đáp án đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - cắt gọt kim loại - mã đề thi cgkl - lt (47)

10 489 5
đáp án đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - cắt gọt kim loại - mã đề thi cgkl - lt (47)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 2 (2008 - 2011) NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA CGKL - LT 47 Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 - Giải thích ký hiệu lắp ghép sau: 6h 7P 50φ a. Cho biết hệ thống của lắp ghép? b. Xác định các sai lệch giới hạn, dung sai trục và lỗ? c. Lập sơ đồ lắp ghép? d. Xác định đặc tính lắp ghép (độ hở hoặc độ dôi), dung sai của lắp ghép? - Giải thích các ký hiệu vật liệu sau: WCCo8; 90W18V2; TiC15Co10? 1,5 Đáp án - Giải thích ký hiệu lắp ghép sau: 6h 7P 50φ a. Cho biết hệ thống của lắp ghép 6h 7P 50φ . Lắp ghép có kích thước danh nghĩa 50mm. Lắp ghép theo hệ thống trục cơ bản h, chi tiết trục có cấp chính xác 6; sai lệch cơ bản của lỗ là P cấp chính xác của trục là cấp 7. b. Xác định các sai lệch giới hạn, dung sai của trục và lỗ. - Tra bảng xác định các sai lệch giới hạn. Chi tiết lỗ φ50P7    −= −= 42 17 EI ES Chi tiết trục φ50h6    −= = 16 0 ei es Dung sai của trục và lỗ 0,25 0,25 + Dung sai của lỗ: T D = ES – EI T D = - 0, 017 – (- 0, 042) = 0, 025mm + Dung sai của trục T d = es – ei T d = 0 –(–0, 016) = 0, 016 mm c. Lập sơ đồ lắp ghép d. Xác định đặc tính lắp ghép và dung sai của lắp ghép. - Mối ghép này là mối ghép chặt, kích thước bề mặt bao (lỗ) luôn nhỏ hơn kích thước bề mặt bị bao (trục). Đảm bảo lắp ghép luôn có độ dôi. - Tính độ dôi giới hạn. + Độ dôi lớn nhất N max = es – EI N max = - 0, 042 –(0) = 0, 042 mm + Độ dôi nhỏ nhất N min = ei – ES N min = – 0, 016 – (– 0, 017) = 0, 001 mm - Độ dôi trung bình 0,25 0,25 2 NN N minmax TB + = 0215,0 2 001,0042,0 N TB = + = mm - Dung sai của độ dôi. T N = N max – N min T N = 0, 042 – 0, 001 = 0, 041 mm - Giải thích kí hiệu vật liệu: - WCCo8: 8% Côban, còn lại là 92% là Cacbit Wonfram, loại hợp kim các bít này thường dùng làm dụng cụ cắt để gia công gang, vật liệu giòn, chịu va đập. - TiC15Co10: 15% Cacbit Titan, 10% Côban, Còn lại 75% là Cacbit Wonfram, loại hợp kim các bít này thường dùng để gia công thép, vật liệu dẻo - 90W18V2: 0, 9%Cácbon, 18%Wonfram, 2% Vanadi; Đây là thép hợp kim. 0,5 2 Trình bày sự biến dạng của kim loại trong quá trình cắt gọt? 2,0 Đáp án * 1- Biến dạng đàn hồi: Là biến dạng khi thôi lực tác dụng thì kim loại trở về vị trí ban đầu (1) biến dạng này chỉ xảy ra khi lực tác dụng nhỏ hơn hoặc bằng lực giới hạn đàn hồi cho phép của vật liệu P ≤ [P b ]. * 2- Biến dạng dẻo: Là biến dạng khi thôi lực tác dụng kim loại không trở về đúng kích thước hình dáng ban đầu. Biến dạng này chỉ xảy ra khi lực tác dụng lớn hơn tải trọng cho phép ứng với giới hạn đàn hồi của vật liệu. P b - < P < P a * 3- Biến dạng phá huỷ: 0,75 0,75 Là quá trình biến dạng mãnh liệt nhất làm tách rời sự liên kết của các tinh thể kim loại rời nhau ra. Biến dạng này chỉ xảy ra khi lực tác dụng lớn hơn giới hạn bền cho phép P >[P b ] của vật liệu. 3 Cho chi tiết như hình vẽ hãy chọn và trình bày phương pháp tiện côn cho chi tiết sau: (Tính góc dốc và nêu cách tiến hành) 2,0 * Tính theo công thức kinh nghiệm α = 28, 65 l dD − = 28, 65 32 3236 − = 3,58 o < 11 o kết quả tính chấp nhận được * Chọn phương pháp tiện côn: Với chiều dài như bản vẽ α tính nên chọn phương pháp xoay xiên bàn trượt dọc. Sau khi tính xong góc α ta tiến hành xoay xiên bàn trượt dọc phụ sang phải đi một góc ≈ 3,58 o như đã tính. Để xoay được góc côn ta nới lỏng hai mũ ốc bắt chặt của bàn trượt sau đó xoay đi một góc ≈ 4 o theo vạch số ở đế đã được chia sẵn, giá trị một vạch là 1 0 (nếu chính xác đến phút ta chia áng chừng sau đó dùng phương pháp cắt thử và kiểm tra độ côn). Sau khi điều chỉnh xong siết chặt hai mũ ốc và tiến hành tiện bằng cách: - Vặn con trượt về phía sau. - Điều chỉnh dao vào vị trí cách mặt đầu chừng 5 mm (kiểm tra chấu cặp trong quá trình quay có chạm vào bàn xe dao hay không, nếu chạm phải điều chỉnh lại cho an toàn sau đó tiến hành cắt). Tiện trục hết vết đen (tròn đều có kích thước chiều dài bằng 32 + 5). Cắt trụ chiều dài 5 mm để kiểm tra đường kính d sau đó vặn con trượt để tiện côn hết chiều dài chi tiết. Kiểm tra độ côn. 0,5 1,5 - Kiểm tra đường kính D và d nếu chênh lệch đúng bằng hiệu số (D - d) khi tính toán thì độ côn đúng. Nếu sai chênh lệch lớn hơn tính toán thì ta đánh trả lại còn nếu chênh lệch bé hơn thì ta phải đánh tăng lên. Cách đánh cũng như ban đầu (nới hai ốc sau đó chỉnh, chỉnh xong lại siết chặt lại) sau đó cắt thử và kiểm tra và điều chỉnh đến khi đạt độ côn cần tiện. Sau khi đã điều chỉnh độ côn ta tiện côn ngay từ đầu khi dao cắt đến cách mặt đầu (phía trong) 5 mm ta tiến dao tự động để kiểm tra đường kính D. Nếu chưa đúng còn lượng dư ta đưa dao về vị trí cách mặt đầu (phía trong) chạm dao kiểm tra du xích sau đó quay dao ra và lùi dao bằng cách vặn con trượt sau đó thực hiện chiều sâu cắt theo tính toán và tiến hành cắt bán tinh, cắt tinh. 4 Trình bày các yếu tố của chế độ cắt khi phay? 1,5 Đáp án 1. Tốc độ phay (v): là tốc độ dài của một điểm trên lưỡi cắt nằm trên đường kính lớn nhất của dao phay. 1000 n.D. v π = (m/ph) Trong đó: D – đường kính ngoài của dao phay (mm) n – số vòng quay trong một phút của dao phay 2. Lượng chạy dao (S): là khoảng dịch chuyển của vật gia công tương ứng với chuyển động quay tròn của dao. * Có 3 cách biểu thị lượng chạy dao: a. Lượng chạy dao vòng S v : là khoảng dịch chuyển của vật gia công (tính bằng mm) sau mỗi vòng quay của dao phay (mm/vòng). Lượng chạy dao răng S r : là khoảng dịch chuyển của vật gia công (mm) khi dao quay được một răng (mm/răng). b. Lượng chạy dao phút S p : là khoảng dịch chuyển của vật gia công (mm) trong thời gian 1 phút (mm/ph) Ba cách biểu thị ấy có quan hệ với nhau qua biểu thức sau: Z.n S Z S S p v r == Trong đó: Z – số răng dao phay n – số vòng quay của dao trong một phút 0,25 0,25 3. Chiều sâu cắt (t): là kích thước của lớp kim loại cắt gọt đo được trên phương thẳng góc với đường trục của dao phay. Khi dùng dao phay trụ nằm để phay thì trị số t bằng chiều sâu lớp cắt. Khi dùng dao phay mặt đầu để phay mặt bậc thì trị số t bằng bề rộng của mặt bậc. 4. Chiều dày cắt (a): là khoảng cách thay đổi giữa hai mặt cắt gọt liên tiếp của 2 răng dao liền nhau, đo theo phương thẳng góc với mặt cắt lần đầu ở điểm mà ta xét. Khi phay thuận, trị số a từ lớn nhất giảm xuống 0. Khi phay nghịch trị số a từ 0 tăng lên đến lớn nhất. Khi phay bằng dao trụ đứng thì a không đổi. Chiều rộng phay (B): là kích thước lớp kim loại bị cắt đi theo phương song song với đường trục của dao phay (mm) 5. Chiều rộng cắt (b): là độ dài tiếp xúc giữa vật gia công với lưỡi cắt chính của răng dao phay; đối với dao phay trụ nằm răng thẳng b=B. 0,25 0,25 0,25 0,25 Cộng (I) 7,0 II. Phần tự chọn do trường tự biên soạn. 1 2 3 Cộng (II) 3,0 Tổng cộng (I+II) 10 . do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 2 (2008 - 2011) NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA CGKL -. bày sự biến dạng của kim loại trong quá trình cắt gọt? 2,0 Đáp án * 1- Biến dạng đàn hồi: Là biến dạng khi thôi lực tác dụng thì kim loại trở về vị

Ngày đăng: 18/03/2014, 00:53

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan