CHẤT TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH

107 1K 13
CHẤT TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS Nguyễn Văn Long, người thầy đã nhiệt tình, tận tâm trong quá trình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phòng sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn.!. Hà Nội, tháng 10 năm 2013 Tác giả luận văn Hoàng Thị Nhiệm MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là từ cao trào Đổi mới 1986 đến nay đã có sự biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện góp phần làm nên diện mạo của một giai đoạn văn học mới. Trong dòng mạch đó, mỗi nhà tiểu thuyết lại lựa chọn cho mình một lối đi riêng. Có người tìm đến những cách tân mang dấu ấn hậu hiện đại khiến người đọc sững sờ với những cuộc chơi kết cấu, chơi nhân vật đầy ấn tượng, người khác lại tìm về để làm mới cái khung truyền thống với quan niệm “mới về tư tưởng quan trọng hơn”… Nhưng tất cả đều hướng tới sự kiếm tìm những giá trị văn chương khác lạ để đưa nền văn học nước nhà tiến lên một tầm cao mới. Công cuộc đổi mới văn chương ấy đã và đang tiếp tục diễn ra với sự tiếp nối của nhiều thế hệ nhà văn từ những người đóng vai trò tiên phong, mở đường như Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Khải đến những người từng gây sóng gió văn đàn như Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp… và một lớp nhà văn đương đại vẫn đang mở cho mình những lối đi riêng để khẳng định bản thân với khao khát vượt qua những gì người đi trước đã tạo dựng như Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Võ Thị Hảo, Đặng Thân… Trong các gương mặt văn xuôi này, Nguyễn Xuân Khánh nổi bật lên như một hiện tượng đặc biệt của thập niên đầu thế kỉ XXI. Đặc biệt không chỉ ở chỗ ông là nhà văn cao tuổi nhất nhận được nhiều giải thưởng nhất của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội cho ba cuốn tiểu thuyết được xuất bản từ năm 2000 đến 2011 là Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa mà còn ở chỗ tác phẩm của ông đã thu hút được sự chú ý khá lớn từ phía người đọc (tới năm 2012, số lần tái bản của Hồ Quý Ly là mười, Mẫu Thượng ngàn là sáu, còn Đội gạo lên chùa mới xuất hiện vào 2011 đã in lại đến lần thứ tư dù rằng mỗi cuốn đều dày tới hơn tám trăm trang sách thiết tưởng dễ gây ngại ngần với những độc giả thời hiện đại). Cái tạo nên sức hấp dẫn riêng của Nguyễn Xuân Khánh trong đời sống văn học đương đại không chỉ thể hiện ở những thành tích ấy mà quan trọng hơn là ở bút lực dồi dào của một nhà văn từng trải bao thăng trầm của đời và nghề. Với ba tiểu thuyết nói 1 trên, Nguyễn Xuân Khánh xứng đáng là một trong những gương mặt nổi bật nhất của văn xuôi Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu những nét đặc sắc trong nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã, đang và sẽ còn thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả và giới nghiên cứu, phê bình văn học. 1.2. Một trong những thành công đặc sắc nhất làm nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là sự “mới về tư tưởng” mà chất triết luận là một yếu tố khá nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Cái sức hút không đến từ một hình thức nghệ thuật tân kì mà đến từ nội dung tư tưởng mới mẻ được thể hiện ở sự luận giải, gửi gắm những triết lý về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, con người theo cách riêng của nhà văn. 1.3. Việc nghiên cứu chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh sẽ giúp người đọc thấy được sự gia nhập của nhà văn vào một khuynh hướng phát triển khá mạnh của văn xuôi Việt Nam sau 1975 - khuynh hướng triết luận – một xu hướng phù hợp với yêu cầu của xã hội đương đại với nhiều vấn đề cấp thiết cần được nhìn nhận thấu đáo và đề xuất cách giải quyết hợp lý. Nhưng khuynh hướng văn học này quả thực là một thách thức không nhỏ đối với người cầm bút bởi triết luận thế nào cho sâu sắc, sử dụng các phương thức nghệ thuật nào để tác phẩm vẫn giàu chất văn chương chứ không sa vào sự luận giải khô khan không phải là dễ dàng. Nó đòi hỏi ở nhà văn một sự “thông thái”, một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng – những yếu tố cơ bản của một nhà văn lớn. Nhận thấy, việc tìm hiểu chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là một hướng tìm tòi có triển vọng hứa hẹn đem đến nhiều khám phá thú vị về chiều sâu tư duy tiểu thuyết của nhà văn - cái mạch ngầm chi phối cách kết cấu tác phẩm, cách tổ chức, sắp xếp các sự kiện, cách lựa chọn và xây dựng nhân vật, giọng điệu tác phẩm nên người viết mạnh dạn lựa chọn đây là nội dung nghiên cứu của đề tài. 2 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Khuynh hướng triết luận trong văn học Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ trong văn xuôi từ thời kì đổi mới đến nay. Do đó, tìm hiểu về chất triết luận trong các tác phẩm văn chương đã trở thành một hướng tìm tòi, nghiên cứu của nhiều bài viết và công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau. Cuốn khảo cứu Triết lý văn hóa và triết luận văn chương của Hoàng Ngọc Hiến có thể coi như sự tìm hiểu một cách khái quát về mối quan hệ song hành giữa văn học và triết học. Còn các luận văn như Triết luận trong truyện ngắn Nguyễn Khải (Nguyễn Thị Huấn – Luận văn thạc sĩ Ngữ văn – ĐHSPHN 2002), Yếu tố triết luận trong thơ Nguyễn Duy (Lê Trâm Anh - Luận văn thạc sĩ Ngữ văn – ĐHSPHN 2007), Chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo (Hoàng Thị Thu Hương - Luận văn thạc sĩ Ngữ văn – ĐHSPHN 2009), Từ cảm hứng triết luận – tôn giáo đến thế giới nhân vật trong Đội gạo lên chùa (Nguyễn Thị Mai Hương – Luận văn thạc sĩ Ngữ văn – ĐHSPHN 2012) chính là những công trình mà người viết đã đi sâu tìm hiểu sự thể hiện của chất triết luận trong sáng tác của các tác giả cụ thể để làm rõ những tư tưởng mới mẻ của những nghệ sĩ ngôn từ trong việc khái quát các vấn đề của cuộc sống. Luận văn Chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh của chúng tôi chính là sự tiếp nối mạch nghiên cứu nhiều triển vọng nói trên. 2.2. Ba tiểu thuyết ra đời kế tiếp nhau Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh là đề tài bàn luận và tìm hiểu sôi nổi của truyền thông và giới phê bình chuyên sâu trong hơn mười năm nay. Đặc biệt là vào ngày 15/10/2012, nhân dịp nhà văn bước sang tuổi 80, Viện Văn học phối hợp với Nhà xuất bản Phụ nữ đã tổ chức cuộc hội thảo: “Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh”. Cũng nhân dịp này, cuốn sách tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu có uy tín mang tên Lịch sử và văn hóa – Cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh đã được xuất bản nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu của độc giả về ba tiểu thuyết của nhà văn cao niên này. Bên cạnh đó, tiểu thuyết của ông cũng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên ở các trường đại học trong cả nước. 3 Điểm thống nhất trong các bài viết, các đề tài nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đó là việc chỉ ra nội dung xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là sự suy tư về tinh thần dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc trong những thời điểm nhạy cảm của lịch sử, từ đó gợi ra những suy nghĩ thiết thực với cuộc sống đương đại. Các nhà nghiên cứu đã thể hiện sự tiếp cận đa chiều với tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Có hướng tiếp cận thiên về tìm hiểu những đặc điểm hình thức nghệ thuật như kết cấu, cốt truyện, sự đổi mới trong nguyên tắc trần thuật… Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong bài viết Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ phương diện kết cấu thể loại đã chỉ ra “hợp xướng nhiều bè”, “hòa âm lịch sử và tâm lí” là những đặc điểm kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Còn Thái Phan Vàng Anh khi tìm hiểu Tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định “Nguyễn Xuân Khánh đã làm giàu tính đối thoại của tiểu thuyết, khẳng định sức sống của tiểu thuyết lịch sử cùng những câu chuyện của quá khứ cho đến nay vẫn chưa hề kết thúc”[11;86]. Hay luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hải Vân lại tập trung vào vấn đề Cốt truyện trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh theo quan điểm của Tomasevski đã nhận thấy tính chất “nhiều tầng bậc, đa cấp độ” là đặc điểm cơ bản của nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong Mẫu Thượng ngàn… Có hướng ghi nhận các tác phẩm của nhà văn từ nỗ lực làm mới thể loại tiểu thuyết lịch sử như Trung Trung Đỉnh ngay khi Hồ Quý Ly mới được công bố đã khẳng định chắc chắn rằng đó là “một giải pháp mới cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà” [12], còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình và Đỗ Hải Ninh lại thống nhất ý kiến coi Nguyễn Xuân Khánh là “người tự do trên sân chơi tiểu thuyết lịch sử”[11;410] , “Trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn, cách xử lí lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh khá tự do và đầy tính chủ quan”[11;91]… Có người lại đứng từ góc nhìn văn hóa để nhận ra vẻ đẹp, giá trị văn chương Nguyễn Xuân Khánh. Bài viết của Trần Thị An Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn đã chỉ ra những yếu tố tín ngưỡng dân gian trong tác phẩm như tục thờ cúng bách thần và vật linh, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ Mẫu, đồng thời cắt nghĩa các yếu tố đó như những “nội lực cố kết cộng đồng”, “phản lực tự vệ của một dân tộc” hay “vô thức 4 cộng đồng cần khai phóng”, để từ đó đi đến nhận định “Tìm hằng số văn hóa người Việt trong tín ngưỡng dân gian ở văn hóa làng và liên làng, Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự tìm cho mình một lối nẻo mới. Nếu Hồ Quý Ly là việc nhìn nhận vai trò của cá nhân với lịch sử thì Mẫu Thượng ngàn nhìn nhận vai trò của cộng đồng như một nền tảng mà từ đó, cá nhân mới có cơ hội để bứt phá. Nhưng cộng đồng, với sự đồng thuận và mù quáng đặc trưng của tâm lí đám đông, lại dựa vào tín ngưỡng dân gian với tất cả sức mạnh và sức ỳ của nó, với tác dụng cố kết cộng đồng cũng như tác hại cản trở đối với sự phát triển của nó, quả là có nhiều giới hạn. Nhận diện để khai phóng nguồn sức mạnh đó là một vấn đề quan thiết cho vận mệnh dân tộc hôm nay”[11;353]. Ngoài ra, có những nhà nghiên cứu khác đi sâu tìm hiểu một hoặc một vài yếu tố văn hóa nổi bật trong các tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh như các bài viết Mẫu Thượng ngàn – Con đường tìm về cội nguồn văn hóa và sức sống dân tộc (Nguyễn Văn Long – Lê Thị Thủy), Tiểu thuyết như một tham khảo Phật giáo, Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn hóa (Mai Anh Tuấn), Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, sự đan bện giữa lịch sử và văn hóa – phong tục (Phạm Hoài Nam), Đội gạo lên chùa – một cách hiểu về Phật tính (Nguyễn Thị Bình) hay Đội gạo lên chùa – Sự đối đầu giữa các giá trị văn hóa (Phan Trọng Hoàng Linh), đi sâu hơn cả là luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn hóa (ĐHSPHN, 2012) của Tống Thị Hạnh Chi… Dù tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã trở thành trọng tâm nghiên cứu của nhiều bài viết, luận văn song hầu như chưa có bài viết nào chọn chất triết luận làm nội dung chủ đạo mà mới chỉ dừng lại ở sự gợi mở ý hướng tìm tòi sâu sắc hơn cho những nghiên cứu về sau. Chẳng hạn, trong bài viết Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cho rằng “cái nhân lõi thu hút người đọc chính là cách lý giải lịch sử của nhà văn” [11;21], còn Đỗ Hải Ninh trong Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nói rõ hơn “bức tranh lịch sử không mang giá trị tự thân, nghĩa là không nhằm tái hiện chân thực thời đại lịch sử. Nguyễn Xuân Khánh chỉ mượn nó làm phương tiện để chuyển tải kinh nghiệm, suy ngẫm và triết lý của mình”[11;91], 5 Đoàn Ánh Dương nhận định “Nhà văn đã từ chối lối tự sự đã bị trượt nghĩa và rỗng nghĩa của những diễn giải lịch sử chính thức/ chính thống để tìm đến hình thức diễn ngôn khác nhằm tạo nên những diễn giải lịch sử của riêng mình, qua đó, trình bày các kiến giải về dân tộc và tương lai của dân tộc” [11;100], Mai Anh Tuấn cho rằng “Chính trong sự vạm vỡ dung lượng chữ nghĩa, nhà văn đã có thể tiến hành đại nghị, triết luận về các khát khao ẩn ngầm của thời đại” [11;210]… Trực tiếp đi theo hướng nghiên cứu này là luận văn thạc sĩ Từ cảm hứng triết luận – tôn giáo đến thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (ĐHSPHN, 2012) của Nguyễn Thị Mai Hương. Ở luận văn này, người viết đã đi sâu tìm hiểu cảm hứng triết luận về tôn giáo, cụ thể là Phật giáo trên hai phương diện “Phật giáo là một lối sống” và “Phật giáo như một giáo lý” để chỉ ra bài học sâu sắc cho con người trong cuộc sống hiện đại là bài học về lối sống Phật giáo “lối sống từ bi, độ lượng, không sân hận, chấp trước để từ đó đạt được cái Tâm tốt đẹp, tránh được cái Nghiệp xấu của cuộc đời” [19;40]. Tuy nhiên, triết luận về tôn giáo (Phật giáo) cũng mới là một trong số những nội dung triết luậntiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh thể hiện; bên cạnh đó, tác giả còn quan tâm triết luận về lịch sử, về dân tộc, về con người, về cả những tôn giáo khác như Nho giáo, Đạo giáo, Đạo Mẫu và Thiên Chúa giáo. Điểm qua vài nét khái quát về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi thấy rằng vấn đề triết luận trong tiểu thuyết của nhà văn đã ít nhiều thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có một công trình nào mà người viết xem chất triết luận trong cả ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa là đối tượng nghiên cứu chính để tìm hiểu một cách toàn diện, thấu đáo, có hệ thống xuyên suốt. Chúng tôi xem những ý kiến của người đi trước là những gợi mở quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự biểu hiện của chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trên cả hai phương diện nội dung và phương thức biểu đạt là trọng tâm nghiên cứu của đề tài. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào ba tiểu thuyết xuất bản từ năm 2000 đến nay của Nguyễn Xuân Khánh là Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê được chúng tôi sử dụng để thống kê các câu văn, câu thoại mang nội dung triết lí, chiêm nghiệm trong ba tiểu thuyết. - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học, so sánh văn học: Chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại để làm nổi bật tư tưởng triết luận của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thể hiện qua ba tác phẩm; sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật tư tưởng riêng thể hiện qua mỗi tác phẩm của nhà văn, mặt khác so sánh với tư tưởng của một số nhà văn khác để thấy được nét riêng trong quan niệm của Nguyễn Xuân Khánh. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Để làm rõ chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi đã vận dụng kết hợp phương pháp tiếp cận liên ngành, kết hợp văn học với triết học, văn hóa học… 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra những nét đặc sắc trong tư tưởng nhà văn Nguyễn Xuân Khánh khi luận giải những vấn đề về lịch sử, dân tộc, tôn giáo và con người trong ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa để từ đó khẳng định được sự sâu sắc, nhạy bén trong tư tưởng - nghệ thuật của ông. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Chỉ ra được những tiền đề hình thành chất triết luận trong tư duy tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh; Nhận diện và phân tích những nội dung triết luận cơ bản trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và những phương thức nghệ thuật tác giả sử dụng để làm rõ nội dung triết luận đó; So sánh với chất triết luận trong một số tác phẩm của một số nhà văn khác để thấy được nét đặc sắc riêng có trong việc thể hiện tính chất này trong sáng tác của nhà văn. 7 5. Đóng góp của luận văn: Với mục đích tìm hiểu sự biểu hiện của chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, luận văn đã hệ thống hóa và phân tích các nội dung triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trên các bình diện dân tộc, lịch sử, văn hóa, con người. Đồng thời chỉ ra những phương thức nghệ thuật biểu đạt chất triết luận từ sự lựa chọn kết cấu tiểu thuyết, xây dựng nhân vật đến đặc điểm của ngôn ngữ và giọng điệu triết luận trong các tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa. Từ đó, chúng tôi đã cố gắng làm rõ giá trị của tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh và những đóng góp của nhà văn trong đời sống văn học của dân tộc những thập niên đầu thế kỉ XXI, nhất là trên lĩnh vực tiểu thuyết. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương chính: Chương 1: Sơ lược về khuynh hướng triết luận trong văn học Việt Nam sau 1975 và những tiền đề của chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Chương 2: Những nội dung triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Chương 3: Những phương thức biểu đạt chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh 8 [...]... HƯỚNG TRIẾT LUẬN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CHẤT TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH 1.1 Sơ lược về khuynh hướng triết luận trong văn học Việt Nam sau 1975 1.1.1 Triết luận trong văn chương Xưa nay, văn học và triết học vốn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Thời trung đại, “văn – sử - triết , “văn – triết bất phân là một hiện tượng đặc thù mà bản chất là... tự, triết luận là một từ ghép được hợp lại bởi hai thành tố triếtluận Triết là những gì liên quan đến triết học, triếtLuận là bàn luận, lí giải, tranh biện Như vậy, triết luận là bàn luận, lí giải để đi đến kết quả là sự chiêm nghiệm về những vấn đề phổ quát của cuộc sống Từ đó, có thể hiểu, triết luận trong văn chương là khái niệm để chỉ khía cạnh triết học tiềm ẩn và hiện diện trong. .. tỉnh của ý thức cá nhân và ảnh hưởng của khuynh hướng triết luận trong văn học từ sau 1975 đến nay kết hợp với tài năng, vốn sống, vốn tri thức, văn hóa là những yếu tố căn bản hình thành chất triết luận trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh Không trội về những cách tân trên phương diện hình thức, nhưng ba tiểu thuyết gần đây của Nguyễn Xuân Khánh vẫn thu hút sự chú ý của người đọc bởi sự hấp dẫn... trang viết rất trong sáng, tinh tế, nhạy cảm, tưởng rất hồn nhiên của Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần cũng chứa đựng những ý vị triết lí bàng bạc, nhiều khi khá sâu sắc về con người, về nhân sinh 1.2 Những tiền đề của chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Việc đưa yếu tố triết luận vào trong sáng tác văn chương không hề là vấn đề đơn giản, nó đòi hỏi trước tiên nhà văn... bản là “chủ đề triết luận (nội dung) và “hình thức triết luận (nghệ thuật biểu hiện chất triết luận) Triết luận trong văn chương chính là sự hòa quyện của tư tưởng triết học trong hình thức và nội dung của tác phẩm văn chương; là sự giao thoa giữa lối tư duy thiên về lí trí, trừu tượng của triết học và lối tư duy thiên về cảm xúc, hình tượng của loại hình nghệ thuật ngôn từ Triết luận nảy sinh từ... của Nguyễn Xuân Khánh trong những sáng tác từ năm 2000 trở lại đây Nhưng viết về lịch sử như thế nào để có thể gửi gắm được những tư tưởng riêng, đề xuất những ý tưởng mới mẻ thực sự là nỗi trăn trở của nhà văn Muốn thấy được tư tưởng riêng ấy ta cần phải biết quan điểm của nhà văn về việc xử lí chất liệu lịch sử trong tiểu thuyết 2.1.1.1 Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. .. ngày hôm nay” [34,55] 2.1.1.2 Cách luận giải lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh * Số phận dân tộc trong những cơn bão táp của lịch sử Sự lựa chọn thời điểm lịch sử tạo bối cảnh cho tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh rất đặc biệt, ở một mức độ nào đó có thể nói là độc và lạ Những giai đoạn lịch sử được mô tả trong cả ba cuốn tiểu thuyết của ông đều là những giai đoạn nhạy cảm trong lịch sử dân tộc Đó không phải... sau như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư… Nội dung triết luận cũng được mở rộng tới những vấn đề về nhân sinh, thế sự, lịch sử, niềm tin, tôn giáo Hình thức thể hiện rất phong phú: qua các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn 1.1.3 Một vài đặc điểm của chất triết luận trong văn xuôi sau 1975 1.1.3.1 Nội dung triết luận phong phú Trong. .. 1.1.3.2 Vài phương thức nghệ thuật trong triết luận Khái quát những tác phẩm đậm đà chất triết luận, chúng tôi thấy nổi bật lên một số phương thức nghệ thuật thường được sử dụng như sau: * Tính chất đối thoại Tính đối thoại là một trong những đổi mới quan trọng của văn học sau 1975 khi tinh thần dân chủ lên cao trong văn học Ở nhưng tác phẩm được gia tăng chất triết luận, tính chất đối thoại lại càng nổi... dặn; sau nữa là ưa thích triết lí, có khả năng tranh biện để công bố và thuyết phục bạn đọc về tư tưởng riêng của nhà văn Tìm hiểu sự hình thành cảm hứng triết luận trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi thấy nổi bật một số nhân tố cơ bản sau: 1.2.1 Cuộc đời, sự nghiệp Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, tại làng Cổ Nhuế - Hà Nội Năm lên 6 tuổi, cha mất, ông đã lớn lên trong vòng tay yêu thương . những tiền đề của chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Chương 2: Những nội dung triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Chương 3: Những. CỦA CHẤT TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH 1.1. Sơ lược về khuynh hướng triết luận trong văn học Việt Nam sau 1975 1.1.1. Triết luận trong

Ngày đăng: 17/03/2014, 20:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan