Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, sinh khối, nốt sần của các dòng keo Lưỡi Liềm ( Acacia crassicarpa ) ở BQLRPH Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế

43 945 0
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, sinh khối, nốt sần của các dòng keo Lưỡi Liềm  ( Acacia crassicarpa ) ở BQLRPH Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau hơn 10 năm nghiên cứu, xây dựng thành công nhiều mô hình thử nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau của nước ta, đặc biệt là các đồi cát nội đồng và đồi cát di động ở tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà khoa học Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm giống cây lâm nghiệp thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận và Chi cục lâm nghiệp Thừa Thiên-Huế đưa ra khuyến cáo bà con và các địa phương vùng duyên hải miền Trung nước ta bổ sung vào cơ cấu trồng rừng phòng hộ ven biển giống keo lưỡi liềm được chọn tạo thành công từ nguồn giống nhập nội của Australia. Vì vậy để góp phần hoàn thiện những đặc điểm sinh trưởng của loài keo lá liềm chúng tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, sinh khối, nốt sần của các dòng keo Lưỡi Liềm ( Acacia crassicarpa ) ở huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA LÂM NGHIỆP    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, sinh khối, nốt sần của các dòng keo Lưỡi Liềm ( Acacia crassicarpa ) BQLRPH Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế Sinh viên thực hiện: Trần Bảo Thành Lớp: Quản lý tài nguyên rừng và môi trường K42 Thời gian thực hiện: Tháng 1 đến tháng 6 năm 2012 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đặng Thái Dương Bộ môn : Lâm Sinh Huế, 5/2012 Lời cảm ơn Được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Huế, được sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS. Đặng Thái Dương và giám đốc điều hành công ty lâm nghiệp Phong Điền tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, sinh khối, nốt sần của của các dòng keo Lưỡi Liềm ( Acacia crassicarpa ) tỉnh Thừa Thiên Huế” Để hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện Trường Đại học Nông lâm Huế. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS. Đặng Thái Dương đã tận tình , chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận này. Cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Công ty lâm nghiệp Phong Điền đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi cơ sở thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khao học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Trần Bảo Thành PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Theo đánh giá của các nhà khoa học, nước ta là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 2 độ C thì 22 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà cửa, 45% diện tích đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập chìm trong nước. Vậy nhưng “bức tường ngăn bão tố” là hệ thống rừng phòng hộ, trong đó có rừng phòng hộ ven biển, lại đang bị tàn phá từng ngày. Vì vậy, việc bảo vệ “bức tường xanh” đang được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu như từ năm 1943 - 1993, do nhiều nguyên nhân, diện tích rừng giảm từ 43% xuống còn 20% thì những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và ý thức người dân được nâng cao, nhiều diện tích rừng đã được phục hồi và nhân rộng. Trong thập kỷ qua, rừng Việt Nam đã khôi phục nhanh chóng, độ che phủ tăng từ 33,2% (năm 1999) lên 37% (năm 2005) và 38,7% (năm 2008). Trong đất rừng phòng hộ toàn quốc, diện tích đất có rừng chiếm 60,4%; diện tích đất không có rừng 29,6%; trong đất có rừng thì rừng tự nhiên chiếm 86,6%. Rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung chủ yếu các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ. Rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở đê biển tập trung hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Rừng phòng hộ chống cát di động tập trung vùng ven biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá, tìm hiểu về loài cây có vai trò phòng hộ chắn cát, chắn gió, cải tạo đất và mang lại giá trị kinh tế là vấn đề quang trọng và cấp thiết. Sau hơn 10 năm nghiên cứu, xây dựng thành công nhiều mô hình thử nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau của nước ta, đặc biệt là các đồi cát nội đồng và đồi cát di động tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà khoa học Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm giống cây lâm nghiệp thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận và Chi cục lâm nghiệp Thừa Thiên-Huế đưa ra khuyến cáo bà con và các địa phương vùng duyên hải miền Trung nước ta bổ sung vào cơ cấu trồng rừng phòng hộ ven biển giống keo lưỡi liềm được chọn tạo thành công từ nguồn giống nhập nội của Australia. Vì vậy để góp phần hoàn thiện những đặc điểm sinh trưởng của loài keoliềm chúng tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, sinh khối, nốt sần của các dòng keo Lưỡi Liềm ( Acacia crassicarpa ) huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế” PHẦN II TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Nghiên cứu trên thế giới. 2.1.1Một số nghiên cứu trên thế giới Một số nghiên cứu Thái Lan cho thấy với rừng trồng Acacia crassicarpa xuất xứ Papua New Guinea sau 3 năm đạt 207 tấn sing khối khô/ha( Visaranata 1989). vùng khô hơn là Ratchaburi – Thái Lan nó có năng suất ngang bằng Keo lá tràm 40 tấn sinh khối/ha (3 tuổi). Sarah – Malaysia nó được trồng trên đất đá có tầng mặt mỏng và đất cát cho kết quả H = 15 – 23m, D 1,3 = 10 – 16cm sau 4 năm tuổi, tốt hơn cả A. auriculiformis và A. mangium ( Sim và Gan 1991 ) Nhiều nghiên cứu của các nước trong khu vực cho thấy A. crassicarpa sinh trưởng ngang bằng hoặc hơn cả A. auriculiformis và A. mangium ( Các nghiên cứu Thái Lan, Myanma, Trung quốc, Lào ) của một số tác giả. 2.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm của Keo lưỡi liềm. Keo lưỡi liềm (còn gọi là keoliềm vì lá có hình lưỡi liềm) có tên khoa học là Acacia crassicarpa hay Racosperma crassicarpum, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Cây thân gỗ có thể biến dạng từ thân bụi đến thân gỗ lớn tùy môi trường sống. Những đặc điểm chủ yếu: Cây ưa sáng, thân thẳng, đâm nhiều cành nhánh, vỏ màu sẫm hay nâu xám, nhiều vết nứt sâu. Rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển. - Khí hậu: Độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao 700m so với mặt biển. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000- 3.500mm, mưa theo mùa hoặc mưa tập trung vào mùa hè, chịu được khô hạn, gió Lào… Chịu nhiệt độ bình quân các tháng nóng nhất là 31-34 0 C, nhiệt độ bình quân các tháng lạnh nhất 15-22 0 C, không có sương giá. - Đất: Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sâu và đất sét khó thoát nước. Có thể chịu được độ mặn, đất cằn cỗi và khả năng chịu lửa tốt. Nhưng điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt nhất là trên các loại đất feralit, pH từ 3 – 7, độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao 700m so với mặt biển. - Đặc tính lâm sinh: . Lá già nhẵn bóng mọc thành lá kép, màu xanh lục, lá đơn hình lưỡi liềm dài 11-12cm, rộng 1-4cm, thường xanh. Hoa màu vàng nhạt gần giống hoa keo lá tràm. Quả dạng quả đậu, mọc xoắn, hạt nhẵn màu đen, khoảng 35.000-40.000 hạt/kg. - Công dụng: Gỗ keo lưỡi liềm khá nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do tán lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng để trồng trên đồi trọc làm cây che bóng cho các cây ăn quả, cây công nghiệp rất tốt. Trên các vùng đất dốc có thể trồng thành hàng rào hay băng xanh để chống xói mòn, làm băng cản lửa, chắn gió để bảo vệ đất rất hữu hiệu. Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… là cây trồng lý tưởng để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hóa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh. 2.2 Nghiên cứu trong nước 2.2.1 Một số nghiên cứu Việt Nam về cây Hoạt động nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp của Việt nam đã có từ lâu đời, đặc biệt trên các vùng đất cát các tỉnh miền trung vào thời Pháp thuộc người dân đã trồng những dải rừng Phi lao chắn cát ven biển như vùng Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…lúc này nghề trồng rừng Phi lao đã chiếm 50-60% thu nhập hàng năm của người dân đặc biệt là Bình Dương – Quảng Nam, ngoài ra cây này còn mang lại lợi ích chắn gió chắn cát, cải tạo đất, bảo vệ sinh thái nên cây Phi Lao được coi là cây “độc nhất vô nhị” trên vùng đất cát miền Trung.Tuy nhiên, nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học cho các vùng sinh thái và tăng giá trị sản xuất cho người dân các nhà nghiên cứu lâm sinh đã tìm ra một loài cây nhập nội mới là cây keo Lưỡi liềm rất có khả năng thích hợp với một số vùng trồng Việt Nam nên đã tiến hành một số nghiên cứu nhằm phát triển tiềm năng lâm nghiệp. Điều tra tập đoàn cây trồng trên cát và xây dựng mô hình trồng rừng Keo Lưỡi Liềm ( Acacia crassicarpa ) trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ do Nguyễn Thị Liệu Trung tâm khoa học Bắc Trung Bộ thực hiện năm 2000. Đây là nghiên cứu được thực hiện 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế dựa trên phương pháp bố trí thí nghiệm trồng rừng thực tế và tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp làm đất, mật độ trồng và chế độ bón phân đến sinh trưởng của loài cây Keo Lưỡi liềm và cây Keo Lá tràm (cây đối chứng ). Kết quả của nghiên cứu đã chọn ra được các loài cây trồng chính vùng cát của các tỉnh Bắc Trung Bộ chủ yếu là : Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ), keo lưỡi liềm ( A. crassicarpa ), Phi lao ( Casuarina equisetifolia ). Trông đó nghiên cứu rút ra tổng kết là trong tất cả các loài cây thì khả năng sinh trưởng của keo lưỡi liềm tốt nhất, thích nghi rộng và tỉ lệ sống cao nhất trên điều kiện đất cát nội đồng, cây thường đơn thân, xanh tốt. Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài Bạch đàn Eucalyptus camaldulensis, Eucaluytus pellita và các loài keo : Acacia crassicarpa, Acacia aulacocarpa trồng thử nghiệm 3 năm tại trạm thực nghiệm MangYang tỉnh Gia Lai do Nguyễn Danh của sở Tài nguyên và môi trường tỉnh gia lai thực hiện. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy loài cây bạch đàn Eucalyptus camaldulensis và keo Acacia crassicarpa sinh trưởng rất tốt trên điều kiện tự nhiên tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven biển Miền trung của PGS.TS Đặng Thái Dương trường Đại học nông lâm huế năm 2011. Nghiên cứu đã đánh giá tình hình chung của điều kiện tự nhiên và sinh thái toàn bộ các tỉnh miền trung, đưa ra một số mô hình trồng nông lâm kết hợp trên vùng đất cát trong đó có các loài keo. Đề tài này đã cung cấp đặc điểm thích nghi của một số loài cây và trình bày kỹ thuật trồng cây trên đất cát rất bổ ích. “Theo dõi tình hình sinh trưởng của một số loài cây phân xanh Họ Đậu trồng xen kẻ với cây Lâm Nghiệp trên vùng gò đồi trại Hương Vân huyện Hương Trà tỉnh TT Huế.” Là một tạp chí khoa học cung cấp những thông tin về tác dụng và vai trò của nốt sần cây Họ Đậu. 2.2.2 Sinh trưởng, sinh khối, nối sầntính dụng phòng hộ, môi trường sinh thái của cây keo lưỡi liềm. 2.2.2.1 Sinh trưởng. Việc tạo mới các yếu tố cấu trúc không thuận nghịch của tế bào, mô và toàn bộ cây, kết quả dẫn đến sự tăng về kích thước, thể tích, trọng lượng của chúng, vd. sự phân chia và giãn của tế bào, tăng kích thước quả, lá, hoa, nảy lộc, đâm chồi STTV chia ra hai giai đoạn: sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Trong giai đoạn thứ nhất là quá trình sinh trưởng của cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá); giai đoạn thứ hai chuyển sang hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ như hoa, quả, hạt, vv. Trong quá trình sinh trưởng của cây, các chất sinh trưởng (hocmon thực vật) có ý nghĩa rất quan trọng: các chất auxin kích thích dãn của tế bào và đặc biệt là quá trình sinh trưởng của hệ thống rễ; các xitolinin kích thích phân chia tế bào, hình thành và sinh trưởng chồi; gibberellin kích thích giãn mạch tế bào và vươn cao của thân. Người ta đã hiểu được quá trình STTV và điều chỉnh nó theo ý muốn như kĩ thuật tạo tán cây, tạo hình; trong nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng chè, táo, dùng kĩ thuật đốn cây tạo ra cành mới có sức sống cao hơn 2.2.2.2 sơ lược sinh khối của cây Sinh khối của là tổng khối lượng của cây, bao gồm khối lượng của thân, lá, cành, rễ và các bộ phận khác của cây. Bao gồm sinh khối tươi và sinh khối khô. Sinh khối tươi là khối lượng của cây, bao gồm khối lượng của thân, lá, cành, rễ và các bộ phận khác của cây khi còn tươi. Sinh khối khô là khối lượng của cây, bao gồm khối lượng của thân, lá, cành, rễ và các bộ phận khác của cây khi đc sấy khô hoàn toàn. 2.2.2.3 sơ lược nốt sần Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ Đậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốt rễ (rhizobium), có khả năng lấy khí nitơ (N 2 ) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO 3 - hay NH 3 ). Hoạt động này được gọi là cố định đạm. Cây đậu, trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra một quan hệ cộng sinh. - Đặc tính của vi khuẩn nốt sần Đặc tính sinh học và tính chuyên hóa của vi khuẩn nốt sần. Vi khuẩn nốt sần Rhizobium là loại trực khuẩn hình que, hảo khí, gram âm, không sinh nha bào, có tiên mao nmọc theo kiểu đơn mao hoặc chu mao, có khả năng di động được. Khuẩn lạc có màu đục, nhày, lồi, có kích thước 2 – 6 mm. Tế bào Rhizobium có kích thước 0,5 - 0,9 x 1,2 – 3,2 . Chúng thích ứng ở pH = 6,5 – 7,5, độ ẩm 60 – 70%, nhiệt độ 28 – 30 - sự hình thành nốt sần rể cây họ Đậu Sự hình thành nốt sần Chỉ tiêu đánh giá nốt sần trong quá trình cộng sinhtính chất về hình thái, sinh lý, sinh hóa của nốt sần tạo nên rễ cây, thể hiện trong từng giai đoạn, từng mức độ cố định nitơ của hệ cộng sinh. + Giai đoạn đầu là giai đoạn xâm nhiễm của VKNS vào rễ cây họ đậu: Vi khuẩn nốt sần thường xâm nhập vào rễ cây họ đậu thông qua các lông hút và đôi khi thông qua vết thương vỏ rễ. Mỗi loại cây họ đậu thường tiết ra xung quanh rễ những chất có tác dụng kích thích những chủng vi khuẩn nốt sần chuyên tính và ức chế những chủng không chuyên tính để thực hiện quá trình xâm nhiễm như các hợp chất gluxit, các axit amin, các axit hữu cơ (axit malic, axit asparaginic, ). Nhiều tác giả cho rằng, VKNS có tính chuyên tính rất cao đối với cây họ đậu cùng chi. Một số lại cho rằng chúng có tính chuyên tính thấp đối với cây họ đậu cùng chi. Theo quan điểm thứ nhất người ta làm thí nghiệm thấy chủng ĐX1 (VKNS cây đậu xanh) nhiễm cho cây lạc không tạo được nốt sần lạc, còn theo quan điểm thứ hai thì chủng G3 (VKNS đậu tương) nhiễm cho cây lạc tạo được nốt sần. Dưới ảnh hưởng của vi khuẩn nốt sần, cây hô đậu tiết ra enzym polygalacturonaza làm phá vỡ thành lông hút và giúp cho vi khuẩn nốt sần xâm nhập vào rễ. trong lông hút, vi khuẩn nốt sần sẽ tạo thành “dây xâm nhập”, đó là một khối chất nhày dạng sợi, bên trong chứa đầy vi khuẩn dạng hình que, “dây xâm nhập” đi dần vào bên trong với tốc độ khoảng 5 – 8 /s. Sự vận động của “dây xâm nhập” được thực hiện dưới áp lực sinh ra do sự phát triển của VKNS bên trong dây. Đến lớp nhu mô, VKNS kích thích các tế bào rễ cây phát triển và phân chia, vi khuẩn thoát ra khỏi “dây xâm nhập” và đi vào tế bào chất. đó chúng sinh sản rất nhanh và tạo dạng giả khuẩn. [...]... trưởng, sinh khối của các dòng keo lưỡi liềm 3.4.3.1 Nghiên cứu sinh trưởng D0 và Hvn của các dòng keo liềm giai đoạn 7 tháng tuổi 3.4.3.2 Nghiên cứu sinh khối toàn cây tươi và khô của các dòng keo liềm giai đoạn 7 tháng tuổi 3.4.3.3 Nghiên cứu sinh khối lá tươi và khô của các dòng keo liềm giai đoạn7 tháng tuổi 3.4.3.4 Nghiên cứu sinh khối rể tươi và khô của các dòng keo liềm giai... gam + Dòng sinh trưởng có nốt sần tươi nhỏ nhất là: Dòng 11 với 0.07 gam + Dòng sinh trưởng có nối sần khô lớn nhất là: Dòng 13 với 0.25 gam + Dòng sinh trưởng có nốt sần khô nhỏ nhất là: Dòng 11 với 0.03 gam + Nhóm dòng sinh trưởng có nối sần tươi cao có thể chọn là: dòng 1, dòng 2, dòng 10, dòng 12, dòng 13 + Nhóm dòng sinh trưởng có nối sần khô có thể chọn là: dòng 1, dòng 2, dòng 12, dòng 13, dòng. .. xét sinh trưởng về sinh khối Lá tươi và khô của 18 dòng Keo Lưỡi Liềm giai đoạn tháng tuổi như sau: + Sinh trưởng về sinh khối lá tươi và khô của 18 dòng có sự khác nhau + Dòng sinh trưởng có sinh khối lá tươi lớn nhất là: Dòng 2 với 16.31 gam + Dòng sinh trưởng có sinh khối lá tươi nhỏ nhất là: Dòng 8 với 4.35 gam + Dòng sinh trưởng c sinh khối lá khô lớn nhất là: Dòng 2 với 5.40 gam + Dòng sinh. .. Rễ của 18 dòng có sự khác nhau + Dòng sinh trưởng có sinh khối Rễ tươi lớn nhất là: Dòng 2 với 2.60 gam + Dòng sinh trưởng có sinh khối Rễ tươi nhỏ nhất là: Dòng 8 với 0.63 gam + Dòng sinh trưởng có sinh khối Rễ khô lớn nhất là: Dòng 17 với 1.39 gam + Dòng sinh trưởng có sinh khối Rễ khô nhỏ nhất là: Dòng 8 với 0.41 gam + Nhóm dòng sinh trưởng sinh khối Rễ tươi cao có thể chọn là: dòng 1, dòng 2, dòng. .. Huế + Vườn ươm khoa Lâm Nghiệp Trường ĐHNL Huế 3.3 Mục tiêu nghiên cứu - Chon được một số dòng sinh trưởng nhanh của keo lưỡi liềm ( Acacia crassicarpa ) làm cơ sở đề xuất chọn dòng cây cho khu vực 3.4 Nội dung nghiên cứu 3.4.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của BQLRPH Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế 3.4.2 Tìm hiểu kỹ thuật tạo cây con loài keo liềm từ hạt 3.4.3 Nghiên cứu sinh trưởng,. .. số nhận xét sinh trưởng về sinh khối thân tươi và khô và chiều cao thân của 18 dòng Keo Lưỡi Liềm giai đoạn tháng tuổi như sau: + Sinh trưởng về sinh khối thân tươi, khô và chiều cao thân của 18 dòng có sự khác nhau + Dòng sinh trưởng có sinh khối thân tươi lớn nhất là: Dòng 4 với 0.82 gam + Dòng sinh trưởng có sinh khối thân tươi nhỏ nhất là: Dòng 8 với 0.63 gam + Dòng sinh trưởng có sinh khối thân... Dòng sinh trưởng có sinh khối lá khô nhỏ nhất là: Dòng 4 với 1.76 gam + Nhóm dòng sinh trưởng sinh khối lá tươi cao có thể chọn là: dòng 2, dòng 3, dòng 5, dòng 13, dòng 17 + Nhóm dòng sinh trưởng sinh khối lá khô cao có thể chọn là: dòng 2, dòng 3, dòng 5, dòng 13, dòng 17 + Tỷ lệ % khô/ tươi biến động từ 55.5% đến 71.2% 4.3.4 Nghiên cứu sinh khối rể tươi và khô của các dòng keo liềm giai đoạn... là: Dòng 5 với 2.10 gam + Dòng sinh trưởng có sinh khối thân khô nhỏ nhất là: Dòng 4 với 0.39 gam + Nhóm dòng sinh trưởng sinh khối thân tươi cao có thể chọn là: dòng 2, dòng 3, dòng 5, dòng 14, dòng 17 + Nhóm dòng sinh trưởng sinh khối thân khô cao có thể chọn là: dòng 2, dòng 3, dòng 5, dòng 14, dòng 17 +Tỷ lệ khô/ tươi biến động từ 50.4% dến 64.9% 4.3.6 Nghiên cứu sinh khối nối sần tươi và khô của. .. cho thấy sinh trưởng về D0 , Hvn của 18 dòng keo liềm, tôi có một số nhận xét như sau: + Sinh trưởng về D0 , Hvn của 18 dòng có sự khác nhau + Dòng sinh trưởng có D0 lớn nhất là: Dòng 2 với 0.8 cm + Dòng sinh trưởng có D0 nhỏ nhất là: Dòng 8 với 0.3 cm + Dòng sinh trưởng có Hvn lớn nhất là: Dòng 17 với 39.33 cm + Dòng sinh trưởng có Hvn nhỏ nhất là: Dòng 4 với 18.83 cm 4.3.2 Nghiên cứu sinh khối... dòng 3, dòng 10, dòng 17 + Nhóm dòng sinh trưởng sinh khối Rễ khô cao có thể chọn là: dòng 2, dòng 3, dòng 10, dòng 13, dòng 17 + Tỷ lệ khô/ tươi biến động từ 28% đến 59% 4.3.5 Nghiên cứu sinh khối thân ươi và khô của các dòng keo liềm giai đoạn tháng tuổi Tiến hành nghiên cứu 18 dòng keo lưỡi liềm giai đoạn cây con tháng 7 tuổi được kết quả sau: Bảng 4.5 : sinh khối tươi, khô và chiều cao của Thân . thành nốt sần ở rể cây họ Đậu Sự hình thành nốt sần Chỉ tiêu đánh giá nốt sần trong quá trình cộng sinh là tính chất về hình thái, sinh lý, sinh hóa của nốt. trò của nốt sần cây Họ Đậu. 2.2.2 Sinh trưởng, sinh khối, nối sần và tính dụng phòng hộ, môi trường sinh thái của cây keo lưỡi liềm. 2.2.2.1 Sinh trưởng. Việc

Ngày đăng: 24/03/2014, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan