Đồng hành cùng con pdf

3 1.1K 8
Đồng hành cùng con pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đồng hành cùng con 1. Tự hào về con Bố mẹ bao giờ cũng tự hào về con cái. Ngay cả khi con cái của bạn đã có gia đình riêng thì bố mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc với từng thành tích của các con. Nhưng thể hiện thế nào để con hiểu được tình cảm của bố mẹ không phải chỉ có yêu con khi con đạt thành tích cao. Bởi vậy, hãy khen những lời khen cụ thể: "Bố mẹ tự hào vì sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng của con". 2. Sửa lời ăn tiếng nói cho con Nhiều bậc phụ huynh bị sốc, thậm chí "nổi trận lôi đình" chỉ vì con cái vô tình dùng tiếng lóng hay sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với "thuần phong mỹ tục". Thay vì tức giận, quát mắng, bạn nên bình tĩnh chỉnh lại lời ăn tiếng nói cho con. "Từ con vừa dùng chỉ những người không kiềm chế được mới nói. Nếu dùng với cha mẹ, người lớn tuổi là rất thiếu tôn trọng". Lời nhắc nhở nhẹ nhàng và cụ thể sẽ giúp trẻ hiểu ra và rút kinh nghiệm lần sau. 3. Từ chối tế nhị Khi trẻ đòi mua một món quà nào đó, nhiều bậc cha mẹ thường cau có từ chối thẳng thừng với lý do "tốn tiền". Bạn nên biết rằng, nếu cứ lặp đi lặp lại lý do đó vô tình bạn đã gieo vào đầu óc chúng suy nghĩ: "Tiền là tất cả, là quan trọng nhất trong cuộc sống. Tiền quan trọng với bố mẹ hơn mình". Đương nhiên, điều này không hề tốt đối với con trẻ. Vì vậy, nên phân tích thẳng vào vấn đề: "Dịp con được nhận quà tặng gần đây nhất của con là dịp mùng 1/6. Con chịu khó chờ đợi và đến lúc đó con vẫn thích món đồ chơi này bố mẹ sẽ mua tặng con". Như thế, trẻ vui vẻ chấp nhận và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. 4. Lắng nghe con nói Khi bạn muốn an ủi để con cái bớt lo lắng, đừng đưa ra những câu nói đại khái, qua loa kiểu như "Đừng lo, mọi thứ rồi sẽ ổn" bởi nó sẽ tạo cảm giác bạn thiếu chân thành và không thực sự quan tâm đến vấn đề của con. Nên gợi ý cho con nói nhiều hơn về vấn đề nó đang phải đối đầu. Chỉ riêng việc lắng nghe của cha mẹ đã khiến con trẻ thấy nguôi ngoai phần nào. Chúng sẽ bình tâm lại và bắt đầu có ý thức đối mặt với mọi việc để tìm cách giải quyết, vượt qua mọi chuyện một cách nhanh chóng hơn. Trẻ thường có sự so sánh giữa nhà mình và nhà bạn. Trước sự so sánh đó, bạn có thể đưa vấn đề thành cuộc thảo luận để giúp con nhận ra rằng: mỗi gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, điều kiện tài sản khác nhau, cách chi tiêu sinh hoạt cũng khác nhau. Đồng thời, nên giải thích rõ, gia đình bạn và gia đình nhà mình có những cách sử dụng tiền vào các mục đích riêng. Có thể nhà mình dành dụm tiền để sau này lo cho con vào đại học, chưa nên mua những thứ hàng đắt tiền như nhà của bạn. Như vậy, dù điều kiện kinh tế mỗi gia đình như thế nào, dù giàu hay nghèo cũng nên có những cách trả lời hợp lý để giúp con cái biết quý trọng tiền bạc, sức lao động. Tránh hình thành cho con mầm mống của sự hưởng thụ, lười biếng, vì sẽ ảnh hưởng đến nhân cách sau này. . Đồng hành cùng con 1. Tự hào về con Bố mẹ bao giờ cũng tự hào về con cái. Ngay cả khi con cái của bạn đã có gia đình. phúc với từng thành tích của các con. Nhưng thể hiện thế nào để con hiểu được tình cảm của bố mẹ không phải chỉ có yêu con khi con đạt thành tích cao.

Ngày đăng: 17/03/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan