Báo cáo "Khi nào một hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự " doc

4 3.5K 37
Báo cáo "Khi nào một hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự " doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghiªn cøu - trao ®æi T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 51 TS. Phïng Trung TËp * iều 130 BLDS quy định: “Giao dịch dân sự hành vi phápđơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo quy định tại Điều luật này thì giao dịch sự hành vi phápđơn phương hoặc hợp đồng. Tuy nhiên, mọi hành vi phápđơn phương có phải giao dịch dân sự không thì hiện nay trong khoa học pháp lí cũng như trong thực tiễn tồn tại nhiều cách hiểu và nhận thức rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Với mục đích nhằm làm rõ vấn đề đặt ra, trong bài viết này chúng tôi muốn đưa ra những tiêu chí để xác định một hành vi phápđơn phương được coi giao dịch dân sự. Trước hết, dựa trên sự kiện pháp lí rất đặc biệt có tính chất viện dẫn để phân tích, làm rõ vấn đề đặt ra đó trường hợp chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản. Việc chấm dứt quyền sở hữu của một người đối với một tài sản do nhiều căn cứ khác nhau, một trong số những căn cứ đó chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản. Điều 257 BLDS quy định: “Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện những hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó”. Nếu kết hợp Điều 257 nói trên với Điều 130 BLDS thì sẽ nảy sinh vấn đề cần thiết phải được làm rõ, từ đó có căn cứ để phân biệt hành vi phápđơn phương giao dịch dân sự với các hành vi phápđơn phương không phải giao dịch dân sự. Việc chủ sở hữu tự chấm dứt quyền sở hữu của mình đối với tài sản bằng cách tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu giao dịch dân sự hay không? Nói cách khác, trong trường hợp chủ sở hữu tự mình tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với một tài sản thì hành vi đó có được xem hành vi phápđơn phương không? Nếu coi đó hành vi pháp lí đơn phương thì chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu của mình có được xem giao dịch dân sự không? Nhằm để giải quyết vấn đề được đặt ra ở trên, chúng tôi thấy cần phải làm sáng tỏ những điểm sau đây: - hành vi phápđơn phương theo quy định tại Điều 130 BLDS thì hành vi đó phải nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp chủ sở hữu tự chấm dứt quyền sở hữu có phải giao dịch dân sự không? Vấn đề này trên thực tế có nhiều quan Đ * Giảng viên chính Khoa luật dân sự Trường đại học luật Hà Nội nghiªn cøu - trao ®æi 52 T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất: Có, nếu dựa vào hành vi tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu của sở hữu chủ cũng hành vi nhằm làm chấm dứt quyền sở hữu của chính mình đối với tài sản thì hành vi phápđơn phương đó là giao dịch dân sự. Quan điểm thứ hai: Không, nếu dựa trên cơ sở hành vi tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản chỉ việc chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản mà không nhằm làm phát sinh quyền hay nghĩa vụ dân sự ở chủ thể khác. Do vậy, hành vi của chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản không phải giao dịch dân sự. Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai, chủ sở hữu tài sản công khai tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản hoặc thực hiện các hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó một hành vi đơn phương nhưng không làm phát sinh bất kì giao dịch dân sự nào với những cơ sở lập luận sau đây: Hành vi phápđơn phương chỉ được coi giao dịch dân sự khi hành vi đó thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 131 BLDS, đó là: + Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; + Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội; + Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; + Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy rằng hành vi của chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của mình hành vi đơn phương nhưng không làm phát sinh bất kì giao dịch dân sự nào. Về phía người tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản, sau khi người đó tuyên bố công khai hoặc thực hiện các hành vi chứng tỏ mình từ bỏ quyền sở hữu thì quyền sở hữu của người đó chấm dứt đối với tài sản. Nếu dựa trên sự tuyên bố đó thì không thể xác định được quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh đối với chủ thể nào? Người tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản không bị ràng buộc bởi bất kì ai, với bất kì lí do gì sau khi đã tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản. Trong trường hợp việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật (đây một trách nhiệm pháp lí khác). Như vậy, hành vi mà chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với một tài sản không phải giao dịch dân sự. Như vậy, bản chất của quan hệ vật quyền đã bộc lộ ở chính hành vi thực hiện quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Nội dung của sự định đoạt này do quyền năng của chủ sở hữu tài sản do pháp luật cho phép, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt tài sản của mình bằng việc tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu không nhằm mục đích chuyển giao nghiªn cøu - trao ®æi T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 53 quyền nghĩa vụ đối với tài sản đó sang người khác. Tài sản mà chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu vật vô chủ. Theo khoản 1 Điều 247 BLDS thì: “Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó”. Người được xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ theo các điều kiện do pháp luật quy định mà không phải do vật đó được chuyển giao theo một giao dịch dân sự. - Việc tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản được thể hiện dưới một trong hai hình thức: Tuyên bố công khai hoặc thực hiện các hành vi chứng tỏ việc mình sở hữu tài sản đó. Sự tuyên bố công khai được thể hiện dưới dạng lời nói, thông báo bằng văn bản nơi công cộng để người khác hiểu được chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu. Chủ sở hữu tài sản thực hiện các hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản như chuyển tài sản động sản đến địa điểm đổ rác công cộng hoặc những nơi chứa vật phế thải. Tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản việc chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt tài sản của mình do pháp luật quy định; do vậy, người tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu tài sản phải người có năng lực hành vi dân sự (Điều 202 BLDS). Điều 257 BLDS chỉ quy định về cách thức từ bỏ quyền sở hữu mà không quy định thủ tục từ bỏ quyền sở hữu. Việc tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu có hiệu lực khi thoả mãn các điều kiện sau: + Người tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu phải chủ sở hữu của tài sản; + Người tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu tài sản của mình phải có năng lực hành vi dân sự; + Hình thức tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu tài sản có thể bằng cách tuyên bố công khai cho người khác được biết hoặc thực hiện những hành vi chứng tỏ sự từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản; + Người tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của mình phải bảo vệ trật tự an toàn xã hội, không gây ô nhiễm môi trường, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Từ cách lập luận trên, việc xác định một hành vi phápđơn phương không được coi là giao dịch dân sự phải dựa trên các căn cứ và thoả mãn các điều kiện sau đây: 1. Hành vi phápđơn phương hành vi của một chủ thể nhất định được biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức khách quan mà sự biểu lộ đó do ý chí của chủ thể có hành vi đó quyết định ; 2. Hành vi phápđơn phương đó được thực hiện phù hợp với những quy định của pháp luật, hậu quả của hành vi đó làm chấm dứt một quyền dân sự cụ thể nhưng không trực tiếp làm phát sinh quyền hoặc nghĩa vụ dân sự nào ở người khác; 3. Người có hành vi phápđơn phương không nhằm hưởng một quyền tài sản hay một quyền nhân thân hoặc thực hiện một nghĩa vụ dân sự nào với người khác do hậu quả của hành vi đó mang lại. Theo hành vi phápđơn phương của chủ thể, đã không có bất kì một chủ thể nào khác được xác định nhằm vào hành vi nghiªn cøu - trao ®æi 54 T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 đó để hưởng quyền dân sự hoặc để thực hiện nghĩa vụ dân sự với người đã thực hiện hành vi phápđơn phương đó hoặc phải thực hiện một nghĩa vụ dân sự liên quan đến quyền, lợi ích của bất kì người thứ ba nào. Tóm lại, một hành vi phápđơn phương có chứa đựng đủ ba nội dung như đã đề cập ở trên thì hành vi phápđơn phương đó không phải giao dịch dân sự. Ngược lại, một hành vi phápđơn phương của một chủ thể nhằm làm chấm dứt một quyền dân sự của mình đồng thời lại nhằm làm phát sinh quyền dân sự hoặc nghĩa vụ dân sự ở chủ thể khác mà có mối quan hệ nhân quả đến hành vi phápđơn phương đó thì hành vi phápđơn phương này giao dịch dân sự. Khi xác định một hành vi phápđơn phương không phải giao dịch dân sự cần phân biệt với trường hợp chấm dứt nghĩa vụ dân sự do bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự cụ thể. Theo quy định tại khoản 3 Điều 380 BLDS về các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự thì nghĩa vụ của một người được chấm dứt trong trường hợp "bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ". Việc bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ hành vi phápđơn phương và hành vi này giao dịch dân sự, bởi hành vi đơn phương của bên có quyền thoả mãn quy định tại Điều 130 BLDS. Hành vi của bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có nghĩa vụ đã thoả mãn các điều kiện của giao dịch dân sự về chủ thể, về sự thể hiện ý chí, về đối tượng của nghĩa vụ. Việc bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên kia trong quan hệ nghĩa vụ dân sự cụ thể hành vi đơn phương làm chấm dứt nghĩa vụ. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không chấp nhận lời đề nghị của bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ thì khi đó giao dịch chấm dứt nghĩa vụ không được xác lập. Việc phân biệt hành vi phápđơn phương giao dịch dân sự hay không phải là giao dịch dân sự có ý nghĩa pháp lí trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hành vi phápđơn phương. Nếu một hành vi phápđơn phương giao dịch dân sự thì việc giải quyết những tranh chấp phát sinh từ quan hệ được áp dụng các quy phạm pháp luật dân sự về giao dịch những hậu quả pháp lí phát sinh từ giao dịch. Ngược lại, những hành vi phápđơn phương được xác định không phải giao dịch dân sự thì trong trường hợp có tranh chấp việc giải quyết được áp dụng những quy định của pháp luật tương ứng với từng hành vi đơn phương (một sự kiện pháp lí cụ thể) mà không thể áp dụng những quy định về giao dịch dân sự. dụ, hành vi tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu theo những phân tích trên không phải giao dịch dân sự. Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản phát sinh liên quan đến hành vi pháp lí đơn phương thì cần phải áp dụng Điều 247 BLDS để giải quyết./. . làm rõ, từ đó có căn cứ để phân biệt hành vi pháp lí đơn phương là giao dịch dân sự với các hành vi pháp lí đơn phương không phải là giao dịch dân sự. . quyền miễn vi c thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ là hành vi pháp lí đơn phương và hành vi này là giao dịch dân sự, bởi vì hành vi đơn phương của

Ngày đăng: 17/03/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan