Chùa Phù Dung – Ngôi cổ tự nơi cõi biên thùy pot

5 360 0
Chùa Phù Dung – Ngôi cổ tự nơi cõi biên thùy pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chùa Phù Dung Ngôi cổ tự nơi cõi biên thùy Chùa Phù Dung là một trong những danh lam cổ tự của miền đất Hà Tiên hiền hòa thơ mộng. Chùa Phù Dung còn điểm tô cho non nước cõi biên thùy nét uy nghiêm trầm mặc. Chùa Phù Dung hiện tọa lạc dưới chân núi Bình San, phường Bình San, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Đến với chùa Phù Dung du khách sẽ say lòng phát tích câu chuyện tình diễm lệ của ngài Tổng trấn và “nàng Ái trong chậu úp”. Tương truyền, Tổng trấn Mạc Thiên Tích, con của Khai trấn Quốc công Mạc Cửu vốn giỏi thơ văn và là người công sáng lập Tao đàn Chiêu Anh Các rạng rỡ nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc, đã kiến tạo ngôi chùa Phù Dung cho người vợ thứ là Xuân Tự làm chốn tu hành. Chuyện kể rằng vào dịp tết năm Bính Thìn (1736), Mạc Thiên Tích tổ chức cho trấn Hà Tiên vui chơi suốt nửa tháng. Đồng thời chọn bữa chót là ngày rằm tháng giêng làm đêm hội hoa đăng để dân chúng rước đèn hái lộc và mở hội Tao đàn Chiêu Anh Các cho các văn nhân học sĩ dịp trổ tài thi phú. Trong số các văn hào thi bá phun châu nhả ngọc tối hôm ấy, Mạc Thiên Tích đặc biệt chú ý tới vị thiếu niên nho nhã vừa phúc đáp tài tình bài thơ Nôm đúng với chủ đề cùng giọng ngâm trong trẻo đã khiến cho cả Tao đàn ngạc nhiên thán phục. Riêng Mạc Thiên Tích, càng ngất ngây tiếng thơ thánh thót, ông lại càng ngờ ngợ cái dáng vẻ thư sinh mỹ kia nên đã âm thầm sai người dò xét. Quả như dự đoán, ít ngày sau, chân tướng người con gái cải nam trang đã bị phát hiện. Đó chính là Xuân Tự, hiệu Phù Cừ, con gái của vị thầy dạy văn chương cho Mạc Thiên Tích. Rồi từ sự cảm mến tài sắc nàng thơ Xuân Tự, trái tim vị Tổng trấn bỗng nảy nở một tình yêu say đắm. Thế là ông tức tốc cho người rước nàng về chốn dinh để làm vị Thứ cơ. Nhưng rồi mối tình thơ của hai tâm hồn đồng điệu đó đã làm dấy lên nỗi căm hờn ghen tức trong lòng người vợ cả Hiếu Túc phu nhân. Một bữa nọ, thừa lúc Mạc Thiên Tích đi duyệt binh, bà sai người bắt Xuân Tự nhốt vào trong cái chậu. May thay, vào cái ngày định mệnh ấy thì trời đột ngột đổ mưa thiệt lớn buộc Mạc Thiên Tích phải trở lui và khiến rẽ ngựa vào Thôn Vân Các. Thấy cái chậu quý dùng hứng nước mưa tinh khiết để pha trà vẫn nằm úp trong mưa, còn mấy gia nhân thì tỏ vẻ lúng túng lo lắng khác hơn thường ngày làm ông sinh nghi bèn biểu quân hầu mau lật chậu úp lên. Bất ngờ, một cảnh tượng hãi hùng bày ra trước mắt ông: Ái Xuân Tự nằm rũ rượi trên nền đất lạnh, tay chân co quắp, hơi thở yếu ớt dường đứt quảng. Thoáng bàng hoàng sửng sốt, ông vội vàng đưa nàng về Điệp lầu cho danh y chữa trị. Xuân Tự thoát khỏi ách nạn, lòng cảm cảnh vô thường của kiếp nhân sinh, ngao ngán cõi đời phù du giả tạo nên đã khẩn thiết xin Mạc Thiên Tích cho nàng được xuất gia tu Phật. Thấy không thể ngăn cản tâm nguyện quy y thí phát tha thiết của Ái cơ, Mạc Thiên Tích đành ngậm ngùi truyền lệnh xây dựng cấp kỳ một ngôi chùa Phật lấy tên là Phù Cừ am tự, ngày nay là chùa Phù Dung để nàng nơi sớm hôm tu niệm. Phía sau chùa Phù Dung ông còn cho cất thêm Điện Ngọc Hoàng phỏng theo kiểu Điệp Thúy Lâu để kỷ niệm những ngày tháng cùng vui vầy đối thơ xướng họa, luận bàn thi ca, cũng như để mỗi chiều chiều bên sườn đồi Bát Giác Sơn ông thể dõi mắt trông sang tòa Bảo điện cho thỏa lòng thương nhớ… chùa Phù Dung Nhưng đó là truyền thuyết, truyện ngoại sử của vùng đất phương Nam. Còn về lịch sử chùa Phù Dung thì thế nào? Theo Đại Nam nhất thống chí: “Chùa Phù Cừ ở chân núi Phù Cừ, xã Mỹ Đức huyện Hà Châu, do Mạc Thiên Tứ lập ra khi trước, năm Thiệu Trị thứ sáu (1846), nhân dân tỉnh hạt xây sửa lợp ngói, trước sân đào giếng, theo núi dựng nhà…[1] Trong bài Đề tự cho quyển sách Nàng Ái trong chậu úp của Nữ sĩ Mộng Tuyết vào năm 1960, thi sĩ Đông Hồ đã viết: “Từ chợ Hà Tiên, theo đường cái quan đi Thạch Động, độ nửa cây số ngàn, ngó về bên trái, một ngôi am tự cheo leo trên sườn đồi. Cạnh am tự, cũng ở trên sườn núi về hướng Nam, một ngôi mộ cổ, mặt đá rêu phong. Trước mộ, liền chỗ chân núi, một ao nước ngọt, trong ao trồng giống hoa sen trắng…” Sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang[2] cho biết chùa trước đây tên là Phù Cừ Am Tự, do Tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích xây dựng vào năm 1750 cho người vợ thứ là bà Thứ Cơ, thế danh Nguyễn Thị Xuân, hiệu là Từ Thành Thục Nhơn, ở tu. Năm 1761, bà qua đời. Tuy nhiên, trong bài “chùa Phù Dung Hà Tiên có tên là chùa Phù Cừ chăng” thì Trương Minh Đạt[3] cho rằng chùa Phù Dung ngày nay “được tạo dựng lại vào năm 1846” và “trong thực tế không hề ngôi chùa Phù Cừ”. Ông quan niệm : “Tên Phù Cừ là một tên mới, chỉ nẩy sinh do lệ kiêng huý. Nó không phải là tên cố hữu của ngôi chùa tại núi Bình San hiện nay, nhất là cái tên ấy không phải do Mạc Thiên Tích đặt.” Tác giả giải tỏa thắc mắc : Xin hãy bắt đầu từ khởi điểm : chỗ tương đồng của hai cuốn địa lý đời Minh Mệnh và Thiệu Trị, tuần tự viết về quả núi và ngôi chùa (Phù Dung = Phù Cừ). 1. Trịnh Hoài Đức (1820) chép “Núi Phù Dung cách tấn thự về phía Tây Bắc hơn một dặm, hang động xanh rì, chùa Phù Dung ở phía Tây Nam núi . . .” (Gia Định thành thông chí Nxb Giáo dục TP. HCM.1998, tr. 65) 2. Hoàn Vũ Ký của Nguyễn Thu (1847) chép “Núi Phù Cừ cách tỉnh về phía Tây Bắc hơn một dặm, hang động xanh rì, chân núi chùa Phù Cừ, do đó tên núi là núi Phù Cừ”. Theo đó, núi + chùa Phù Dung của Gia Định thành thông chí đời Minh Mệnh sang đời Thiệu Trị đã đổi tên núi + chùa Phù Cừ. Lời văn khác nhau, nhưng phương hướng và cự ly không thay đổi… Nhưng trong thực tế, trên núi Phù Dung, ngôi chùa Phù Dung cổ tự đã không còn kể từ năm 1833. Tác giả dẫn: Sách Đại Nam nhất thống chí đời Tự Đức (1865 1882) ghi nhận việc tạo dựng ngôi chùa Phù Anh như sau “Chùa Phù Anh, ở địa phận xã Mỹ Đức, huyện Hà Châu, dưới chân núi Phù Anh… năm Triệu Trị thứ sáu, nhân dân trong tỉnh xây gạch lợp ngói, tiếng là thắng cảnh”. Đây cần nói rõ: Núi Phù Anh ở sách Đại Nam nhất thống chí đời Tự Đức không phải là núi Phù Dung hay núi Phù Cừ. Bằng cớ là khi viết về núi Phù Anh, sách ghi : “Núi Phù Anh ở cách huyện Hà Châu 1 dặm về phía Bắc…” Đồng thời, trong cùng trang sách, khi chép về núi Bình San, sách cũng ghi: “Núi Bình San, ở cách huyện Hà Châu 1 dặm về phía Bắc …” Rõ ràng ĐạiNam nhất thống chí đời Tự Đức chỉ định ngay : Núi Bình San là núi Phù Anh. Sách cũng phản ánh chính xác thời điểm tạo dựng ngôi chùa ở núi Bình San là năm Thiệu Trị thứ 6 (1846)… Và, tác giả kết luận: chùa Phù Dung ngày nay không hề mang tên Phù Cừ. Ngôi chùa này trước sau vẫn là tên chùa Phù Dung. Ngoại trừ sự kiện vào thời Thiệu Trị, khi nó được cất mới năm 1846, tên chùaPhù Anh… Dù rằng hiện thời việc bàn cãi về lịch sử chùa Phù Dung vẫn chưa ngã ngũ nhưng với người dân Hà Tiên và với những ai biết qua câu chuyện tình buồn nơi xứ thơ cũng ít nhiều ai hoài niềm xúc cảm như người xưa mỗi khi dịp dừng chân chiêm bái ngôi cổ tự. . Chùa Phù Dung – Ngôi cổ tự nơi cõi biên thùy Chùa Phù Dung là một trong những danh lam cổ tự của miền đất Hà Tiên hiền hòa thơ mộng. Chùa Phù Dung. dựng cấp kỳ một ngôi chùa Phật lấy tên là Phù Cừ am tự, ngày nay là chùa Phù Dung để nàng có nơi sớm hôm tu niệm. Phía sau chùa Phù Dung ông còn cho

Ngày đăng: 20/03/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan