đáp án đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - kế toán doanh nghiệp - mã đề thi ktdn - lt (10)

3 1.6K 10
đáp án đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - kế toán doanh nghiệp - mã đề thi ktdn - lt (10)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009– 2012) NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA KTDN - LT 10 Câu 1: (2 điểm) 1.Trình bày được khái niệm chi phí sản xuất KD và giá thành sản phẩm của DN (0,5 điểm) - Chi phí sản xuất (0,25đ) Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và những chi phí cần thiết khác doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. - Giá thành sản phẩm (0,25đ) Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và những hao phí khác có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ hoàn thành không kể các chi phí đó phát sinh tại thời điểm nào. 2.Trình bày cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh (0,5 điểm) - Chi phí vật tư trực tiếp: Là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản doanh nghiệp trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp - Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: Tiền lương, phụ cấp ăn ca cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao tài sản cố định thuộc phạm vi phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. - Chi phí bán hàng: Bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo… - Chi phí quản lý doanh nghiệp Gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp như: Tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi bảo hiểm, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh nghiệp, các khoản chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố định chung cho doanh nghiệp; các chi phí khác bằng tiền, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phí kiểm toán, chi phí tiếp đón, khánh tiết, công tác phí, các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động; các khoản chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi thưởng sáng kiến, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, chi bảo vệ môi trường. 3.Phân biệt chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp (1 điểm) - Điểm giống nhau giữa CPSX và GTSP (0,25 đ) Đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá và những hao phí khác doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất - Điểm khác nhau giữa CPSX và GTSP (0,75đ) Chi phí SX và GTSP có những điểm khác nhau cả về lượng và về chất - Chất: Giá thành là chi phí SX tính cho mỗi đối tượng đã hoàn thành, CPSX là những chi phí đã chi ra liên quan đến khối lượng SP hoàn thành và khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành. - Lượng: CPSX liên quan đến sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang và sản phẩm hỏng còn giá thành sản phẩm không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản phẩm dở dang của kỳ trước chuyển sang - Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP có thể biểu hiện qua phương trình sau CPSX SP dở dang đầu kỳ + CPSX chi ra trong kỳ = Giá thành SP trong kỳ + CPSX SP dở dang cuối kỳ Câu 2: (5 điểm) 1. Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân sử dụng năm kế hoạch (2,5 điểm) - Vốn lưu động bình quân năm báo cáo V 0bq = 135 4 2 140 120150140 2 120   trđ (0,25 điểm) - Số hàng tồn kho sản phẩm A năm kế hoạch là: 20.000 x 10% = 2.000 sp (0,25 điểm) - Giá thành SX sản phẩm A năm kế hoạch là: Z = 0,060 * 95% = 0,057 (trđ/sp) (0,25 điểm) - Giá thành sản xuất sản phẩm A tiêu thụ năm kế hoạch là: 3.000 * 0,060 + (20.000 -2000) * 0,057 = 1.206 trđ (0,25 điểm) - Chi phí bán hàng và QLDN phân bổ cho SP A là: (0,25 điểm) 1.206 * 10% = 120,6 trđ (0,25 điểm) - Giá thành toàn bộ sản phẩm A tiêu thụ là: 1.206 + 120,6 = 1.326,6 trđ (0,25 điểm) - Doanh thu thuần năm kế hoạch của sản phẩm A là: (3.000 + 20.000 -2.000) * 0,1 = 2.100 trđ (0,25 điểm) - Doanh thu thuần năm kế hoạch = 2.100 + 600 = 2.700 trđ (0,25 điểm) - Vốn lưu động bình quân năm kế hoạch là: V 1bq = 360 * 11 KM = 360 20*700.2 =150trđ (0,25 điểm) 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch qua các chỉ tiêu số vòng quay, kỳ luân chuyển vốn lưu động và số vốn tiết kiệm được so với năm báo cáo. (1 điểm) - Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo là: K 0 = 0 0 *360 M V bq = 1620 135*360 = 30 ngày; - Số vòng quay VLĐ năm báo cáo là: L 0 = 12 30 360360 0  K vòng - Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch là: K 1 = K 0 – 10 = 30-10 =20 ngày; - Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch là: L 1 =  20 360 18 vòng V tk = 360 )(* 011 KKM  = 360 )3020(*2700  = - 75 trđ 3. Xác định tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh năm kế hoạch (1,5 điểm) - Lợi nhuận trước thuế năm kế hoạch là: (2.100 – 1.326,6) + (600 – 475) = 773,4 + 125 = 898,4 trđ - Lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch là: 898,4 * (1-0,25) = 673,8 trđ - Vốn cố định đầu kỳ = 1200 – 200 = 1000 trđ - Vốn cố định cuối kỳ = (1200 + 760 – 180) – (200 + 300 – 144) = 1780 – 356 = 1.424 trđ - Vốn cố định bình quân = 212.1 2 )14241000(   trđ - Vốn kinh doanh bình quân = 1.212 + 150 = 1.362 trđ - ROA 1 = 1 VKD NI = 362.1 8,673 = 0,49 . Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009– 2012) NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA KTDN. sản xuất của doanh nghiệp - Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như:

Ngày đăng: 17/03/2014, 23:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan