hướng dẫn làm mứt tết đa dạng mà dễ dàng

5 622 0
hướng dẫn làm mứt tết đa dạng mà dễ dàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mứt tết Mứt khoai tây Nguyên liệu: khoai tây, đường trắng, nước vôi trong, muối, vani Thực hiện: Khoai tây gọt bỏ vỏ, cắt miếng tròn dày khoảng 0,6 - 0,8 cm. Cắt đến đâu ngâm ngay vào bát nước đến đó. Ngâm khoảng 20 phút để khoai khỏi thâm. Dùng khoảng 20 g vôi đem hòa với nước, để lắng cặn rồi gạn lấy phần nước vôi trong. Cho khoai vào bát nước vôi sao cho lượng nước ngập mặt khoai, ngâm trong khoảng 2 - 2,5 tiếng (ngâm quá lâu khoai sẽ quá cứng, còn ngâm ít thời gian thì khoai dễ bể nát khi sên). Sau đó vớt ra xả lại vài lần với nước lã cho khoai hết mùi vôi. Đun sôi nồi nước, cho khoai vào luộc khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo. Cân khoai và đường theo tỉ lệ 1kg khoai với 500 gr đường. Ướp khoai với đường trong khoảng 3 - 4 tiếng, thi thoảng dùng đũa đảo đều cho khoai ngấm đường. Sau khi ướp, cho cả khoai và nước đường vào chảo đun trên bếp với lửa to. Đường sôi thì vặn lửa nhỏ, thi thoảng lại dùng đũa đảo đều để khoai ngấm đường. Khi đường cạn và bắt đầu có hiện tượng keo lại thì dùng đũa đảo đều liên tục nhưng phải nhẹ nhàng, không sẽ làm vỡ các miếng khoai. Khi đường kết tinh bám trắng vào từng miếng khoai thì nhấc chảo khoai xuống, nhỏ vào chảo vài giọt vani, tiếp tục đảo đều trong khoảng 1 phút nữa. Mứt khoai lang làm cẩn thận sẽ cho ra sản phẩm vừa có màu sắc đẹp, ăn vừa giòn, vừa thơm. Ảnh minh họa 2. Mứt khoai lang Nguyên liệu: khoai lang 1 kg, đường 500 gr, vôi 20 gr, vani 1/2 thìa cà phê. Thực hiện: Hòa vôi với nước, để nước vôi trong lại thì gạn lấy phần nước vôi trong đó. Khoai lang gọt bỏ vỏ, cắt miếng dày khoảng 0,3 - 0,4 cm. Ngâm khoai ngập trong nước vôi trong. Ngâm khoảng 1 tiếng (không ngâm quá lâu sẽ làm miếng khoai trở lên rất cứng không ăn được) sau đó vớt ra xả lại với nước cho sạch mùi vôi. Đun sôi một nồi nước rồi cho khoai vào luộc trong khoảng 2 phút. Sau đó vớt khoai ra trộn chung với đường, cho thêm một ít nước để đường nhanh tan. Ướp khoai với đường trong khoảng 2 - 3 tiếng. Đặt chảo lên bếp, cho cả khoai và nước đường vào đun sôi cho đến khi nước cạn gần hết, sau đó hạ lửa đun liu riu (nên chia khoai ra sên làm vài lần). Thi thoảng lại đảo đều để khoai ngấm đường. Khi thấy hiện tượng đường hơi keo lại thì dùng đũa đảo liên tục cho đường kết tinh bám đều vào khoai và miếng khoai trông khô ráo là được. Nhấc chảo khoai xuống, cho vani vào đảo đều lần nữa rồi chờ cho mứt khoai lang thật nguội thì cất vào lọ thủy tinh để bảo quản. Sau mỗi lần sên, đường thừa bám vào chảo không nên bỏ đi cứ để yên trong chảo rồi cho mẻ khoai mới vào sên tiếp. 3. Mứt gừng Nguyên liệu: Gừng bánh tẻ, đường, dấm (chanh). Thực hiện: Gừng đem rửa sạch đất cát, cạo bỏ vỏ, rửa sạch lại lần nữa rồi thái lát thật mỏng. Mứt gừng có nhiều công dụng, trong đó có trị ho và giúp giữ ấm cơ thể. Ảnh minh họa Cho gừng vào luộc trong khoảng 5 phút, đổ bỏ nước rồi lại tiếp tục cho nước vào luộc. Lặp đi lặp lại công đoạn này khoảng 3 – 4 lần cho gừng bớt cay (khi luộc gừng lần 2 thì cho vào nồi nước một thìa ăn cơm dấm (hoặc nước cốt chanh) để gừng được trắng, lần 3 – 4 thì không cần cho dấm nữa). Cứ 1 kg gừng thì dùng khoảng 500gr đường. Có thể ướp đường với gừng cho đến khi đường tan rồi cho lên bếp sên. Nếu không có thời gian thì có thể cho thẳng đường vào chảo, thêm vào tí xíu nước, đun cho đường tan thì cho gừng vào. Khi nước đường sôi thì hạ lửa về mức nhỏ nhất. Thi thoảng lại dùng đũa đảo đều cho gừng thấm đường và không bị bén chảo. Khi đường cạn sền sệt thì dùng đũa đảo đều liên tục cho đến khi đường kết tinh bám thành một lớp phấn trắng bao quanh miếng gừng. Nhìn miếng gừng trở lên khô ráo thì nhấc chảo gừng xuống, đảo tiếp trong khoảng 1 phút nữa cho miếng gừng khô hẳn. Khi gừng nguội thì cho mứt gừng vào lọ thủy tinh để bảo quản. Thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh thất thường làm chúng mình rất dễ bị viêm họng. Nếu bạn nào đang mệt mỏi vì những cơn ho liên miên kéo dài hoặc gia đình, bạn bè cũng đang trong tình trạng tương tự thì làm món mứt này để ngậm ho. 4. Mứt quất (tắc) Nguyên liệu: 1kg trái tắc, muối bột, 1 muỗng cà phê phèn chua, 800g đường, nước vôi trong. Thực hiện: Vôi ăn trầu loại trắng, mua về lóng 1 đêm gạn lấy nước trong Ngoài việc thưởng thức như món ngon truyền thống của ngày tết, mứt quất còn là phương thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa Tắc mua về dùng dao bào gọt thật mỏng lớp vỏ xanh ở ngoài (chừa cuống lại), lấy kim to xâm đều Thả tắt vào trong nước muối hơi mặn, thấy trái tắt hơi mềm, vớt ra (ngâm nước muối độ 1 giờ) Dùng dao rạch dưới đáy trái tắc làm 4 hoặc dùng đũa chuốt nhọn thụt cũng được để lấy hột ra và vắt bớt nước ngâm tắc trong nước vôi trong độ 1/2 ngày, xả lại với nước lạnh cho thật sạch Nấu nước sôi, bỏ chút phèn the vào, nhắc xuống chế vào tượng đựng trái tắt, đậy nắp lại, sau 15 phút, vớt ra, để ráo nước. Sau các bước nói trên, căn cứ 1 kg tắc thì 800g đường Cho đường vào nồi, cho độ 3 muỗng súp nước lạnh vào, nấu cho đường tan, bỏ trái tắc vào, thấy trái tắc hơi mềm vào trong thì vớt rạ, để tắc vào dĩa, lấy nũa nong tròn. Tiếp tục sên đường cho tới rít tay, xong thả trái tắc vào sên cho đến khi đường dẻọ Vớt tắc ra, thấy méo nông tròn, đêm phơi độ 2 tới 3 nắng là được Mứt này ăn dẻo và thơm ngon. 5. Mứt dừa Nguyên liệu: Cùi dừa tươi: 200 gr; Đường trắng: 160 gr; Vani chiết xuất: 1/2 thìa cà phê Thực hiện: Nên chọn mua những miếng cùi dừa bánh tẻ, không non quá cũng không già quá. Nếu không biết cách chọn có thể nhờ người bán hàng tư vấn, đem về các bạn gọt và cạo sạch phần vỏ đen còn sót rồi dùng dụng cụ nạo nạo dừa thành những lát mỏng, dài. Cùi dừa chọn đúng cách sẽ rất dễ nạo, lát dừa có độ đàn hồi, khi gập lại không bị gãy. Ngâm xả cùi dừa với nước nhiều lần để loại bỏ hết lượng dầu chứa bên trong. Cách làm này giúp cho món mứt dừa ngăn chặn được tình trạng tiết dầu, đồng thời mứt sẽ bảo quản được lâu hơn. Cùi dừa sau khi đã vớt ra để ráo, các bạn tiến hành ướp đường. Ví dụ: 1kg dừa thì cần 400g - 600g đường cát trắng Thông thường tỉ lệ đường trong mứt là 1 : 1, tuy nhiên món mứt sẽ rất ngọt, ăn mau ngán nên mình đã điều chỉnh lại, chỉ làm theo tỉ lệ 1 nguyên liệu : 0.8 đường cho hợp khẩu vị hơn. Đợi khi đường tan hết và ngấm đều vào cùi dừa, bắc chảo cùi dừa lên bếp và bắt đầu sên. Ban đầu bạn đun với lửa vừa, sau khi đường sôi thì hạ lửa xuống mức nhỏ nhất, cứ thế vừa đun vừa đảo đều tay đến khi đường cạn. Đường cạn hẳn là lúc thấy các miếng mứt có xu hướng kết dính lại với nhau thì bạn tắt bếp, bắc chảo mứt xuống và đảo thật nhanh tay, đường sẽ khô trắng lại và bám đều vào các miếng mứt dừa. 6. Mứt cà rốt Nguyên liệu: Cà rốt: 200 gr, đường: 100 gr, muối: 1 thìa cà phê, nước vôi trong Thực hiện: Cà rốt nạo bỏ vỏ, rửa sạch. Mứt cà rốt vừa dễ làm, vừa đảm bảo vệ sinh. Ảnh minh họa Dùng dao tỉa hoa rồi thái thành những miếng dày khoảng 0,6 - 0,7 cm (không nên thái mỏng quá, trong khi chế biến cà rốt ra nước sẽ làm miếng mứt mỏng dính không đẹp). Ngâm cà rốt vào bát nước vôi trong qua đêm (khoảng 8 – 10 tiếng). Sau đó vớt ra rửa lại với nước vài lần cho sạch mùi vôi. Đun sôi nước với một ít muối, cho cà rốt vào chần nhanh trong khoảng 2 phút. Trộn chung cà rốt với 100 gr đường trong một cái chảo (vì cà rốt đã có vị ngọt sẵn nên chỉ cần cho lượng đường bằng ½ lượng cà rốt thì mứt sẽ có vị ngọt vừa phải. Mứt sẽ bám ít đường lại không bị phí đường do đường thừa khi đường kết tinh không bám hết vào mứt). Cho thêm vào chảo một tí xíu nước, đặt chảo lên bếp đảo đều tay cho đến khi nước sôi thì hạ lửa thật nhỏ. Cứ để đun liu riu, thi thoảng lại dùng đũa đảo đều. Khi nước cạn và đường bắt đầu hơi keo lại thì dùng đũa đảo đều liên tục cho đến khi đường kết tinh bám hết vào cà rốt thì tắt bếp. Vì cà rốt chứa khá nhiều nước nên lúc này mứt cà rốt vẫn còn rất ướt bên trong. Cứ để yên mứt trong chảo vài tiếng (khoảng 3-5 tiếng) cho nước cà rốt tiết ra ướt hết đường trong chảo. Lại cho chảo cà rốt lên bếp đun liu riu và dùng đũa đảo liên tục cho đến khi đường lại kết tinh bám vào cà rốt. Nhìn miếng cà rốt khô ráo, đường bám trắng bên ngoài là được. t . trong khoảng 1 phút nữa. Mứt khoai lang làm cẩn thận sẽ cho ra sản phẩm vừa có màu sắc đẹp, ăn vừa giòn, vừa thơm. Ảnh minh họa 2. Mứt khoai lang Nguyên. nguội thì cho mứt gừng vào lọ thủy tinh để bảo quản. Thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh thất thường làm chúng mình rất dễ bị viêm họng. Nếu bạn nào đang mệt mỏi

Ngày đăng: 23/03/2014, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan