Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng TV đến khả năng tạo rễ của hom Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

53 2.6K 6
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng TV đến khả năng tạo rễ của hom Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Với lượng mưa trung bình hằng năm lớn cùng với việc có đường bờ biển chạy dài gần 3200km suốt lãnh thổ nên địa hình rất đa dạng. Trong đó, có trên 60% diện tích đất tự nhiên là đồi núi, thuộc đối tượng sản xuất lâm nghiệp, phần lớn diện tích này là đồi núi, thuộc đối tượng sản xuất lâm nghiệp, phần lớn diện tích này phân bố ở vùng cao thuộc vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Địa bàn rừng núi là nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nơi có địa hình cắt mạch, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, du canh du cư... Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng và ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh, tế chính trị xã hội và môi trường sinh thái của cả nước. Qua khảo nghiệm loài và xuất xứ keo thấy rằng Acasia crassicarpa sinh trưởng tốt trên các vùng đồi trọc khô hạn và vùng các nội đồng vùng Bắc Trung Bộ. Hiện nay các đơn vị trồng rừng và nhân dân trong vùng rất muốn phát triển loài cây này nhưng nguồn hạt giống còn ít, tốc độ phát triển của hom còn kém. Việc tìm hiểu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng tác dụng đến khả năng ra rễ và sinh khối của Acasia crassicarpa là một giải pháp tăng tỷ lệ ra rễ, sinh khối đáp ứng mục đích tạo được các cây con có chất lượng tốt, qua đó tạo được rừng có chất lượng đồng đều. Ngoài ra nếu kết hợp lựa chọn được những cây mẹ có phẩm chất tốt phù hợp với mục đích kinh doanh thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để góp phần vào công tác xây dựng quy trình, quy phạm và kỹ thuật gây trồng Keo lưỡi liềm bằng hom đồng thời phù hợp với phương hướng nghiên cứu và mục tiêu trồng rừng của ngành lâm nghiệp. Tôi đã tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến khả năng tạo rễ của hom Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở tỉnh Thừa Thiên Huế".

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Với lượng mưa trung bình hằng năm lớn cùng với việc có đường bờ biển chạy dài gần 3200km suốt lãnh thổ nên địa hình rất đa dạng. Trong đó, có trên 60% diện tích đất tự nhiên là đồi núi, thuộc đối tượng sản xuất lâm nghiệp, phần lớn diện tích này là đồi núi, thuộc đối tượng sản xuất lâm nghiệp, phần lớn diện tích này phân bố vùng cao thuộc vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Địa bàn rừng núi là nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nơi có địa hình cắt mạch, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, du canh du cư Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng và ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh, tế chính trị xã hội và môi trường sinh thái của cả nước. Trong vòng năm thập kỷ qua, diện tích rừng Việt Nam biến động rất mạnh, thể hiện chỗ giảm liên tục trong suốt những năm 60, 70 và 80 của thế kỷ 20 và việc tăng diện tích rừng với tốc độ nhanh trong vòng 15 năm trở lại đây. Nếu như diện tích rừng năm 1943 được ước tính vào khoảng 14,3 triệu ha thì đến năm 1993 giảm xuống chỉ còn 9,3 triệu ha, tức là giảm khoảng 5 triệu ha trong vòng 5 thập kỷ. Nói cách khác, diện tích rừng Việt Nam đã giảm một triệu ha trong mỗi thập kỷ hay 100.000 ha/ năm (Theo thống kê rừng toàn quốc năm 1999, Viện Điều tra Quy Hoạch Rừng). Nếu bỏ qua những cố gắng của Việt Nam trong lĩnh vực trồng rừng trong giai đoạn này thì tốc độ mất rừng bình quân của Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều. Do ảnh hưởng của các chính sách khuyến khích phát triển Lâm Nghiệp của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, tình hình diện tích rừng của Việt Nam được cải thiện đáng kể. Kết quả kiểm kê rừng năm 1999 theo chỉ thị 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ cho thấy tổng diện tích rừng của cả nước là 10,9 triệu ha, tương đương với 33,2% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong những năm tiếp theo, độ che phủ rừng tiếp tục tăng, năm 2002 đạt 1 35,7%, tính đến cuối năm 2009, toàn quốc có gần 13,259 triệu ha rừng (hơn 10,339 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 2,919 triệu ha rừng trồng). Độ che phủ rừng tăng mạnh từ 37% năm 2005 lên 39,1% năm 2009, bình quân tăng mỗi năm tăng 0,5%. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, đây là kết quả đáng mừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của nước ta, bởi thực tế nhiều nước trên thế giới độ che phủ rừng đang suy giảm. Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2006- 2009, cả nước trồng mới gần 864,5 nghìn ha rừng (trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng được hơn 190,6 nghìn ha; rừng sản xuất hơn 673,8 nghìn ha), so với chỉ tiêu Nghị quyết 73 của Quốc hội mới chỉ đạt 86%. Để thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp đó Chính phủ có quyết định số 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và sản xuất 1 triệu m 3 ván nhân tạo. Trước tình hình đó việc chọn cơ cấu loài cây trồng hợp lý là vấn đề hết sức quan trọng. Qua nhiều công trình nghiên cứu 700 loài cây có tác dụng phù hợp. Trong đó Keo lá tràm ,Keo tai tượng và Keo lưỡi liềm là một trong những loài cây có nhiều giá trị và công dụng để phát triển rộng rãi đáp ứng nhiều mục đích quan trọng như phủ xanh, chống xói mòn, cung cấp nguyên liệu làm bột giấy, ván nhân tạo Qua khảo nghiệm loài và xuất xứ keo thấy rằng Acasia crassicarpa sinh trưởng tốt trên các vùng đồi trọc khô hạn và vùng các nội đồng vùng Bắc Trung Bộ. Hiện nay các đơn vị trồng rừng và nhân dân trong vùng rất muốn phát triển loài cây này nhưng nguồn hạt giống còn ít, tốc độ phát triển của hom còn kém. Việc tìm hiểu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng tác dụng đến khả năng ra rễsinh khối của Acasia crassicarpa là một giải pháp tăng tỷ lệ ra rễ, sinh khối đáp ứng mục đích tạo được các cây con có chất lượng tốt, qua đó tạo được rừng có chất lượng đồng đều. Ngoài ra nếu kết hợp lựa chọn được những cây mẹ có phẩm chất tốt phù hợp với mục đích kinh doanh thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để góp phần vào công tác xây dựng quy trình, quy phạm và kỹ thuật gây trồng Keo lưỡi liềm bằng hom đồng thời phù hợp với phương hướng nghiên cứu và mục tiêu trồng rừng của ngành lâm nghiệp. Tôi đã tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến khả năng tạo rễ của hom Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) tỉnh Thừa Thiên Huế". PHẦN 2 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Trên thế giới 2.1.1. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật Trong quá trình sinh trưởng, thực vật không những cần các chất Protein, Gluxit, Lipit, Axit Nucleic để cấu tạo nên tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho hoạt động sống mà còn cần rất nhiều các hoạt tính sinh học sinh lí cao, là những thành phần chiếm rất ít trong cơ thể của cây, nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều khiển sự thúc đẩy sinh trưởng của cây như: Vitamin, enzim, và chất điều hòa sinh trưởng, chất kích thích sinh trưởng, hoomon thực vật trong đó chất kích thích sinh trưởng là nhóm chất có nhiều ý nghĩa nhất trong sinh trưởng thực vật. Chất kích thích sinh trưởng được tổng hợp chủ yếu trên đỉnh sinh trưởng của cây. Ngoài ra, nó còn được tổng hợp trên các bộ phận đang phát triển mạnh như lá, hoa quả, rễ non, phôi và chi phối sự hình thành các cơ quan sinh trưởng. Năm 1980 Đacwin đã phát hiện hiện tượng hướng quang rất mạnh của ngọn mầm cây hòa thảo nảy mầm khi chiếu sáng từ một hướng tất là sự sinh trưởng uốn cong về nguồn chiếu sáng tới đầu ngọn cây nói chung và cây hòa thảo nói riêng. Ông cho rằng: đỉnh ngọn mầm cây là nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng. Năm 1979, Paol đã cắt đỉnh 3 mầm cây và đặt lại chỗ củ. Nếu đặt nguyên như cũ thì cây sinh trưởng binh thường, nhưng nếu đặt một bên hoặc để trong tối thì xảy ra hiện tượng uốn cong hướng động của ngọn cây hòa thảo như trường hợp chiếu sáng một hướng. Ông kết luận rằng: đỉnh ngọn cây đã hình thành một chất sinh trưởng nào đó vận chuyển xuống dưới cây và gây nên sự sinh trưởng của phần chồi dưới. Năm 1934, giáo sư người Hà Lan Kogl đã xác minh chất đó là acid β indol acetic, tiếp đó nhà khoa học đã chứng minh nó là auxin, một hocsmon thực vật (phytohocmon) quan trọng trong toàn bộ thế giới thực vật. Bởi vì chúng có vai trò cơ bản trong quá trình phối hợp sinh trưởng và phân hóa tế bào cần thiết cho sự phát triển bình thường của thực vật. Sự phát hiện ra các chất điều hòa sinh trưởng là rất quan trọng trong lịch sử. Từ đó, có rất nhiều 3 công trình nghiên cứu về lĩnh vực sinh lý học thực vật và phát hiện nhiều chất điều hòa sinh trưởng khác. Xác định được bản chất hóa học, đặc điểm tác dụng của nó trong cơ thể thực vật. Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong ngành hóa học và sinh học. Nhiều nhà khoa học đã tìm ra nhiều chất hữu cơ nhân tạo có đặc tính giống chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp chính trong cơ thể thực vật. Bằng con đường tổng hợp hóa học hàng loạt các chất hữu cơ, chất Auxin lần lượt ra đời. Các chất này được ứng dụng nhiều trong thực tế sản xuất nhằm nâng cao phẩm chất cây trồng. Qua kết quả trình bày của Lang (1961) thì Auxin có thể thúc đẩy và ức chế sự khởi phát hoa nhưng ức chế phổ biến hơn thúc đẩy. Sự thúc đẩy thường thấy trong điều kiện cảm ứng quang kỳ mà liên quan đến ngưỡng của sự ra hoa. Tác động của auxin tùy thuộc rất lớn vào những yếu tố mà có thể có lợi hoặc bất lợi trong cùng một loài. Thí dụ: Cây đậu nành Biloxi và cây Hyoscyamus: thì tác động của auxin tùy thuộc vào nồng độ. nồng độ thấp thì sẽ thúc đẩy sự ra hoa nhưng ở nồng độ cao lại ức chế. Sự ức chế ra hoa nồng độ cao có lẻ không lạ bởi nó liên quan đến nhiều Auxin ngăn cản kích thích sự sinh trưởng. Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy Auxin không đối kháng với sự khởi phát hoa như sự hiện diện của một nồng độ nhất định được yêu cầu một cách tuyệt đối nếu hoa được hình thành. Thí dụ: Trên cây cà chua, Zeeww tìm thấy rằng sự hiện diện của lá non có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự đáp ứng với NAA. Auxin chỉ thúc đẩy sự ra hoa khi không có sự hiện diện của Auxin và ngược lại không có hiệu quả khi có sự hiện diện của nó. Sự hoạt động của Auxin cũng tùy thuộc vào điều kiện phổ biến của nhiệt độ. Thí dụ: Trên cây Xanthium và cây Hyoscyamus, nồng độ tối hảo của auxin thay đổi với lượng bức xạ và thời gian của quang kỳ. Nồng độ cũng vậy, dường như ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng của auxin trong một số thí nghiệm trên cây chrysanthenum. Thời gian xử lý có liên quan đến sự bắt đầu của cảm ứng hoặc những thông số thời gian khác ảnh hưởng lên tác động của Auxin. Trên cây SDP xanthium, Salisbury tìm thấy rằng NAA ngăn cản rất mạnh khi cảm ứng trong 4 điều kiện đêm dài và hoạt động của nó sau đó. Auxin áp dụng trên lá có thể được chuyển đến chồi ngọn. Tuy nhiên hoạt động của nó chỉ trước khi sự chuyển hiệu quả kích thích này, không loại trừ auxin can thiệp vào sự gợi sớm hơn của chồi ngọn. Vị trí tác động của auxin nói chung hiệu quả trên đỉnh chồi nhưng không loại trừ một loại khác hiệu quả trên lá hoặc phần khác của cây. Auxin nói chung, IBA và NAA nói riêng có vai trò rất nhiều mặt đối với cây trồng. Vai trò quan trọng nhất của Auxin là kích thích quá trình tăng trưởng của tế bào, kích thích pha giảm chủ yếu theo chiều ngang. Auxin tác động đến quá trình sinh trưởng của tế bào nhằm làm tăng quá trình đàn hồi, đồng thời kích thích quá trình trao đổi chấtnăng lượng, từ đó thúc đẩy phân chia tế bào nhanh hơn. Auxin còn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây như nảy mầm, sinh trưởng của rễ, thân, lá. Trong những năm gần đây, người ta cho rằng ngoài tác động trực tiếp gây giản nở tế bào còn có tác động đến cơ chế tổng hợp protein. Theo quan điểm này thì Auxin được coi là nhân tố tác động lên bộ máy di truyền của tế bào. Nó có tác dụng mở gen đã bị kìm hảm từ trước, xúc tiến tổng hợp ARN thông tin (mARN) và từ đó tổng hợp các protein - enzim chuyên tính gây nên sự giản nở của tế bào. Cơ chế khái quát bằng mô hình sau: ARN mARN Protein - enzim Auxin Vỏ tế bào Trong quá trình sinh trưởng của rễ. Auxin gây nên hiện tượng ức chế phân nhánh phụ rễ như thân. Đặc biệt Auxin là yếu tốt quyết định cử động sinh trưởng hướng đất của rễ, tạo điều kiện cho rễ đi sâu vào đất để tìm kiếm thức ăn và nước cho trái cây. 5 Tác động của Auxin phụ thuộc vào nồng độ. Nồng độ quá thấp chưa tới ngưỡng kích thích thì chưa gây tác dụng. Nồng độ cao quá lại tác dụng ức chế sinh trưởng. Chỉ với nồng độ thích hợp thì mới có tác dụng kích thích. Auxin được tổng hợp tại đỉnh sinh trưởng và vận chuyển xuống thân cây với tốc độ từ 0,5 - 1,5cm/giờ, càng xa đỉnh ngọn lượng Auxin càng giảm. Ngày nay các nhà khoa học đã nghiên cứu được nhiều loại Auxin nhân tạo khác nhau. Nhưng do điều kiện hạn chế nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ nghiên cứu chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp IBA và NAA. IBA (Indol Butyric Axit) là một dẫn xuất của indol thuộc nhóm Auxin được nhà bác học người Đức Kogl đã chiết dưới dạng tinh thể từ nước tiểu động vật. IBA có kết tinh màu trắng tan trong dung môi hữu cơ, cồn, Benzen. IBA và NAA có độ bền hóa học. Công thức phân tử: C 12 H 8 O 2 N Trọng lượng phân tử: 203,2 Hàm lượng Auxin cũng như IBA, NAA có trong acid, ngay trong các mô đang sinh trưởng tích cực hàm lượng Auxin cũng không đáng kể. Vì vậy muốn kích thích quá trình ra rễ của hôm giâm nhân giống thì phải sử dụng kích thích sinh trưởng tác động vào. 2.1.2 Cơ sở tế bào Cũng như các loài sinh vật khác, cơ thể cây rừng được tạo nên từ các tế bào. Tế bào là một đơn vị sống hoàn chỉnh. Trong sinh sản sinh dưỡng cơ thể mới được hình thành, sinh trưởng và phát triển trên cơ sở phân chia tế bào (nguyên nhiễm) từ các bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ. Kết hợp với quá trình phân hóa từ các tế bào mới để tạo thành một cây hoàn chỉnh. Hay nói cách khác, phân bào kết hợp với quá trình phân hóa tế bào cơ sở của việc nhân giống sinh dưỡng. 2.1.3 Cơ sở di truyền Trong phân bào nguyên nhiễm, nhờ có quá trình tự tái bản và phân ly đồng đều của nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào từ một tế bào mẹ. Nhờ vậy các tế bào con không những duy trì được bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài mà dữ liệu kiểu di truyền của tế bào mẹ. Trên cơ sở đó, các cá thể của dòng vô tính có kiểu di truyền là bản sao của cây đầu dòng. 6 Khả năng sinh sản sinh dưỡng còn phụ thuộc vào bản chất di truyền của loài cây. Trong thiên nhiên có loài sinh sản sinh dưỡng là chủ yếu như Dương (populus), Criptomeria có loài vừa sinh sản sinh dưỡng vừa sinh sản hữu tính như Dâu tằm (Morusalla) và nhiều loài sinh sản hữu tính như Bạch đàn (Eucaluplus), Thông (Pinus) Tuy nhiên nếu chúng ta có các biện pháp tác động thích hợp thì chúng có thể sinh sản sinh dưỡng. 2.1.4 Cơ sở phát sinh và phát triển Quá trình phát sinh, phát triển cá thể của mỗi sinh vật nói chung và cây rừng nói riêng được điều khiển bởi bộ gen đặc trưng cho cá thể đó. Chất hoạt động của bộ gen lại bị chi phối bởi môi trường xung quanh (tế bào chất, các tế bào lân cận, môi trường bên ngoài ) thông qua một hệ enzim đặc hiệu. Qua đó mà tất cả các gen trong tế bào không phải hoạt động đồng thời liên tục mà mỗi giai đoạn nhất định sẽ có một tập hợp các gen nhất định, hoạt động trong điều kiện môi trường nhất định và theo một chương trình định sẵn đặc trưng cho từng loài sinh vật. Có thể phân chia phát triển của cây rừng thành 3 giai đoạn: Non trẻ, chuyển tiếp và thành thục. Các bộ phận sinh dưỡng các giai đoạn khác nhau có đặc điểm khác nhau thể hiện là: - Khả năng tái sinh của bộ phận sinh dưỡng (Chồi, rễ ) đây là một dấu hiệu quan trọng xác định sự di chuyển giai đoạn từ non trẻ sang thành thục và được chú trọng trong nhân giống sinh dưỡng. Những vật liệu lấy từ bộ phận non trẻ sẽ có khả năng ra chồi và rễ bất định lớn hơn vật liệu lấy từ các bộ phận thành thục. Chính vì việc làm trẻ hóa vật liệu sinh dưỡng là rất quan trọng trong nhân giống sinh dưỡng. Các phương pháp làm trẻ hóa vật liệu sinh dưỡng thường dùng là: + Tạo chồi bất định từ các chồi chặt để dùng làm hom giâm, cần chiết. + Tạo chồi bất định từ các mô sẹo, từ rễ hoặc từ các mô nuôi cấy. + Ghép cành lên gốc ghép non (như Cao su, Quế ). + Xử lý các loại hoocmon trẻ. - Đặc điểm hình thái, giải phẩu sinh lý: Tất cả các đặc điểm khác biệt giữa các giai đoạn phát triển của các bộ phận sinh dưỡng đều có ảnh hưởng tới quá trình nhân giống sinh dưỡng. 7 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng Môi trường bên ngoài bao gồm nhiều nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất điều hòa sinh trưởng …có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhân giống sinh dưỡng nói chung và quá trình tạo rễsinh khối nói riêng. Do đó, cần tạo điều kiện bên ngoài phù hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển của vật liệu giống sinh dưỡng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các biện pháp nhân giống sinh dưỡng, mà vật liệu giống hoàn toàn tách rời cây mẹ sống phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. - Ảnh hưởng của ẩm độ. Sự phân chia tế bào rất cần nước. Vì vậy, độ ẩm của môi trường bên ngoài ( độ ẩm đất, độ ẩm không khí ) là nhân tố quan trọng đối với nhân giống sinh dưỡng. Đối với phương pháp giâm hom thì độ ẩm à nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra rễsinh tồn của hom giâm. - Ảnh hưởng của nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân chia tế bào cũng như các quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong cây.Khoảng nhiệt độ tối thích cho sự hình thành, sinh trưởng phát triển của sinh dưỡng phụ thuộc vào loài cây cụ thể, nhưng đối với đa số các loài cây rừng thì nhiệt độ ban ngày thích hợp vào khoảng 21 0 C – 27 0 C và nhiệt độ tối thích ban đêm là 17 0 C – 18 0 C. - Ảnh hưởng của ánh sáng. Ánh sang ảnh hưởng đến qúa trình tổng hợp chất hữu cơ ( thong qua quá trình quang hợp ) và sự hình thành các chất điều hòa nội sinh, nên qua đó ảnh hưởng đến quá trình nhân giống sing dưỡng.Ánh sáng không những ảnh hưởng đến sinh trưởng một cách trực tiếp thông qua quang hợp mà còn tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của tế bào Các chỉ tiêu cần chú ý sau: + Cường độ ánh sáng: cường độ ánh sáng mạnh ức chế pha giãn của té bào làm cho giai đoạn này kết thúc sớm hơn nên cây nơi có ánh sáng chiếu mạnh thường có chiều cao cây thấp. Còn trong bóng tối hoặc có bóng dâm giai đoạn giãn kéo dài hơn, cây vươn dài hơn và gây ra hiện tượng “vống” ( cây cao gầy, màu sắc nhạt, rễ phát triển kém, dễ đổ gãy…). Vì vậy, nên hạn chế ánh sáng trực xạ và duy trì ánh sáng tán xạ. + Chu kỳ quang: cần điều chỉnh chu kỳ quang phù hợp cho từng loài cây. Chu kỳ quang phù hợp sẽ làm tăng hàm lượng Hydrocacbon có lợi cho sự ra rễ và nảy chồi của hom giâm. 8 + Chất lượng ánh sáng: Ánh sáng có bước song dài như ánh sáng đỏ hay tia hồng ngoại kích thích giai đoạn giãn của tế bào làm tăng chiều cao, chiều dài của cây. Ngược lại, ánh sáng có bước song ngắn như tia xanh, tím, tia tử ngoại thì kích thích sự phân chia tế bào và ức chế giai đoạn giãn của chúng làm cho cây thấp lùn. 2.2 Trong nước 2.2.1 Một số ứng dụng của các chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất như sau 2.2.1.1. Kích thích sinh trưởng của cây, tăng chiều cao, tăng sinh khối và tăng năng suất cây trồng Trong sản xuất nông lâm nghiệp mục đích cuối cùng là nâng cao sản lượng cơ quan thu hoạch. Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ thấp sẽ có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, tăng lượng chất khô dự trữ , nên làm tăng thu hoạch. Trong lĩnh vực ứng dụng này có thể sử dụng các chất như gibberellin (GA), axit -∝ naphtin axêtic (∝-NAA). Ðặc biệt sử dụng GA đem lại hiệu quả cao đối với những cây lấy sợi, lấy thân lá vì nó có tác dụng lên toàn bộ cơ thể cây làm tăng chiều cao cây và chiều dài của các bộ phận của cây. Phun dung dịch GA nồng độ 20 - 50 ppm cho cây đay có thể làm tăng chiều cao gấp đôi mà chất lượng sợi đay không kém hơn. Ðối với các cây rau việc tăng sinh khối có ý nghĩa quan trọng, người ta thường phun GA cho bắp cải, rau cải các loại với nồng độ dao động trong khoảng 20 -100 ppm làm tăng năng suất rõ rệt. Xử lý GA cho cây chè có tác dụng có tác dụng làm tăng số lượng búp và số lá của chè, khi phun với nồng độ 0,01% có thể làm tăng năng suất chè lên 2 lần, trong một số trường hợp có thể tăng năng suất lên 5 lần. Trong sản xuất lâm nghiệp người ta cũng sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm Auxin cho giâm hom. Việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đúng nồng độ khiến cho tỷ lệ hom ra rễ cao hơn, tỷ lệ sống theo đó cũng tăng. Nhờ đó, đóng góp một phần quan trọng trong sản xuất hom một số cây như: Keo lai, keo tai tượng, keo lưỡi kiềm, ươi 2.2.1.2. Kích thích sự hình thành rễ của cành giâm, cành chiết. Phương pháp nhân giống vô tính đối với các loại cây trồng là một phương pháp nhân giống phổ biến trong trồng trọt. Trong giâm cành và chiết cành của các loại cây như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh, cây thuốc 9 thường sử dụng các chất kích thích sinh trưởng. Việc sử dụng một số các chất kích thích trưởng đã nâng cao hiệu quả rõ rệt vì nó kích thích sự phân chia tế bào của mô phân sinh tượng tầng để hình thành mô sẹo (callus) rồi từ đó hình thành rễ mới. Ðể xử lý ra rễ người ta thường dùng các chất như:Axit β- indol axetic (IAA); Axit β-indol butiric (AIB); ∝-NAA; 2,4-D; 2,4,5-T Nồng độ sử dụng tùy thuộc vào phương pháp ứng dụng, đối tượng sử dụng và mùa vụ. Hiện nay có 2 phương pháp chính xử lý cho cành giâm và cành chiết - Phương pháp xử lý nồng độ đặc hay phương pháp xử lý nhanh. Nồng độ chất kích thích dao động từ 1.000 - 10.000 ppm. Với cành dâm thì nhúng phần gốc vào dung dịch từ 3-5 giây, rồi cắm vào giá thể. Phương pháp xử lý nồng độ đặc có hiệu quả cao hơn cả đối với hầu hết các đối tượng cành giâm và nồng độ hiệu quả cho nhiều loại đối tượng là 4.000 - 6.000 ppm. Với cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, tẩm bông bằng dung dịch chất kích thích đặc rồi bôi lên trên chỗ khoanh vỏ, nơi sẽ xuất hiện rễ bất định. Sau đó bó bầu bằng đất ẩm. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả cao vì gây nên “cái sốc sinh lý” cần cho giai đoạn đầu của sự xuất hiện rễ. - Xử lý nồng độ loãng - xử lý chậm. Nồng độ chất kích thích sử dụng từ 20 - 1000 ppm tùy thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm. Ðối với cành giâm thì ngâm phần gốc của cành vào dung dịch từ 12 - 24 giờ, sau đó cắm vào giá thể. Với phương pháp này thì nồng độ hiệu quả là 50 - 100 ppm. Ðối với cành chiết thì trộn dung dịch vào đất bó bầu để bó bầu cho cành chiết. Ví dụ có thể dùng 2,4D để chiết nhãn với nồng độ 20ppm và chiết cam, quýt với nồng độ 10 -15ppm cho kết quả tốt. Việc xác định nồng độ và thời gian xử lý thích hợp từng loại chất điều hòa sinh trưởng trên từng loại cây trồng trong việc giâm, chiết cành cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng mới cho kết quả tốt. Thời vụ giâm và chiết cành tốt nhất là vào mùa xuân sang hè (tháng 3,4,5) và mùa thu (tháng 9,10). 2.2.1.3. Tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh thì quả bắt đầu được hình thành và sinh trưởng nhanh chóng. Sự lớn lên của quả là do sự phân chia tế bào và đặc biệt là sự giãn nhanh của tế bào trong bầu. Sự tăng kích thước, thể tích của quả một cách nhanh chóng là đặc trưng sự sinh trưởng của quả. Sự sinh trưởng nhanh chóng như vậy là do được điều chỉnh bằng phytohormone được sản 10 [...]... khả năng tạo rễ của hom keoliềm (Acasia crassicarpa) 3.3.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, điều kiện sinh thái vùng trồng cây Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) làm cơ sở chọ địa điểm gây trồng - Nghiên cứu ảnh hưởng Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến khả năng tạo rễ của hom keoliềm (Acasia crassicarpa) làm cở sở xác định loại chất điều hòa sinh trưởng, ... trưởng, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thích hợp nhất cho sự phát triển của hom keoliềm 3.4 Nội dung nghiên cứu 3.4.1 Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học và giá trí kinh tế của loài cây Keo lưỡi liềm - Đặc điểm hình thái - Đặc điểm sinh thái - Giá trị kinh tế 17 3.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến khả năng tạo rễ, sinh khối của các dòng keoliềm - Ảnh hưởng của. .. keoliềm - Ảnh hưởng của các loại chất điều hòa sinh trưởng (IBA,NAA) dạng bột đến khả năng ra rễ - Ảnh hưởng của nồng độ các chất IBA, NAA dạng bột đến khả năng ra rễ 3.5 Phương pháp nghiên cứu - Vật liệu nghiên cứu là các chồi gốc được lấy đồng đều tại sở cây giống huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng là IBA, NAA dạng bột theo các nồng độ khác nhau... vi nghiên cứu 3.2.1 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ ngày 10/1/2012 đến ngày 15/5/2012 3.2.2 Không gian Địa điểm thực hiện đề tài là tỉnh Thừa Thiên Huế Địa điểm tiến hành thí nghiệm là công ty lâm nghiệp Phong Điền – Thị trấn Phong Điền - huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế 3.3 Mục tiêu nghiên cứu 3.3.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến khả. .. thức thí nghiệm c: Cấp chất lượng • Nếu X 2 n  X 2 05 thì giả thiết Ho bị bác bỏ, nghĩa là công thức thí nghiệm có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ ra rễ của hom 20 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế ,xã hội khu vực nghiên cứu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Huyện Phong Điền nằm phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 30km, có toạ độ địa... nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật IAA, NAA đến khả năng tạo rễ của các dòng keoliềm Tất cả các thí nghiệm được tiến hành 3 lần lặp, mỗi công thức 33 hom Mục tiêu của thí nghiệm là tìm ra nồng độ thích hợp để cho tỷ lệ ra rễ là cao nhất Nhưng đối với loài cây Keo lưỡi liềm, việc nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom là tương đối khó Chính vì vậy, trong khuôn... trí công viên người ta thường phun các dung dịch kìm hãm sinh trưởng Ðặc biệt là dùng MH với liều lượng 3-6 kg/ha làm kìm hãm sinh trưởng của cỏ, duy trì thảm cỏ bền lâu, đỡ công xén mà lại nâng cao chất lượng trang trí 2.2.2.Về chất điều hòa sinh trưởng: Acasia crassicarpa được xác định là cây có khả năng hấp thu CO 2 tốt, chính phủ Australia đã đầu tư một dự án lớn đề trồng các loài cây có khả năng. .. trong huyện Mùa khô kéo dài lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô 23 nóng nên mực nước của các con sông xuống thấp gây ra việc tại hạ lưu các sông nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân + Gió, bão Huyện Phong Điền chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: - Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 tốc độ gió bình quân từ 2... (c-1)x(r-1)) nên hom được xử lý IBA dạng bột các nồng độ khác nhau thì cho tỷ lệ ra rễ không giống nhau Để lựa chọn công thức tốt nhất chúng ta dùng tiêu chuẩn χ sánh tỷ lệ ra rễ của công thức có tỷ lệ cao nhất và cao nhì, kết quả χ > χ 2 05 2 t 2 05 để so = 49,36 = 5,9915, nên ta có thể lựa chọn công thức có nồng độ cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất là 500ppm Bảng 4.7: Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của hom Nồng... hành trên 33 hom, 3 lần lặp cho ta các bảng sau: Bảng 4.5: Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của hom Nồng độ 0ppm 100ppm 300ppm 500ppm 700ppm 900ppm Lần lặp 1 6 8 11 13 11 10 2 7 10 9 14 10 12 3 5 8 11 15 12 9 Tổng 18 26 31 42 33 31 Tỷ lệ (%) 18,18 26,26 31,31 42,42 33,33 31,31 Biểu 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ra rễ của IBA các nồng độ khác nhau % ppm Trong quá trình tiến hành xử lý hom bằng thuốc . đẩy sinh trưởng của cây như: Vitamin, enzim, và chất điều hòa sinh trưởng, chất kích thích sinh trưởng, hoomon thực vật trong đó chất kích thích sinh trưởng. sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm Auxin cho giâm hom. Việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đúng nồng độ khiến cho tỷ lệ hom ra rễ cao hơn,

Ngày đăng: 24/03/2014, 10:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan