Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương

53 1.5K 9
Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương

Đề tài: Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải DươngMỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Hoạt động bảo vệ môi trường muốn triển khai tốt cần huy động được sự tham gia của mọi người trong xã hội. Ở Việt Nam thì luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất cụ thể về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường; điều này được Đảng và Nhà Nước ta nhấn mạnh trong nhiều văn bản khác nhau. Nghị quyết 41 của Bộ Chính Trị họp tháng 11 năm 2004 cũng đã nêu rõ: “ Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên của ông cha ta”. Đối với đô thị mới như Hải Dương bên cạnh sự phát triển nhanh và mạnh mẽ đã và đang góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt của đất nước trên nhiều phương diện khác nhau thì cũng đặt ra ra cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về đô thị những khó khăn thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề thu gom, vận chuyển rác thải. Trong một thời gian dài, việc thu gom, vận chuyển rác thải ở nước ta là do các cơ quan Nhà nước đảm nhiệm. Quá trình hoạt động của các đơn vị này có một số hạn chế, đặc biệt là từ khi các khu công nghiệp được mở ra. Sự tham gia của các công ty tư nhân vào việc thu gom vận chuyển rác thải trong các khu công nghiệp đã góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm kinh phí cho Nhà Nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Với mục đích đánh giá hiệu quả của việc thu gom vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tôi đã chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương.”2.Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chung : Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội – môi trường của công tác quản lý chất thải công nghiệp đã và đang được thực hiện ở Tỉnh Hải Dương. Mục tiêu cụ thể : Thu thập số liệu, tính toán và phân tích chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội – môi trường liên quan đến việc thu gom vận chuyển rác thải của Công ty TNHH Sản xuất- Dịch vụ- Thương mại Môi Trường Xanh. Trên cơ sở của việc đánh giá sẽ góp phần giúp các cơ quan có trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải công nghiẹp có hướng đi đúng, lựa chọn phương án hiệu quả trong việc xử lý chất thải công nghiệp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Tỉnh Hải Dương. Thông qua viếc đánh giá đưa ra kiến nghị và đề suất giải pháp quản lý và xử lý chất thải công nghiệp.3.Đối tượng nghiên cứu. Việc quản lý chất thải công nghiệp phát sinh từ các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hải Dương. Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương.4. Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích. - Phương pháp thống kê, thu thập, liệt kế số liệu.- Phương pháp kế thừa so sánh.- Phương pháp tổng hợp, phân tích. - Tham khảo các tài liệu về quản lý chất thải nguy hại. 5. Bố cục của đề tài : Phần I : Phần mở đầu.Phần II: Nội dung :Chương I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆPChương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG Chương III : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG Chương IV: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNGPhần III: Kết luận.Phụ lục.Tài liệu tham khảo. CHƯƠNG ICƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢCÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆPI. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI, CHẤT THẢI RẮN, RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP.1. Chất thải1.1. Khái niệm Điều 2, Luật Bảo vệ môi trường đã quy định như sau: “ Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác”. Như vậy, chất thải được hiểu là tất cả các sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất hoặc phi vật chất không còn giá trị hoặc còn quá ít giá trị sau quá trình sản xuất hoặc phục vụ cho đời sống của con người. Khái niệm trên mới chỉ gắn liền với một quá trình công nghệ hoặc một hoạt động kinh tế cụ thể, khi có sự thay đổi về công nghệ hoặc phương thức hoạt động thì cả số lượng và chất lượng chất thải đều thay đổi hoặc lượng thải của dây chuyền này thành nguyên liệu của dây chuyền khác hứa hẹn tạo ra một chu trình sản xuất khép kín sinh ra rất ít hoặc không có chất thải cuối cùng. Đó chính là nguyện vọng và là mục đích của công nghệ ngày nay.1.2. Phân loại chất thải Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây:- Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh:+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải hoặc chất thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình.+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: gồm có chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí.- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: Theo cách phân loại này người ta chia ra chất thải dạng hữu cơ và vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy bìa….- Phân loại chất thải theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật như chất thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thảihiệu quả.1.3. Các thuộc tính của chất thải - Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định khối lượng rõ rang. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như nhiệt, bức xạ, phóng xạ… Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý học, hóa học, sinh học của chúng trong đó thuộc tính hóa học là quan trọng nhất. Ta chú ý đến các thuộc tínhbản của chất thải về mặt hóa học. - Thuộc tính tích lũy dần do các hóa chất bền và sự bảo tồn vật chất nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích lũy thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy hiểm, đó là các kim loại nặng As, Hg, Zn.- Các hóa chất có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với nhau thành các chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn, chẳng hạn nước thải chứa Cl hóa hợp với các chất hữu cơ tạo ra hợp chất chứa Cl độc gấp 100 lần ban đầu. Vì vậy người ta gọi đây là đặc điểm cộng hưởng của các chất thải nguy hiểm.- Một số chất thải rắn, lỏng và khí còn có đặc thù sinh học nên thong qua các quá trình đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác mà biến đổi thành các sản phẩm tạo các ổ dịch bệnh nhất là ở các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp.2. Chất thải rắn2.1. Khái niệm Theo Thông tư lien tịch số 1590/1997/TTLT/BKHCNMT – BXD thì “Chất thải rắn được hiểu là chất thải phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và các khu công nghiệp bao gồm: Chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương mại, dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng”. Chúng có đặc điểm chung nhất là không còn giá trị sử dụng hoặc còn rất ít giá trị sử dụng đối với con người.2.2. Nguồn thải rắn Chất thải rắn bao gồm chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải sinh hoạt.- Chất thải công nghiệp có thể có nguồn gốc khác nhau và do đó có bản chất khác nhau: chất thải của ngành khai thác mỏ, của ngành năng lượng, của nhà máy nhiệt điện, công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, của công nghiệp hóa học….- Chất thải nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là phân và nước tiểu động vật. Nếu áp dụng những biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý thì các chất thải và sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp không những không gây ô nhiễm môi trường, mà chúng còn là nguồn phân bón cho trồng trọt và nguồn năng lượng bổ sung cho các vùng nông thôn. Sự ô nhiễm đất từ nông nghiệp chủ yếu và nguy hiểm nhất từ việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ( thuốc trừ sâu và trừ cỏ).- Chất thải sinh hoạt bao gồm tất cả các loại chất thải còn lại xuất phát từ mọi khía cạnh của hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày. Trong các chất thải này có những chất hữu cơ có thể lên men, là môi trường phát triển của vi sinh vật gây bệnh. 3. Chất thải công nghiệpChất thải công nghiệp (CTCN) là phần dư của sản phẩm công nghiệp được bỏ đi. Chất thải công nghiệp được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và nguy hại.3.1. Nguồn gốcChất thải được hiểu là phần dư đa dạng theo thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các tính chất cần thiết.Sự tích lũy khối lượng đáng kể phế thải trong nhiều ngành công nghiệp là do trình độ công nghệ chế biến nguyên liệu hiện có và do không sử dụng toàn bộ nó. Việc vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn là một biện pháp tốn kém. Trong luyện kim, trạm nhiệt điện và máy tuyển than chi phí cho chúng khoảng 8-30% giá thành sản xuất sản phẩm chính. Trong khi đó, phần lớn chất thải của các ngành công nghiệp có thể sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế. Công nghiệp xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng hàng năm khai thác và tiêu thụ gần 3,5 tỉ tấn nguyên liệu, mà phần lớn có thể được thay thế bằng chất thải công nghiệp. việc tận dụng chất thải cho phép giảm chi phí 2-3 lần so với việc Sự hình thành chất thải là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào. Nguồn gốc chất thải được mô tả theo sơ đồ Khai thác Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thảiNguyên nhân cụ thể của sự phát triển chất thải rất đa dạng, nhưng ta cần lưu ý rằng có những nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng Tuyển chọnChế biếnỨng dụngSản phẩm đã dùngChất thảiNguyên liệu thôNguyên liệu tinhSản phẩm [...]... Hiện nay, Hải Dương là một trong ba tỉnh, thành phố có tốc độ thu hút đầu tư cao nhất cả nước (cùng với Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh) II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 1 Trên địa bàn tỉnh Hải Dương tính đến tháng 8/2008 có 10 khu công nghiệp Tên khu công nghiệp (KCN) Diện tích (ha) 1.KCN Nam Sách (TP .Hải Dương) 63,93 2 KCN Đại An ( TP .Hải Dương và... với phí rác thải so với mức quy định thu phí cảu chính quyền địa phương Kinh phí đầu tư cho việc thực hiện thu gom rác thải, hiệu quả của nguồn vốn đầu tư CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm... với nhà nước Nhờ có các tác nhân này mà hiệu quả của công tác thu gom rác thải đã được tăng lên rất nhiều, giảm tỷ lệ rá cần xử lý và khuyến khich người dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường Đây là một hướng đi mới mà Việt Nam cần áp dụng để có thể nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn hiện nay III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP 1 Khái quát chung... chế về quản lý chất thải nguy hại Tuy nhiên, chất thải công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác sinh hoạt do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định 3.3 Quy trình quản lý rác thải công nghiệp Quản lý rác thải bao gồm các công đoạn: thu gom, vận chuyển và xử lý rác Trong đó công việc tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải đóng một vai trò khá quan trọng Chi phí cho các công đoạn... khu công nghiệp Còn rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các công ty trong khu công nghiệp Đại An được các công ty tự ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với các công ty bên ngoài khu công nghiệp có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại như Công ty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Môi Trường Xanh 2.1 Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sản Xuất... thu gom tại trạm vận chuyển Như vậy, việc thu gom, vận chuyển tạo ra một thách thức lớn về tổ chức và gánh nặng tài chính trong hệ thống quản lý chất thải công nghiệp Hơn nữa, hiệu quả của các công đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả xử lý rác thải, vì vậy nếu làm tốt công việc này sẽ càng làm nâng cao hơn nữa công tác quản lý rác thải Hầu hết các phương pháp xử lý chất thải ở các nước đang... quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hợp lý và hiện đại Tại Singapor, rác thải được phân loại ngay tại nguồn và được thu gom bằng túi nilon Trung bình tại Singapore lượng rác thải thu gom hằng ngày khoảng 6200 tấn Các tổ chức thu c Bộ môi trường chịu trách nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư và các công ty với khối lượng khoảng 3300 tấn/ ngày ( chiếm 53% tổng số rác) Các công. .. 300 công ty) chịu trách nhiệm thu gom 2100 tấn rác/ ngày ( chiếm 34% tổng lượng rác) , chủ yếu là rác thải công nghiệp và thương mại Các công ty tư nhân này được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát của Bộ Môi Trường theo các quy định về môi trường và sưc khỏe cộng đồng Các cơ quan nhà nước, công trường, nhà máy tự thu gom 800 tấn rác/ ngày (chiếm 13% tổng lượng rác) Rác thải thu gom được vận chuyển. .. công tác thu gom vận chuyển phế thải - Tham mưu đề xuất với giám đốc về công tác giám sát việc thực hiện các quy định của công ty trong công tác vệ sinh môi trường - Tổ chức giám sát kỹ thu t, xác nhận khối lượng các hạng mục công việc của các tổ sản xuất cũng như tổ chức nghiệm thu thanh quyết toán nội bộ của công ty  Đội xe: Đội xe là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ vận chuyển phế thải. .. đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương sẽ nằm trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp Hải Dương bao gồm 1 thành phố trực thu c và 11 huyện Diện . Đề tài: Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải DươngMỤC LỤC DANH MỤC. tài: “ Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương. ”2.Mục tiêu nghiên

Ngày đăng: 06/12/2012, 17:02

Hình ảnh liên quan

Sự hình thành chất thải là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào - Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương

h.

ình thành chất thải là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan