Làm sao để nói chuyện với người lạ? pptx

6 756 2
Làm sao để nói chuyện với người lạ? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm sao để nói chuyện với người lạ? Nhà tâm lý giao tiếp người Mỹ, F. Stevenson khẳng định: “Nếu bạn có bản lĩnh, hãy bắt chuyện với một người nào đó liên tục trong 10 phút mà làm cho đối phương hứng thú, thì bạn là người có khả năng giao tiếp – một khả năng rất cần thiết trong xã hội hiện đại”. Có nhiều hoàn cảnh giao tiếp như: đi dự sinh nhật một người bạn hoặc đến dự một đám cưới chẳng hạn, ngẫu nhiên bạn bị chủ nhà xếp đặt ngồi cạnh một người lạ, chưa gặp lần nào. Sau vài câu chào hỏi xã giao, nếu bạn cứ ngồi ngay đơ, người ta hỏi câu gì trả lời câu nấy, không ai hỏi thì thôi, bạn sẽ trở thành một người ít nói, khó gần, hay thậm chí có thể bị xem là “cù lần” hoặc “khinh khỉnh ta đây”. Nhưng muốn nói chuyện, lại không biết nói chuyện gì. Bạn đã rơi vào trường hợp như vậy chưa? Dakota xin chia sẻ với bạn vài “đường cơ bản” về nghệ thuật bắt chuyện nhé! Nghệ thuật bắt chuyện với người lạ Chọn đề tài để nói là một điều khá quan trọng trong bất cứ trường hợp nào. Khi trò chuyện với một người quyền cao chức trọng hay với bất cứ ai cũng vậy, đề tài nói của bạn sẽ quyết định không khí cuộc trò chuyện đó. Đây chính là sự khôn khéo và nhạy bén của bạn. Chỗ đông người Khi cuộc thi hoa hậu thế giới đang diễn ra, đi đâu bạn cũng sẽ nghe người ta bàn tán xem ai sẽ là người xứng đáng nhận vương miện. Rồi thì đề tài quen thuộc và nóng hổi nhất là chuyện thời tiết (đặc biệt là khi bạn không biết gì nhiều về người đối diện). Lũ lụt ở miền Trung, áp thấp nhiệt đới ở miền Nam, rồi sạt lở, hạn hán, cháy rừng… Nếu không thích nói về thiên tai đang diễn ra thì bạn có thể khơi mào ngay hiện tại. Chẳng hạn như là: “Trời hôm nay đẹp quá nhỉ? Anh có dự định làm gì không?” Chỉ cần một chút linh động bạn sẽ thấy có rất nhiều cách bắt chuyện. Bắt chuyện không khó, cái khó là sau đó bạn duy trì cuộc nói chuyện đó ra sao kìa. Khi đến nhà ai đó Nếu bạn tới chơi nhà ai đó thì hãy quan sát những vật trang trí, dụng cụ trong nhà, sau đó thì… cười tươi như hoa với chủ nhà, và bắt đầu câu chuyện. Hẳn là người ta sẽ vui vẻ khi nói về nó. Chẳng hạn, trên tường có treo tấm hình gia đình chụp ở vịnh Hạ Long, hãy hỏi về chuyến đi của họ. Hãy hỏi thử xem bình hoa ai cắm mà đẹp thế… Những đồ vật tuy vô tri vô giác song nhiều khi có rất nhiều ý nghĩa với cuộc trò chuyện của bạn. Một vài ví dụ cho bạn khi vào một nhóm hoàn toàn lạ lẫm Xin chào các bạn! Đây là lần đầu tiên mình đến đây. Mình đang tìm một người bạn mới ngày hôm nay. Bạn có thể nói chuyện với mình được không? Xin chào. Mình là Lan và đây là lần đầu tiên mình tới đây. Mình hy vọng được nói chuyện với ai đó để biết nhiều hơn về nhóm. Bạn có thể cho mình hỏi một vài câu không? Điều nên tránh Bạn đừng tìm những tin tức giật gân, những chuyện “kinh thiên độc địa” làm đề tài câu chuyện. Bởi vì, những đề tài như thế không nhiều, vả lại nếu tin tức đã xôn xao thì chẳng cần bạn nói, người ta cũng biết rồi. Cũng không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, thì không phải ai cũng thích loại đề tài này, vì thế, chuyện mình khơi mào ra đôi khi chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cuộc sống không thiếu các đề tài gợi chuyện như: tình bạn, tình yêu, sách vở, báo, phim, kịch, âm nhạc, kiến trúc, khí hậu, thời trang … Nhưng khi đề cập về mấy đề tài đó bạn nên chú ý một số điểm sau:  Không nên ra vẻ sành sỏi về những điều mình chưa rõ  Cũng không nên khoe khoang về khả năng đặc biệt của mình (tiền bạc, trí thông minh…)  Không bàn về thất bại, khuyết điểm của người khác  Nói những chuyện vui thay vì chuyện buồn Nếu trong trường hợp người nói chuyện với mình cứ muốn lái câu chuyện sang hướng chỉ trích một người nào đó, thì mình cần khéo léo lái câu chuyện sang hướng khác, bởi vì nói xấu ai đó là điều không hay. Bạn tìm và kết nối với mọi người khi bạn gặp họ. Bạn hãy hãy liên hệ bằng ánh mắt, nụ cười và tiếp cận bằng sự tự tin. Sau đó, bạn tiếp tục bằng một câu hỏi. Bắt đầu bằng một câu hỏi giới thiệu rất cần thiết để khơi mào cho một câu chuyện. Vì thế, đặt câu hỏi cũng là cả một nghệ thuật. Hãy tuân thủ theo đúng quy luật: 1 miệng và 2 tai! Và còn rất nhiều phương cách khác để mở đầu và kết thúc câu chuyện một cách hào hứng và khó quên! Chúc bạn thành công với khả năng giao tiếp của mình! . Làm sao để nói chuyện với người lạ? Nhà tâm lý giao tiếp người Mỹ, F. Stevenson khẳng định: “Nếu bạn có bản lĩnh, hãy bắt chuyện với một người. khuyết điểm của người khác  Nói những chuyện vui thay vì chuyện buồn Nếu trong trường hợp người nói chuyện với mình cứ muốn lái câu chuyện sang hướng

Ngày đăng: 19/03/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan