TRỤC LỢI BẢO HIỂM

19 686 4
TRỤC LỢI BẢO HIỂM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRỤC LỢI BẢO HIỂM

GVHD: Trần Nguyên Đán Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM 1. Khái niệm: Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Nói cách khác trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Đối tượng tham gia trục lợi:  Người ngoài Công ty: • Người được bảo hiểm, người thụ hưởng, nhà cung cấp dịch vụ (sửa chữa, y tế… ), các nhà quản lý, bên thứ ba; • Bên mua bảo hiểm đưa ra thông tin sai lệch về bản thân, người được bảo hiểm, người thụ hưởng khi mua bảo hiểm; • Các nhà cung cấp dịch vụ: tăng mức sửa chữa, điều chỉnh lên mức không cần thiết, lắp đặt, sử dụng thay thế các thiết bị, điều trị bệnh nhân với các loại thuốc, biện pháp điều trị đắt đỏ; • Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng và người cung cấp dịch vụ thống nhất tăng mức yêu cầu bồi thường; • Bên mua bảo hiểm cấu kết với các đại lý hoặc cán bộ của công ty bảo hiểm cung cấp thông tin sai lệch về người được bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm và các khiếu nại đòi bồi thường. Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 1 GVHD: Trần Nguyên Đán  Nội bộ Công ty (Cán bộ của Công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm): • Nộp hoặc chấp nhận các hợp đồng ảo; • Chiếm đoạt phí bảo hiểm ( không nộp lại cho doanh nghiệp); • Chiếm đoạt tiền bồi thường ( không tra lại cho khách hàng); • Chấp nhận các điều kiện khiếu nai bồi thường ảo và chiếm đoạt số tiền bồi thường, số tiền bảo hiểm dự kiến trả cho khách hàng; • Có những quan hệ bất chính với nhà cung cấp dịch vụ như tư vấn, các mối quan hệ có thể dẫn đến các mâu thuẫn về lợi ích. 2. Thực trạng: a) Tình hình trục lợi bảo hiểm ở các nước trên thế giới Có một thực tế thị trường bảo hiểm càng phát triển mức độ trục lợi càng nghiêm trọng, thủ đoạn càng tinh vị khiến cho việc điều tra, truy tố, xét xử càng trở nên khó khăn. Theo đánh giá của tổ chức nghiên cứu về trục lợi ở Mỹ, nếu trục lợi bảo hiểm là một doanh nghiệp thì doanh nghiệp này sẽ đứng đầu trong 500 công ty lớn nhất thế giới về doanh thu theo kết quả xếp hạng của tạp chí Fortune. Dưới đây là tóm tắt mức độ trục lợi ở một số nước trên thế giới. Nước Tổn thất do trục lợi bảo hiểm gây ra Nam Phi 8-35% số khiếu nại bảo hiểm được DNBH chi trả có dấu hiệu trục lợi, thiệt hại 2-3 tỷ Rand (300-420 tỷ USD) Đức 10-30% số phí bảo hiểm bị thất thoát do trục lợi trong khâu bồi thường Thụy Sĩ 10% các quyền lợi bồi thường được chi trả cho các khiếu nại giả mạo New Zeland 15% khiếu nại bồi thường có yếu tố trục lợi Mỹ - Tính các vụ đã phát hiện, mỗi năm tiền trục lơi bảo hiểm 96 tỷ USD => mỗi gia đình phải đóng thêm 200-300USD/năm - Trên 1/3 khiếu nại về tai nạn xe cơ giới có yếu tố trục lợi - ¼ vụ hỏa hoạn là do cố ý đốt nhà để nhận tiền bảo hiểm. - Hằng năm, hộ gia đình trục lợi khoảng 30 tỷ USD, trục lợi BHYT 54 tỷ USD Canada 10-15% khiếu nại bồi thường được chi trả có dấu hiệu trục lợi. Trục lợi Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 2 GVHD: Trần Nguyên Đán BH làm tăng phí BH phi nhân thọ lên 1.3 tỷ USD mỗi năm Ireland Tổn thất do trục lợi đối với ngành BH khoảng 100 triệu bảng. Châu Âu Số tiền trục lợi hằng năm của 25 nước thành viên không dưới 8 tỷ euro. Tương đương 2% doanh thu phí hằng năm. (Nguồn: Tổng hợp từvietnamnet.vn) b) Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam: Tình hình gian lận trong bảo hiểm ngày càng tăng về số lượng với những hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp bảo hiểm lẫn người tham gia bảo hiểm chân chính. Trong đó, bảo hiểm xe cơ giới và con người là 2 lĩnh vực có số vụ trục lợi bảo hiểm nhiều nhất và phức tạp nhất. Nguyên nhân là do có số đông người tham gia bảo hiểm và có nhiều hồ sơ yêu cầu bồi thường nhất khiên các công ty bảo hiểm khó tổ chức giám định chính xác nguyên nhân và mức độ thiệt hại của các hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc chi trả. Ngoài ra, một lý do khác khiến cho hành vi trục lợi bảo hiểm xảy ra nhiều là do quy định về thời gian thanh toán tiền bảo hiểm, do đó các công ty bảo hiểm không đủ thời gian để giám định, kiểm tra tính xác thực của những hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc chi trả. Hình thức trục lợi bảo hiểm phổ biến ở Việt Nam hiện nay: • Tự phá tài sản để nhận bảo hiểm. • Khai tăng số tiền tổn thất trong vụ tai nạn. • Lập hồ sơ hiện trường giả. • Kê khai thông tin không đầy đủ của khách hang hay khai sai khai khống tai nạn của người tham gia bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm đã và đang xảy ra ở nhiều nghiệp vụ trục lợi bảo hiểm. Trong việc cấp đơn bảo hiểm do tính minh bạch chưa cao nên người tham gia bảo hiểm có xu hướng muốn trục lợi. Do vô tình hay cố ý các nhân viên bảo hiểm ghi sai ngày tham gia bảo Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 3 GVHD: Trần Nguyên Đán hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá đầy đủ, chính xác mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Thêm vào đó là hiện tượng kê khia thông tin không đầy đủ của khách hang hay khai sai, khai khống tai nạn của người tham gia bảo hiểm hoặc thông đồng giữa người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với người có liên quan như : bác sĩ, y tá, công an, những người làm chứng….Hay khách hàng tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm ở cùng một thời điểm để trục lợi ví dụ như vụ ông Nguyễn Văn U ở Hải Dương tham gia bảo hiểm nhân thọ ở hai doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn với tổng số tiền bảo hiểm trên 1 tỷ VNĐ, khi biết mình có căn bệnh nan y không thể chữa khỏi. Một lĩnh vực cụ thể như trong hàng hóa xuất nhập khẩu tình hình trục lợi biểu hiện như sau: hàng hóa được yêu cầu bảo hiểm trong quá trình vận chuyển nhưng chưa đóng phí bảo hiểm. Khi biết hàng hóa đã về đến nơi an toàn thì khách hàng xin hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm để khỏi phải đóng phí. Thậm chí khách hàng biết có tổn thất hàng hóa rồi mới đến mua bảo hiểm, thông đồng với cán bộ bảo hiểm để nhận bồi thường tổn thất. Trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tàu thuyển trục lợi bảo hiểm thông qua hợp lí hóa ngày và thời hiệu bảo hiểm. Thực tế còn tạo hiện trường giả các vụ tai nạn xe cơ giới, chìm tàu, cố ý gây tai nạn trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm, gian lận đối với người thứ 3: không bồi thường cho người thứ ba mặc dù đã nhận bảo hiểm. Một vụ việc điển hình về trục lợi bảo hiểm đã được phát hiện tại Công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO. Lẽ ra trước ngày 1-11-2002 (thời điểm tàu Hanjin rời cảng Sài Gòn đi Hamburg) chủ hàng phải mua bảo hiểm cho lô hàng tôm của mình, nhưng mãi đến ngày 11-11-2002 khi tàu bị hỏa hoạn tại Srilanka làm cho toàn bộ lô hàng tôm chở trên tàu bị thiệt hại, đại diện cho chủ hàng mới đến PJICO để mua bảo hiểm cho lô hàng. Đây là nguyên nhân tạo nên việc một số người có chức vụ của công ty đã “rút ruột” PJICO 3,8 tỉ đồng và chia nhau. Những thiệt hại có thể ước tính: • Đối với AAA, từ giữa 2011 đến giữa 2012, Phòng Điều tra của Công ty đã điều tra kết luận trên 30 vụ trục lợi bảo hiểm lớn với số tiền trên 5 tỷ đồng. Đến nay, Phòng giám định bồi thường tập trung của công ty đã phối hợp với một số cơ quan sở ngành xác minh nguồn gốc đối với các khiếu nại với số tiền bồi thường từ 50 triệu đồng trở lên… Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 4 GVHD: Trần Nguyên Đán • Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ 2007 - 2011, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm tại thị trường Việt Nam bị phát hiện là 44.704 vụ, với tổng số tiền là hơn 410 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ là 3.973 vụ, với tổng số tiền là 149,95 tỷ đồng và bảo hiểm nhân thọ là 40.731 vụ, với tổng số tiền là 261,812 tỷ đồng. • Hơn 8800 vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện mỗi năm. Phần 2: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM 1. Phân loại trục lợi bảo hiểm: - Phân loại dựa trên cách thức trục lợi bảo hiểm: + Trục lợi mềm : Người mua bảo hiểm phóng đại tổn thất để được nhận tiền bồi thường nhiều hơn. + Trục lợi cứng : Người mua bảo hiểm cố tình tạo ra tổn thất, hoặc thực hiện các hành vi lừa dối chẳng hạn như cung cấp thông tin sai sự thật hoặc thiếu, bảo hiểm trùng, lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần,…để thu tiền bất hợp pháp từ công ty bảo hiểm. - Phân loại dựa trên đối tượng bảo hiểm: + Trục lợi bảo hiểm y tế: người thụ hưởng bảo hiểm y tế lạm dụng bảo hiểm y tế chẳng hạn như: không có bệnh nhưng thường xuyên đi khám, cho người khác mượn thẻ bảo hiểm để khám chữa bệnh, khám chữa bệnh trái tuyến, cơ sở y tế và cán bộ y tế nhận bệnh nhân điều trị không đúng chỉ định, thống kê thêm vật tư, lạm dụng trang thiết bị đắt tiền, … + Trục lợi bảo hiểm tài sản: các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản thực hiện các hành vi lừa dối để hưởng quyền lợi tài chính lẽ ra không được hưởng hoặc hưởng ít hơn. Chẳng hạn như : tài sản đã tổn thất mới mua bảo hiểm, bảo hiểm trùng tài sản, khai tăng giá trị tài sản bảo hiểm, tự hủy hoại tài sản để nhận bảo hiểm, khai tăng giá trị tổn thất trong vụ tai nạn, … Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 5 GVHD: Trần Nguyên Đán + Trục lợi bảo hiểm nhân thọ: là các hành vi lừa dối để nhận tiền bất hợp pháp trong loại hình bảo hiểm nhân thọ như người mua bảo hiểm cố ý không khai báo hoặc khai báo sai tình hình sức khỏe của mình, các đại lý bảo hiểm cố tình chiếm đoạt phí bảo hiểm thu được, đại lý và người mua bảo hiểm thông đồng với nhau để nhận tiền từ công ty bảo hiểm, … + Trục lợi bảo hiểm xe cơ giới: đối với kiểu trục lợi này hành vi thường xảy ra nhất là người mua bảo hiểm thông đồng với nhân viên bảo hiểm hợp thức hóa thời hạn với thời gian xảy ra tai nạn, ngoài ra còn có những hành vi như cố tình tạo ra hiện trường tai nạn xe cơ giới để nhận bồi thường, thay đổi tình tiết vụ tai nạn, khai tăng số tiền tổn thất, cố ý gây tai nạn, lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần,… + Trục lợi bảo hiểm tai nạn, sức khỏe: đây là loại trục lợi thường hay xảy ra nhất với những kiểu như: tham gia bảo hiểm khi đã xảy ra tai nạn, tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm khi đã biết trước rủi ro, kê khai không đúng mức độ, nguyên nhân, tình tiết thương tật, thông đồng với cơ quan liên quan tham gia đến qui trình chi trả bảo hiểm,… 2. Hình thức trục lợi bảo hiểm • Trục lợi bồi thường; • Trục lợi phí bảo hiểm; • Trục lợi của nhà cung cấp dịch vụ. Biểu hiện cụ thể của trục lợi bảo hiểm Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai đều có những hành vi trục lợi bảo hiểm đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau cũng có nét khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức trục lợi bảo hiểm tập trung vào: Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 6 GVHD: Trần Nguyên Đán • Hợp lý hoá ngày và hiệu lực bảo hiểm (trong bảo hiểm xe cơ giới và tàu thuyền, …): Trường hợp tai nạn rồi mới tham gia bảo hiểm; Có tham gia bảo hiểm nhưng tại thời điểm xảy ra tai nạn giấy chứng nhận bảo hiểm đã hết hiệu lực; • Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm: Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền bảo hiểm. Ví dụ: Tàu biển đã bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo hiểm. Thực tế cho thấy, có khi người bán bảo hiểm không biết là tàu đã bị đắm, nhưng phần lớn là có sự “bắt tay… bẩn” với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm trước ngày xảy ra đắm tàu, làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý. Đúng ra là hợp đồng này vô hiệu vì sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, đối tượng bảo hiểm (ở đây là hàng hóa) không còn tồn tại (Điều 22, Luật Kinh doanh bảo hiểm). • Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng: Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Ví dụ: Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy” có ghi thời hạn bảo hiểm: 24 tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2005 đến 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007. Nếu tai nạn cho người đi xe máy xảy ra ngày 29-9-2007 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ “đạo diễn” sao cho tai nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007. • Thay đổi tình tiết vụ tai nạn (trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy, xây dựng lắp đặt,…) • Lập hồ sơ giả: Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và “bắt tay” với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật tư, phụ tùng…) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự thật” là… giả. • Tạo hiện trường giả, thay đổi đối tượng bảo hiểm (trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy, thiết bị điện tử, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi…) Trục lợi bảo hiểm theo Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 7 GVHD: Trần Nguyên Đán cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như thật. Ví dụ: Giả vờ bị mất cắp hàng hóa thì khóa cửa kho bị phá, niêm phong hầm hàng bị mở, mái kho bị dỡ ra… Có trường hợp còn đóng kịch là bị cướp tài sản, bị trói, nhét giẻ vào miệng; tự đốt nhà kho sau khi tẩu tán tài sản…, thay hàng hóa, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng nhưng không tham gia bảo hiểm bằng hàng hóa, phương tiện vận chuyển có tham gia bảo hiểm để lập sơ đồ, bản ảnh, bản vẽ… nhằm hợp lý hóa hồ sơ. Ví dụ: như đánh tráo biển số của xe ôtô không tham gia bảo hiểm nhưng bị tai nạn bằng biển số của xe có tham gia bảo hiểm nhưng không bị tai nạn… Trong bảo hiểm nhân thọ, đã xảy ra việc tự gây thương tích như gẫy chân, tay, vỡ đầu… sau khi đã tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm rất lớn, nhưng khi doanh nghiệp bảo hiểm nghi ngờ, phối hợp với cảnh sát giao thông để dựng lại hiện trường tai nạn thì thấy không thể… gẫy chân, tay, vỡ đầu được vì khai là do ngã xe máy mà xe và mặt đường không có một vết xây sát nào và khai thời gian ngã vào giờ tan tầm mà lại không có ai trông thấy để làm chứng. • Khai tăng số tiền tổn thất (phổ biến trong bảo hiểm tài sản, nhất là xe cơ giới và trách nhiệm) Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường. Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quy định: “Mức miễn thường là 0,35% trách nhiệm qua cân tại cảng”. Trên thực tế, trọng lượng hàng hóa bị thiếu là 0,34% nên không được bồi thường. Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc “tìm cách” nâng con số này lên trên 0,35% để được bồi thường. • Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần (bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển); Ví dụ: Khách hàng mua bảo hiểm chiếc xe Huyndai Santafe ngày 11/8/2009 và đã báo tai nạn ngày 16/8/2009 tại văn phòng đại diện của công ty bảo hiểm tại Đồng Nai. Tổng thiệt hại ước tính lên đến 150 triệu đồng. Sau khi thụ lý hồ sơ của khách hàng văn Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 8 GVHD: Trần Nguyên Đán phòng đại diện đã chấp nhận bồi thường 150 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, chủ xe tiếp tục nộp đơn đòi bồi thường tai văn phòng công ty tại tỉnh Khánh Hòa do đã móc ngoặc với 1 nhân viên tại đó và cố tình che giấu không khai báo đầy đủ thông tin thực tế nhắm mục đích chiếm đoạt thêm 1 lần nữa số tiền 150 triệu đồng. • Cố ý không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật hoặc khai báo không trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng sức khoẻ của bản thân trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hoặc trong hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, cụ thể là: người được bảo hiểm đã mắc bệnh hiểm nghèo trước khi tham gia bảo hiểm nhưng không khai báo; thậm chí, có trường hợp người được bảo hiểm đã chết, song thân nhân vẫn mua bảo hiểm, kê khai khống mức tổn thất… Khai giảm tuổi so với tuổi thực trong bảo hiểm nhân thọ để được giảm phí; • Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm ( trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm…): Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. Ví dụ như cố ý đánh đắm tàu biển trong một tình huống được tạo ra rất “hợp lý” (thời tiết xấu, hỏng máy, cố ý đâm va…). Tất nhiên là kẻ trục lợi nắm vững mọi điều khoản của hợp đồng bảo hiểm để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng để không bị từ chối bồi thường. Kiểu trục lợi này “rất nguy hiểm”, với hậu quả nghiêm trọng về mặt tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm khi có thông đồng giữa bên mua bảo hiểm và những “con sâu” trong doanh nghiệp bảo hiểm để nâng giá trị tài sản được bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm. Ví dụ: Một tàu biển trị giá 30 triệu đô-la, được “bắt tay” nâng lên 32 triệu đô-la; sau đó tàu bị đắm rất “hợp lý” và “ngẫu nhiên”, số tiền bảo hiểm phải trả là 32 triệu đô-la (gian lận 2 triệu đô-la!). Một cách làm khác là thay thế những thiết bị đắt tiền của tài sản được bảo hiểm bằng những đồ “rởm” sau đó hủy hoại tài sản đó. Dĩ nhiên là số tiền bồi thường sẽ được tính cho đồ “xịn” như khi tham gia bảo hiểm. Cách trục lợi này Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 9 GVHD: Trần Nguyên Đán thường xảy ra với các tài sản có giá trị cao, có lắp đặt thiết bị đắt tiền như tàu thủy, xe chuyên dụng… • Trục lợi thông qua bảo hiểm trùng ( trong bảo hiểm tài sản) Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Khi xảy ra tổn thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản. Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng. • Gian lận đối với người thứ ba ( không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường, song không khai báo với doanh nghiệp bảo hiểm…). Ví dụ: Chủ một chiếc xe Accura mua bảo hiểm ngày 28/12/2008 và báo tai nạn xảy ra tại Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được CA Lâm Đồng ký vào ngày 17/1/2009. Toàn bộ thiệt hại của chiếc xe này khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi bắt người gây tai nạn bồi thường 200 triệu đồng, chủ xe vẫn tiếp tục đòi công ty bảo hiểm bổi thường thêm lần theo đúng hợp đồng đã ký kết. Do sơ suất của bộ phận giám định và không được chủ xe cung cấp đầy đủ thông tin công ty bảo hiểm đã chấp nhận bồi thường 200 triệu. Thực tế chủ xe chỉ được nhận bồi thường 200 triệu từ bên thứ ba gây Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 10 [...]... trường bảo hiểm lành mạnh và phát triển ở Việt Nam Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 18 GVHD: Trần Nguyên Đán MỤC LỤC: Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM 1 1 Khái niệm: 1 2.Thực trạng: 2 a)Tình hình trục lợi bảo hiểm ở các nước trên thế giới 2 b)Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam: 3 1.Phân loại trục lợi bảo hiểm: 5 2.Hình thức trục lợi bảo hiểm. .. nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm cũng như doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ pháp luật bảo hiểm, bảo đảm các thông tin hai phía đưa ra là đầy đủ và sẽ được sử dụng triệt để trong quá trình bồi thường hoặc điều tra trục lợi - Bổ sung các quy định liên quan đến đại lý bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khi có hành vi liên quan đến trục lợi bảo hiểm; các quy định pháp lý trong trường... cả doanh nghiệp bảo hiểm lẫn người tham gia bảo hiểm chân chính Tính riêng số vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện trong giai đoạn 2007 - 2011 là hơn 44.000 vụ, với tổng Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 12 GVHD: Trần Nguyên Đán số tiền hơn 410 tỷ đồng.1 Tại các nước tiên tiến, trục lợi bảo hiểm cũng lên tới 10% số tiền bồi thường Tuy nhiên, tại Việt Nam năm 2010, chỉ thống kê ở 5 DN bảo hiểm 2 có thị phần... nghiệp bảo hiểm chưa tốt; • Do một số đại lý, cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp hoặc do yếu kém về năng lực chuyên môn khi xét nhận bảo hiểm và giải quyết bồi thường bảo hiểm; • Nhận thức của một số người có ý đồ trục lợi về pháp kuật còn nhiều yếu kém, nhất là những văn bản pháp quy về bảo hiểm Nhiều người còn nhận thức rất mơ hồ vè bảo hiểm và họ cho rằng quỹ bảo hiểm cũng giống như quỹ phúc lợi Cho... thực hành Bảo hiểm 17 GVHD: Trần Nguyên Đán Hành vi trục lợi bảo hiểm là một vấn đề khá nhức nhối trong xã hội, không chỉ gây thiệt hại về mặt tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn gây tha hóa, biến chất đối với một số cán bộ nhân viên bảo hiểm, ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng hoạt động đối của các công ty bảo hiểm Chính vì thế, các thông tin quy định trong hoạt động bảo hiểm cần được... công ty bảo hiểm • Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm: họ có thể vô tình ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm nên đã không đánh giá đúng được mức độ trầm trọng của rủi ro Cũng có thể nhân viên bao hiểm thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm Họ có thể đáng gái cao mức độ tổn thất hoặc vạch đường đi nước bước cho khách hàng để lợi dụng... 6 3.Nguyên nhân trục lợi bảo hiểm 11 4 Tác hại của trục lợi bảo hiểm 12 a)Dẫn đến tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp bảo hiểm .13 b)Phí BH cao hơn và giá hàng hoá, dịch vụ cao hơn 13 c)Giảm khả năng cung ứng dịch vụ BH .14 d)Việc thanh toán những yêu cầu đòi bồi thường chính đáng sẽ chậm lại 15 5.Một số giải pháp trong vấn đề trục lợi bảo hiểm: 15 a)Về... có thị phần lớn nhất thì trục lợi bảo hiểm đã vượt con số này a) Dẫn đến tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp bảo hiểm Dù có mức tăng trưởng doanh thu khá ấn tượng, nhưng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không thể vui với con số tăng trưởng này, vì lợi nhuận vẫn âm Theo Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), 8 tháng đầu năm 2012, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi... người muốn mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản của mình chứ không trục lợi Khi nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thua lỗ, không chỉ sàng lọc khách hàng, việc thận trọng mở rộng mạng lưới, thậm chí là tăng phí đối với một số nghiệp vụ bảo hiểm (trước đó đã bị chính các DN hạ xuống để giành khách) có lẽ cũng là biện pháp “chống lỗ” của nhiều Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 14 GVHD: Trần Nguyên Đán DN bảo hiểm hiện nay... đến bảo hiểm, bồi thường; các quy định cho phép các cơ quan giám sát riêng lẻ phối hợp trong một số hoạt động điều tra liên quan đến trục lợi bảo hiểm (lập đoàn thanh tra, kiểm tra chung), cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên giữa các cơ quan này; các văn bản hướng dẫn các bộ, ban ngành liên quan trong việc thực hiện nhằm đảm bảo tính thực thi của văn bản, quy định về trục lợi bảo hiểm - Hiệp hội bảo . hình trục lợi bảo hiểm ở các nước trên thế giới 2 b)Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam: 3 1.Phân loại trục lợi bảo hiểm: 5 2.Hình thức trục lợi bảo hiểm. của trục lợi bảo hiểm Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai đều có những hành vi trục lợi bảo hiểm đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm đối

Ngày đăng: 22/03/2014, 13:08

Mục lục

  • a) Tình hình trục lợi bảo hiểm ở các nước trên thế giới

  • b) Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam:

  • c) Giảm khả năng cung ứng dịch vụ BH

  • a) Về phía các nhà làm chính sách:

  • b) Về phía các công ty bảo hiểm:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan