XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI HƯỚNG DỊCH VỤ

167 454 0
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI HƯỚNG DỊCH VỤ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận vặn xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM  BÙI CAO HỌC – NGUYỄN VĂN TÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI HƯỚNG DỊCH VỤ KHÓA LUẬN CỬ NHÂN TIN HỌC NĂM 2012 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên MỤC LỤC Chương 1 MỞ ĐẦU 7 1.1 Lý do chọn đề tài 7 1.2 Mục đích 8 1.3 Đối tượng 9 1.4 Phạm vi nghiên cứu 9 Chương 2 TỔNG QUAN 10 2.1 Tình hình Thương mại điện tử 10 2.2 Xu hướng phần mềm hướng dịch vụ (SaaS) 15 2.3 Thuận lợi và khó khăn cho TMĐT ở Việt Nam 16 2.4 Hướng tiếp cận 17 Chương 3 KIẾN THỨC NỀN TẢNG 18 3.1 Kiến thức cơ bản 18 Chương 4 PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ 48 4.1 Yêu cầu thiết kế 49 4.2 Phương pháp thiết kế và môi trường phát triển 49 4.3 Thiết kế hệ thống 53 4.4 Thiết kế Cơ sở dữ liệu 69 4.5 Thiết kế xử lý 73 4.6 Thiết kế giao diện 82 Chương 5 KIỂM CHỨNG HỆ THỐNG 90 5.1 Kiến thức nền tảng, mục tiêu của việc kiểm chứng hệ thống 91 5.2 Cách thức kiểm chứng 91 5.3 Môi trường và công cụ giả định 92 5.4 Kết quả 92 Chương 6 CÀI ĐẶT – TRIỂN KHAI 93 MỞ ĐẦU 2 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên 6.1 Mục tiêu triển khai 93 6.2 Yêu cầu triển khai 93 6.3 Chi phí triển khai 95 6.4 Các bước triển khai 95 Chương 7 NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ 96 7.1 Kết quả đạt được 96 7.2 Hạn chế luận văn 100 7.3 Hướng phát triển 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 Sách, Ebooks 103 Luận văn, luận án 104 Websites, Blog chuyên gia 104 PHỤ LỤC 105 Phụ lục A. Giao diện ứng dụng SaaSSystem 105 Giao diện ứng dụng SaaSSystem - ứng dụng cha 106 Giao diện ứng dụng SaaSCustomer – ví dụ về ứng dụng con 111 Phụ lục B. Mô tả thuộc tính các bảng cơ sở dữ liệu 126 Phụ lục C. Đặc tả các Use-case 134 Đặc tả các Use-case của SaaSAdmin 134 Đặc tả các Use-case của SaaSCustomer 136 Đặc tả các Use-case của đối tượng ClientCustomer 145 Phụ lục D. Các phần mềm hỗ trợ và bộ thư viện sử dụng trong luận văn 148 Phụ lục F. Danh mục các test case đã thực hiện được 149 Phụ lục G. Cấu hình IIS và tập tin Web.config 163 Danh sách các hình MỞ ĐẦU 3 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên Danh sách bảng biểu Bảng 1 Thống kê tỉ lệ người dùng Internet trên thế giới (tính đến 31/12/2008) 10 Bảng 2 Phí thánh toán với gói dịch vụ tiêu chuẩn của Paypal 32 Bảng 3 Phí thánh toán với gói dịch vụ chuyên nghiệp của Paypal 33 Bảng 4 Một số so sánh giữa Google Checkout và Paypal 40 Bảng 5 So sánh phần mềm SaaS và phần mềm truyền thống (không chạy qua mạng).44 Danh sách các thuật ngữ sử dụng * B2C (Business to Consumer): là những giao dịch trực tuyến giữa các doanh nghiệp và người tiêu thụ riêng biệt. B2B (Business to Business): là các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. B2E (business-to-employee): là trường hợp con của intrabusiness. Trong đó, công ty cung cấp dịch vụ, thông tin hay sản phẩm đến các nhân viên. Back-end: là công cụ quản lý dành cho các nhà quản trị website.Phần hệ thống này chỉ có những nhà quản trị website mới được đăng nhập và sử dụng. Banner: là các khung hình thể hiện thông tin quảng cáo hoặc cổ động. C2B (Consumer to Business): C2B là mô hình TMĐT trong đó mỗi cá nhân sử dụng Internet để bán sản phẩm hay dịch vụ tới các tổ chức, hay là các tổ chức tìm kiếm những người tiêu dùng và bán sản phẩm cho họ. C2C (Consumer-to-Consumer): C2C là mô hình TMĐT trong đó người tiêu thụ bán trực tiếp cho một người tiêu thụ khác. ClientCustomer: Tên tự đặt – khách hàng đầu cuối - là đối tượng khách hàng của website thành viên (SaaSCustomer). CRM (Customer Relationship Management): quản trị mối quan hệ khách hàng. MỞ ĐẦU 4 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên DDoS: Viết tắt của từ Distributed Denial of Service – đây cũng là phương pháp tấn công từ chối dịch vụ nhưng không giống như DoS mà gọi là DDos (từ chối dịch vụ phân tán), nghĩa là cùng một lúc nhiều máy tính sẽ được huy động để gởi gói tin đến máy chủ đích, đến một lúc nào đó sẽ làm máy chủ đích bị quá tải và không thể hồi đáp các yêu cầu khác, dẫn đến làm tê liệt hệ thống (1) . DoS: Viết tắt của từ Denial of Service - là kiểu tấn công làm cho các dịch vụ mạng bị tê liệt và không còn khả năng đáp ứng được yêu cầu nữa. Loại tấn công này ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, rất dễ thực hiện và lại khó bảo vệ hệ thống khỏi bị tấn công (2) . Digital banking: Giao dịch ngân hàng số hóa. Digital securities trading: Giao dịch chứng khoán số hóa. EDI: Viết tắt của từ Electronic Data Interchange – dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử - tiền thân của thương mại điện tử hiện nay. E-tailing: là bán lẻ trực tuyến, thường là B2C. E-Commerce (EC): Thương mại điện tử. E-Business: Hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện và công nghệ xử lý thông tin số hóa. E-Gorvernment: Chính phủ điện tử. Chính phủ mua/cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay thông tin từ/đến các doanh nghiệp (G2B) hoăc cá nhân (G2C). E-Marketing: Tiếp thị điện tử. E-Market: Thị trường điện tử - là nơi người bán và người mua gặp nhau trực tuyến để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin và tiền tệ. E-marketplace: Sàn giao dịch điện tử. E-Mobile: Các giao dịch hay hoạt động được thực hiện ở môi trường không dây. E-Payment: Thanh toán điện tử. E-Purseb: Túi tiền điện tử, còn gọi là “ví tiền điện tử”– là nơi để gởi tiền mặt Internet, chủ yếu thể hiện dưới dạng thẻ thông minh (Smart card). MỞ ĐẦU 5 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên ERP (Enterprise Resource Planning): Hệ thống chương trình hoạch định tài nguyên doanh nghiệp. Front-end: là phần thấy được bên ngoài của website dành cho khách viếng thăm. FEDI: Trao đổi dữ liệu tài chính, chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch điện tử với nhau. Hacker: kẻ tấn công các ứng dụng qua mạng. Internet Cash: Tiền mặt điện tử - là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng cho phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia với nhau. Internet: Mạng toàn cầu kết nối các máy tính với nhau. 3 Intranet: Mạng máy tính cục bộ sử dụng công nghệ Internet để bảo mật việc chia sẻ thông tin trong một tổ chức. 4 Extranet: là mạng cục bộ sử dụng giao thức kết nối Internet và mạng để bảo mật chia sẻ thông tin giữa các phòng ban trong một tổ chức hoặc giữa tổ chức với các nhà phân phối, các nhà cung ứng và các đối tác. Một mạng extranet có thể xem như là mạng intranet của một công ty mở rộng, cho phép người dùng bên ngoài có thể sử dụng. 5 Mô hình EC: là phương thức kinh doanh của công ty để phát sinh lợi nhuận cho công ty. Mô hình EC giải thích một công ty đóng vai trò như thế nào trong một dây chuyền. P2P (Peer-to-Peer): là công nghệ sử dụng khả năng của mạng máy tính đơn lẻ chia sẽ dữ liệu và xử lý với những máy khác một cách trực tiếp; có thể được dùng trong mô hình C2C, B2B, và B2C. PaaS: Viết tắt của từ Platform as a Service – cung cấp nền tảng để xây dựng ứng dụng. Các nhà phát triển PaaS mong muốn cung cấp một nền tảng để các nhà lập trình có thể phát triển chương trình của họ một cách nhanh chóng và dễ dàng. SaaS: Viết tắt của từ Software as a Service – phần mềm hướng dịch vụ - Theo định nghĩa của hãng nghiên cứu toàn cầu IDC thì SaaS là: "Phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa". Về cơ bản các thuật ngữ SaaS và On-Demand Software được hiểu như nhau. MỞ ĐẦU 6 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên Sàn giao dịch: là một loại đặc biệt của thị trường điện tử. Giá cả trong thị trường có thể qui định và giá cả có thể thay đổi sao cho phù hợp giữa cung và cầu. SSO: Viết tắt của từ Single Sign On – đăng nhập một lần cho nhiều ứng dụng. Giả sử bạn có một tài khoản Gmail, sau khi bạn đăng nhập vào hộp mail của mình thì bạn có thể sử dụng Google Docs, Picasaweb Album … mà không cần phải đăng nhập lại vào các ứng dụng này một lần nữa vì tất cả các ứng dụng trên đều sử dụng dữ liệu người dùng chung. SaaSSystem: Tên tự đặt – hệ thống website SaaSSystem – cho phép thành viên đăng ký trên đó. Sau khi đăng ký, thành viên (SaaSCustomer) có một website riêng cho mình. SaaSCustomer: Tên tự đặt – thành viên đăng ký trên website SaaSSystem. Đồng thời đóng vai trò là quản trị hệ thống đối với website họ có được. WWW (World Wide Web): tập hợp những văn bản, nội dung trên Internet. * Giáo trình Thương Mại Điện tử - Lê Thị Nhàn, giảng viên khoa CNTT, trường ĐH KHTN. 1, 2 Luận văn Nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật- SVTH: Nguyễn Duy Thăng – Nguyễn Minh Thu – GVHD: Th.S Mai Văn Cường. 3, 4, 6 www.en.wikimedia.org Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay Thương Mại Điện Tử (TMĐT) đã trở thành một công cụ thương mại phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Ở VN, điển hình có các trang: www.gophatdat.com, www.timnhanh.com, www.vietnamworks.com.vn, www.travel.com.vn … đang có tình hình phát triển tốt. Tuy nhiên, để hình thành nên những trang TMĐT khá nổi tiếng đó là cả một quá trình. Thời gian, tiền bạc và công sức bỏ ra không ít. Trong thời đại thông tin bùng nổ, các doanh nghiệp đã dần ý thức được tác dụng của kênh thông tin Internet. Các cơ hội kinh doanh và hợp tác làm ăn có thể nảy sinh từ MỞ ĐẦU 7 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên Internet. Trong khi đó, hiện nay, để một doanh nghiệp triển khai được ý định kinh doanh của mình trên môi trường mạng Internet là một vấn đề không hề đơn giản. Vấn đề đó chính là chi phí, thời gian triển khai và bảo trì hệ thống. Theo mô hình truyền thống, để triển khai một phần mềm cần phải có các giai đoạn sau đây: • Doanh nghiệp xác định yêu cầu hệ thống cần triển khai • Thuê một công ty tư vấn để tư vấn về vấn đề kĩ thuật • Thuê một công ty phần mềm để phát triển hệ thống • Triển khai hệ thống • Bảo trì hệ thống Chính vì có quá nhiều giai đoạn nên chi phí của một phần mềm rất cao. Hơn nữa thời gian phát triển phần mềm kéo dài, có thể lên đến vài năm nếu hệ thống lớn. Sau khi hệ thống đã đi vào hoạt động doanh nghiệp phải trả tiền thuê nhân viên kĩ thuật, tiền bản quyền phần mềm để duy trì hệ thống. Đây chính là vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Điều này khiến việc đầu tư kinh doanh qua môi trường mạng Internet của nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Một câu hỏi đặt ra là: Có giải pháp nào giúp doanh nghiệp và người dùng có thể tiếp cận với TMĐT dễ dàng hơn, có thể tiếp cận TMĐT với chi phí thấp nhất, thời gian triển khai nhanh nhất và duy trì, bảo trì hệ thống dễ dàng? Đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên cũng chính là lý do chọn đề tài “Xây dựng hệ thống TMĐT hướng dịch vụ”. 1.2 Mục đích Tìm hiểu và làm rõ các khái niệm về TMĐT, phần mềm hướng dịch vụ (SaaS), kĩ thuật lập trình trên môi trường mạng Internet. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống TMĐT hướng dịch vụ với các mục đích sau: Cung cấp một giải pháp toàn diện về TMĐT cho người dùng là doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Việc cung cấp giải pháp TMĐT này phải thỏa các tiêu chí sau:  Có đầy đủ các tính năng như một website TMĐT bình thường.  Chi phí triển khai thấp. MỞ ĐẦU 8 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên  Thời gian triển khai nhanh.  Chi phí duy trì, bảo trì hệ thống thấp.  An toàn, ổn định và bảo mật dữ liệu. 1.3 Đối tượng Đối tượng mà đề tài phục vụ đó chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân và người sử dụng mạng Internet. Với đối tượng người dùng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, luận văn sẽ nghiên cứu và cung cấp cho đối tượng này giải pháp TMĐT toàn diện với chi phí thấp nhất, thời gian triển khai nhanh nhất và bảo trì hệ thống dễ dàng nhất có thể. Với đối tượng là các cá nhân muốn kinh doanh qua môi trường mạng Internet, họ có thể sử dụng kết quả luận văn với tư cách là một doanh nghiệp hoặc với tư cách là một người dùng mạng. Với đối tượng là người sử dụng mạng Internet, họ có thể là người dùng đầu cuối của các hệ thống TMĐT của những doanh nghiệp ở trên hoặc họ đơn thuần chỉ là tìm kiếm thông tin để phục vụ nhu cầu của mình, kết quả của luận văn cũng cung cấp cho họ một nơi tập trung thông tin của một lĩnh vực nào đó – như ta vẫn thườg gọi bằng từ “cộng đồng” – để họ có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin. 1.4 Phạm vi nghiên cứu TMĐT là một lĩnh vực rộng cả về nghiệp vụ chuyên môn lẫn lý thuyết ứng dụng. Doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có thời gian để tiếp cận và hiểu nó. Với một khoảng thời gian có hạn, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong một phạm vi có thể: - Tìm hiểu lý thuyết về TMĐT. - Tìm hiểu lý thuyết về phần mềm hướng dịch vụ (Software as a Service). - Triển khai thử nghiệm một hệ thống TMĐT theo mô hình phần mềm hướng dịch vụ. MỞ ĐẦU 9 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 Tình hình Thương mại điện tử 2.1.1 Thế giới Theo thống kê của website www.internetworldstats.com thì tổng số người truy cập Internet trên thế giới tính đến ngày 31/12/2008 là 1.581.571.589 người chiếm 23.6% dân số toàn cầu. Chi tiết bảng thống kê người dùng Internet trên thế giới như sau: Vùng Dân số Người dùng Internet ( 31/12/2000) Người dùng Internet (số liệu mới nhất) % dân số Tăng so với năm 2000 (%) Tỉ lệ (%) Châu Phi 975.330.899 4.514.400 54.171.500 5,6 % 1.100,0 % 3,4 % Châu Á 3.780.819.792 114.304.000 650.361.843 17,2 % 469,0 % 41,1 % Châu Âu 803.903.540 105.096.093 390.141.073 48,5 % 271,2 % 24,7 % Trung Đông 196.767.614 3.284.800 45.861.346 23,3 % 1.296,2 % 2,9 % Bắc Mĩ 337.572.949 108,096,800 246.822.936 73,1 % 128,3 % 15,6 % Mĩ La- tinh 581.249.892 18,068,919 173.619.140 29,9 % 860,9 % 11,0 % Châu Úc 34.384.384 7,620,480 20.593.751 59,9 % 170,2 % 1,3 % Tổng cộng 6.710.029.070 360.985.492 1.581.571.589 23,6 % 338,1 % 100,0 % Bảng 1 Thống kê tỉ lệ người dùng Internet trên thế giới (tính đến 31/12/2008) Nguồn: Internet World Stats MỞ ĐẦU 10 [...]... Quản lý mối quan hệ khách hàng) đã tạo nên bộ khung cho ERP – Quản lý nguồn nhân lực cho doanh nghiệp MỞ ĐẦU 25 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên 3.1.1.7 Một số vấn đề cần lưu ý 3.1.1.7.1 Bảo mật trong EC 3.1.1.7.1.1 Một số vấn đề bảo mật Khi tham gia vào thương mại điện tử nghĩa là hệ thống được kết nối vào mạng toàn cầu Do đó, hệ thống có thể bị tấn... o Đấu giá (Auctions) MỞ ĐẦU 21 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên o Du lịch (Travel) o Xuất bản trực tuyến (Online Publishing) o Dịch vụ chăm sóc khách hàng 3.1.1.4 Các thành phần tham gia Hình vẽ sau mô tả các thành phần tham gia trong EC: Hình 3-4 Các thành phần tham gia hệ thống EC Nguồn: Giáo Trình Thương Mại điện tử, Lê Thị Nhàn – giảng viên khoa... số website thương mại điện tử Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao gồm Pacific Airlines (www.pacifi cairlines.com.vn), 123mua! (www.123mua.com.vn), Viettravel (www.viettravel.com.vn) và Chợ điện tử (www.chodientu.vn) MỞ ĐẦU 13 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên Hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử... Internet để xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng và đối tác thi e-business có thể sử dụng WWW, Internet, Intranets, Extranets hoặc một dạng kết hợp giữa chúng để thực hiện điều đó 1 Giáo trình Thương mại Điện tử - Lê Thị Nhàn – Khoa CNTT, ĐH KHTN www.iconi.co.uk/default.asp 3 www.en.wikimedia.org/e-Business 2 MỞ ĐẦU 19 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD:... Trong mô hình này, nhà cung cấp dịch vụ sử dụng cách thức mời tự động đề đề nghị khách hàng mua hàng Các giá bán được đưa ra và chỉnh sửa, xem xét một cách tự động Khách hàng không cần nhập vào bất cứ thông tin gì Trang www.getthere.com chuyên cung cấp các dịch vụ và mặt hàng du lịch – là một ví dụ MỞ ĐẦU 23 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên 3.1.1.5.1.4... MỞ ĐẦU 17 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên nhà phát triển phần mềm nào có thể viết ra một phần mềm mà thỏa tất cả các yêu cầu của tất cả mọi người Dựa vào những phân tích về ưu và khuyết của từng giải pháp và tình hình thực tế của TMĐT VN, chúng em quyết định chọn hướng tiếp cận là theo mô hình cung cấp phần mềm trọn gói hướng dịch vụ (SaaS) vì các lí... đã có kế hoạch đầu tư sâu cho việc đào tạo thương mại điện tử với việc hoàn thiện giáo trình và hạ tầng công nghệ phục vụ cho đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn kinh doanh hết sức năng động và đổi mới liên tục của thương mại điện tử Hệ thống pháp luật cho thương mại điện tử cơ bản đã được xác lập4 Văn bản pháp luật: 1 Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007 Nghị... minh thẻ Trong đó, hệ thống các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước và đang liên kết với nhau để từng bước thống nhất toàn thị trường thẻ Các ngân hàng thương mại đã xây dựng lộ trình để chuyển dần từ công nghệ sử dụng thẻ từ sang công nghệ chip điện tử Thứ ba, hầu hết các nghiệp vụ từ Ngân hàng Nhà nước tới các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín... của giao dịch Hình 3-5 Mối liên hệ giữa các loại hình kinh doanh trong EC Theo sơ đồ trên ta thấy, ba đối tượng tham gia vào quá trình kinh doanh trong EC: khách hàng (consumer), chính phủ (gorvernment) và nhà kinh doanh (business) đều có những loại hình giao dịch nội bộ trong mỗi loại đối tượng đó VD: khác hàng thì có mô MỞ ĐẦU 24 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD:... website Đồng thời, trong năm 2007 đã có 10% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử (e-marketplace), 82% có mạng cục bộ (LAN) và đáng lưu ý nhất là có tới 97% doanh nghiệp đã kết nối Internet với hình thức kết nối chủ yếu là băng thông rộng ADSL MỞ ĐẦU 12 Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại trực tuyến hướng dịch vụ - GVHD: Ngô Huy Biên Hình 2-2 Tình hình TMĐT Việt Nam (2005-2007) Thanh

Ngày đăng: 18/03/2014, 20:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan