khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay theo mục đích thỏa thuận với ngân hàng….thì cho vay tiêu dùng còn có một số đặc điểm khác. Đó là: Thứ nhất, quy mô món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay lớn:Các món vay tiêu dùng là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình. Giá trị các sản phẩm mà khách hàng của ngân hàng có nhu cầu tiêu dùng thường không lớn, không quá đắt (kế cả vay mua nhà hoặc sửa chữa nhà). Do vậy, so với các món vay sản xuất kinh doanh khác thì nhu cầu vốn cho vay tiêu dùng nhỏ hơn rất nhiều. Mặt khác, không một ngân hàng nào cho 4 vay tiêu dùng 100% nhu cầu vốn mà thường đòi hỏi khách hàng phải có tỷ lệ tích lũy nhất định so với tổng nhu cầu vốn. Do vậy, quy mô các món vay tiêu dùng nhỏ. Bên cạnh đó, khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí ngày càng cao, nhu cầu vay vốn ngân hàng để phục vụ tiêu dùng ngày càng tăng và phồ biến. Vì thế, số lượng các món vay tiêu dùng lớn. Thứ hai, nguồn trả nợ không ổn định:Nguồn trả nợ của các khoản vay tiêu dùng là các nguồn thu nhập dự tính bao gồm lương, thưởng, thu nhập từ hoạt động khác. Tuy các nguồn này phải đảm bảo độ chắc chắn nhưng nó cũng không phải là biến cố định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là:  Sự biến động của chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nơi mà khách hàng đang làm việc, ví dụ khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thóai, việc kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra rất khó khăn, từ đó khách hàng của ngân hàng có thể bị giảm thu nhập, lương hoặc thậm chí bị mất việc. Bên cạnh đó, kinh tế suy thóai còn làm cho người dân không có sự lạc quan về tương lai, nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng sụt giảm theo. Những sự cố bất thường xảy ra với khách hàng như thay đổi vị trí, chức vụ công tác, tình trạng sức khỏe không tốt, tai nạn… Đạo đức của người vay: có vai trò quan trọng, quyết định sự hoàn trả của món vay nhưng không dễ xác định. Thứ ba, khách hàng kém nhạy cảm với lãi suất:Về cơ bản, đối tượng của cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình. Nhu cầu vay tiêu dùng của họ hầu như ít co dãn với lãi suất. Thông thường họ quan tâm tới số tiền hàng tháng hoặc hàng quý họ phải trả cho ngân hàng hơn là lãi suất mà ngân hàng áp dụng. 5  Thứ tư, chi phí cho hoạt động cho vay tiêu dùng cao:Như đã đề cập ở trên, các món vay tiêu dùng thường có quy mô nhỏ nhưng số lượng lớn, lại rời rạc, không tập trung. Mặt khác, đây cũng là các khỏan cho vay của ngân hàng nên đều phải đảm bảo đủ quy trình, từ gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng đến theo dõi, quản lý, kiểm sóat khỏan vay, do vậy chi phí của hoạt động cho vay tiêu dùng cao. Thứ năm, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao:Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay của ngân hàng trong một thời gian nhất định, là chi phí của dịch vụ tài chính và phụ thuộc vào độ rủi ro của khoản vay. Do chi phí cho hoạt động cho vay tiêu dùng lớn, đồng thời đây là hoạt động được đánh giá là rủi ro cao nhất trong danh mục tài sản cho vay của ngân hàng do nguồn trả nợ không ổn định nên ngân hàng yêu cầu mức lãi suất tương đối cao so với các khoản tín dụng khác. Thứ sáu, lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng lớn.Các khoản vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu mang tính cấp bách của khách hàng, họ muốn sở hữu hàng hóa hay sử dụng dịch vụ ngay trong hiện tại, mà thời hạn của khỏan vay không dài nên họ chấp nhận mức lãi suất cao hơn. Đồng thời số lượng các món vay tiêu dùng lớn nên lợi nhuận ngân hàng thu được từ cho vay tiêu dùng khá lớn.1.2.1.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng  Đối với người tiêu dùng:Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người vốn phong phú, đa dạng càng gia tăng. Họ mong muốn được thụ hưởng các tiện ích, các sản phẩm nhằm nâng cao đời sống vật chất- tinh thần của mình.Tuy nhiên, không phải lúc nào khả năng tài chính nói chung và thu nhập nói riêng cũng cho phép họ đáp ứng các nhu cầu đó tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, cho vay tiêu dùng giúp họ được hưởng các dịch vụ, tiện ích đó một cách nhanh chóng 6 trước khi họ có đủ tiền bởi thay vì trả một khỏan tiền lớn tại thời điểm mua sản phẩm, dịch vụ, họ chỉ phải trả dần trong một khoảng thời gian xác định tùy thuộc vào đặc điểm của nguồn thu nhập của họ. Mặt khác, không phải cá nhân, hộ gia đình nào cũng có đủ tích lũy dự phòng cho các khoản chi tiêu mang tính đột xuất, cấp bách như giáo dục, y tế. Như vậy, ngân hàng đã giúp người tiêu dùng kết hợp được nhu cầu chi tiêu hiện tại và khả năng thanh tóan trong tương lai. Điều này rất phù hợp với những cá nhân, hộ gia đình có thu nhập trung bình, chiếm tỉ trọng lớn trong xã hội.Ngoài ra, cho vay tiêu dùng còn kích thích người tiêu dùng tích cực lao động để nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng, trở thành người sở hữu thực sự với hàng hóa hay dịch vụ. Có thể nói các cá nhân, hộ gia đình là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ cho vay tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất:Hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng mà cả người sản xuất. Khi người sản xuất bán hàng hóa, họ mong muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu hồi vốn nhanh chóng và có lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng của họ cũng có đủ khả năng thanh tóan được ngay, nhất là các sản phẩm có giá trị như nhà, ô tô,…. Với sự xuất hiện của cho vay tiêu dùng, khách hàng có thể dễ dàng, nhanh chóng thanh tóan cho nhà sản xuất, nhờ đó nhà sản xuất có thể tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, tăng vòng quay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng thị phần, từ đó tăng lợi nhuận. Như vậy, tín dụng tiêu dùng đã gián tiếp thúc đẩy sản xuất, quá trình luân chuyển hàng hóa, đồng thời đặt ra yêu cầu cho nhà sản xuất phải đổi mới, cải tiến công nghệ, mẫu mã, chủng loại sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đối với Ngân hàng thương mại:Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại, khoản mục cho 7 vay chiếm tỉ trọng lớn nhất, đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhờ sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, do số lượng các món vay nhiều, lãi suất cho vay lớn nên lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ hoạt động này là rất đáng kể. Mặt khác, đối tượng của cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình- nếu so với số lượng các doanh nghiệp thì gấp nhiều lần. Vì thế, các ngân hàng không có lý do gì để bỏ qua thị trường đầy tiềm năng- thị trường khách hàng cá nhân. Cho vay tiêu dùng là hoạt động có chi phí lớn và rủi ro cao, tuy nhiên khi phát triển, mở rộng hoạt động này thì các ngân hàng có thể mở rộng quan hệ với khách hàng, tạo thói quen tiếp cận với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng cho khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động vốn, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, phân tán rủi ro, góp phần tăng thu nhập cũng như khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Đối với nền kinh tế: Có thể thấy vai trò của cho vay tiêu dùng với nền kinh tế là không thể phủ nhận, bởi mục đích của nó là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, cải thiện đời sống của dân cư. Khi cho vay tiêu dùng được mở rộng và phát triển, người dân sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà với khả năng thanh tóan hiện tại, họ không thể có. Nhờ vậy kích thích người dân tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống , tạo điều kiện cho con người phát triển, tòan diện. Điều này cũng là đòn bảy kích thích nền sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng đầu tư, xây dựng, phát triển xã hội, giảm đói nghèo… Đồng thời cho vay tiêu dùng còn là nhân tố quan trọng góp phần loại bỏ tình trạng “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi… vốn là vấn đề nhức nhối trong xã hội.1.2.2. Các hình thức cho vay tiêu dùng:Cho vay tiêu dùng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.8 1.2.2.1. Căn cứ vào mục đích vay: có thể chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại: Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khỏan cho vay nhằm phục vụ nhu cầu về nhà ở như xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà ở của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khỏan cho vay nhằm cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, du lịch…1.2.2.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay thì cho vay tiêu dùng chia thành 3 loại: Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: khỏan vay có thời hạn tối đa là 1 năm. Cho vay tiêu dùng trung hạn: bao gồm các khỏan vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Cho vay tiêu dùng dài hạn: là các khỏan vay có thời hạn trên 5 năm, thường áp dụng với khoản cho vay mua nhà.1.2.2.3. Căn cứ vào phương thức hòan trả: chia thành 3 loại: Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay (có thể tháng, quý, năm…). Đây là phương thức chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cho vay tiêu dùng của ngân hàng, thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh tóan hết một lần số tiền vay.Đối với phương thức này, các ngân hàng thường quan tâm:• Thứ nhất: loại tài sản được tài trợ: khách hàng sẽ có thiện chí trả nợ cho ngân hàng nếu tài sản hình thành từ vốn vay gắn bó với họ lâu dài, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của họ cả trong tương lai.• Thứ hai: số tiền tự tích lũy của khách hàng: khi đi vay tiêu dùng, 9 ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có mức vốn tự có bằng tiền và /hoặc tài sản bảo đảm khác tối thiểu 30- 40% giá trị tài sản, phần còn lại ngân hàng cho vay nhưng tối đa không quá 50% giá trị tài sản. Số tiền này sẽ khiến người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản, từ đó họ có ý thức giữ gìn tài sản hơn, giúp hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Số tiền này lại phụ thuộc vào các yếu tố:+ Loại tài sản: với những tài sản giảm giá nhanh như ô tô thì ngân hàng thường yêu cầu số tiền tự có của khách hàng lớn và ngược lại.+ Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng hay tính thanh khỏan của tài sản: nếu sau quá trình sử dụng, tài sản có thể dễ dàng bán thì số tiền yêu cầu ban đầu sẽ ít hơn và ngược lại.+ Năng lực tài chính của người vay: các điều khỏan thanh tóan bao gồm số tiền gốc, lãi trả mỗi kỳ phải phù hợp với đặc điểm thu nhập của khách hàng. Ví dụ khách hàng có nguồn trả nợ từ tiền thuê nhà, mà số tiền này lại được trả 3 tháng/lần thì ngân hàng nên áp dụng thu lãi hàng tháng, thu gốc hàng quý.Thông thường, số tiền khách hàng phải thanh tóan cho ngân hàng định kỳ có thể được tính bằng phương pháp gộp, phương pháp lãi đơn hoặc phương pháp hiện giá.+ Phương pháp gộp: số tiền thanh tóan mỗi kỳ được tính:T = C In+ với I = C*i*nTrong đó:T: Số tiền phải trả cho ngân hàng hàng kỳC: Số tiền cho vay ban đầu.I : Số tiền lãi mà khách hàng phải trả cho ngân hàng.n : S kỳ trả nợ.10 [...]... cho vay so với tổng doanh số cho vay của ngân hàng 1.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại: - Chỉ tiêu về lượng:  Số lượng các sản phẩm cho vay tiêu dùng: ngân hàng nào có càng nhiều các sản phẩm cho vay tiêu dùng cho thấy mức độ tập trung mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đó càng lớn Khi một ngân hàng chú trọng tới phát triển cho vay tiêu. .. tiêu dùng của khách hàng để từ đó xây dựng các chính sách, chi n lược phát triển cho phù hợp từng thị trường mục tiêu 1.2.4 Phát triển cho vay tiêu dùng: 1.2.4.1 Khái niệm: Phát triển cho vay tiêu dùng được hiểu là tổng hợp các biện pháp và hoạt 23 động của ngân hàng nhằm tăng quy mô, chất lượng, số lượng các khỏan vay tiêu dùng, từ đó làm cho cho vay tiêu dùng tăng lên về doanh số cũng như tỷ lệ cho. .. một lần nhưng có thể vay nhiều lần với số tiền khác nhau 1.2.2.4 Căn cứ vào nguồn trả nợ: cho vay tiêu dùng được chia thành cho vay tiêu dùng trực tiếp và cho vay tiêu dùng gián tiếp  Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là các khoản cho vay tiêu dùng mà trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc khách hàng, cho vay cũng như thu nợ trực tiếp từ khách hàng 12 Sơ đồ 1 Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp Ngân hàng... hồi được  Tỷ trọng CVTD so với các loại cho vay khác: được xác định qua 2 chỉ tiêu: • Tỷ trọng doanh số CVTD/ Tổng doanh số cho vay của ngân hàng • Tỷ trọng lợi nhuận CVTD/ Tổng lợi nhuận từ cho vay của ngân hàng 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV QUANG TRUNG 2.1 Tổng quan về chi nhánh BIDV Quang Trung 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: BIDV được thành lập vào ngày 26/4/1957... ty bán lẻ 2 4 Người tiêu dùng (1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng (2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ (3) Ngân hàng thanh tóan số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ (4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng (5) Người tiêu dùng thanh tóan tiền vay cho ngân hàng Một số ưu điểm của hình thức cho vay tiêu dùng có thể thấy: •... như dịch vụ, quảng bá hình ảnh của ngân hàng tới khách hàng  Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay tiêu dùng, trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng Sơ đồ 2 Quá trình cho vay tiêu dùng gián tiếp 1 4 5 Ngân hàng Công ty bán lẻ 6 2 3 Người tiêu dùng (1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán nợ, trong... chi nhánh Tuy nhiên, những dịch vụ mới và mang lại doanh thu lớn lại tập trung vào những khoản không thường xuyên và không ổn định tại chi nhánh 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung 2.2.1 Cơ sở pháp lý tiến hành hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh: 2.2.1.1 Văn bản điều chỉnh của Chính phủ, NHNN, Bộ, Ngành, Cơ quan hữu quan: • Bộ luật dân sự 2005 • Luật đất đai số 13/2003/QH11... bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hóa Thông thường công ty bán lẻ yêu cầu người tiêu dùng trả trước một phần giá trị tài sản (3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng (4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng (5) Ngân hàng thanh tóan tiền cho công ty bán lẻ (6) Người tiêu dùng thanh tóan tiền trả góp cho ngân hàng Cho vay tiêu dùng gián tiếp có... vậy, BIDV 32 Quang Trung đã thực hiện tốt công tác sử dụng vốn theo nguyên tắc thận trọng, tiếp tục ưu tiên cho vay ngắn hạn và cho vay bằng VNĐ Điều này có thể do chi nhánh tăng cho vay đối với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp đầu tư trong nước 2.1.2.3 Tình hình hoạt động dịch vụ: Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, chi nhánh BIDV Quang Trung đã không ngừng bổ sung, cải thiện, phát triển và mở rộng... dụng  Sản phẩm cho vay tiêu dùng (chi n lược phát triển sản phẩm): Chi n lược phát triển sản phẩm là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng Chi n lược được hiểu là tầm nhìn của doanh nghiệp trong dài hạn về phương hướng, quy mô, thị trường, lợi thế, nguồn lực, môi trường ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, giá trị kỳ vọng mà những người trong và ngoài doanh nghiệp cần Chi n lược kinh . cho vay tiêu dùng được chia thành cho vay tiêu dùng trực tiếp và cho vay tiêu dùng gián tiếp. Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là các khoản cho vay tiêu dùng. thời hạn cho vay thì cho vay tiêu dùng chia thành 3 loại: Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: khỏan vay có thời hạn tối đa là 1 năm. Cho vay tiêu dùng trung hạn:

Ngày đăng: 14/12/2012, 10:11

Hình ảnh liên quan

Sơ đồ 1. Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp - Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

Sơ đồ 1..

Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp Xem tại trang 13 của tài liệu.
 Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay tiêu dùng, trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do các công ty bán lẻ đã bán  chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng - Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

ho.

vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay tiêu dùng, trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng Xem tại trang 14 của tài liệu.
• Thứ ba, đây là hình thức mà qua đó, ngân hàng có thể dễ dàng giới thiệu các sản phẩm tiện ích cũng như dịch vụ, quảng bá hình ảnh của  ngân hàng tới khách hàng. - Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

h.

ứ ba, đây là hình thức mà qua đó, ngân hàng có thể dễ dàng giới thiệu các sản phẩm tiện ích cũng như dịch vụ, quảng bá hình ảnh của ngân hàng tới khách hàng Xem tại trang 14 của tài liệu.
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh: - Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

2.1.3..

Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh: Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 6: Cơ cấu dư nợ CVTD - Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

Bảng 6.

Cơ cấu dư nợ CVTD Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 7. Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng. - Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

Bảng 7..

Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng Xem tại trang 58 của tài liệu.
Từ bảng trên ta thấy lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng đều tăng qua các năm - Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

b.

ảng trên ta thấy lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng đều tăng qua các năm Xem tại trang 58 của tài liệu.
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng nợ quá hạn của chi nhánh dao động trong khỏang trên dứơi 7% - Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung

h.

ìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng nợ quá hạn của chi nhánh dao động trong khỏang trên dứơi 7% Xem tại trang 59 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan