MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

154 6.1K 18
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI  TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Thị Hoà người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với: Các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ban giám hiệu, tập thể các cô giáo cùng các cháu lớp nhà trẻ trường mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy; trường mầm non Hoa Sữa Nam Định; trường mầm non Wakodo Xuân La; trường mầm non Đồ Rê Mí Cầu Giấy; trường mầm non Bee’s daycare đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm để hoàn thành luận văn của mình. Xin gửi lời cám ơn tới gia đình, các anh, chị đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2012 Tác giả Trần Thị Kim Liên CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN : Giá trị trung bình δ : Độ lệch chuẩn ĐC : Đối chứng TN : Thực nghiệm ĐC1 : Đối chứng 1 ĐC2 : Đối chứng 2 TN1 : Thực nghiệm 1 TN2 : Thực nghiệm 2 TB : Trung bình SL : Số lượng TTĐ : Trước tác động STĐ : Sau tác động DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đánh giá của giáo viên về mức độ hứng thú của trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ vật 48 Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về biểu hiện hứng thú của trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ vật 48 Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú của trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ vật 49 Bảng 2.4. Những khó khăn gặp phải khi tổ chức hoạt động tự do với đồ vật cho trẻ 24 36 tháng tuổi 50 Bảng 2.5. Các biện pháp giáo viên lựa chọn để kích thích hứng thú cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ vật 51 Bảng 2.6. Mức độ hứng thú của trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ vật theo đánh giá của giáo viên 55 Bảng 2.7. Mức độ hứng thú của trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ vật ở trường mầm non 58 Bảng3.1. Mức độ hứng thú của trẻ trước thực nghiệm 80 Bảng 3.2. Mức độ hứng thú của trẻ các nhóm ĐC và TN trước TN 82 Bảng3.3. Mức độ hứng thú của trẻ sau thực nghiệm 90 Bảng3.4. Mức độ hứng thú của trẻ các nhóm ĐC và TN sau TN 92 Bảng3.5. Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC1 và TN1 (trước và sau TN) 104 Bảng3.6. Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC2 và TN2 (trước và sau TN) 105 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ hứng thú của trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ vật theo đánh giá của giáo viên 55 Biểu đồ 2.2. Mức độ hứng thú của trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ vật 59 Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ hứng thú của trẻ trước thực nghiệm 80 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ trước thực nghiệm 81 Biểu đồ3.3. So sánh mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC1 và TN1 (trước TN) 82 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC1 và TN1 (trước TN) 83 Biểu đồ 3.5. So sánh mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC2 và TN2 (trước TN) 84 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC2 và TN2 (trước TN) 85 Biểu đồ3.7. So sánh mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC1 và ĐC2 (trước TN) 86 Biểu đồ 3.8. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC1 và ĐC2( trước TN) 87 Biểu đồ3.9. So sánh mức độ hứng thú của trẻ nhóm TN1 và TN2 (trước TN) 87 Biểu đồ 3.10. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ nhóm TN1 và TN2 (trước TN) 88 Biểu đồ 3.11. So sánh mức độ hứng thú của trẻ sau thực nghiệm 90 Biểu đồ 3.12. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ nhóm TN và ĐC (sau TN) 91 Biểu đồ 3.13. So sánh mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC1 và TN1 ( sau TN) 93 Biểu đồ 3.14. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC1 và TN1 (sau TN) 96 Biểu đồ 3.15. So sánh mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC2 và TN2 ( sau TN) 97 99 Biểu đồ 3.16. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC2 và TN2 (sau TN) 100 Biểu đồ 3.17. So sánh mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC1 và ĐC2 (sau TN) 100 Biểu đồ 3.18. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ nhóm ĐC1 và ĐC2 (sau TN) 101 Biểu đồ3.19. So sánh mức độ hứng thú của trẻ nhóm TN1 và TN2 (sau TN) 102 Biểu đồ 3.20. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ nhóm TN1 và TN2 (sau TN) 104 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt cơ sở nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Ở mỗi lứa tuổimột hoạt động chủ đạo nhất định, tạo nên những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý. Bước sang tuổi ấu nhi, dưới ảnh hưởng của hoạt động với đồ vật, ở trẻ đã xuất hiện những biến đổi về chất quan trọng, gây nên những nét tâm lý mới quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ ấu nhi, đồng thời tạo tiền đề cho hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo. Trẻ mầm non nói chung và trẻ giai đoạn từ 24 36 tháng tuổi nói riêng được coi là giai đoạn quyết định cho cả đời người. Thông qua hoạt động với đồ vật, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh cùng với những dạng hành động tri giác và những dạng hoạt động tư duy mới đang được hình thành. Trẻ bắt đầu ý thức mình là một con người riêng biệt, khác với mọi người xung quanh. Đây là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Nếu được giáo dục đúng đắn, kịp thời sẽ tạo động lực cho sự phát triển tâm lý ở giai đoạn tiếp theo. Trong hoạt động, hứng thú chính là cơ sở, điều kiện để chủ thể nỗ lực khám phá, tích cực tìm tòi, bộc lộ và phát triển những năng lực vốn có của mình. Hứng thú giúp chủ thể có được khát vọng hoạt động, làm nảy sinh những xúc cảm tích cực, tăng khả năng chú ý và sức làm việc. Dù có gặp phải những khó khăn song nếu có hứng thú, con người vẫn kiên trì và đạt hiệu quả cao. Vì thế, việc hình thành và phát triển hứng thú cho trẻ trong hoạt động với đồ vậtmột nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Bởi trong suốt thời kỳ này, đứa trẻ luôn hướng vào thế giới đồ vật, luôn luôn tìm hiểu, khám phá khi gặp bất 1 kỳ đồ vật nào xung quanh. Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, do khả năng chú ý của trẻ còn kém, hay bị xao lãng, mất tập trung bởi các tác động bên ngoài nên hứng thú của trẻ thường không kéo dài. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức hoạt động với đồ vật, giáo viên chưa sử dụng các biện pháp phù hợp, thiếu linh hoạt, cứng nhắc nên chưa nâng cao được hứng thú của trẻ, làm cho hiệu quả của hoạt động này không cao. Với những lý do trên, luận văn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật” làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi ở trường mầm non. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm xây dựng một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động đó ở trường mầm non. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật có mối liên quan chặt chẽ với hứng thú của trẻ. Nếu đề xuất được một số biện pháp như thiết kế môi trường hoạt động hấp dẫn, sử dụng trò chơi, dùng lời động viên, khuyến khích trẻ 2 trong hoạt động với đồ vật thì sẽ nâng cao được hứng thú của chúng trong hoạt động này ở trường mầm non. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trường mầm non. 5.2. Điều tra thực trạng biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vậtmột số trường mầm non thuộc quận Cầu Giấy Hà Nội và tại thành phố Nam Định. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trường mầm non. 6. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ vậtmột số trường mầm non thuộc quận Cầu Giấy Hà Nội và một số trường mầm non tại thành phố Nam Định. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.1.1. Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết Sử dụng phương pháp này nhằm phân tích mọi lý thuyết, tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của hứng thúbiện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ ấu nhi trong hoạt động với đồ vật. Trên cơ sở đó tổng hợp lại thành quan điểm của bản thân, hình thành nên mộtsở lý luận cho đề tài. 7.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết Phương pháp này giúp phân loại các tài liệu có liên quan đến biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ, định hướng cho việc nghiên cứu lý luận theo mục đích mong muốn. 3 7.1.3. Phương pháp chứng minh Dựa trên việc suy luận các quan điểm khoa học, sử dụng phương pháp chứng minh nhằm đưa ra các khái niệm công cụ cũng như làm sáng tỏ các thành tố liên quan đến hứng thú của trẻ ấu nhi trong hoạt động với đồ vật. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp theo dõi, ghi chép, chụp ảnh, quay băng hình những biểu hiện hứng thú của trẻ cũng như biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật của giáo viên ở trường mầm non. Cụ thể: - Tiến hành dự giờ tổ chức hoạt động tự do với đồ vật của giáo viên ở một số trường mầm non . - Ghi chép, chụp ảnh và quay băng hình các biểu hiện hứng thú của trẻ và các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng. - Xử lý các thông tin thu được. 7.2.2. Phương pháp điều tra viết Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên mầm non nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Mẫu phiếu điều tra được trình bày trong phụ lục. 7.2.3. Phương pháp đàm thoại Trao đổi với trẻ, với phụ huynh và giáo viên mầm non để tìm hiểu, làm sáng tỏ các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất. Cụ thể: - Tiến hành tác động các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ ấu nhi trong hoạt động tự do với đồ vật ở nhóm thực nghiệm. 4 - Ở nhóm đối chứng tiến hành tổ chức hoạt động với đồ vật theo kế hoạch hằng ngày mà giáo viên đã lập - Tiến hành dự giờ, quan sát, ghi chép nhằm thu thập cứ liệu theo các tiêu chí đã đề ra. - Xử lý số liệu về mặt định tính và định lượng (bằng phương pháp thống kê toán học). - Đưa ra kết luận khoa học về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7.2.5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng kiểm định T-test độc lập để xử lý kết quả nghiên cứu của đề tài. 8. Những đóng góp mới của luận văn Xây dựng được một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trường mầm non. 9. Cấu trúc của luận văn Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật Chương 2: Thực trạng biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vậtmột số trường mầm non ở Hà Nội và Thành phố Nam Định Chương 3: Xây dựng và thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật Kết luận và kiến nghị sư phạm 5 [...]... hướng dẫn hoạt động với đồ vật cho trẻ gồm ba giai đoạn: Chuẩn bị cho trẻ đến hoạt động với đồ vật; Tiến hành thực hiện hoạt động với đồ vật cho trẻ; Đánh giá kết quả hoạt động với đồ vật của trẻ Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho trẻ đến hoạt động với đồ vật - Lập kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ Việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi giúp giáo viên chủ động trong công... sự động viên của người lớn, thái độ của những người xung quanh… Như vậy, khi tổ chức hoạt động tự do với đồ vật cho trẻ ấu nhi thì cần phải chú ý quan tâm đến đặc điểm hứng thú của trẻ Qua đó, có những biện pháp phù hợp để hứng thú đó được duy trì và ngày được nâng cao, nhằm mang lại hiệu quả cho hoạt động 1.3 Hoạt động với đồ vật của trẻ 24 36 tháng tuổi 1.3.1 Khái niệm về hoạt động với đồ vật Hoạt. .. ra được các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ 24 -36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật 13 1.2 Hứng thú của trẻ 24 36 tháng tuổi 1.2.1 Khái niệm hứng thú Có rất nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về hứng thú Điều đó tương ứng với việc đa dạng các cách định nghĩa hứng thú theo các khuynh hướng đó Để đưa ra một khái niệm chung nhất về hứng thú thì có thể nói rằng, cho đến nay... kỹ năng về hoạt động với đồ vật đã biết Ngoài ra, hoạt động vẫn cần cung cấp cái mới về hoạt động với đồ vật cho trẻ Trẻ được tự do lựa chọn các khu vực chơi mà trẻ thích, có thể được thay đổi các nhóm chơi khác nhau Trẻ hoạt động theo nhóm nhỏ trong thời gian khoảng 20 30 phút 1.3.4 Phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật ở trường mầm non Khi tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật ở trường... cực của trẻ Ngoài ra, hoạt động với đồ vật còn giúp trẻ biết cách bảo quản, giữ gìn các đồ vật, nắm được các quy tắc ứng xử với đồ vật trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày 1.3.3 Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi ở trường mầm non 28 1.3.3.1 Nội dung hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi trong chương trình giáo dục mầm non Đối với trẻ ấu nhi, nội dung hoạt động với đồ vật được... Hiền đã nghiên cứu Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Thu Hạnh với đề tài Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi khi làm quen với thế giới thực vật Năm 2007, Trần Thị Hồng Minh với đề tài “Nghiên cứu hứng thú của trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung... giáo lớn” Tạ Thị Huyền với đề tài Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 5 tuổi trong hoạt động tạo hình” Trong những năm gần đây, có khá nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về hứng thú của trẻ mầm non Cụ thể, năm 1998, Đặng Thị Sáu với đề tài Một số biện pháp gây hứng thú đối với trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi Luận văn đã chỉ ra một trong những yếu tố giữ vai... của hứng thú: - Theo bề rộng của hứng thú, có 2 loại: hứng thú rộng hứng thú đối với nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không sâu; hứng thú hẹp hứng thú đi sâu vào một hoặc một vài lĩnh vực nhất định - Theo độ sâu của hứng thú, có 2 loại: hứng thú sâu hứng thú đối với bản chất, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng và được biểu hiện ở sự chủ động, tích cực trong hoạt động; hứng thú. .. biện pháp nâng cao hứng thú phù hợp, giúp đạt hiệu quả của hoạt động với đồ vật Hứng thú của trẻ nhỏ còn phụ thuộc vào thái độ, cách hướng dẫn, gợi ý của người lớn Lúc này, người lớn đóng vai trò là người tổ chức mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật như đưa đồ chơi đến cho trẻ, chỉ cho trẻ những điểm thú vị mà đồ vật đó mang lại, hướng dẫn trẻ cách chơi… Có những trẻ đã tỏ ra hứng thú với một số. .. còn hứng thú đối với trẻ lứa tuổi mầm non nói riêng chưa thực sự được khai thác nhiều Các biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mầm non trong các hoạt động khác nhau cũng đã được đề xuất, tập trung khai thác các tác động đến môi trường hoạt động, đặc điểm của trẻ và nội dung hoạt động Duy nhất chỉ có một đề tài của tác giả Hoàng Thanh Phương nghiên cứu về hứng thú của trẻ trong hoạt động với đồ vật Tuy

Ngày đăng: 20/03/2014, 14:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan