Những điều kiện thanh toán quốc tế

12 1.2K 2
Những điều kiện thanh toán quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu    T rong thời hội nhập, việc mở rộng thị trường cũng như quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh nhằm khai thác tiềm lực kinh tế, cơ hội phát triển cho quốc gia & sự liên kết quốc tế về mọi mặt. Để đạt được hiệu quả tối ưu cũng như giữ vững và củng cố mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, các bên cần thông hiểu và nắm vững các điều kiện thanh toán quốc tế, bao gồm 4 điều kiện về: tiền tệ, địa điểm, thời gian và phương thức thanh toán. Đó cũng là nội dung của chương 6: Những điều kiện thanh toán quốc tế.

Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Danh sách nhóm 4  1. Nguyễn Thanh Tú. 2. Phạm Thị Như Phượng. 3. Phạm Thị Cẩm Tú. 4. Nguyễn Thị Tuyết. 5. Nguyễn Hoàng Vân. 6. Phan Thị Kim Yến. Nhóm 4 1 Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Mục lục  I. Điều kiện tiền tệ thanh toán 3 II. Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán. .3 III. Điều kiện đảm bảo hối đoái 4 IV. Điều kiện địa điểm thanh toán 6 V. Điều kiện thời gian thanh toán 6 VI. Điều kiện phương thức thanh toán 8 Nhóm 4 2 Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Lời mở đầu    rong thời hội nhập, việc mở rộng thị trường cũng như quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh nhằm khai thác tiềm lực kinh tế, cơ hội phát triển cho quốc gia & sự liên kết quốc tế về mọi mặt. Để đạt được hiệu quả tối ưu cũng như giữ vững và củng cố mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, các bên cần thông hiểu và nắm vững các điều kiện thanh toán quốc tế, bao gồm 4 điều kiện về: tiền tệ, địa điểm, thời gian và phương thức thanh toán. Đó cũng là nội dung của chương 6: Những điều kiện thanh toán quốc tế. T Nhóm 4 3 Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Chương 6 Những điều kiện thanh toán quốc tế I. Điều kiện tiền tệ thanh toán: Điều kiện tiền tệnhững điều kiện mà hai bên thoả thuận đưa ra bao gồm việc lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền thanh toán cũng như qui định cách xử lý như thế nào khi có sự biến động sức mua của các đồng tiền đó. II. Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán: $ Đồng tiền thanh toán (Account currency) là đồng tiền dùng để biểu hiện giá cả và xác định trị giá hợp đồng mua bán. Nói chung đồng tiền tính toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu cũng có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu hay đồng tiền của nước thứ ba. $ Đồng tiền thanh toán (Paying currency) là đồng tiền dùng để chi trả hợp đồng hay thanh toán nợ nần giữa hai bên. Thông thường người xuất khẩu muốn thanh toán bằng ngoại tệ mạnh hay ít ra là bằng đồng tiền tự do chuyển đổi. Trái lại, người nhập khẩu thích thanh toán bằng đồng tiền mình đang có sẵn, đặc biệt là đồng tiền của chính nước mình để có nâng cao địa vị đồng tiền của nước mình, tiết kiệm ngoại tệ và tránh rủi ro do ngoại tệ biến động. Việc lựa chọn này phụ thuộc vào: • So sánh ưu thế của hai bên • Vai trò và vị trí của đồng tiền được chọn lựa trên thị trường quốc tế • Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế. • Các thoả thuận trong các liên minh kinh tế hay thương mại. III. Điều kiện đảm bảo hối đoái: 1. Điều kiện đảm bảo ngoại hối: Ngày nay, trên thế giới thường xuyên khủng hoảng tiền tệ và thu chi quốc tế, đồng tiền các nước, kể cả các ngoại tệ mạnh như dollar Mỹ, bảng Anh, Euro hay yên Nhật cũng thường xuyên biến động. Điều này có thể gây tổn thất cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu đồng tiền dự kiến thu về xuống giá thì nhà xuất khẩu bị thiệt hại. Nếu đồng tiền dự kiến chi ra lên giá thì nhà nhập khẩu bị tổn thất. Để tránh nững tổn thất đó, trong các hiệp định thương mại giữa hai nước hoặc các hợp đồng mua bán giữa hai bên cần quy định những điều kiện đảm bảo giá trị hợp đồng khi có sự biến động sức mua tiền tệ. Với điều kiện đảm bảo ngoại hối, giá trị đồng tiền thanh toán sẽ được đảm bảo bởi một đồng tiền khác tương đối ổn định hơn thông qua tỷ giá giữa hai đồng tiền này. Trong ngoại thương, đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán có thể cùng một đồng tiền hoặc có thể là hai đồng tiền khác nhau. Do vậy, điều kiện đảm bảo ngoại hối cũng có hai cách quy định: a. Cùng loại : Trường hợp đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán cùng loại, người ta lựa chọn đồng tiền khác tương đối ổn định hơn làm căn cứ đảm bảo. VD: Cả hai đồng tiền tính toánthanh toán đều là Euro và trị giá hợp đồng là 920.000 €. Chọn USD làm đồng đảm bảo. Nhóm 4 4 Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Lúc ký hợp đồng có tỷ giá USD/EURO = 0,92. Đến lúc thanh toán, tỷ giá USD/EURO = 0,96. Trị giá hợp đồng được điều chỉnh lại như sau : 920.000 x (0,96/0,92) = 960.000 € b. Khác loại: Trường hợp đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán khác loại, người ta lựa đồng tiền nào ổn định hơn làm đồng tiền tính toán còn đồng tiền còn lại là đồng tiền thanh toán. VD: Đồng tiền tính toán là USD, đồng tiền thanh toán là EURO và trị giá hợp đồng là 128.000 USD. Đến khi thanh toán, tỷ giá USD/EURO = 0,9428 thì trị giá hợp đồng phải thanh toán là: 128.000 x 0,9428 = 102.678,4 €  Trong hai cách đảm bảo ngoại hối trên, cần chú ý tới vấn đề tỷ giá thanh toán là tỷ giá nào. Thông thường, người ta thường lấy tỷ giá trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp vào ngày hôm trước hôm trả tiền.  Trong trường hợp hai đồng tiền cùng sụt giá với một mức độ như nhau thì điều kiện đảm bảo ngoại hối mất tác dụng. 2. Điều kiện đảm bảo theo “rổ tiền tệ”: Ngày nay người ta không dựa vào bất kỳ một ngoại tệ nào mà dựa vào nhiều ngoại tệ để làm căn cứ đảm bảo hối đoái. Cách đảm bảo này gọi là đảm bảo ngoại hối theo rổ tiền tệ. Những điểm cần lưu ý khi 2 bên áp dụng cách đảm bảo này : • Thống nhất lựa chọn ngoại tệ nào đưa vào rổ tiền tệ làm đảm bảo. • Thống nhất cách xác định tỷ giá của đồng tiền thanh toán với các đồng tiền trong rổ vào thời điểm kí hợp đồng và thời điểm thanh toán để làm căn cứ điều chỉnh trị giá hợp đồng. VD: Trị giá hợp đồng là 286.000 USD. Hai bên thống nhất lựa chọn các ngoại tệ đưa vào rổ và tỷ giá tại 2 thời điểm kí hợp đồng và thanh toán cho ở bảng sau: Nhóm 4 5 Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Với những dữ liệu trên, điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ có thể thực hiện theo hai cách : Cách 1: Điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng căn cứ vào mức bình quân tỷ lệ biến động của tỷ giá giữa USD và cả rổ tiền tệ. • Mức bình quân tỷ lệ biến động : - 9,2090/4 = - 2,3023%. • Tổng trị giá hợp đồng được điều chỉnh như sau : 286.000 x 102,3023% = 292.584,58 USD Cách 2: Điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng căn cứ vào tỷ lệ biến động bình quân của tỷ giá USD so với rổ tiền tệ giữa lúc ký hợp đồng và thanh toán. • Bình quân tỷ giá lúc ký hợp đồng : 116,4327/4 = 29,1082 • Bình quân tỷ giá lúc thanh toán : 114,4536/4 = 28,6134 • Tỷ lệ biến động bình quân tỷ giá : - (28,6134/29,1082) = - 1,6999% • Tổng giá trị hợp đồng được điều chỉnh lại như sau : 286.000 x 101,6999% = 290.861,71 USD IV. Điều kiện địa điểm thanh toán: Trong thanh toán hợp đồng xuất khẩu, địa điểm thanh toán có thể lựa chọn tại nước người xuất khẩu, người nhập khẩu hoặc một nước thứ ba khác. Việc chọn địa điểm phụ thuộc vào: quan hệ giữa hai bên, các điều kiện, thoả thuận; chọn đồng tiền của nước nào thì thanh toán tại nước đó. Phía nào cũng muốn chọn nước mình là địa điểm thanh toán vì sẽ được nhiều lợi ích:  Người nhập khẩu: tránh đọng vốn, người xuất khẩu: thu tiền nhanh chóng.  Tạo điều kiện nâng cao vị thế đồng tiền quốc gia trên thị trường quốc tế.  Tạo điều kiện cho ngân hàng nước mình thu phí nghiệp vụ. V. Điều kiện thời gian thanh toán: Thời gian thanh toán đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải chịu mức lãi suất đi vay của Ngân hàng quá cao, có thể bình quân vào khoảng 12%/năm. Chính vì vậy việc thu tiền xuất khẩu càng nhanh bao nhiêu thì sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu bấy nhiêu, ngược lại, trả tiền càng chậm bao nhiêu thì càng giảm chi phí nhập khẩu bấy nhiêu. Điều kiện thời gian thanh toán trong ngoại thương có thể thỏa thuận là một trong 3 điều kiện sau: 1. Trả trước: Trả trước là hình thức mà bên nhập khẩu trả tiền một phần hay toàn bộ cho bên xuất khẩu trước khi giao nhận hàng hóa. Mục đích: Cung cấp tín dụng thương mại cho người xuất khẩu hoặc ràng buộc người nhập khẩu thực hiện hợp đồng. Nhóm 4 6 Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Thông thường trả trước có 2 kiểu: • Trả trước một thời gian kể từ ngày ký hợp đồng hoặc kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Mục đích của việc trả trước này là cung cấp tín dụng thương mại cho người xuất khẩu. Vì được nhận trước tiền nên người xuất khẩu phải giảm giá hàng, hay chiết khấu cho người nhập khẩu. Phần chiết khấu hàng hóa được xác định như sau: Số tiền ứng trước [(1+ lãi suất) thời gian ứng trước – 1)] Số lượng hàng hóa theo hợp đồng VD: Một hợp đồng xuất khẩu 2000 tấn hàng hóa trị giá 420.000 USD. Bên mua trả trước tiền hàng 3 tháng với lãi suất 4%/tháng. Bên mua được hưởng : 420.000 [( 1+ 0.04) 3 – 1] 2.000 • Trả tiền trước ngày giao hàng một thời gian. Với mục đích ràng buộc người mua thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Có 2 trường hợp sau: TH1: Người bán ký được HĐ với giá cao hơn giá thị trường. Để đề phòng người mua hủy HĐ, người bán yêu cầu ứng trước một khoản : A = Q(P – Pa) VD : Người bán đạt được một hợp đồng bán 1000 tấn vật liệu X với giá 1000 USD/tấn, giá thị trường của X là 970 USD/tấn thì người bán có thể yêu cầu người mua ứng trước A = 1000(1000 – 970) = 30000 USD. TH2: Người bán không tin tưởng vào người mua. Người bán yêu cầu ứng trước một khoản : A = B [(1 + R)]N - 1] + F Trong đó : A : Số tiền ứng trước B : Giá trị hợp đồng R : Lãi vay ngân hàng N : Thời hạn vay của người bán F : Tiền phạt 2. Trả ngay: Người mua trả tiền cho người bán ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao tiền. Có nhiều cách khác nhau về trả tiền ngay như: • Trả ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên phương tiện vận tải như: giao tại xưởng, giao cho người chuyên chở tại địa điểm quy định ở nước xuất khẩu,… Nhóm 4 7 = D Phần chiết khấu trên đơn vị hàng hóa = = 26,22 USD Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Người bán phải: - Cung cấp hàng và hóa đơn thương mại theo đúng hợp đồng mua bán. - Trả mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến thời điểm hàng hóa được giao như quy định. - Cung cấp cho người mua các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm cho hàng hóa. Người mua phải: - Trả tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán. - Chịu rủi ro và chi phí về việc xin giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu. - Nhận hàng khi hàng đã được giao như quy định. • Trả ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên phương tiện vận tải. Chỉ thích hợp với giao hàng bằng phương thức vận tải biển hoặc bằng tàu hoả, người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng đến địa điểm quy định. • Trả ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và người mua nhận được bộ chứng từ hàng hóa ( bộ chứng từ hàng hóa bao gồm có rất nhiều loại như là: chứng từ vận tải, chứng từ thanh toán, chứng từ kho hàng, chứng từ bảo hiểm,…) • Trả ngay sau khi người mua nhận xong hàng hóa tại nơi quy định.Có nhiều khái niệm nhận hàng khác nhau:  Tại địa điểm nước người bán  Tại địa điểm nước người mua sau khi hàng đã được giám định  Trên phương tiện vận tại của người mua điều đến để nhận hàng Đối với việc trả tiền ngay, 2 bên đều rủi ro như nhau. Đối với bên mua thì có thể không thanh toán, không nhận hàng Bên bán có thể không giao hàng, giao không đúng với hợp đồng 3. Trả sau: Người mua trả tiền cho người bán sau một thời gian nhất định.Việc thỏa thuận trả sau có thể bẳng nhiều cách: • Trả sau một thời gian kể từ ngày nhận được thông báo của người bán khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không lên phương tiện vận tải. • Trả sau một thời gian kể từ ngày người bán hoàn thành nghỉa vụ giao hàng lên phương tiện vận tải. • Trả sau một thời gian kể từ ngày người mua nhận được chứng từ. • Trả sau một thời gian kể từ ngày nhân xong hàng hóa. Thời gian thanh toán trong mua bán hàng hóa quốc tế ngoài 3 cách như trên, có thể chọn điều kiện thời gian thanh toán hỗn hợp, tức là có thể vận dụng một trong các cách trên hoặc vận dụng tổng hợp các cách. Nhưng tùy từng khách hàng (lâu năm/mới) mà có những cách chọn thời gian thanh toán phù hợp có lợi nhất cho công ty mình VD: đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu: yêu cầu 30% giá trị hợp đồng phải được trả tiền trước, 70 % giá trị hợp đồng còn lại sẽ thanh toán qua L/C. Thông thường người mua không muốn bị động về tài chính, nên họ không muốn ứng trước tiền khi chưa nhận hàng, đồng thời nếu chưa có khách hàng đặt mua, càng rủi ro bị tồn đọng kho. Vì vậy phải có sự hòa đồng giữa đôi bên thì hợp đồng mới thực hiện được. VII. Điều kiện phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán: là cách thức để ngừơi bán thu tiền về và người mua thức hiện chi trả. Có nhiều cách khác nhau để thực việc việc thanh toán, việc quy định điều kiện phương thức thanh toán rất quan trọng. Việc lựa chọn phương thức thanh toán tuỳ thuộc vào mục tiêu và khả năng thương lượng của 2 bên mua bán. Nhóm 4 8 Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Các phương thức thanh toán: 1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 2. Phương thức nhờ thu (Collection) 3. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits) 1 - Phương thức chuyển tiền: Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Trình tự tiến hành 1. Giao dịch thương mại 2. Viết đơn yêu cầu chuyển tiền cùng với uỷ nhiệm chi 3. Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng 4. Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi Lưu ý khi sử dụng: • Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian chuyển tiền, nhận hoa hồng & không bị ràng buộc gì cả. Thủ tục đơn giản, thời gian thanh toán nhanh chóng. • Việc giao hàng và trả tiền hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên. Vì vậy quyền lợi của người xuất khẩu khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả trả sau và ngược lại, quyền lợi của người nhập khẩu khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả trước. • Chỉ dùng phương thức này khi hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau. • Khi phát sinh mâu thuẫn quyền lợi hoặc thiếu tín nhiệm trong thương lượng, hai bên nên sử dụng phương thức thanh toán khác thích hợp hơn. 2 - Phương thức nhờ thu Khái niệm: Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu của người xuất khẩu lập ra. Các loại nhờ thu: 1. Nhờ thu hối phiếu trơn: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người nhập khẩu không qua ngân hàng. Trình tự tiến hành : 1. Giao hàng và chứng từ gửi hàng 2. Ký phát hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền 3. Uỷ thác thu đối ngoại 4. Xuất trình hối phiếu đòi tiền 5. Thanh toán 2. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu không những căn cứ vào hối phếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người nhập khẩu để nhận hàng. Trình tự tiến hành: giống như nhờ thu phiếu trơn, chỉ khác là ở khâu 1 là lập một bộ chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Nhóm 4 9 Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Trường hợp áp dụng: a) Nhờ thu hàng xuất khẩu: Người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ:  Hối phiếu  Các chứng từ gửi hàng  Giấy yêu cầu nhờ thu của người xuất khẩu b) Thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu:  Kiểm tra lệnh nhờ thu của ngân hàng nước xuất khẩu gửi đến  Kiểm tra chứng từ gửi hàng nhờ thu  Kiểm tra hối phiếu  Thực hiện điều kiện nhờ thu D/A, D/P, D/TC Lưu ý khi sử dụng: Trong phương thức nhờ thu, bên bán chủ động đòi tiền bên mua thông qua ngân hàng uỷ nhiệm thu. Để ngân hàng có thể uỷ nhiệm thu, bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng. Trong chỉ thị nêu rõ những nội dung chi tiết về: ngân hàng gửi nhờ thu, người uỷ nhiệm thu, người trả tiền, ngân hàng xuất trình chứng từ, số tiền & loại tiền nhờ thu, danh mục chứng từ, phí nhờ thu, lãi suất phải thu (nếu có), các điều khoản nhờ thu, chuyển giao chứng từ, các chỉ thị trong trừơng hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận. 3- Phương thức tín dụng chứng từ: Khái niệm: Là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Lưu ý khi sử dụng: Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán khá phức tạp đòi hỏi các bên tham gia phải am hiểu thủ tục và chuyên môn mới có thể thực hiện tốt được. Nhóm 4 10 [...]... Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế STT Thành viên Nhiệm vụ 1 Phạm Thị Như Phượng 2 Nguyễn ThanhĐiều kiện địa điểm và phương thức thanh toán 3 Phạm Thị Cẩm Tú Điều kiện thời gian thanh toán, Thực hiện bài Power point 4 Nguyễn Thị Tuyết Điều kiện tiền tệ thanh toán 5 Nguyễn Hoàng Vân Điều kiện thời gian thanh toán, Hiệu chỉnh bản Word 6 Phan Thị Kim Yến Điều kiện đảm bảo ngoại hối Điều kiện. ..Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế 1 Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng 2 Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư... hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán 6 Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ không quá 7 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu bằng văn bản, yêu cầu người nhập khẩu trả lời trong vòng 2 ngày làm việc 7 Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ và quyết định chấp nhập hay từ chối thanh toán 8 Căn cứ vào ý kiến của người nhập khẩu, Ngân . 4 IV. Điều kiện địa điểm thanh toán 6 V. Điều kiện thời gian thanh toán 6 VI. Điều kiện phương thức thanh toán 8 Nhóm 4 2 Chương 6 : Những điều kiện thanh toán. thanh toán. Đó cũng là nội dung của chương 6: Những điều kiện thanh toán quốc tế. T Nhóm 4 3 Chương 6 : Những điều kiện thanh toán quốc tế Chương 6 Những điều

Ngày đăng: 17/03/2014, 23:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan