Chuyện Vui Ca Dao potx

10 176 0
Chuyện Vui Ca Dao potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyện Vui Ca Dao Chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam l àm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt. Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau: "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương." Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều: "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão. Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu: +"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa. +"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này. "Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó. "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.| " Thọ" : nhiều lần (lâu) Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ: Trời nổi cơn bão lớn Lao xuống tà vẹt đường Vợ trời đánh một tiếng chuông Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần Thần Đồng (Trích Con Ong Việt) Cu Tèo năm nay 6 tuổi, học lớp ba trường tiểu học . Nhưng được tiếng thông minh, như thần đồng tí hon: Mấy tuần lễ vừa qua: Tèo vào lớp chỉ ngủ, không chịu học hành gì cả Cô giáo gạn hỏi, Tèo nói: - Thưa cô, học chán lắm rồi. Cái gì Tèo cũng biết cả, học làm gì nữa. Chương trình học thấp lè tè. 'Cô xin cho Tèo lên học Trung học đi.' Cô giáo dẫn Tèo lên văn phòng Ông Hiệu trưởng, trình bày đầu đuôi câu chuyện. Ông Hiệu Trưởng bán tín bán nghi, bàn với Cô giáo là, Ông và cô s ẽ thay nhau trắc nghiệm, cả về kiến thức tổng quát, toán học và khoa học xem Tèo có đúng là thần đồng để được lên Trung học, học trước tuổi không . Ông Hiệu Trưởng lần lượt hỏi: 25 lẩn 25 là bao nhiêu? Tèo chằng cần tính toán trả lời ngay: - Dạ, 625 - CÔng thức tính diện tích vòng tròn? - Dạ là bình phương bán kính nhân Pi - Nước bốc hơi khi nào ? - Dạ nước bốc hơi ở độ sôi 00 độ C Sau gần tiếng trắc nghiệm Ông Hiệu Trưởng rất hài lòng về khả năng toán và trình độ khoa học của Tèo. Đến phần Cô giáo khảo hạch về kiến thức tổng quát Cô giáo: - Con gì càng lớn càng nhỏ? Ông Hiệu Trưởng hơi chột dạ, nhưng Tèo đáp ngay: - Thưa cô, con cua có càng lớn, càng nhỏ - Cô giáo: trong quần Tèo có cái gì mà cô không có? Ông . Hiệu Trưởng giật nẩy người, Tèo từ tốn, điềm tĩnh trả lời: - Trong quần Tèo có 2 túi quần, .quần cô không có. - Cô giáo: Ở nơi đâu lông đàn bà quăn nhiều nhất? . Ông Hiệu Trưởng tái mặt nhưng Tèo trả lời đễ dàng: - Dạ ở Phi châu - Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô? Ông Hiệu Trưởng sợ đến há hốc mồm. Tèo nói: - Dạ là cái đầu gối. . Cô giáo: - Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt? Ông Hiệu Trưởng sợ đến gần chết điếng người, ra dấu định cho ngừng ngay cuộc sát hạch nhưng Tèo đã đáp: - Dạ là cái lưỡi. - Cô giáo: - Cái gì của cô nhỏ bé và rộng lớn ra khi cô lập gia đình? Ông Hiệu Trưởng ra dấu không cho Tèo trả lời nhưng Tèo vẫn đáp tỉnh bơ: - Dạ là cái giường ngủ của cô. Cô giáo: - Cái gì mềm mềm, nhưng khi vào tay cô một hồi thi cứng ra Ông Hiệu Trưởng không dám nhìn cô giáo. '" - Tèo: Dạ thuốc sơn móng tay. Cô giáo: - Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra? Ông -hiệu'trưởng đứng phắt dậy.định nạt cô giáo bắt.ngưng. Tèo nói: - Dạ, cây lem. Ông Hiệu Trưởng toát mồ hôi hột, la lớn: - Thôi, cô giáo không được hỏi nữa, đủ rồi. Gửi Tèo lên trung Đại Học ngay, không cần qua Trung. học nữa: Nãy giờ Tèo .nó.đáp đúng cả, còn tôi, nếu trả lời, tôi không đúng đến được một câu.!. . . Ong Vú siêu tầm Trích từ NhoHue.org Ngôn sử Hắn đem gia đình sang du lịch Paris. Khi hắn vừa tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Saigon , hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử". Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi : - Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây. - Lịch sự ? - À, đó là một tiếng mới - hắn cười to. Bây giờ người ta không nói l à đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự". Lịch sự trở thành m ột động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong; không biết lịch sự thì không sống được. Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi. - Tiền lùi ? - Đó cũng là một từ; mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đ̣i năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây. Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây. Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là l ụa thực chứ không phải lụa đểu. Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười : - Mày lỗi thời quá rồi Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu. Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn: - Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ? Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói : - Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have. Ngư ời Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt l à "ăn". Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói; sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, Nhà Nước đểu, nhà trường đểu Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ. Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp : - Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu. Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu. . Chuyện Vui Ca Dao Chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam l àm. như sau: "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương." Đọc xong đề, anh chàng

Ngày đăng: 19/03/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan