Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước

74 577 5
Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn : Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước

MỤC LỤC MỞ ĐẦUThuế là công cụ chủ yếu được Nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế và huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Một trong những yêu cầu quan trọng trong tổ chức thực thi chính sách thuế là phải thu đúng, thu đủ và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế. Chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo cân đối ngân sách quốc gia, cũng như đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.Trong những năm qua, chính sách thuế nhập khẩu, cùng với cơ chế vận hành đảm bảo công bằng minh bạch, không phân biệt đối xử và ổn định đã tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần huy động nguồn thu cho ngân sách, bảo hộ sản xuất trong nước…Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách thuế nhập khẩu cũng đã nổi lên một vấn đề cần giải quyết đó là tình trạng thất thu thuế nhập khẩu. Có thể nói tình trạng thất thu thuế nhập khẩu đã xảy ra trong thời gian dài, số thuế thất thu không phải là nhỏ, làm ảnh hưởng xấu đến cân đối thu chi của ngân sách nhà nước- một trong những cân đối lớn của nền kinh tế quốc gia và tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ về thuế.Nguyên nhân của tình trạng thất thu thuế nhập khẩu có thể do khách quan như chính sách chế độ thay đổi, đối tượng nộp thuế gặp tai nạn bất ngờ…,cũng có thể do nguyên nhân chủ quan như đối tượng nộp thuế cố tình gian lận trốn thuế…Vì vậy, cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách thuế nhập khẩu thì việc tìm ra giải pháp để chống thất thu thuế nhập 1 khẩu là một trong những nội dung hết sức quan trọng, cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả chính sách thuế của nhà nước.Với ý nghĩa trên, em đã chọn đề tài “Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản nhà nước về hải quan của Tổng cục hải quan Việt nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện “ để nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được kết cấu thành 3 chương:Chương 1: Khái quát những vấn đề cơ bản về chống thất thu thuế của tổng cục hải quan việt namChương 2: Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản nhà nước về hải quan của tổng cục hải quan việt nam trong thời gian quaChương 3: Phương hướng và giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản nhà nước về hải quan của tổng cục hải quan CHƯƠNG 1KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG THẤT THU THUẾ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN VIỆT NAM1.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng cục hải quan Việt nam1.1.1 Quá trình hình thành phát triển.1.1.1.1. Lịch sử hình thànhNăm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chủ tịch đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên, sau đó Việt Nam vẫn phải tiếp tục trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt và 27 năm thử thách trong thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh.Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quanthuế gián thu” được thành lập với mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá XNK và duy trì nguồn thu ngân sách Hải quan Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp - quản Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam. Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan”, Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.1.1.1.2.Tóm tắt sự phát triển của Hải quan theo các thời kìNgày 10 tháng 9 năm 1945 theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ 2 Nguyên Giáp, thay mặt Chính phủ ký thành lập “Sở thuế quanthuế gián thu”. Với mục đích thiết lập chủ quyền thuế quan của nước Việt Nam độc lập, đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá XNK và duy trì nguồn thu ngân sách từ hoạt động này. Ngày 29 tháng 5 năm 1946 theo sắc lệnh số 75-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức của Bộ Tài chính, Sở Thuế quanthuế gián thu được đổi thành Nha Thuế quanThuế gián thu thuộc Bộ Tài chính.Ngày 4 tháng 7 năm 1951 Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đã ký Nghị định số 54/NĐ quy định lại tổ chức của Bộ Tài chính và Nha Thuế quanThuế gian thu được đổi thành Cơ quan Thuế XNK.Ngày 14 tháng 12 năm 1954 Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghị định số 136-BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan thay thế cơ quan thuế XNK thuộc Bộ Công thương.Ngày 17 tháng 2 năm 1962 để thực hiện Điều lệ Hải quan (ban hành ngày 27/2/1960) Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Ban ký Quyết định số 490/BNT/QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan. Lúc này Cục Hải quan trực thuộc Bộ Ngoại thương. Ngày 25 tháng 4 năm 1984 Thực hiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh chống buôn lậu và thành lập Tổng cục Hải quan, và Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải quan và ngày 20/10/1984 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tô Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan trực thuộc Chính phủNgày 4 tháng 9 năm 2002 theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Tổng Cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính. 1.1.2. Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ1.1.2.1. Bộ máy tổ chức:-Tổng Cục trưởng Lê Mạnh Hùng-Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc-Phó Tổng Cục trưởng Vũ Ngọc Anh-Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Việt Cường-Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn-Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương TháiBỘ MÁY GIÚP VIỆC TỔNG CỤC TRƯỞNG:3 1. Vụ Giám sát quản về hải quan;2. Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu;3. Vụ Pháp chế;4. Vụ Hợp tác quốc tế;5. Vụ Kế hoạch - Tài chính;6. Vụ Tổ chức cán bộ;7. Thanh tra;8. Văn phòng;9. Cục Điều tra chống buôn lậu;10. Cục Kiểm tra sau thông quan;11. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan;12. Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan;13. Công ty cổ phần Nam Hải.CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC TỔNG CỤC HẢI QUAN:1. Viện Nghiên cứu Hải quan;2. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc;3. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Trung;4. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Nam;5. Trung tâm Đào tạo công chức Hải quan;6. Báo Hải quan.CÁC CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG.Các chi cục Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát Hải quan và đơn vị địa phương trực thuộc cục hải quan địa phương1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của tổng cục Hải quan* Chức năng:Tổng cục hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, giúp Bộ trưởng bộ tài chính thực hiện chức năng quản nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước.4 * Nhiệm vụ, quyền hạn:Tổng cục hải quan thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo qui định của Luật hải quan, các qui định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:- Trình bộ trưởng bộ tài chính dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật về ngành hải quan; chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển ngành hải quan và tổ chức thực hiện nghiêm túc sau khi được phê duyệt.- Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan:+ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.+ Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biện giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan+ Thực hiện các biện pháp phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo qui định của Chính phủ+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.+ Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.- Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan các nước theo qui định của pháp luật.- Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ,tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học trong ngành hải quan.- Quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản của Tổng cục.- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng và xử vi phạm theo qui định của pháp luật.1.1.2.3. Các đặc điểm trong hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu5 Theo Chỉ thị 01/TCHQ/CT/KTTT của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị hải quan địa phương tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các công việc để nâng cao hiệu quả công tác quản thuchống thất thu thuế XNK nhằm hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN.Công tác quản thuchống thất thu ngân sách cần tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các công tác nghiệp vụ Hải quan, đảm bảo việc thu đúng, thu đủ thuế, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại. Về công tác giá tính thuế toàn ngành tập trung thực hiện theo Hiệp định trị giá GATT, triển khai thực hiện hệ thống dữ liệu giá GTT22, tiến hành thu thập và khai thác thông tin dữ liệu giá theo quy chế. Tăng cường công tác kiểm tra giá tính thuế tại các địa phương. Về công tác thuế, thực hiện đúng chính sách, chế độ về thuế, nhất là cần tập trung xác định rõ ràng, rành mạch về thuế suất ở hai khâu: Văn bản hướng dẫn, kiến nghị sửa đổi biểu thuế và Áp mã chính xác theo mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, khắc phục triệt để việc áp thuế suất không thống nhất cho một mặt hàng, xác định sai thuế suất đối với mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện, chấn chỉnh và kịp thời ngăn chặn sai phạm dẫn đến thất thu có thể xảy ra tại các đơn vị hải quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách.Về công tác kiểm hóa, cần chú trọng đến việc quyết định tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc mô tả chủng loại hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai phải rõ ràng, cụ thể và chính xác để đảm bảo xác định đúng mã số, số lượng, xuất xứ của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu mới xuất hiện cần kịp thời báo cáo về Tổng cục Hải quan để tập hợp và chỉ đạo áp mã thống nhất trong toàn ngành. Về công tác kiểm tra sau thông quan, cần tập trung kiểm tra về giá tính thuế theo khai báo của chủ hàng, đặc biệt chú trọng các mặt hàng trọng tâm, trọng điểm dễ gian lận về giá tính thuế. Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra đối với các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nhạy cảm như nhập khẩu linh kiện được hưởng chính sách nội địa hóa, nhận gia công, đầu tư, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Về công tác chống buôn lậu, ngoài những giải pháp thông thường cần tập trung điều tra xác minh làm rõ những trường hợp nghi ngờ về giá tính thuế; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng nhập khẩu nhạy cảm, mặt hàng trọng tâm, trọng điểm. Về công tác phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải bảo đảm kết luận chính xác và trả lời đơn vị yêu cầu với thời gian ngắn nhất 6 về mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi phân tích phân loại phục vụ đắc lực cho việc áp mã và thông quan hàng hóa được nhanh chóng.Về công tác thu đòi nợ đọng thuế, thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở các doanh nghiệp nộp thuế đúng thời hạn, tổ chức các tổ chuyên trách xử dứt điểm nợ xấu tồn đọng lâu nay đồng thời kiên quyết không để nợ xấu phát sinh mới. Đánh giá kỹ các nguyên nhân để nợ đọng, tập trung phân tích các nguyên nhân mang tính chủ quan của ngành để có những kiến nghị và giải pháp phù hợp, làm trong sạch thêm một bước tình hình nợ đọng thuế.1.2. Vai trò và nội dung của hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản nhà nước về hải quan1.2.1. Đặc điểm của thuế nhập khẩu của Việt nam1.2.1.1. Tính gián thuBản chất kinh tế của thuế gián thu là người nộp thuế( tức là người bán hàng hóa nhập khẩu) chuyển dịch số thuế phải nộp sang cho người mua hàng hóa chịu, bằng cách cộng số thuế đó vào giá bán của hàng hóa đó. Thuế gián thu là loại thuế do người tiêu dùng đóng góp; nghĩa vụ tính thuếthu thuế đơn giản, thu kịp thời hơn thuế trực thu; thuế gián thu nằm kín trong giá cả cho nên dễ thu hơn; người chịu thuế khó nhận biết là mình phải nộp thuế nên ít có phản ứng hơn.Thuế gián thu mang lại nguồn thu thường xuyên và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước vì bất luận trong hoàn cảnh nào nhu cầu tiêu dùng của con người cũng luôn diễn ra và có xu hướng ngày càng phát triển đa dạng và phong phú hơn. Đối tượng chịu thuế là hàng hóa nhập khẩu, còn đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, vì vậy khi hàng hóa được đăng kí với cơ quan hải quan là cơ quan hải quan đã nắm được số tiền thuế phải nộp, bất luận hàng hóa đó được tiêu thụ như thế nào.Từ đặc điểm trên, người nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu không phải là người chịu thuế, mà người chịu thuế chính là người tiêu dùng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế gián thu bảo đảm sự tự lựa chọn của người chịu thuế đối với các hàng hóa, dịch vụ mà họ quyết định mua; bảo đảm tính tự nguyện chịu thuế. Nhà nhập khẩu khi bán hàng hóa sẽ thu thuế gián thu cùng với giá bán hàng ( thu hộ nhà nước) và nộp khoản thuế này cho ngân sách nhà nước ( nộp thay cho người tiêu dùng). Gọi là thuế gián thu là vì Nhà nước thu thuế vào người tiêu dùng nhưng lại không thu trực tiếp đối với người tiêu dùng( tức là người mua hàng hóa để sử dụng) mà lại thu gián tiếp qua người bán hàng hóa nhập khẩu. Trên ý nghĩa đó, nhà nhập khẩu thu thuế đối với người tiêu dùng sau khi bán hàng hóa, nếu không nộp đầy đủ số 7 thuế, nợ đọng thuế quá hạn thì coi là hành động tham ô, biển thủ công quĩ của nhà nước.Đối với những nước có nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập còn thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của ngân sách Nhà nước. Mặt nhược điểm của thuế gián thu là tính lũy thoái của nó, vì thuế gián thu đánh như nhau trên cùng một loại sản phẩm hàng hóa, nên người giàu và người nghèo nếu tiêu dùng cùng một loại sản phẩm hàng hóa và với số lượng như nhau thì chịu thuế như nhau, nhưng thực chất tỷ lệ động viên thuế gián thu so với thu nhập thì người giàu chịu thuế thấp hơn người nghèo; người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế gián thu trên thu nhập càng thấp.1.2.1.2. Tính xung độtXuất phát từ những lợi ích khác nhau của các nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất trong nước, khi sử dụng chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu luôn phát sinh các lợi ích xung đột sau đây:- Chính sách thuế theo hướng bảo hộ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua việc đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ cao hơn vì phải cộng thêm một khoản thuế vào giá bán của hàng hóa nhập khẩu cho nên đã tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất trong nước. Vì vậy, với xu hướng này, các nhà đầu tư sản xuất trong nước thường ủng hộ duy trì hàng rào thuế quan càng cao, càng lâu dài thì càng tốt.- Chính sách thuế theo hướng cắt giảm nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại được các nhà kinh doanh hàng hóa nhập khẩu và người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu ủng hộ. Bởi vì thuế với hàng hóa nhập khẩu được xem như là rào cản làm cản trở khả năng thâm nhập thị trường nội địa của hàng hóa nhập khẩu; khi hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế càng cao thì giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ bị đẩy lên tương ứng. Trong trường hợp đó, người tiêu dùng sẽ ít có cơ hội lựa chọn, mua hàng hóa nhập khẩu với giá cao hoặc mua hàng tương tụ được sản xuất trong nước với giá cả thấp hơn. Vì vậy, với xu hướng này, các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng thường ủng hộ cắt giảm thuế quan càng thấp, càng sớm thì càng tốt.1.2.1.3. Tính rủi ro caoNghiệp vụ xác định số thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, phải thực hiện là áp mã số thuế, thuế suất, giá tính thuế, kiểm tra thực tế và giám định chất lượng hàng hóa. Mỗi khâu nghiệp vụ đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu mới có thể xác định chính xác các chỉ tiêu tính toán để xác định số 8 thuế phải nộp. Vì vây, chỉ cần một trong số các chỉ tiêu tính toán chưa chính xác thì sẽ dẫn đến xác định sai số thuế phải nộp.Như đã phân tích ở trên, khác với các loại thuế khác, đối tượng chịu thuế là hàng hóa, đối tượng nộp thuế là tổ chức cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế. Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu, khi hàng hóa được phép thông quan thì chủ sở hữu hàng hóa đó mới được phép sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc đưa vào tiêu dùng.Xuất phát từ đặc điểm này cho thấy, nếu tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ nhập khẩu mà chưa xác định được đầy đủ, chính xác nghĩa vụ thuế, thời hạn nộp thuế để đối tượng nộp thuế chủ động bố trí nguồn tài chính nộp thuế thì việc thông báo truy thu thuế ở giai đoạn sau sẽ rất khó khăn. Vì đối tượng nộp thuế cho rằng, các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, trong đó có thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã hạch toán đầy đủ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vào giá bán cho người tiêu dùng nên không có nguồn vốn để nộp bổ sung tiền thuế cho nhà nước. Vì vậy, trước khi thông quan hàng hóa, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế phải kê khai thuế đầy đủ, chính xác và tự mình xác định có thuộc đối tượng được hưởng ân hạn nộp thuế hay không, hay phải nộp xong số thuế trước khi nhận hàng; trong quá trình thông quan hàng hóa, cơ quan hải quan phải kiểm tra đầy đủ, chính xác số thuế thực tế phải nộp trong phạm vi thông tin đã thu thập được về hàng hóa, về đối tượng nộp thuế. Từ đó, làm rõ quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, của cơ quan hải quan, nếu để phát sinh nguyên nhân dẫn đến nợ đọng thuếkhâu nào thì phải cá thể hóa trách nhiệm ở khâu đó để xử lý.1.2.2. Vai trò của hoạt động chống thất thu thuế trong quản nhà nước về hải quan1.2.2.1. Đối với cân đối ngân sách nhà nước.Cân đối ngân sách nhà nước là một trong các chỉ tiêu cân đối lớn của nền kinh tế. Ngân sách nhà nước được xác lập trên cơ sở dự toán nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, trong đó nguồn thu từ thuế có vai trò quan trọng. Nếu việc nộp thuế bị chậm trễ hoặc doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, thì việc thực hiện dự toán thu ngân sách sẽ không được đảm bảo. Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị sự nghiệp, cũng như nhu cầu về vốn cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế- xã hội nói chung được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, việc đảm bảo chi ngân sách cũng như 9 cân đối ngân sách nước sẽ bị tác động trực tiếp từ việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách từ thuế.1.2.2.22. Đối với môi trường kinh doanhĐể đảm bảo môi trường kinh doanh được bỉnh đẳng, cùng sân chơi, cùng hưởng lợi, đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó nghĩa vụ nộp thuế là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng nhất. giải vấn đề này cho rằng, cùng hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế lại khác nhau: có đối tượng nộp ngay, có đối tượng ân hạn 30 ngày hoặc 275 ngày, thậm chí còn kéo dài tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu… Sự bất bình đẳng được thể hiện ở chỗ, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện tốt chế độ quyết toán thuế, có một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách để nợ thuế, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế để đưa sản phẩm ra thị trường sẽ có giá bán rẻ hơn, có lợi thế cạnh tranh hơn và tất yếu sẽ thu lợi nhiều hơn. Thất thu thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh không công bằng.1.2.3. Nội dung của hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản nhà nước về hải quan1.2.3.1. Phân loại thất thu thuế nhập khẩu* Phân loại theo nguyên nhân thất thu thuế• Thất thu thuế do nguyên nhân khách quan:Khoản nợ thuế của đối tượng nộp thuế có thể phát sinh do chịu sự tác động ngoài dự kiến do sự thay đổi chính sách thuế nhập khẩu( như thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tính thuế) sau khi đối tượng nộp thuế đã nộp thuế theo thông báo thuế chính thức của cơ quan hải quan hoặc do sự tranh chấp về mã số thuế giữa đối tượng nộp thuế với cơ quan hải quan đối với những mặt hàng chưa được định danh cụ thể trong Biểu thuế cho nên dẫn đến phát sinh số thuế phải nộp bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan. Ví dụ như ngày 20/03/2006 cơ quan có thẩm quyển ban hành quyết định thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng A từ 5% lên 20%, nhưng hiệu lực quyết định tính từ ngày 01/03/2006; hoặc khi thông quan hàng hóa đối tượng nộp thuế và cơ quan hải quan xác định mã số thuế đối với mặt hàng B tương ứng với thuế suất 5%, nhưng sau khi thông quan, kiểm tra phát hiện có sự sai sót phải xếp vào mã số khác, tương úng với mức thuế suất 30% thì cơ quan hải quan phải ra quyết định truy thu số thuế còn thiếu.10 [...]... nhà nước Số thu ngân hàng nhà nước luôn chiếm xấp xỉ 20% GDP; Trong đó số thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm khoảng 25% trong tổng thu ngân sách nhà nước; Riêng số thu thuế nhập khẩu luôn chiếm khoảng 14% tổng thu ngân sách nhà nước Chúng ta xem Bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1: Tỷ trọng số thu thuế nhập khẩu trong tổng thu Ngân sách Nhà nước giai đoạn 1998-2009 Tổng thu Tỷ trong số thu từ Tỷ trọng số thu. .. thu nhập khẩu cho chúng ta thấy mỗi loại thất thu và nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu là rất khác nhau Việc phân loại thất thu thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử và đề ra các biện pháp quản lý, thu hồi tiền thu nhập khẩu cho phù hợp 1.2.3.2 Nội dung tổ chức hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu + Đảm bảo tính rõ ràng, công khai, minh bạch và ổn định của chính sách Một trong. .. sách thu và vấn đề tổ chức thu 18 nộp thu của một số nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã rút ra những bài học quý giá có thể áp dụng cho Việt Nam CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU TRONG QUẢN NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Tình hình thu thuế nhập khẩu giai đoạn 1998-2009 Thu là một khoản thu quan trọng của ngân sách nhà. .. của chính sách Một trong những biện pháp chống thất thu nhập khẩu là các chính sách, qui định phải đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, ổn đinh Số thu đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp được xác định trong chính sách thu , bao 11 gồm: mã số thu , thu suất, giá tính thu và tỷ giá tính thu Để đối tượng nộp thu khai báo, tính thu và cơ quan hải quan ra thông báo thu theo qui định, đòi hỏi các qui định... mức thu suất, với mức thu suất danh nghĩa là 16,11% xuống còn 18 mức thu suất danh nghĩa là 15,3% Vì vậy, tỷ trọng số thu thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn này đã giảm xuống so với trước song bình quân vẫn đạt 10,12%.Tuy 21 nhiên, nếu tính chung cả số thu thuế giá trị gia tăng và thu tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu thì tỉ trọng số thu từ hàng hóa xuất, nhập. .. vụ thu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính, thì cũng có không ít doanh nghiệp tìm đủ mọi cách để chây ỳ nợ thu , trốn tránh nghĩa vụ thu để rồi đi tới xin xóa nợ hoặc bỏ trốn Để phân tích tình trạng thất thu thuế nhập khẩu, chứng ta hãy nghiên cứu sơ qua số liệu về nợ đọng thu nhập khẩu qua các năm: Bảng 2.2: Tỷ trọng số thu nợ đọng trong tống số thu thuế. .. năng thanh toán nợ thu và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước thì được xóa nợ thu và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước 2.2.1.1 Gian lận trong việc áp mã số thu để xác định thu suất của hàng hóa: Theo quy đinh hiện hành: Thu suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thu suất ưu đãi, thu suất ưu đãi đặc biệt và thu suất thông thường: - Thu suất ưu đãi... là nguyên chiếc có thu suất thu nhập khẩu cao hơn thu suất thu nhập khẩu của các chi tiết tháo rời thì doanh nghiệp nhập khẩu không đầy đủ các chi tiết rời của một sản phẩm (nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời không đồng bộ trong từng lô hàng nhập khẩu nhưng lại là đồng bộ qua nhiều lô hàng nhập khẩu) để được phân loại theo từng chi tiết linh kiện Từ các vụ gian lận thu nhập khẩu cho thấy, khi... cho số nợ đọng thu cũ chưa giải quyết xong lại phát sinh nợ mới Nợ đọng thu nhập khẩu đã trở thành vấn nạn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu là do đối tượng nộp thu gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan hoặc đối tượng nộp thu cố tính trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thu Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp đến hạn nộp thu nhưng doanh... và kiểm tra việc xuất, nhập khẩu ở các cửa khẩu Tất cả các điều kiện trên nếu được đầu tư và trang bị đầy đủ sẽ là tiền đề để công tác quan thu xuất khẩu, nhập khẩu tiến lên một bước mới, sánh ngang với các nước trong khu vực Cơ chế tự tính, tự nộp thu xuất nhập khẩu, cùng với việc chuyên môn hóa công tác quản thu thuế từ phía cơ quan hải quan, hiện đại hóa công tác thu thuế cũng là điều kiện . động chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước về hải quan1.2.3.1. Phân loại thất thu thuế nhập khẩu* Phân loại theo nguyên nhân thất thu thuế . loại thất thu thuế nhập khẩu cho chúng ta thấy mỗi loại thất thu và nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu là rất khác nhau. Việc phân loại thất thu thuế

Ngày đăng: 07/12/2012, 15:23

Hình ảnh liên quan

2.1. Tình hình thu thuế nhập khẩu giai đoạn 1998-2009 - Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước

2.1..

Tình hình thu thuế nhập khẩu giai đoạn 1998-2009 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 2.1: Tỷ trọng số thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu trong tổng thu ngân sách nhà nước - Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước

Hình 2.1.

Tỷ trọng số thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu trong tổng thu ngân sách nhà nước Xem tại trang 20 của tài liệu.
Nhìn vào Bảng 2.1 trên, chúng ta thấy tổng thu ngân sách nhà nước so với GDP giai đoạn 1998-2009 luôn chiếm trên 19%, có những năm đạt tới  27.2% (năm 2009) thấp nhất là năm 1998,1999 cũng đạt 19,6%. - Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước

h.

ìn vào Bảng 2.1 trên, chúng ta thấy tổng thu ngân sách nhà nước so với GDP giai đoạn 1998-2009 luôn chiếm trên 19%, có những năm đạt tới 27.2% (năm 2009) thấp nhất là năm 1998,1999 cũng đạt 19,6% Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 2.2: Tỷ trọng số thu thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách nhà nước - Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước

Hình 2.2.

Tỷ trọng số thu thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách nhà nước Xem tại trang 21 của tài liệu.
Đặc biệt trong loại hình nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch, với đặc thù loại hình này là hàng hóa không cần hợp đồng mua bán, việc gian lận về giá  diễn ra rất phức tạp, dễ xảy ra móc nối tiêu cực giữa hải quan làm thủ tục và  doanh nghiệp - Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước

c.

biệt trong loại hình nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch, với đặc thù loại hình này là hàng hóa không cần hợp đồng mua bán, việc gian lận về giá diễn ra rất phức tạp, dễ xảy ra móc nối tiêu cực giữa hải quan làm thủ tục và doanh nghiệp Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 2.3 So sánh tình hình nợ đọng so với số thu từ thuế đối với hàng nhập khẩu - Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước

Hình 2.3.

So sánh tình hình nợ đọng so với số thu từ thuế đối với hàng nhập khẩu Xem tại trang 24 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan