Năm cách “đánh bóng” thương hiệu pdf

3 364 1
Năm cách “đánh bóng” thương hiệu pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Năm cách “đánh bóng” thương hiệu Làm thương hiệu là tạo cảm xúc. Mọi thứ đại diện cho thương hiệu đều phải cộng hưởng để tạo nên cảm xúc trong lòng khách hàng, gởi những thông điệp đầu tiên để dọn đường cho việc “chiếm lĩnh” trái tim họ. Do vậy, chỉ cần mỗi thứ khác đi một chút, thương hiệu sẽ trở thành một mớ hình ảnh lộn xộn, dễ gây nhầm lẫn và dĩ nhiên, sức tác động đến khách hàng không cao. Vì vậy, chăm sóc, đánh bóng lại thương hiệu là hết sức cần thiết. Đây là những điểm mấu chốt tạo nên hiệu quả của quá trình này: 1. Đánh giá lại “lời hứa thương hiệu”. Thương hiệu là lời hứa của bạn đối với khách hàng để khách hàng có thể mong đợi vào sản phẩm và dịch vụ khác biệt của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu sẽ nhận lại được từ những gì bạn mong muốn, hứa và thực hiện. Vậy lời hứa hiện tại của bạn có thu hút khách hàng? Bạn có thực hiện được phần nào trong lời hứa đó? Nên ghi nhớ rằng cơ sở để định vị thương hiệu chính là những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn mong đợi. Vậy nên đừng bao giờ hứa mà không làm! 2. Nhìn kỹ và đánh giá lại hình ảnh. Hãy kiểm tra xem thương hiệu của bạn có đủ sức tạo cảm xúc và gây ấn tượng về mặt thị giác với khách hàng? Rất khó bán một sản phẩm chất lượng cao với hình ảnh bao bì vụng về thiết kế kiểu “cây nhà lá vườn”. Trong suy nghĩ của phần lớn khách hàng, hình ảnh bề ngoài luôn tương thích với chất lượng sản phẩm. Nếu bạn đang dùng những hình ảnh lỗi thời, hãy thay đổi! Nhưng đừng thay đổi sang một thái cực hoàn toàn khác, mà nên dựa trên những chất liệu vẫn còn tạo nên sức mạnh cho thương hiệu. Hãy làm cho hình ảnh của mình mới mẻ, hợp thời, ấn tượng song, vẫn để khách hàng có cảm giác quen thuộc và dễ dàng nhận ra. Đừng bao giờ để hình ảnh của mình trông cũ kỹ! 3. Đảm bảo sự kiên định! Bạn có đang sử dụng một hệ thống nhận diện đồng nhất cho tất cả các hoạt động tiếp thị của mình không đấy? Nếu có những sáng tạo để tạo sự ngạc nhiên, tươi mới thì cũng nhớ rằng những sáng tạo này phải là “người trong một nhà” với hệ thống nhận diện mà thương hiệu của bạn đang có. Không nhất thiết lúc nào các yếu tố này cũng phải khớp nhau một cách chi li, song có những yếu tố không thể khác nhau: Màu sắc chủ đạo, chi tiết mỹ thuật, kiểu chữ, logo. 4. Cập nhật nội dung. Đảm bảo rằng tất cả thông tin, từ giá sản phẩm, danh mục hàng hóa, thông tin đặt hàng đều có giá trị hiện hành. Hãy xóa bỏ tất cả thông tin, giá cả không còn hiệu lực. Nếu bạn đang quảng cáo trên Internet, hãy đảm bảo thông tin của thương hiệu vẫn còn nóng hổi. Nếu đăng quảng cáo mà thời hạn của các hoạt động đã hết, khách hàng không thể kết nối để tìm được bạn, bạn sẽ khiến khách hàng mệt mỏi, và điều này còn phản ánh sự ỳ ạch rất tiêu cực cho thương hiệu của bạn. 5. Nhìn lại toàn bộ chiến lược. Nhìn lại và đánh giá tổng quát rồi phân tích từng chi tiết để thấy điểm mạnh - yếu, cái được - cái chưa được của quá trình xây dựng, quảng bá thương hiệu vừa qua. Đây là cách giúp nhận diện những yếu tố mấu chốt tạo nên sức mạnh của thương hiệu Nên nhớ rằng “đánh bóng” là tạo nên một hình ảnh tươi mới cho thương hiệu chứ không phải phá bỏ những gì đang có rồi chắp vá hay xây dựng lại. . Năm cách “đánh bóng” thương hiệu Làm thương hiệu là tạo cảm xúc. Mọi thứ đại diện cho thương hiệu đều phải cộng hưởng để. lại thương hiệu là hết sức cần thiết. Đây là những điểm mấu chốt tạo nên hiệu quả của quá trình này: 1. Đánh giá lại “lời hứa thương hiệu . Thương hiệu

Ngày đăng: 22/03/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan