Luận văn: Thực trạng về chính sách quản lí tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua pptx

62 625 0
Luận văn: Thực trạng về chính sách quản lí tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 1 Luận văn Thực trạng về chính sách quản tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lí do lựa chọn đề tài Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới , các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước , do đó vấn đề thanh toán ,định giá , so sánh ,phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều . Đơn vị thanh toán không chỉ là tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền của nước khác . Tiền của mỗi nước được quy định theo pháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó ,vì vậy phát sinh nhu cầu tất yếu là phải so sánh giá trị ,sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và giữa các ngoại tệ với nhau . Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong quá trình quan hệ giữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực, có hiệu quả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Đã bao thời nay, loài người đã và đang tiếp tục đứng trước một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này và cố gắng tiếp cận nó, mong tìm ra một nhận thức đúng đắn để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp, nhằm biến nó trở thành một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế ở mỗi nước. Xuất phát từ những lý do đó, em chọn đề tài của mình là " Tỷ giá hối đoái và tác động đến cán cân thanh toán và môi trường tài chính của Việt Nam". 2.Mục đích nghiên cứu: Việc phân tích cơ sở luận của tỷ giá ,cơ chế xác định, những yếu tố ảnh hưởng và vai trò của tỷ giá đối với nền kinh tế . Từ đó làm sáng tỏ lên tầm quan trọng của chính sách tỷ giá trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thực hiện các giải pháp chính sách nhằm giúp cho môi trường tài chính và cán cân thanh toán được hoạt động hiệu quả góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân. 3.Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái như khái niệm,tác động của nó đến thị trường tài chính ,cán cân thanh toán , hoạt động ngoại hối, các chính sách điều hành tỷ giá hiện nay … để đúc kết lại và đưa ra các giải pháp cho nền kinh tế. 4.Nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu ngoài lời mở đầu bao gồm 3 chương: -Chương 1:Lí luận chung về Tỷ giá hối đoái -Chương 2:Thực trạng về chính sách quản tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua. -Chương 3:Đánh giá và dự đoán tình hình tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong năm 2009. Và cuối cùng là phần kết luận của em toàn bộ đề án. Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 3 Do những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian và việc sưu tầm tài liệu nên khoá luận không tránh được nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đánh giá góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Đặng Ngọc Anh - người trực tiếp hướng dẫn và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc tìm tài liệu để em hoàn thành đề án này. Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 4 CHƯƠNG I Lí luận chung về Tỷ giá hối đoái 1.1.Định nghĩa và cơ chế xác định tỷ giá 1.1.1.a.Định nghĩa: Trong phạm vi thị trường của một nước ,các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một tỷ giá nhất định .Do đó có thể hiểu tỷ giágiá cả của một đơn vị tiền tệ một được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ .Các nước có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá trị ngoại tệ thường sử dụng cách thứ hai .Chẳng hạn ở Việt Nam người ta thường nói đến số lượng đồng Việt nam nhận được khi đổi một đồng USD, DEM hay một FFR …Trong thực tế ,cách sử dụng tỷ giá như vậy thuận lợi hơn .Tuy nhiên trong nghiên cứu lý thuyết thì cách định nghĩa thứ nhất thuận lợi hơn Tỷ giá dùng để biểu hiện và so sánh những quan hệ về mặt giá cả của các đồng tiền các nước khác nhau . Có hai loại giá : giá trong nước (giá quốc gia ) phản ánh những điều kiện cụ thể của sản xuất trong một nước riêng biệt ,và giá ngoại thương ( giá quốc tế ) phản ánh những điều kiện sản xuất trên phạm vi thế giới . Do phạm vi ,điều kiện sản xuất cụ thể trong mỗi nước và trên phạm vi thế giới khác nhau nên hàng hoá có hai loại giá : giá quốc giagiá quốc tế . Giá trị quốc gia được biểu hiện dưới hình thức giá cả trong nước bằng đơn vị tiền tệ của nước đó . Giá trị quốc tế biểu hiện qua giá cả quốc tế bằng các ngoại tệ trên thị trường thế giới .Tiền tệ là vật ngang giá chung của toàn bộ khối lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước . Vì vậy trong sức mua của đồng tiền được phản ánh đầy đủ các quan hệ tái sản xuất trong nước đó ,hay nói cách khác ,sức mua của một đồng tiền do mức giá cả của toàn bộ các loại hàng hoá dịch vụ trong nước đó quyết định.Tỷ giá thể hiện sự tương quan giữa mặt bằng giá trong nước và giá thế giới . Do sự khác nhau giữa hai loại giá cả trong nước và giá cả thế giới mà tiền tệ vừa làm thước đo giá trị quốc gia vừa làm thước đo giá trị quốc tế. Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại khi tính đến vấn đề hiệu quả kinh tế ,thì phải thường xuyên so sánh đối chiếu hai hình thức giá cả với nhau : giá quốc giagiá quốc tế. Muốn thế phải chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác , phải so sánh giá trị đồng tiền trong nước với ngoại tệ thông qua công cụ tỷ giá .Tỷ giá dùng để tính toán và thanh toán xuất , nhập khẩu ( không dùng để ổn định giá hàng hoá sản xuất trong nước ) . Tỷ giá hàng xuất khẩu là lượng tiền trong nước cần thiết để mua một lượng hàng xuất khẩu tương đương với một đơn vị ngoại tệ .Tỷ giá hàng nhập khẩu là số lượng tiền trong nước thu được khi bán một lượng vàng nhập khẩu có giá trị một đơn vị ngoại tệ. Tỷ giátỷ lệ so sánh giữa các đồng tiền với nhau . Do đó muốn so sánh giá trị giữa các đồng tiền với nhau ,cần phải có vật ngang giá chung làm bản vị để so sánh .Tiền tệ là vật ngang giá chung để biểu hiện giá trị của các hàng hoá Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 5 ,nhưng giờ đây đến lượt cần so sánh giá cả giữa các đồng tiền với nhau lại phải tìm một vật ngang giá chung làm bản vị để so sánh. 1.1.1.b.Cơ chế xác định tỷ giá :tuỳ thuộc vào chính sách tỷ giá mỗi quốc gia ● Cơ chế thị trường : tỷ giá cũng là một loại giá cả, nó được xác định dựa trên các lực lượng cung cầu nội ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là nơi mua bán trao đổi đồng nội và ngoại tệ. - Xuất hiện việc cung tiền của nước A trên thị trường ngoại hối so với đồng tiền nước B khi người dân nước A mua hàng nhập khẩu từ B hoặc khi người dân nước A đầu tư sang nước B . Đường cung về tiền có độ dốc dương trong không gian hai chiều tỷ giá và lượng cung tiền - Xuất hiện về cầu tiền nước A trên B mua hàng xuất khẩu từ nước A hoặc khi người nước người dân nước B đầu tư sang nước A. Đường cầu về có độ dốc âm trong không gian hai chiều tỷ giá và lượng tiền . Sự cân bằng cung cầu tiền đạt được khi hai đường này giao nhau và tỷ giá cân bằng được xác định. ● Cơ chế hành chính : ở những nước theo đuổi chính sách kiềm chế tài chính và kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn thường đưa ra một mức tỷ giá neo cố định .Tỷ giá này có thể được thay đổi điều chỉnh song không phải do các lực lượng thị trường quyết định. Nó được ấn định lại khi các nhà quản lý cần thấy phải thay đổi nó để phục vụ cho một mục đích nào đó. 1.1.2. Các loại tỷ giá thông dụng trên thị trường Để nhận biết được tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế nói chung ,hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ,người ta thường phân loại tỷ giá theo các tiêu thức sau đây : * Dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý : -Tỷ giá chính thức : đây là loại tỷ giá được biết đến nhiều nhất và là tỷ giá được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng do ngân hàng công bố chính thức trên thị trường để làm cơ sở tham chiếu cho các hoạt động giao dịch , kinh doanh ,thống kê… -Tỷ giá thị trường : tỷ giá được hình thành thông qua các giao dịch cụ thể của các thành viên thị trường . -Tỷ giá danh nghĩa : là tỷ lệ giữa giá trị của các đồng tiền so với nhau ,đồng này đổi được bao nhiêu đồng kia . -Tỷ giá thực: là tỷ giá phản ánh tương quan giá cả hàng hoá của hai nước được tính theo một trong hai loại tiền của hai nước đó hoặc là giá trị tính bằng cùng một đồng tiền của hàng xuất khẩu so với giá hàng nhập khẩu v.v Tỷ giá hối đoái thực tế (er) được xác định er = en * Pn/Pf e* Q* Q (VND) Q (VND) e Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 6 Pn: chỉ số giá trong nước Pf: chỉ số giá nước ngoài -Tỷ giá hối đoái thực tế loại trừ được sự ảnh hưởng của chênh lệch lạm phát giữa các nước và phản ánh đúng sức mua và sức cạnh tranh của một nước. * Dựa trên kỹ thuật giao dịch : cơ bản có hai loại tỷ giá : -Tỷ giá mua/bán trao ngay, kéo theo việc thay đổi ngay các khoản tiền -Tỷ giá mua/bán kỳ hạn ,kéo theo việc trao đổi các khoản tiền vào một ngày tương lai xác định. Bên cạnh đó ,trong quá trình theo dõi hoạt động kinh doanh của ngân hàng ,người ta còn đưa ra các khái niệm tỷ giá : -Tỷ giá điện hối : tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện ,thường được niêm yết tại ngân hàng . Tỷ giá điện hốitỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác. -Tỷ giá thư hối : là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư . -Tỷ giá của séc và hối phiếu trả tiền ngay : được mua và bán theo một tỷ giá mà cơ sở xác định nó bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi của giá trị toàn bộ của séc và hối phiếu phát sinh theo số ngày cần thiết của bưu điện để chuyển séc từ nước này sang nước khác và theo số ngày kể từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu được trả tiền . -Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh tính từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả tiền .Thời hạn này thường là bằng thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu cộng với thời gian chuyển tờ hối phiếu đó từ ngân hàng bán hối phiếu đến ngân hàng đồng nghiệp của nó ở nước của con nợ hối phiếu .Thông thường lãi suất được tính theo mức lãi suất của nước mà đồng tiền được ghi trên hối phiếu. 1.1.3. Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở . Đối với từng quốc gia hay nhóm quốc gia ( nếu có sự liên kết và có đồng tiền chung ) thì tỷ giá hối đoái mà họ quan tâm hàng đầu chínhtỷ giá giữa đồng tiền của chính quốc gia đó ,hay nhóm các quốc gia đó (đồng nội tệ) với các đồng tiền của các quốc gia khác ( các đồng ngoại tệ) Tỷ giá giữ vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh tế.Sự vận động của nó có tác động sâu sắc mạnh mẽ tới mục tiêu,chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia thể hiện trên hai điểm cơ bản sau : Thứ nhất, TGHĐ và ngoại thương:Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với mỗi quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó.Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá(Tăng trị giá so với đồng tiền khác)thì hàng hoá nước đó ở nước ngoài trở thành đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn.Ngược lại khi đồng tiền một nước sụt giá,hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở nên rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên đắt hơn(các yếu tố khác không đổi).Tỷ giá tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 7 vì vậy nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế,gây ra thâm hụt hoặc thặng dư cán cân. Thứ hai,TGHĐ và sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát.Tỷ giá hối đoái không chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương ,mà thông qua đó tỷ giá sẽ có tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả trong nước ,lạm phát khả năng sản xuất , công ăn việc làm hay thất nghiệp… Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều tiết việc di chuyển tư bản (vốn) từ quốc gia này sang quốc gia khác. Việc di chuyển tư bản trên thế giới nhằm mục đích kiếm lời nhuận và tránh rủi ro. Do đó, nếu tỷ giá giảm trong trường hợp người ta dự đoán tỷ giá không tiếp tục giảm nữa thì tư bản nhập khẩu sẽ gia tăng và tư bản xuất khẩu sẽ giảm . Với mức tỷ giá hối đoái 1USD =10500VND của năm 1994 thấp hơn mức 1USD = 13500VND của năm 1998 ,tức tiền Việt Nam sụt giá và nếu giả định mặt bằng giá thế giới không đổi ,thì không chỉ có xe con khi nhập khẩu tính thành tiền Việt Nam tăng giá mà còn làm tất cả các sản phẩm nhập khẩu đều rơi vào tình trạng tương tự và trong đó có cả nguyên vật liệu ,máy móc cho sản xuất . Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế là không đổi,thì điều này tất yếu sẽ làm mặt bằng giá cả trong nước tăng lên . Nếu tỷ giá hối đoái tiếp tục có sự gia tăng liên tục qua các năm ( đồng nội tệ Việt Nam liên tục mất giá ) có nghĩa lạm phát đã tăng . Nhưng bên cạnh đó , đối với lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước ,thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này , giúp phát triển sản xuất và từ đó có thể tạo thêm công ăn việc làm , giảm thất nghiệp ,sản lượng quốc gia có thể tăng lên . Ngược lại , nếu các yếu tố khác không đổi thì lạm phát sẽ giảm ,khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực trong nước cũng có xu hướng giảm ,sản lượng quốc gia có thể giảm ,thất nghiệp của nền kinh tế có thể tăng lên … nếu tỷ gá hối đoái giảm xuống ( USD giảm giá hay VND tăng giá ) 1 .2.Nhân tố tác động đến tỷ giá và tầm quan trọng của tỷ giá 1.2.1.Nhân tố tác động tới tỷ giá. a)Về dài hạn có 4 nhân tố tác động tới tỷ giá :Năng suất lao động,mức giá cả tương đối ở thị trường trong nước,thuế quan và hạn mức nhập khẩu,ưa thích hàng nội so với hàng ngoại. - Năng suất lao động(NSLĐ)trong nước đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ.NSLĐtrong nước tăng lên tương đối so với nước ngoài, đồng nghĩa với việc các nhà kinh doanh có thể hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của mình tương đối so với hàng ngoại nhập,dẫn đến sự gia tăng mức cầu của hàng nội địa so với hàng ngoại nhập,làm cho hàng nội địa vẫn bán tốt khi giá đồng nội tệ tăng lên(TGHĐ)giảm xuống và ngược lại. Thực tế trên thị trường thế giớiTGHĐ của đồng tiền phụ thuộc rất khăng khít vào NSLĐ tương đối của nước đó.Một nền kinh tế phát triển có NSLĐ cao trong thời kì nào đó thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giá của đồng tiền nước đó. Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 8 - Thuế quan và hạn mức nhập khẩu là những công cụ kinh tế mà chính phủ dùng để điều tiết và hạn chế nhập khẩu.Chính công cụ này nhiều hay ít đã tác động và làm tăng giả cảcủa hàng ngoại nhập,làm giảm tương đối nhu cầu với hàng nhập khẩu, góp phần bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trong nước.Những công cụ mà nhà nước dùng để hạn chế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ có xu hướng giảm về lâu dài. - Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại. Nếu sự ham thích của người nước ngoài về mặt hàng trong nước tăng lên thì cầu về hàng nội sẽ tăng lên làm đồng nội tệ tăng giá,bởi hàng nội địa vẫn bán được nhiều ngay cả với giá cao hơn của đồng nội tệ.Cầu đối với hàng xuất của một nước tăng lên làm cho đồng tiền nước đó giảm giá. -Năng suất lao động : Năng suất lao động cao làm giá hàng của một nước rẻ tương đối so với các nước khác . Cầu hàng xuất nước đó cao lên kéo theo sự tăng giá của đồng tiền nước đó. Về lâu dài , do năng suất lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác , nên đồng tiền của nước đó tăng giá. -Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến tỷ giá : Phần lớn các nước đang phát triển đều phải đối mặt với tình trạng “Đôla hoá” trong nền kinh tế.Đó là sự mất niềm tin vào đồng bản tệ , người dân và các tổ chức kinh tế găm giữ đôla và chỉ tín nhiệm đồng tiền này trong thanh toán trao đổi . Do vậy cầu USD rất lớn và giá các đồng bản tệ xuống thấp các nước luôn trong tình trạng căng thẳng về dự trữ ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn . -Tỷ lệ lạm phát: Nếu tỷ lệ lạm phát nước A cao hơn tỷ lệ lạm phát nước B,nước A cần nhiều tiền hơn để đổi lấy một lượng tiền nhất định của nước B. -Giá đồng tiền nước A giảm xuống . -Cán cân thương mại: Nó liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu .Xuất khẩu lớn tỷ giá lên giá b)Các nhân tố thuộc về ngắn hạn -Lãi suất : Lãi suất là một biến số kinh tế tổng hợp tác động đến nhiều chỉ tiêu khác nhau trong đó tỷ giá và lãi suất có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Trong một nước nếu lãi suất nội tệ tăng trong khi lãi suất thế giới ổn định sẽ làm cho các luồng vốn quốc tế đổ vào nhiều vì mức lãi suất quá hấp dẫn . Do vậy cầu tiền nước này tăng lên và tỷ giá tăng theo . -Dự trữ, phương tiện thanh toán, đầu cơ: tất cả đều có thể làm dịch chuyển đường cung và cầu tiền tệ. Đầu cơ có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại và công nghệ máy tính hiện đại có thể trao đổi hàng tỷ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày. -Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung- cầu về ngoại tệ trên thị trường ,do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái . Bội thu cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá giảm và bội chi cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá tăng. Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 9 1.2.2. Tầm quan trọng của tỷ giá. Bất kì một quốc gia nào cũng luôn luôn tìm cách để đạt được hai mục tiêu lớn của nền kinh tế : Đó là mục tiêu cân bằng ngoại (cân bằng ngoại thương) và mục tiêu cân bằng nội(cân bằng sản lượng,công ăn việc làm và lạm phát) Ta biết rằng, tỷ giá tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài . Khi đồng tiền của một nước tăng giá (Tăng giá trị so với đồng tiền khác ) thì hàng hoá nước đó tại nước ngoài trở lên đắt hơn và hàng hoá nước ngoài trở lên rẻ hơn(giá nội địa tại hai nước giữ nguyên ) . Ngược lại, khi đồng tiền của một nước sụt giá , hàng hoá nước đó tại nước ngoài trở lên rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở lên đắt hơn. Từ đó tỷ giá ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và xuất nhập khẩu của các quốc gia và trở thành yếu tố chính ảnh hưởng tới việc thực hiện 2 mục tiêu lớn của nền kinh tế . Điều này có thể nhận thấy một cách rõ ràng khi xem xét nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay,đồng VND đang được coi là tăng giá tương đối so với các đồng tiền trong khu vực ( do đồng tiền của các nước này giảm giá so với đồng USD ) nên giá cả của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế đang cao hơn so với hàng hoá cùng chủng loại của các nước trong khu vực dẫn đến bị cạnh tranh một cách gay gắt và thực tế là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2000 và mấy tháng đầu năm 2001 là không tăng mà có tăng thì cũng chỉ tăng một lượng nhỏ. 1.3.Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế. 1.3.1.a.Thực trạng quan hệ giữa tỷ giá với ngân sách: Mọi sự biến động của các loại tỷ giá đều tác động trực tiếp tới thu chi ngân sách. Trước năm 1990 nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá kết toán nội bộ, mức tỷ giá nhà nước công bố thường cố định trong thời gian tương đối dài. ở thời điểm công bố mức tỷ giá thấp hơn nhiều so với mức giá trên thị trường và tình hình sức mua của đồng tiền tính chung thời kỳ 1985 - 1988, 1rúp mua trên dưới 1.500VND hàng xuất khẩu, 1USD trên dưới 3.000VND, trong khi đó tỷ giá kết toán nội bộ thanh toán trong quan hệ xuất nhập khẩu giữ mức 150VND/Rúp và 225VND/USD. Nhìn chung 1Rúp hàng xuất khẩu phải bù lỗ 1.350VND và 1USD phải bù 2.775VND. Kim ngạch xuất khẩu của năm 1987là 650 triệu R-USD trong đó khu vực đồng Rúp 500 triệu và khu vực đồng USD 150 triệu, Ngân sách nhà nước đã phải bù lỗ 900 tỷ. Đối với các ngành, các địa phương càng giao nhiều hàng xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ với bạn, thì ngân sách nhà nước càng phải bù lỗ nhiều. Ngân sách nàh nước không bù lỗ đủ hoặc chậm trễ trong việc thanh toán thì công nợ giữa các doanh nghiệp và các ngành càng tăng và càng thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh. Đối với hàng nhập, thì khi vật tư nguyên liệu thiết bị về nước nhà nước đứng ra phân phối cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân với mức giá thấp (phù hợp với mức tỷ giá 150 VNĐ/Rúp và 225VND/USD nêu trên). Như vậy, các ngành, các địa phương được phân phối các loại vật tư,nguyên liệu đó thì được hưởng phần giá thấp còn ngân sách nhà nước lại không thu được chênh lệch Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 10 giá. Việc thực hiện cơ chế tỷ giá kết toán nội bộ trong thanh toán xuất - nhập khẩu và bù lỗ hàng xuất khẩu đó là: - Nếu thực hiện nghiêm trọng nghĩa vụ giao hàng xuất khẩu cho bạn để có thể đưa hàng nhập về đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, thì mức lỗ của ngân sách cho hàng xuất khẩu lớn gây trở ngại cho việc điều hành ngân sách - Nếu trì hoãn cho việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng xuất khẩu nhưng trong khi đó vẫn yêu cầu bạn giao hàng nhập cho ta theo tiến độ, thì việc bù lỗ hàng xuất khẩu được giảm ở mức độ nhất định, nhưng nghĩa vụ nợ của ta với bạn lại tăng lên đáng kể. +Tỷ giá qui định thấp nên các tổ chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệ không bán ngoại tệ cho ngân hàng, vì làm như vậy sẽ bị mất lãi. Các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng không chuyển tiền tài khoản ở ngân hàng ở chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào hoặc sử dụng ngoại tệ tiền mặt trực tiếp trên thị trường. Do đó cơ chế tỷ giá của thời kỳ này đã trở thành một yếu tố tạo cho ngoại tệ bị thả nổi, mua bán trên thị trường trong nước. Thực tế này vừa gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước vừa làm phát sinh thêm những tiêu cực trong đời sống xã hội. Đồng thời nó tác động trở lại tỷ giá kết toán nội bộ và làm cho tỷ giá giữa đồng nội tệ giữa các đồng ngoại tệ diễn biến phức tạp thêm. Từ tình hình trên cho thấy, trước năm 1989 tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ do nhà nước qui định không tính đến biến động giá trên thị trường đang bị trượt ngã nghiêm trọng, nên đã làm cho mức bù lỗ hàng xuất khẩu trong ngân sách quá lớn, gây khó khăn trong việc điều hành và quản lý ngân sáchthực hiện nghĩa vụ giao hàng mà ta đã cam kết với nước ngoài, ngoại tệ bị rối loạn, Nhà nước không điều hành và quản lý được. +Tỷ giá hối đoái bị bóp méo so với thực tế đã khiến cho thu chi ngân sách Nhà nước không phản ánh đúng nguồn thu từ nước ngoài và các khoản cấp phát của ngân sách Nhà nước cho nền kinh tế quốc dân và cho các hoạt động khác có sử dụng ngoại tệ. +Việc tạo ra một tỷ giá chính thức tưởng là giữ giá trị đồng Việt Nam so với ngoại tệ để kế hoạch hoá và ổn định kinh tế, nhưng thực chất là đẩy xuất khẩu Việt Nam vào ngõ cụt, không khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh hàng nhập khẩu, hệ quả là cán cân thương mại bị nhập siêu nghiêm trọng, ngân sách Nhà nước phải gánh chịu thêm các thua thiệt. +Khi buộc phải thả nổi và phá giá mạnh đã làm cho chi phí của các doanh nghiệp tăng lên đáng kể và lợi nhuận bị giảm, do đó mức thu từ thuế lợi tức của các tổ chức kinh tế cho ngân sách Nhà nước cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, các khoản chi tiêu cho các cơ quan và tổ chức được Nhà nước cấp cũng được tăng lên tương ứng với mức mất giá của đồng nội tệ. Tình hình đó đã tác động đến yếu tố làm tăng bội chi ngân. +Từ năm 1989, cùng với các cải cách kinh tế, tài chính, tiền tệ, Nhà nước đã bỏ chế độ tỷ giá trước đây (tỷ giá kết toán nội bộ) , giảm căn bản bù lỗ cho [...]... tiêu cần thiết Về cơ bản , chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn là : vấn đề lựa chọn chế độ ( hệ thống ) tỷ giá hối đoái ( cơ chế vận động của tỷ giá hối đoái ) và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 19 Đề án môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Đặng Ngọc Anh 1.4.2.Các chế độ tỷ giá hối đoái 1.4.2.1.Chế độ tỷ giá hối đoái cố định... sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa và do đó tỷ giá hối đoái thực tế sẽ tác động đến cân bằng cán cân thương mại, do đó tác động đến sản lượng, việc làm giá cả Hãy mở rộng tác động của tỷ giá hối đoái với cán cân thanh toán, ở đây có mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái Khi lãi suất tăng lên, đồng tiền nội địa trở nên có giá trị hơn, tỷ giá hối đoái của đồng nội địa tăng lên, trong điều kiện... theo thời gian Việc áp dụng tỷ giá so sánh sức mua bao gồm việc sử dụng tỷ giá hối đoái hiện hữu để tính mặt bằng giá tương đối theo các đại lượng tiền tệ thông dụng Bất cứ sự sai lệch nào của tỷ giá thực so với giá trị gốc của nó sẽ được coi là dấu hiệu tỷ giá đã đi lệch ra khỏi giá trị tỷ giá so sánh sức mua cân bằng Tiếp cận khác, có sức hấp dẫn hơn là định nghĩa tỷ giá hối đoái thực như là giá so... trạng về chính sách quản tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua 1 Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách TGHĐ trong giai đoạn trước tháng 3/1989 thời kế hoạch hoá , tập trung kinh tế Năm 1950 được coi như là một cái mốc khi mà Trung Quốc , Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam , đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành các quan... yếu tố về tỷ giá, nên đại bộ phận trong số 81 doanh nghiệp vay vốn theo phương thức này đều bị sức ép của cả hai loại tỷ giá - Tỷ giá giữa Yên và USD (đại bộ phận doanh số vay của các doanh nghiệp kể trên là vay đồng Yên của các công ty Nhật trong khi đó đồng Yên tăng giá) - Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD (trong khi đó đồng Việt nam bị giảm giá) Sự biến động của tỷ giá cùng các với yếu tố ngoại hối, ... các nước theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái chỉ biến động trong một phạm vi nhất định, để ổn định và phát triển nền kinh tế 1.4.Các chính sách điều hành tỷ giá hối đoái trên thế giới 1.4.1.Khái niệm: Chính sách TGHĐ là một hệ thống các công cụ dùng để tác động tới cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những... tài chính tiền tệ GVHD: Đặng Ngọc Anh hoạt động xuất - nhập khẩu và thực hiện chính sách giá sát với tỷ giá thị trường Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá chính thức của VNĐ với các ngoại tệ mạnh, nhất là với USD trên cơ sở đó các ngân hàng thương mại xây dựng và công bố tỷ giá hàng ngày với biên độ chênh lệch cho phép (khoảng 5%) so với tỷ giá chính thức +Về mặt ngân sách Nhà nước, chính sách một tỷ giá. .. liên quan chặt chẽ với nhau Lizondc(1989) đưa ra lược đồ mối quan hệ giữa in tiền do thiếu hụt ngân sách và tốc độ phá giá tỷ giá Trong đó, giá trị cân bằng lâu bền của tỷ giá thực là hàm không chỉ biến thực nêu trên mà còn của tỷ lệ lạm phát trong nước Đại lượng sau quyết định tổng thu được của chính phủ thông qua thuế lạm phát, đến lượt nó lại tác động lên giá trị tài sản của tư nhân và chi tiêu trong. .. điểm cân bằng của tỷ giá thực Phần này đề cập đến các tiếp cận khác nhau trong việc xác định điểm cân bằng tỷ giá thực và nghiên cứu tác động của các cơn sốc bên trong và bên ngoài lên điểm cân bằng đó, sau đó sẽ tập trung vào chính sách cụ thể nhằm duy trì sức cạnh tranh trong quá trình điều chỉnh Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng: Nói chung có hai tiếp cận để xác định tỷ giá hối đoái thực "cân bằng"... sản, một sự tăng giá nội địa sẽ làm cho sự phá giá đồng tiền nội địa tháp hơn giá trị thực của tài sản tài chính và giảm hấp thụ Do vai trò cốt yếu của tỷ giá hối đoái đối với việc duy trì sức cạnh tranh đối với bên ngoài tỷ giá có thể làm thay đổi vượt ra khởi điểm cân bằng của nó Bởi vì điểm cân bằng này được xác định nội sinh, chính sách tỷ giá hối đoái cần lưu ý đến các tác động của các cơn sốc . 1 :Lí luận chung về Tỷ giá hối đoái -Chương 2 :Thực trạng về chính sách quản lí tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua. -Chương 3:Đánh giá. tài chính tiền tệ GVHD: Đ ặng Ngọc Anh SVTH: Nguyễn Đức Toàn - Lớp 33K15 Trang 1 Luận văn Thực trạng về chính sách quản lí tỷ giá hối đoái của

Ngày đăng: 22/03/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan