Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

82 5.7K 42
Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá hiệu quả kinh tế

LỜI CẢM ƠN Thời gian thực tập tốt nghiệp là cơ hội giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Tôi về thực tập tại Hùng Sơn – huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang để hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hình chăn nuôi tại Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”. Trong thời gian thực hiện hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.S Bùi Thị Thanh Tâm người trực tiếp hướng dẫn tôi, cùng với các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Ngoài ra tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí cán bộ Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo Th.S Bùi Thị Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Hiệp Hòa, cán bộ Hùng Sơn cùng toàn thể các gia đình đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Do kinh nghiệp còn thiếu nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bắc Giang, tháng 8 năm 2013 Sinh viên Mẫn Xuân Thích 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi. Cả hai ngành sản xuất chính này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy và hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển [13]. Trong đó, chăn nuôi đã và đang từng bước trở thành một ngành sản xuất hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp và cũng là ngành mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Những năm gần đây đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, bên cạnh thịt lợn, cá và thịt bò thì nhu cầu về thịt gà, trứng ngày càng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến việc cần thiết phải tăng cường nguồn cung đạt các yêu cầu đó. Chăn nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế. Chăn nuôi có chu kỳ sản xuất ngắn, thời gian quay vòng vốn nhanh (đối với thịt), cho thu nhập đều đặn thường xuyên (đối với đẻ), không tốn nhiều diện tích và dễ dàng đầu tư, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi có thể tiến hành đơn giản, nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Xã Hùng Sơn thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là một trong những có truyền thống về thâm canh lúa nước và chăn nuôi, điều kiện tự nhiên hội cũng rất thuận lợi và phù hợp cho việc chăn nuôi gà. Tuy nhiên, chăn nuôi hiện nay còn mang tính tự phát, tự cung tự cấp, mạnh ai lấy làm, chăn nuôi theo phương thức lấy công làm lãi, tận dụng lao động trong gia đình những lúc nhàn rỗi… nên hiệu quả kinh tế nhìn chung chưa cao. Vậy, thực trạng hình chăn nuôi ra sao? Hiệu quả đạt ở mức nào? Tại sao có thực trạng đó? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở địa phương trong thời gian tới? Xuất phát từ những yếu tố đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu kinh tế hình chăn nuôi tại Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế hình chăn nuôi gà, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hình chăn nuôi của Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà của các hộ nông dân. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế. - Điều kiện tự nhiên – kinh tế hội Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Thực trạng chăn nuôi của Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Thực trạng hình chăn nuôi của các hộ điều tra trên địa bàn Hùng Sơn. - Đánh giá hiệu quả kinh tế hình chăn nuôi của các hộ điều tra trên địa bàn xã. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quảhiệu quả trong chăn nuôi của các hộ nông dân. - Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi của các hộ nông dân trân địa bàn trong những năm tới. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp sinh viên củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng đã học về chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, công tác khuyến nông và những môn học đã được học trong chương trình đào tạo của trường. - Giúp sinh viên nắm được các phương pháp học, phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn sản xuất. - Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên có điều kiện học hỏi, củng cố kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân sau khi ra trường sẽ thực hiện tốt công việc đúng với chuyên ngành của mình. 3 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Qua đề tài giúp cho người nông dân hiểu biết thêm những lợi ích kinh tế và lợi ích khác mà hình chăn nuôi mang lại nhằm nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong huyện Hiệp Hòa nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. - Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư đưa ra những kết luận mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển, mở rộng mô hình trên địa bàn nghiên cứu cũng như khu vực nông thôn khác mà lúa là cây trồng chính. - Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở dữ liệu sau này phục vụ cho những hộ nông dân tham khảo, tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư chăn nuôi hay để mở rộng diện tích chăn nuôi của gia đình mình, cũng như để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với điều kiện của địa phương, kinh tế gia đình và nhu cầu thị trường. 4. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, kết luận và kiến nghị thì bố cụ khóa luận bao gồm 4 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Các giải pháp 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Nội dung và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất. Nó được xác định bằng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế quyết định lợi ích của người sản xuất, của doanh nghiệp và của Nhà nước. Trong sản xuất, từ kết quả thu được, trước tiên người ta phải khấu trừ đi chi phí bỏ ra. Sản xuất có hiệu quả thì phần dư đó càng lớn. Phần dư ra của kết quả sản xuất chính là lợi ích của người sản xuất, doanh ngiệp và Nhà nước. Hiệu quả kinh tế được nâng cao thì người sản xuất càng thu được nhiều lợi nhuận, người tiêu dùng sẽ được cung cấp hàng hóa dịch vụ với giá rẻ hơn và chất lượng hàng hóa cao hơn. Như vậy, hiệu quả kinh tế là vấn đề mà cả người sản xuất, người tiêu dùng và cả xã hội quan tâm. Vấn đề là cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, đây là vấn đề phức tạp và còn có nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là đáp ứng nhu cầu hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá cũng khác nhau. Mặt khác, tùy theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng, thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất…Hơn nữa, nhu cầu cũng gồm nhiều loại, nhu cầu có khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước 5 muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay [6]. Đối với toàn hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của hội bằng của cải vật chất sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra. Theo Farrel (1957), HQKT đạt được khi đạt đồng thời hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ [17]. HQKT (EE) = Hiệu quả kỹ thuật (TE) * Hiệu quả phân bổ (AE) Như vậy, hiệu quả kinh tế bao gồm hai bộ phận TE và AE, hiệu quả kỹ thuật phản ánh số sản phẩm đầu ra thu thêm trên một đơn vị đầu vào nào đó, hiệu quả phân bổ phản ánh việc kết hợp các đầu vào theo một tỷ lệ tối ưu. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm, do đó HQKT đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là tối đa. Vì đó là yếu tố thời gian, hiệu quả tài chính, hội môi trường được tính toán trong hiệu quả kinh tế. Bộ phận hiệu quả kỹ thuật (TE) được định nghĩa là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp các yếu tố đầu vào và công nghệ cho trước. Theo định nghĩa chính thức của Koopman (1951): “Một nhà sản xuất được coi là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào”. Việc nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt là với các nước chậm phát triển, các nước nghèo có thể nâng cao sản xuất, sản lượng bằng cách áp dụng những tiến bộ khoa hcoj kỹ thuật của các nước tiên tiến mà không cần đầu tư thêm các nguồn lực khác. Bộ phận hiệu quả phân bổ (AE) là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sản 6 phẩm biên của hai yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng – còn gọi là hiệu quả giá. Hiệu quả phân bổ chỉ tiêu hiệu quả, hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đều vào được tính để phản ánh giá trị sản xuất thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị sản phẩm biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu qủa kinh tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau trên các khía cạnh khác nhau như: Hiệu quả kinh tế theo quan điểm kinh tế vi mô, kinh tế học sản xuất, hiệu quả kinh tế theo quan điểm triết học Mác xít, hiệu quả kinh tế theo quan điểm của những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước… Hiệu quả kinh tế được xác định bằng việc so sánh giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra [12]. Quan điểm này chưa thật sự toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu quan trọng không những cho chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư và nên đầu tư bao nhiêu, đầu tư đến mức độ nào. Trên phương diện này thì quan niệm trên về HQKT là chưa đủ. Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong cách tính HQKT như trên là chưa hoàn toàn chính xác. Thứ ba, HQKT chỉ bao trùm phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn các yếu tố khác nữa. Còn những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá nhưng nó là những con số không nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này [12]. 7 Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - hội. Ở nước ta, hiệu quả kinh tế không chỉ đơn thuần là thu lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với yêu cầu của hội và đáp ứng được đường lối chính sách phát triển kinh tế - hội của Đảng và Nhà nước. Đảng ta khẳng định rõ: “Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển” [10]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Nền kinh tế đa thành phần nước ta (gồm thành phần kinh tế Nhà nước, thành phần kinh tế hợp tác, thành phần kinh tế cá thể, dân chủ) hoạt động theo định hướng hội chủ nghĩa”. Điều này cho phép và khuýen khích các doanh nghiệp, các hộ gia đình ở mọi thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất. Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất cũng như các mục tiêu của mọi thành phần kinh tế là khác nhau nên tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế cũng hết sức đa dạng [11]. Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả kinh tế phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt thời gian và không gian trong mối liên hệ giữa hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân với hiệu quả của từng bộ phận của các đơn vị, xí nghiệp hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả hội và có quan hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất không tách rời nhau. Gắn chặt hiệu quả của các đơn vị kinh tế với hiệu quả toàn hội là đặc trưng riêng thể hiện tính ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa [9]. Với đề tài nghiên cứu này tôi xác định hiệu quả kinh tế tring chăn nuôi của các hộ bằng việc so sánh giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Hai phạm trù được quan tâm sẽ là thu và chi, bỏ qua một số phần thu lợi và một số khoản chi phí khó lượng hoá. 8 Điều này không làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì nó phù hợp với đặc thù sản xuất của nông hộ. 1.1.1.2. Phương pháp chung xác định hiệu quả kinh tế Khi xác định hiệu quả kinh tế, ta so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, khi tính toán cụ thể thì có nhiều công thức khác nhau tuỳ theo cách so sánh cũng như quan niệm về kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra. Có 4 công thức tổng quát để xác định hiệu quả kinh tế [12]. Công thức 1: H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả Q là kết quả thu được C là chi phí bỏ ra Đây là công thức chủ yếu để xác định hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, công thức này cho biết mức độ hiệu quả nhưng không cho biết quy hiệu quả. Nếu hiệu quả kinh tế rất cao nhưng chỉ ở mức đầu tư rất nhỏ thì quá trình sản xuất kinh doanh cũng ít có ý nghĩa. Công thức 2: H = Q - C Trong đó: H là hiệu quả Q là kết quả thu được C là chi phí bỏ ra Công thức này cho biết quy hiệu quả mà không cho biết mức độ hiệu quả, không cho biết kết quả thu được trên một đồng chi phí. Công thức 3: H = ▲Q/▲C Trong đó: H là hiệu quả ▲Q là kết quả thu thêm được ▲C là chi phí bỏ thêm ra Hệ thống naỳy sử dụng để nghiên cứu tính toán trong việc đầu tư theo chiều sâu, trong nông nghiệp thì nghiên cứu trong các hoạt động tham canh các loại cây trồng. Nó xác định được lượng kết quả tăng thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác khi ta tăng thêm một đồng chi phí thì sẽ tạo ra thêm được bao nhiêu đồng lợi 9 nhuận, hoặc để tăng thêm một đơn vị đầu ra thì phải đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Công thức này cũng như công thức thứ nhất đó là không cho biết được quy mô của hiệu quả là bao nhiêu. Công thức 4: H = ▲Q - ▲C Trong đó: H là hiệu quả ▲Q là kết quả thu thêm được ▲C là chi phí bỏ thêm ra Công thức này không xác định lượng kết quả tăng thêm khi tăng thêm một đồng chi phí mà cho biết lượng kết quả thu thêm được khi bỏ thêm một lượng chi phí nào đó. Cũng như công thức 2, chỉ xác định được quy hiệu quả mà không biết mức độ hiệu quả. 1.1.2. Những vấn đề chung về hình Thực tiễn hoạt động của đời sống kinh tế - hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu thế riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. hình là một trong các phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Theo các cách tiếp cận khác nhau thi hình có những quan niệm, nội dung và cách hiểu riêng. Khi tiếp cận vật lý học thì hình là vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi hình là sự phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật thể để trình bày và nghiên cứu. Khi hình hoá đối tượng nghiên cứu thì hình sẽ được trình bày đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp chúng ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu. hình cũng được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu và cũng là kiểu mẫu về một hệ thống các mối quann hệ hay tình trạng kinh tế. Như vậy, hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó là tuỳ thuộc góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để phỏng đối tượng nghiên cứu. 10 [...]... dung nghiên cứu - Sơ lược về điều kiện tự nhiên – kinh tế hội của Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang - Điều tra về thực trạng chăn nuôi của Hùng Sơn giai đoạn 2010 – 2012 - Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân chăn nuôi - Đề xuất một số giải pháp giúp các hộ nông dân nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời... đình chăn nuôi theo phương thức này Chăn nuôi bán công nghiệp là phương thức chăn nuôi tương đối tiên tiến, nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên với hệ thống máng ăn uống bán tự động Giống chăn nuôi thường là các giống kiêm dụng như Lương Phượng, Kabir…và chủ yếu là dùng thức ăn công nghiệp và là hình thức chăn nuôi hàng hóa, quy đàn khoảng 1.000 con, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi. .. được các câu hỏi: - Việc tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất của các hộ nông dân như thế nào (khai thác và sử dụng vốn, sử dụng lao động, sử dụng đất đai…)? - Thực trạng hoạt động sản xuất (có bao nhiêu hộ tham gia hình chăn nuôi gà, loại gia cầm, số lượng…)? - hình chăn nuôi theo quy đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Quy nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất? - Những thuận lợi, khó... các báo cáo tình hình chăn nuôi gia cầm tại để thuận lợi cho việc thu thập số liệu và phản ánh đúng cơ cấu về quy chăn nuôi của Bảng 2.1 Phân tổ điều tra theo quy Thôn Số hộ Quy I Quy II Quy 3 Tân Sơn 20 8 7 5 Hòa Tiến 20 10 8 2 Trung Thành 20 9 8 3 Tổng 60 27 23 10 Dựa vào số liệu đã thu thập tiến hành tổng hợp và phân tích, đánh giá về hiệu quả từ việc chăn nuôi và phương hướng... 366.282 296.000 285.349 244.280 1.2.2 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam 1.2.2.1 Biến động về tổng đàn nuôi cả nước Chăn nuôi nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta, góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Chăn nuôi gia cầm tuy gặp nhiều khó khăn, biến... trạng sử dụng đất đai Hùng Sơn năm 2012 32 3.1.2 Điều kiện kinh tế - hội Hùng Sơn 3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động Hùng Sơn Yếu tố quyết định cho sự tồn tại của hội và là động lực của sự phát triển kinh tế hội của một quốc gia, một vùng, một địa phương, một gia đình là con người, bởi vậy con người tồn tại có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế hội Lực lượng lao động... Các hộ nông dân tham gia hình chăn nuôi trên địa bàn Hùng Sơn 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19 - Phạm vi về không gian: Các thôn có hộ nông dân tham gia hình chăn nuôi tại Hùng Sơn - Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 6/2013 đến tháng 10/2013 Số liệu nghiên cứu là số liệu của 3 năm 2010 – 2012 - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Hùng Sơn 2.1.3 Nội dung... - Tên - Tuổi, giới tính - Dân tộc, tôn giáo - Thôn, xã, huyện, tỉnh - Nghề nghiệp - Trình độ văn hóa, chuyên môn - Số nhân khẩu, lao động chính… 2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh yếu tố sản xuất - Diện tích nuôi theo quy của các hộ nông dân - Bình quân số lứa nuôi của các hộ nông dân theo quy nuôi - Bình quân số nuôi trong 1 lứa 23 - Chi phí cho chăn nuôi (chuồng trại, lưới quây, máng ăn, giống,... tiêu chí thể hiện hiệu quả Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng nhiều phương pháp đánh giá và chỉ tiêu khác nhau, trong phương pháp thường dùng là: - Hiệu quả theo chi phí trung gian: + Tỷ suất giá trị theo chi phí trung gian: GO/IC + Tỷ suất của giá trị tăng theo chi phí trung gian (T VA): Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng... Hòa, tỉnh Bắc Giang có đường tỉnh lộ 296 và đường quân sự chạy qua đi sang các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội tạo điều kiện cho giao lưu hàng hóa, giao thông đi lại tương đối thuận lợi Phía Bắc giáp Thái Sơn và Hòa Sơn; Phía Đông giáp Thường Thắng và Đức Thắng; Phía Nam giáp Mai Trung; Phía Tây giáp Quang Minh Tổng diện tích đất tự nhiên Hùng Sơn là 438,4ha, cách trung tâm UBND huyện Hiệp Hòa . hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả mô hình chăn nuôi gà của xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, . tài: Đánh giá hiệu kinh tế mô hình chăn nuôi gà tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang . 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu

Ngày đăng: 17/03/2014, 22:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan