Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

71 594 2
Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn: Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Quốc KhánhLỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Như chúng ta đã biết Việt Nam là một đất nước sản xuất nông nghiệp là chủ đạo từ xưa đến nay. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử gìn giữ đất nước, đánh tan mọi âm mưu của kẻ thù, dưới sự tàn phá của chiến tranh làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ ,đời sống của người dân vô cùng khó khăn. Thế nhưng dưới sự chỉ đạo của đảng và nhà nước chúng ta đã cố gắng sản xuất. Sản xuất nông nghiệp chuyển từ sản xuất tiểu nông tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa. Từ một nước thiếu thốn phải nhập khẩu gạo thì hiện nay chúng ta đã trở thành một nước đứng thứ 2 về xuât khầu gạo và tham gia xuất khẩu một số mặt hàng khác như : Cà phê, Cao su, Chè, Tôm, Cá,…Tuy nhiên, phần lớn người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thường không có trình độ và học vấn , họ thường sản xuất dựa vào kinh nghiệm cha truyền con nối và thủ công truyền thống chính vì vậy mà năng suất làm ra thấp và chất lượng kém. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết chính vì vậy mà mức độ rủi ro rất cao. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất dài và không chủ động do phụ thuộc vào tự nhiên cùng với sản phẩm nông nghiệp làm ra là những cơ thể sống rất khó bảo quản và chế biến để có thể để được lâu. Người dân chưa tiếp thu được những thành tựu khoa học vào sản xuất hoặc là áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, bên cạnh đó nhưng vướng mắc của người dân khi tham gia sản xuất nông nghiệp cần phải có một tổ chức đứng ra thu thập và tư vấn cho người dân. Chính vì những khó khăn trên mà đảng và nhà nước kết hợp với Bộ nông nghiệp và PTNT thành lập Trung tâm khuyến nông nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ người dân để giải quyết những vướng mắc trên nhằm đưa nền nông nghiệp phát triển đi lên đúng với ý nghĩa mà nó mang lại cho đất nước. Đề tài nghiên cứu về khuyến nông ở Việt Nam nói chung và khuyến nôngTỉnh Nghệ An nói riêng nhằm nói lên tầm quan trọng và cần thiết của nó trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó khả năng đáp ứng nói lên tiềm lực về vốn, nhân lực cũng như sự quan tâm của Nhà Nước đối với lĩnh vực nông nghiệp và cách thức tổ chức thực hiện sao cho có hiệu quả. Khuyến nông là hình thức hỗ trợ và giúp đỡ người nông dân tiếp cận với SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Quốc Khánhkhoa học và công nghệ mới đồng thời chỉ đạo cho bà con nông dân sản xuất nông nghiệp đúng quy trình kỹ thuật nhằm đem lại năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu về vai trò cũng như hoạt động của công tác khuyến nông chính vì vậy mà em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông nghiệp cũng như đối với nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó còn cho biết nhu cầu về khuyến nông để có biện pháp đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đó. Đề tài còn cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về công tác cũng như hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong mấy năm gần đây. Qua đó đánh giá được thực trạng khuyến nông tỉnh và có giải pháp thúc đẩy cho hoạt động khuyến nông phát triển trong những năm tới nhất là gắn kết người dân với nhà nước cũng như các tổ chức khác tạo nên một sự đoàn kết và hợp tác để cùng nhau đưa nền nông nghiệp của Tỉnh ngày càng phát triển. 3. Đối tượng nghiên cứu.Đề tài nghiên cứu các nội dung hoạt động của khuyến nông với thực trạng của công tác khuyến nông của Tỉnh. Nghiên cứu những mô hình và chương trình trong những năm gần đây. Nghiên cứu nhu cầu của tỉnh Nghệ An về các nội dung hoạt động của công tác khuyến nông trong những năm gần đây. Để từ đó có biện pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác khuyến nông trong những năm tới.Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ AnPhạm vi thời gian: năm năm từ 2002- 2006 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp duy vật biện chứng :Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu các hoạt động khuyến nông của tỉnh để từ đó thấy được nhu cầu của tỉnh và khả năng đáp ứng được nhu cầu đó trong các mối quan hệ tương tác với nhau để đánh giá được tính khách quan của vấn đề nghiên cứu.- Phương pháp duy vật lịch sử :SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Quốc KhánhPhương pháp này giúp đề tài nghiên cứu quá trình phát triển của công tác khuyến nông trong giai đoạn gần đây từ đó có biện pháp nhằm tổ chức thực hiện và đáp ứng tốt nhu cầu khuyến nông trong những năm tới.- Phương pháp thu thập số liệu:Phương pháp này được dùng trong việc thu thập các thông tin về kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, dân số và lao động. Các số liệu được thu thập phân tích theo các cách khác nhau. 5. Kết cấu và nội dung Lời nói đầuChương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác khuyến nông.Chương II: Thực trạng về công tác khuyến nông của tỉnh Nghệ An.Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An.Kết luậnTài liệu tham khảoTrong quá trình thực tập tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS.Trần Quốc Khánh đã giúp em hoàn thành tốt các giai đoạn của quá trình thực tập và chú Lương Tiến Khiêm trưởng phòng, các anh chị trong phòng Kế hoạch- Tài chính của Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia đã giúp đỡ cho em rất nhiều về số liệu và kinh nghiệm thực tế để em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn thầy và các cán bộ làm việc tại Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia . Đồng thời chuyên đề thực tập chắc là vẫn còn nhiều sai sót và chưa hoàn thiện em mong thầy cô và bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 28 tháng 3 năm 2008 Sinh viên : Nguyễn Thị Thu Hiền.CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNGSVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Quốc Khánh1.1. Một số khái niệm về khuyến nông Khuyến nông là một thuật ngữ khó xác định chính xác vì nó được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau với mỗi tầng lớp nhân dân. Theo nghĩa cấu tạo Hán Việt : Khuyến nông là những hoạt động nhằm khuyến khích, giúp đỡ, tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản ở nông thôn.Trên thế giới, từ “ Extension” được sử dụng lần đầu tiên ở nước Anh năm 1986 có nghĩa là: Mở rộng, triển khai”. “Extension” được phép với Agriculture extension” được dịch là khuyến nông. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO- Food anh Argiculture Oganization) đúc kết trên cơ sở hoạt động khuyến nông ở Việt Nam : Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương , chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỷ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có khả năng tự giải quyết vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm thúc đẩy mạnh sản xuất , cải thiện đời sống, nâng cao dân trí và góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Như vậy Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân, là quá trình vận động quảng bá, khuyến cáo kéo dài… theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt mệnh lệnh, nó là quá trình tiếp thu tự giác và dần dần của nông dân.1.2. Vai trò của công tác khuyến nông.1.2.1.Khuyến nông là cầu nối giữa khoa học và công nghệ với sản xuất của nông dân và thị trường. Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, trong đó xây dựng hệ thống khuyến nông để giúp đỡ nông dân phát triển kinh tế. Đây là một dịch vụ công cho nên người dân được hưởng lợi một cách công bằng và phổ biến và chi phí do nhà nước bù lỗ.SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Quốc Khánh Trung tâm khuyến nông quốc gia thành lập với mục đích tiếp nhận các tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp và các dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp đến tận mọi người dân. Thông qua các nội dụng hoạt động của nó để phổ biến tiến bộ và phương thức sản xuất mới đến tận người dân trong nước thông qua mạng lưới khuyến nông được xây dựng từ trung ương đến địa phương. Để có thể tiếp cận và cạnh tranh với các nước phát triển khác trên thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta phải không ngừng đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất bằng cách áp dụng thành tựu khoa học mới vào sản xuất và chọn giống nhằm tạo được chỗ đứng trên thị trường khu vực và thế giới.1.2.2.Huy động các nguồn lực và cán bộ kỷ thuật tham gia vào phát triển nông nghiệp nông thôn. Khi tổ chức thực hiện các chương trình khuyến nông thì lúc đó các nguồn lực của địa phương được tận dụng và phát huy đồng thời các cán bộ khuyến nông được tập huấn đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao trình độ của mình điều đó làm cho đội ngũ cán bộ khuyến nông ngày càng có trình độ để tiếp thu tiến bộ mới và phục vụ tốt cho người dân. Đây là một dịch vụ công với đối tượng được hưởng lợi là tầng lớp khá đông đảo là nông dân chính vì vậy mà lực lượng cán bộ được tập trung với số lượng lớn và đào tạo nhằm phân bổ điều khắp các vùng trong cả nước. Với chủ trương cải cách bộ máy hành chính hiện nay mục đích là đưa cán bộ khuyến nông xuống đến cơ sở để hướng dẫn người dân sản xuất.1.2.3. Góp phần liên kết nông dân và thúc đẩy sự hợp tác lại với nhau. Khi một chương trình khuyến nông được thực hiện đòi hỏi phải có sự tham gia của người dân và cán bộ khuyến nông bởi vì một chương trình khuyến nông được tiến hành đều nhắm đến khách hàng cuối cùng là người dân. Khi người nông dân tham gia chương trình khuyến nông thì khi đó họ sẽ hiểu và trở nên gắn bó với nhau khi cùng làm chung một công việc nào đó. Nếu không có sự đoàn kết giữa người dân và cán bộ khuyến nông thì bất kỳ một dự án hay chương trình nghiên cứu nào cũng thất bại, chính vì vậy khuyến nông góp phần không nhỏ vào việc tạo ra sự đoàn kết SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Quốc Khánhngười dân với nhau, giữa nhân dân với nhà nước. Chỉ có sự hợp tác một cách vui vẻ thì mới có thể làm tốt được mọi việc.1.3.Quá trình hình thành khuyến nông 1.3.1. Quá trình phát triển khuyến nông Thế Giới Trên thế giới khuyến nông ra đời từ rất sớm và được phát triển mạnh mẽ đặc biệt là những nước có nền nông nghiệp hiện đại.Năm 1997 giáo sư Thụy Sỹ là Heirich Datalozzi thấy rằng muốn mở mang nền nông nghiệp giúp nông dân nghèo cải thiện đời sống thì phải đào tạo chính con em họ có trình độ học vấn và nắm được những tiến bộ , biết làm một công việc thành thạo như quay sợi bông, dệt vải, cày bừa… Năm 1979 trường Đại học nông nghiệp đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Châu Âu có tên là Zarvas, năm 1979 thành lập trường Georgion tại Hungari và đây được coi là trường Đại học kiểu mẫu ở Châu Âu. Ngay sau đó các trường Đại học nông nghiệp được thành lập ở nhiều nước như Thụy Sỹ và các nước khác như ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Năm 1986, danh từ “Extension” với nghĩa “ Mở rộng, triển khai” được khai thác và sử dụng với một hệ thống giáo trình giảng dạy về nông nghiêp được trường Đại học Cambridge và Oxford soạn theo hướng mở đầu tiên. 1.3.2.Một số tổ chức khuyến nông trong khu vực.• Khuyến nông Ấn Độ: Được hình thành từ những năm 1960 và tổ chức theo 5 cấp. Nhờ làm tốt công tác khuyến nông Ấn Độ đã có một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ: mở đầu là cuộc cách mạng xanh” giải quyết được cơ bản về lương thực, sau đó làm thành công cuộc “ cách mạng trắng” là sản xuất sữa và đang là “cách mạng nâu” là phát triển chăn nuôi chủ yếu là trâu bò lấy thịt.• Khuyến nông Thái Lan: năm 1967 chính phủ Thái Lan có quyết định thành lập tổ chức khuyến nông. Hoạt động khuyến nông tại đây rất mạnh mẽ và mạng lưới khuyến nông của Thái Lan có đến tận các làng xã. Con số CBKN lên tới 15.196 người.SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Quốc Khánh• Khuyến nông Trung Quốc: hoạt động khuyến nông Trung Quốc đã có từ lâu : năm 133 trường Đại học Kim Lãng đã thành lập phân khu khuyến nông nhưng mãi đến năm 1970 Trung Quốc mới chính thức có t chức khuyến nông. Hiện nay Bộ nông nghiệp có Ủy ban khuyến nông quốc gia.1.3.3. Thực trạng khuyến nông ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt Nam được hình thành và phát triển tương đối sớm. Ở thời kỳ Tiền Lê, nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ đã có những chính sách phát triển nông nghiệp để động viên tinh thần nhân dân tích cực tham gia sản xuất, hàng năm Lê Hoàn đã tự mình cày những luống cày đầu tiên của mỗi vụ sản xuất. Ở thời kỳ nhà Trần (1226), lập ra các chức quan để trông coi việc phát triển nông nghiệp như : Hà đê sứ, đồn điền sứ, khuyến nôg sứ, Cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương chinh sách phát triển nông nghiệp: cải cách ruộng đất, chia đất cho người dân, xây dựng hợp tácnông trường Đại học ra đời nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp lên mộ bước mới. Sau khi đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất (1975), cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới nhưng với cách tổ chức HTX nông nghiệp kiểu cũ trong thời gian dài chậm đổi mới, đời sống nhân dân không được cải thiện, không phù hợp với tình hình mới. Trước tình hình đó, Nhà nước Việt Nam phải có những chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể, đặc biệt ở một số địa phương đã hình thành tổ chức khuyến nông như các tỉnh; An Giang,Bắc Cạn… Đến tháng 7/1992 Bộ nông nghiệp thành lập Ban điều phối khuyến nông đến tháng 3/1993 tổ chức khuyến nông nhà nước Việt Nam được thành lập sau khi có nghị định 13/CP.Từ sau có nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ s à Thông tư 02 ngày 28/3/1993 , tổ chức khuyến nông ở Việt Nam được thành lập.Khi mới thành lập ( 1993) Cục khuyến nôngkhuyến lâm vừa làm nhiệm vụ khuyến nông vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về trồng trọt và chăn nuôi. Tháng 4/2002 Bộ NN&PTNT SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Quốc Khánhquyết định thành lập TTKN Trung ương trực thuộc Cục khuyến nôngKhuyến lâm, chuyên làm nhiệm vụ khuyến nông. Trước tình hình mới và nhu cầu mới của sản xuất, ngày 18/7/2003 Chính phủ ban hành nghị định 86/CP cho phép tách Cục khuyến nôngkhuyến lâm thành hai đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT : TTKNQG chuyên làm nhiệm vụ sự nghiệp khuyến nông. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của khuyến nông Việt Nam 1.3.4. Nội dung hoạt động. Hoạt động khuyến nông phải đáp ứng nhu cầu của người sản xuất và bám sát chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn của ngành. Cần tập trung và những nội dung sau đây. Thông qua các hoạt động của khuyến nông mới nắm rõ được nhu cầu của từng tỉnh trong từng lĩnh vực hoạt động qua đó các địa phương có biện pháp và chính sách hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu khuyến nông một cách kịp thời và phù hợp với tình tình và khả năng của địa phương.SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Quốc Khánh1.3.4.1. Thông tin và tuyên truyền. Nội dung chính của hoạt động thông tin tuyền truyền là: - Tuyên truyền pháp luật, chủ trương đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường và giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý kinh doanh, phát triển nông nghiệp nông thôn.- Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng , hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác. - Công tác thông tin tuyên truyền phải bảo đảm nguyên tắc: đầy đủ, chính xác, kịp thời và hai chiều giữa người sản xuất với khuyến nông và các cơ quan khác có liên quan. Cần tăng cường nguồn kinh phí khuyến nông trung ương hỗ trợ công tác thông tin tuyên truyền ở địa phương để xây dựng và nâng cao chất lượng bản tin khuyến nông, kết nối mạng và trai đổi thông tin và bài giữa TTKNQG với các đơn vị khác. Tăng cường hơn nữa các hoạt động hội thi, hội chợ nông nghiệp gắn với các phiên chợ truyền thống của địa phương trên phạm vi toàn quốc. Sản phẩm chính của hoạt động thông tin , tuyên truyền là số lượng, chất lượng các thông tin, các bài viết trên tờ tin Khuyến nông Việt Nam, trang web khuyến nông,trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các loại ấn phẩm, số lượng và chất lượng các hội chợ, hội thi, triển lãm. Đặc biệt là phát hành các quy trình kỷ thuật sản xuất nông nghiêp, hướng dẫn nông dân cách làm ăn thông qua băng đĩa hình, phim , ảnh, .1.3.4.2. Bồi dưỡng tập huấn và đào tạo.Nội dung chính của hoạt động này:- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề ( nghề nông, lâm, ngành nghề nông thôn và bảo quản chế biến sau thu hoạch) cho người sản xuất chế biến để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp.- Tăng cường năng lực thông qua đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động khuyến nông các cấp, các vùng miền.SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Quốc Khánh- Xây dựng cải tiến giáo trình, tài liệu khuyến nông theo hướng hiện đại, phù hợp với những điều kiện cụ thể, bao gồm cả các tài liệu, các phương tiện nghe nhìn hỗ trợ công tác tập huấn , huấn luyện như băng đĩa hình, tiếng, phim, ảnh, .- Tăng cường tổ chức tham quan, khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa các vùng miền trong cả nước và nước ngoài. Sản phẩm chính của hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo là số lượng và chất lượng các lớp học được tổ chức, số lượng nông dân và cán bộ khuyến nông tham dự, số lượng và chất lượng các loại tài liệu, giáo trình để phục vụ công tác bồi dưỡng tập huấn và đào tạo để thiết thực góp phần nâng cao trình độ kỷ thuậtô kỹ năng sản xuất cho học viên.1.3.4.3. Xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ. Yêu cầu của xây dựng mô hình trình diễn là:- Mô hình phải đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương, trình độ của người sản xuất.Xây dựng mô hình trình diễn phải đi đôi với tổ chưc hội nghị đầu bờ nhằm thông tin đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật ra sản xuất, với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, của hội đồng tư vấn khuyến nông tỉnh. Nội dung chính của hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học công nghệ.- Xây dựng mô hình trình diễn phục vụ công tác chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang nuôi trồng cây con mới hiệu quả cao hơn, phát huy thế mạnh của từng vùng sinh thái.- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn với việc tăng dần tỷ trọng dịch vụ, ngành nghề, chăn nuôi giảm dần tỷ trọng trồng trọt.Xây dựng các mô hình khuyến nông tổng hợp theo hướng liên kết trên một địa bàn và với khoảng thời gian nhất định( dự án khuyến nông). Xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng nhanh hiệu quả, năng suất, của sản xuất nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B10 [...]... trạng công tác khuyến nông tỉnh Nghệ An 2.2.2.1 Công tác xây dựng mô hình trình diễn Nông nghiệp nông thôn nói chung và khuyến nông khuyến lâm nói riêng luôn được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp các ngành, của khuyến nông trung ương, ngay từ ngày đầu mới thành lập mặc dù trong điều kiện đang là một tỉnh có nguồn thu khó khăn, Ngân sách đã đầu tư cho hoạt động của công tác khuyến nông và... kê năm 2007 tỉnh Nghệ An – Biên soạn Chi cục Thống kê Nghệ An Bảng 2.2 : Cơ cấu GDP trong ngành kinh tế 2.2.1.Khái quát sự hình thành trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An Hoạt động khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã có từ lâu, với một nền nông nghiệp nước Văn Lang và nền văn minh lúa nước hoạt động khuyến nông trở thành hệ thống từ năm 1993 ngày 11/9/1993 UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết... tâm khuyến nông- khuyến lâm (KN-KL) Ngày 12/12/1994 UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số 1808 QĐ/UB về quyết định số 324 QĐ-UB-TCCQ ngày 16/01/1999 về thành lập và bổ sung chức năng nhiệm vụ của trung tâm khuyến ngư Nghệ An Ngày 20/7/1995 UBND tỉnh ban hành quyết định số 2203/QĐ về việc thành lập Trạm khuyến nông cấp huyện bao gồm: khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư và đến năm 1998 toàn tỉnh. .. vạn người Có 02 công ty đang hoạt động trong ngành dược, y tế: Công ty Cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế; Công ty Vật tư thiết bị y tế và dược phẩm.Có 164 phòng khám tư nhân - Hệ thống các bệnh viện, 6 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An ,Bệnh viện Nhi tỉnh Nghệ An ,Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc Nghệ An ,Bệnh viện Lao Nghệ An ,Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nghệ An ,Bệnh viện Điều... hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp theo quy định của pháp luật Trong thời gian tới cần khuyến khích phát triển dịch vụ- tư vấn khuyến nông Trước mắt cần bồi dưỡng kiến thức về tư vấn dịch vụ cho cán bộ khuyến nông, chỉ đạo điểm tại một số trung tâm khuyến nông trước khi triển khai ra diện rộng 1.3.4.5 Hợp tác quốc tế Những năm gần đây quan hệ hợp tác quốc tế phát triển, nông nghiệp Việt Nam thu... năm 1998 toàn tỉnh có18/19 trạm khuyến nông huyện được thành SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp:NN46B Chuyên đề tốt nghiệp 29 GVHD: PGS.TS Trần Quốc Khánh lập trực thuộc UND huyện ( riêng Kỳ Sơn công tác khuyến nông Phòng nông nghiệp thực hiện) khuyến nông , khuyến lâm, khuyến ngư là tổ chức mới thành lập, thời gian hoạt động chưa nhiều, đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông chưa được đào tạo chuyên môn... đó trạm khuyến nông của các huyện, thành thị được tách từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Do chưa phân biệt rõ chức năng và nhiệm vụ giữa các tổ chưucs nên nhiều nội dung hoạt động trùng lặp,phương pháp, nội dung hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao Bên cạnh đó đối tượng của khuyến nôngnông dân nhưng khuyến nông từ các doanh nghiệp, các câu lạc bộ, khuyến nông ngoài... khuyến nông Nghệ An trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ cho trung tma khoa học nônng nghiệp và đổi tên thành Trung tâm khoa học và khuyến nông trực thuộc sở nông nghiệp Ngày 20/2/1995 ,UBND tỉnh ban hành quyết định số 321/QĐ.UB về việc thành lập trung tâm khuyến lâm trên cơ sở Công ty giống lâm nghiệp ngày 15/10/1998 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 3771 QĐ về việc sát nhập 2 trung tâm: khuyến nông và khuyến. .. sách của đảng và nhà nước thông qua hệ thống khuyến nông tới người nông dân Phụ cấp khuyến nông việc xóm bản được hỗ trợ theo tinh thần Quyết định số Năm năm qua, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã tổ chức được 261 lớp tập huấn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện, xã và thôn bản với 20.701 người tham gia Trung tâm khuyến ngư tỉnh đã tổ chức được 135 lớp tập huấn với 4.060... phải phát triển hệt hống khuyến nông vì vau trò của nó đối với sự phát triển của nền nông nghiệp khuyến nông là cầu nối giữa khoa học- công nghệ- thị trường với sản xuất nông dân Khoa học công nghệ xuất hiện từ trong thực tiễn sản xuất, do nông dân sang tạo không ngừng trong nghiên cứu khoa học Với đặc trưng của nền nông nghiệp nước ta thì nếu chỉ dựa vào sức sản xuất của người nông dân thì cuộc sống . về công tác khuyến nông. Chương II: Thực trạng về công tác khuyến nông của tỉnh Nghệ An. Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông. hoạt động của công tác khuyến nông chính vì vậy mà em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An . 2. Mục đích

Ngày đăng: 11/12/2012, 11:52

Hình ảnh liên quan

Tỉnh Nghệ An nằ mở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống  Đông - Nam - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

nh.

Nghệ An nằ mở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2.2. : Cơ cấu GDP trong ngành kinh tế - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

Bảng 2.2..

Cơ cấu GDP trong ngành kinh tế Xem tại trang 28 của tài liệu.
TT Chương trình- mô hình Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí I - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

h.

ương trình- mô hình Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí I Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả xây dựng mô hình từ 1999- 2003. - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

Bảng 2.3.

Tổng hợp kết quả xây dựng mô hình từ 1999- 2003 Xem tại trang 37 của tài liệu.
chức xây dựng các mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống và thâm canh vào sản xuất cho nông dân, đặc biệt là việc đưa nhanh các giống lai vào trong cơ  cấu diện tích - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

ch.

ức xây dựng các mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống và thâm canh vào sản xuất cho nông dân, đặc biệt là việc đưa nhanh các giống lai vào trong cơ cấu diện tích Xem tại trang 39 của tài liệu.
mô hình - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

m.

ô hình Xem tại trang 40 của tài liệu.
Mô tả quá trình xây dựng mô hình: - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

t.

ả quá trình xây dựng mô hình: Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.6. Nhu cầu của khuyến nông Nghệ An trong những năm tới. - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

Bảng 2.6..

Nhu cầu của khuyến nông Nghệ An trong những năm tới Xem tại trang 46 của tài liệu.
Trang KNKL. C/Đề trên T/Hình 50 43 50 62 54 84 47 70,5 86 136 287 395,5 - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

rang.

KNKL. C/Đề trên T/Hình 50 43 50 62 54 84 47 70,5 86 136 287 395,5 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng tổng hợp kinh phí 2002-2006 Nội dung - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

Bảng t.

ổng hợp kinh phí 2002-2006 Nội dung Xem tại trang 51 của tài liệu.
Qua bảng số liệu và biểu1.2. cho thấy được là kinh phí dành cho hoạt động khuyến nông vào năm 2003 là cao nhất bởi vì năm này phải chi phí ban đầu để thực  hiện các chương trình tập huấn và đào tạo là rất lớn, còn những năm tiếp theo có thể  dựa vào những - Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

ua.

bảng số liệu và biểu1.2. cho thấy được là kinh phí dành cho hoạt động khuyến nông vào năm 2003 là cao nhất bởi vì năm này phải chi phí ban đầu để thực hiện các chương trình tập huấn và đào tạo là rất lớn, còn những năm tiếp theo có thể dựa vào những Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan