Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ

108 498 0
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XW Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế. Song, trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng và thế mạnh của ngành công nghiệp này. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Hiệp định thương mại Việ t - Mỹ đã có hiệu lực được hơn một năm, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có nhiều thay đổi và sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 đã tạo ra một môi trường cạnh tranh quyết liệt và khó khăn hơn đối với hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Với hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của ngành dệt may Vi ệt Nam, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ”, đề cập tới thực trạng và những giải pháp tổng thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới - một thị trường cạnh tranh gay gắt và có nhiều qui định pháp lý phức tạp hàng đầu th ế giới. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp được vận dụng tổng hợp là phương pháp thu thập thông tin số liệu từ các nguồn, nghiên cứu thực tiễn doanh nghiệp và phương pháp chuyên gia là sự hướng dẫn chuyên môn của giáo viên hướng dẫn. Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về thị trường hàng dệt may Mỹ và tiềm năng xuất khẩu hàng d ệt may Việt Nam. - Chương 2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua. 2 - Chương 3 : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS.Vũ Thị Kim Oanh đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn để em hoàn thành thật tốt khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo thuộc khoa Kinh tế Ngoại thương, khoa Đào tạo và Bồi dưỡng Tại chức cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập tại trường. Sinh viên Lê Thu Phương 3 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ VÀ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM. I/. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ. 1. Qui mô thị trường hàng dệt may Mỹ. Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Kinh tế Mỹ đặc biệt phát triển từ năm 1990 trở lại đây. Nếu năm 1992 GDP c ủa Mĩ chỉ có 7.100 tỷ USD thì đến năm 1998 là 8.500 tỷ USD, chiếm 21% GDP thế giới. Với diện tích 9.629,09 km 2 và dân số 278,05 triệu người, Mỹ được xem là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới cả về trị giá lẫn số lượng. Theo ước tính, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này vào Mỹ trong giai đoạn 2002-2005 đạt vào khoảng 70 tỷ USD/năm. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 27 kg/người/năm. Năm 2000, tổng trị giá nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ lên tới 76 tỷ USD. Trong năm 2002, do tác động của sự suy thoái nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đến cuối tháng 3 năm 2002 đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước nhưng đây vẫn là một trong những mặt hàng nhập khẩu chủ lực của thị trường Mỹ. Nhìn chung, người dân Mỹ có xu hướng tiêu dùng ngày càng nhiều các mặt hàng dệt và may mặc trong đó nhóm hàng có giá trị tiêu thụ lớn nhất là quần áo may sẵn, chiếm tỷ trọng 89% kim ngạch hàng dệt may được nhập khẩu vào Mỹ (tương đương 68 tỷ USD). Nhập khẩu bông, sợi (thực vật và nhân tạo), vải vóc, nguyên phụ liệu chỉ chiếm 11%, hầu hết là những loại mà Mỹ không sản xuất hoặc những loại hàng chất lượng cao mua về phục vụ gia công cho sản xuất trong nước. 4 Có thể nói rằng Mỹ là nước tiêu thụ hàng dệt may nhiều nhất trên thế giới, và đây là thị trường đầy tiềm năng đối với các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chiếm lĩnh được thị trường Mỹ là một điều không dễ dàng. Những việc cần phải làm đối với những nướ c xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ nói chung và Việt Nam nói riêng là phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng Mỹ, thâm nhập và thích nghi với tập quán buôn bán ở Mỹ, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như phải vượt qua được những rào cản thương mại mà Mỹ đặt ra. Đó là mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp xuất khẩu đều hướng tới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang th ị trường Mỹ cũng như khẳng định vị thế của ngành dệt may Việt Nam . 2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ hàng dệt may Mỹ. Thị trường hàng dệt may Mỹ rất phong phú và đa dạng. Nhu cầu của người dân có thể được hệ thống hoá thành 3 cấp độ chính: bình dân, trung và cao cấp. Phục vụ cho nhóm khách hàng bình dân là nhóm hàng giả rẻ được bán trong các cửa hàng hạ giá (gọi là discounters), thường bán sản ph ẩm với nhãn mác riêng của mình, ngoài ra còn một số sản phẩm có thương hiệu riêng nhưng không nổi tiếng. Nhóm hàng này phục vụ cho tầng lớp người bình dân có thu nhập thấp hoặc số người lao động là dân cư với điều kiện sống thấp. Nhãn mác nổi tiếng không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ. Điểm nổi bật ở phân khúc thị trường này chính là làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất có thể. Hai nhóm hàng còn lại, trung và cao cấp chủ yếu được bán trong các cửa hiệu sang trọng (đôi khi cũng được bán trong quầy hàng các trung tâm thương mại) là các mặt hàng giá cao đi đôi với chất lượng. Ngoài ra, một số đại siêu thị có quầy hàng may mặc cũng kinh doanh hàng hoá và vật liệu với trữ lượng tương đối lớn. 5 Thị trường Mỹ hiện nay cũng đã bắt đầu phát triển hình thức đặt hàng qua thư trong hệ thống kinh doanh bán lẻ, ngay cả đối với công ty nhỏ và các đại gia trong ngành may mặc Mỹ. Hình thức đặt mua trực tuyến cũng đang là một lĩnh vực kinh doanh mới đối với mặt hàng thiết yếu này. 3. Các kênh phân phối chủ yếu trên thị trường hàng dệt may Mỹ. Tại Mỹ có rất nhi ều công ty lớn nhỏ với các kênh thị trường khác nhau. Đối với các công ty lớn, họ có hệ thống phân phối riêng và tự làm lấy tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu sản phẩm về để bán. Các công ty loại này thường tác động mạnh đến các chính sách của chính phủ. Còn các công ty vừa và nhỏ được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và vận động xung quanh hệ thống thị trường. Các công ty vừa và nhỏ có nhiều cách bán hàng nhập khẩu tại Mỹ. Họ thường nhập khẩu hàng hoá về để bán theo các hình thức phổ biến sau đây: 1. Bán sỉ cho các cửa hàng bán lẻ: Các loại quần áo thời trang đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông qua các nhà nhập khẩu hay những người bán hàng có tính chất cá nhân và các công ty nhập khẩu hay các tổ chức buôn bán hàng hoá chuyên nghiệp. Đây là một trong những cách bán hàng có hiệu quả đối với hàng hoá có nhu cầu mạnh, đặc biệt trong trường hợp ngành hàng đa dạng, có thể đáp ứng được hết các chủng loại có liên quan. 2. Bán cho nhà phân phối: Thay thế cho hình thức bán lẻ, người ta có thể bán hàng cho các nhà phân phối vì họ có hệ thống phân phối rộng khắp một khu vực nào đó hoặc nằm trong một nhóm ngành công nghiệp nào đó. Tuy nhiên, với hệ thống phân phối này, người ta phải chia sẻ bớt một ph ần lợi nhuận của mình cho nhà phân phối. 3. Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp: Đây là cách mà các nhà máy, công xưởng trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ ở nước sở tại khi 6 họ không có điều kiện để mua trực tiếp của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu trong nước. 4 Bán sỉ qua đường bưu điện: Đây là phương pháp được sử dụng đối với một số sản phẩm nhỏ không đắt lắm. Lợi điểm của phương pháp này là không phải qua khâu trung gian phân phối hay bán buôn. Tuy nhiên, những sản phẩm hàng dệt may tiêu thụ hàng lo ạt thường không thích hợp khi sử dụng phương pháp này. 5. Bán lẻ qua đường bưu điện: Các nhà nhập khẩu sẽ gửi trực tiếp bưu kiện đến tay người mua mà không cần phải qua khâu trung gian. Song, để thực hiện một cách có hiệu quả thì công ty phải có hệ thống nghiên cứu thị trường chuẩn xác và thiết kế thị trường một cách chi tiết. 6. Bán hàng qua catalogue: Một số nhà nhập khẩ u thường bán hàng qua các nhà buôn theo kiểu này hoặc trực tiếp lập công ty để bán hàng theo catalogue. Chìa khoá cho phương thức này là phải biết được địa chỉ của người hay công ty có nhu cầu thường xuyên về mặt hàng mà mình kinh doanh. 7. Bán lẻ: Nhà nhập khẩu sẽ tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ hàng hoá theo khả năng về thị trường, tài chính của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro về nhu cầu của thị trường, bù lạ i, họ sẽ thu được toàn bộ lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu mang lại. Hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro vì nó đòi hỏi nhà nhập khẩu phải nắm rõ xu hướng của thị trường, đồng thời phải tiến hành mọi hoạt động trong các khâu buôn bán và nhập khẩu. 8. Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hoá trên các kênh truyền hình: Đây là hình thức mới và có thể áp dụng đối với hàng may mặc thời trang, do loại hình quảng cáo này dễ dàng thu hút được đông đảo người tiêu dùng. Phương pháp náy đòi hỏi phải có hàng tức thời và bán theo giá công bố. 9. Bán hàng trực tiếp cho các nhà máy, công xưởng với các điều kiện tương tự như bán cho các nhà bán lẻ. 7 10. Làm đại lý bán hàng: Đối với những thương nhân hay công ty ở Mỹ có quan hệ tốt cả hai chiều với thương nhân, các nhà xuất khẩu nước ngoài và hệ thống bán buôn, bán lẻ trong nước thì họ thường đứng ra làm đại lý cho bên nước ngoài. Điểm thuận lợi là ở chỗ họ không phải đảm nhận vấn đề tài chính cho kinh doanh. Điều khoản L/C chuyển nhượng có thể giúp giải quyết được đ iều này. 11. Bán hàng qua buổi giới thiệu bán hàng (Ball Imports Party): Một số nhà nhập khẩu mua một lượng nhỏ hàng hoá về và mời những người thân quen đến dự buổi giới thiệu bán hàng tại chỗ. Cũng có trường hợp những nhà nhập khẩu sẽ trả hoa hồng cho những người đứng ra tổ chức và giới thiệu bạn hàng cho họ. 12. Bán ở chợ ngoài trời (Flea Market): Cách thức này đòi h ỏi công ty phải có quan hệ rộng với những người bán ở nhiều nước khác nhau và phải trả một phần lợi tức cho người bán hàng, đồng thời phải đặt giá trực tiếp đến người tiêu dùng. 13. Bán hàng qua các hội chợ, triển lãm tại Mỹ: Có những công ty mua hàng về kho của mình và quanh năm đi tham dự các hội chợ triển lãm trên khắp mọi miền đất nước để tìm kiếm các đơn đặ t hàng tại quầy rồi gửi hàng cho người mua qua bưu điện hoặc phát chuyển nhanh. Cách này chỉ mới có thể vận dụng ở qui mô nhỏ với hàng đặc chủng, hàng mới và giá cao. 14. Cuối cùng là bán hàng qua Internet như Amazon.com. Nghiên cứu hệ thống phân phối ở Mỹ sẽ giúp các nhà xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này có khái niệm chung về cách thức buôn bán, nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ và cách đưa hàng đến tay người tiêu dùng. Đối vớ i từng loại sản phẩm trong từng điều kiện cụ thể, các nhà xuất khẩu sẽ cân nhắc giữa các cách thức trên và lựa chọn hệ thống phân phối sao cho phù hợp với sản phẩm và đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình. 8 4. Tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng dệt may Mỹ. Mỹ là một thị trường rất lớn với nhiều tác nhân tham gia nên cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Làm thế nào để tạo được chỗ đứng trên thị trường Mỹ là một vấn đề được đặt ra với tất cả các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này. Vì vậy, việc tìm hiểu một số nước nhập khẩ u chủ yếu của Mỹ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về áp lực cạnh tranh trên thị trường Mỹ nói chung và thị trường hàng dệt may nói riêng. Hiện nay hai nước trong khối NAFTA (Mexico, Canada) vẫn là hai đối tác nhập khẩu chính của Mỹ, chiếm tới 50% giá trị nhập khẩu vào Mỹ, tiếp đến là Trung Quốc với kim nghạch xuất khẩu sang Mỹ năm 2001 đạt 136 triệu USD, tăng 21,4% so với năm 2000 (112 triệu USD). Tính đến tháng 3/2002, nh ập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc vào Mỹ tăng 20% và là một trong hai nước có mức tăng lớn, trong đó Hàn Quốc tăng 3,61% cùng kỳ tương ứng. Việc nhập khẩu từ Trung Quốc tăng xuất phát từ vấn đề điều tiết chung trong quan hệ song phương về dệt may giữa Trung Quốc và Mỹ. Bên cạnh đó trong khuôn khổ chiến lược phát triển hợp tác kinh tế giữa Mỹ và các n ước vùng vịnh Caribê, một số hàng dệt may từ vùng vịnh Caribê và Châu Phi được hưởng chế độ ưu đãi phi hạn nghạch và không thu thuế nhập khẩu từ năm 2000. Đó là nguyên nhân thu hút khá nhiều nhà đầu tư và khách hàng vào khu vực này. Hội nghị 34 nước Châu Mỹ đã thống nhất thành lập khối mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA) có hiệu lực từ năm 2005 sẽ làm cho khả năng nhập khẩu hàng dệt may t ừ các nước Châu Á trong đó có Việt Nam bị thu hẹp. Điểm qua một số nước xuất khẩu chính hàng dệt may sang thị trường Mỹ, vị trí và những điểm mạnh mà những quốc gia này đang khai thác sẽ giúp tìm kiếm những giải pháp nhằm tối ưu hoá việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này. 9 1. Mexico luôn đứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ. Rất nhiều nhà đầu tư Mỹ đã đầu tư vào ngành may ở nước này để tận dụng nguồn nhân công rẻ, địa điểm gần Mỹ và nằm trong Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). 2. Sau đó là Trung Quốc đứng thứ hai về xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ. L ợi thế lớn nhất của quốc gia này là giá nhân công và được các nhà đầu tư quan tâm nhiều sau khi gia nhập WTO. Hàng xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ ngày càng tăng và Trung Quốc đang trở thành một đối thủ đáng gờm của những nước muốn xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. 3. Onđurat là một quốc gia tuy dân số không đông nhưng đứng thứ tư về xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ - đó là nhờ thoả thuận thương mại song phương và ưu thế nằm gần Mỹ nên giảm được chi phí vận chuyển. 4. Ấn Độ đứng thứ tám về xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ vì nước này biết khai thác thế mạnh về nguồn lao động dồi dào để tạo lợi thế cạnh tranh về giá, lập riêng Bộ dệt may để chuyên trách về công tác thị trường. Ngoài ra còn có Viện thời trang quốc gia hỗ trợ cho việc thiết kế mẫu mã và nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị phần hàng may mặc của Ấn Độ tại Mỹ chưa thật ổn định. 5. Đứng thứ 11 về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ là Thái Lan với thị phần khoảng 3%. Song Mỹ lại là thị trường số một, nhập 55,7% hàng may mặc xuất khẩu của Thái Lan. 6. Xuấ t khẩu hàng may mặc của Pakixtan vào thị trường Mỹ thời gian gần đây có chiều hướng liên tục tăng, đáng lưu ý là thái độ hợp tác toàn diện của Pakixtan với Mỹ ở cuộc chiến Apganixtan nên được Mỹ dành cho những ưu đãi về thuế quan. 7. Đôminica là nước tiếp nhận di chuyển địa điểm gia công của các nhà sản xuất hàng may mặc Mỹ. Hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được hưở ng qui chế [...]... thị trường thế giới, hàng dệt may nước ta có đủ cơ sở để phát triển lên tầm cao hơn và thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường này 29 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA I/ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHỦ YẾU THAM GIA XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1 Tổng công ty dệt may Việt Nam 30 Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) được xem là đơn... Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành dệt may Việt Nam thâm nhập vào thị trường tiêu thụ hàng dệt may số 1 trên thế giới, cụ thể là năm 2001, trên 281 triệu người Mỹ đã chi 272,3 tỷ USD để mua các sản phẩm quần áo may mặc Tính đến tháng 7/2002, Việt Nam đã xuất khẩu trên 180 triệu USD hàng dệt may sang thị trường Mỹ (theo báo Đầu tư) Riêng Tổng công ty dệt may Việt nam (Vinatex) đạt xấp xỉ 45 triệu USD,... để khai thác tốt những tiềm lực này sẽ mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ 1 Dệt may là một trong những ngành nghề truyền thống của Việt Nam Ngành dệt may đã xuất hiện ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua Lịch sử từng ghi lại không ít những triều đại Việt Nam đã dùng nhiều loại vải quí đem cống nạp sang đất nước Trung Hoa, và cho đến nay, một số làng nghề truyền thống... công ty Dệt may Việt Nam đã có rất nhiều các đơn đặt hàng của Mỹ cho đến hết tháng 7 và một số doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng đến hết năm 2002 như May Thăng Long, May Nhà Bè, Dệt may Hà Nội, Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng vào Mỹ mà phía Mỹ cũng thúc đẩy nhiều hoạt động tham quan, nghiên cứu thị trường Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong... cho hàng hoá của Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng thâm nhập vào thị trường Mỹ và cơ hội hội nhập vào nền kinh tế quốc tế III/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1 Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế 26 Dệt may được xem là một trong những ngành nghề đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển nền công nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt trong... ngành dệt may Việt Nam 18 Mặt khác, giá lương công nhân dệt may của Việt Nam thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia trên thế giới Bảng 1: Lương công nhân ngành dệt may ở Việt Nam và một số nước trên thế giới: Đơn vị tính: USD/giờ Nhật Pháp Mỹ 10,33 Malaysia Thái Lan 10,16 Philippin Đài Hàn Loan 16,31 12,63 Anh Quốc 5 3,6 Ấn Độ e 0,95 0,87 0,67 Trung Hongkong Singapore 3,39 3,16 Indonesia Việt Nam Quốc... nước ta và đưa sản phẩm Việt Nam đến với người tiêu dùng thế giới nên việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là một tất yếu khách quan 2 Lợi ích kinh tế khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ Được xem là một trong những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ 2001-2010, xuất khẩu hàng dệt may sẽ đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam Bảng 3: Dự báo về lợi... hàng dệt may số một trên thế giới nên nếu thâm nhập thành công vào thị trường này sẽ giúp mở rộng qui mô hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu và dần tạo được chỗ đứng của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối nhất định và do cơ cấu kinh tế hai nước khác nhau nên trao đổi thương mại sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên Việt Nam có... dệt may Việt Nam vì một số nước trong khu vực ASEAN và nhiều nước khác vẫn nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nên với giá nhân công rẻ hơn, hàng Việt Nam có có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng của các nước khác Tuy nhiên điều quan trọng là phải nâng cao năng suất lao động và tay nghề của công nhân để tăng cường tính cạnh tranh hơn nữa 3 Khuynh hướng chuyển dịch ngành dệt may từ các nước phát triển sang. .. phẩm Công ty tiếp tục đầu tư 19,5 tỷ đồng xây dựng mới xí nghiệp may 4 với công suất đạt từ 320.000 đến 350.000 áo jacket/năm, thu hút 700 lao động II/ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Trong 2 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ hầu như không thay đổi với gần 50 triệu USD Trước khi Hiệp . thị trường hàng dệt may Mỹ và tiềm năng xuất khẩu hàng d ệt may Việt Nam. - Chương 2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong. hàng dệt may Việt Nam sang th ị trường Mỹ cũng như khẳng định vị thế của ngành dệt may Việt Nam . 2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ hàng dệt may Mỹ.

Ngày đăng: 17/03/2014, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan