đáp án + đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - quản trị mạng máy tính - mã đề thi qtmmt - lt (31)

6 276 4
đáp án + đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - quản trị mạng máy tính - mã đề thi qtmmt - lt  (31)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: QTMMT - LT 31 Hình thức thi: Viết Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Trình bày các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính ? Câu 2: (3.0 điểm) Trình bày cách thức liên lạc giữa các tiến trình. Câu 3: (2.0 điểm) Hãy cho biết các quyền của thư mục và tập tin và cho biết chức năng các quyền đó ? Tại sao khi chia sẻ đối tượng lên mạng cho mọi người sử dụng, người quản trị mạng (Administrator) chỉ gán quyền Modify không gán quyền Full Control ? II. PHẦN TỰ CHỌN (3.0 điểm) Phần này do từng Trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm. ,ngày tháng năm DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI Chú ý: Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang:1/ 6 DANH SÁCH CHUYÊN GIA NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH T T HỌ VÀ TÊN GHI CHÚ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỊA CHỈ EMAIL 1 Nguyễn Văn Hưng Chuyên gia trưởng Tr. CĐN Đà Nẵng 0903510171 hungnguyenvan@walla.com 2 Nguyễn Anh Tuấn Chuyên gia Tr. CĐN Việt Nam-Singgapore 0918849243 tuancdvs@gmail.com 3 Phan Huy Thành Chuyên gia Tr. CĐN Cơ giới Ninh Bình 0919508585 thanhphanhuy@gmail.com 4 Vũ Minh Luân Chuyên gia Tr. CĐN KTCN HCM 0937339007 Vuminh_luan@yahoo.com 5 Trần Quang Sang Chuyên gia Tr. CĐN TNDT Tây Nguyên 0978127169 sangdaklakvietnam@gmail.com 6 Vũ Thị Hường Chuyên gia Tr. CĐN CNC Đồng An – Bình Dương 0936141431 Vuhuong.Dl08@gmail.com 7 Nguyễn Thị Thuỳ Dương Chuyên gia Tr. CĐN Quốc tế Nam Việt (Nha Trang) 0982999062 Thuyduong11582@gmail.com 8 Lê Phúc Chuyên gia Tr. CĐN Việt Mỹ HCM 0907677675 lephucxm@gmail.com Trang:2/ 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: DA QTMMT - LT31 Câu Nội dung Điểm I. PHẦN BẮT BUỘC (7.0 điểm) 1. Các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính: 0.5 Khối xử trung tâm (CPU -Central processing Unit) - Bộ nhớ trong RAM, ROM - Bộ nhớ ngoài : Đĩa cứng, đĩa mềm, USB, CD, … - Các thiết bị nhập: bàn phím, chuột, - Các thiết bi xuất : Màn hình, máy in Khối xử lý trung tâm Có thể nói CPU là bộ chỉ huy của máy tính. Nó có nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện lệnh. CPU có các bộ phận chính đó là: - Khối tính toán số học và logic ((ALU = Arithmetic logic Unit) - Khối điều khiển (CU = Control Unit) - Thanh ghi (Register) - Đồng hồ Bộ nhớ trung tâm 0.5 Bộ nhớ trong (bộ nhớ trung tâm) là bộ nhớ chứa chương trình và số liệu. Nó gắn liền với CPU để CPU có thể làm việc được ngay. - Ô nhớ, địa chỉ ô nhớ và dung lượng bộ nhớ. - Bus - RAM (Random Access Memory) - ROM (Read Only Memory) Bộ nhớ ngoài 5.0 Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ phụ (Auxiliary Storage) là các thiết bị lưu trữ thông tin khối lượng lớn nên nó còn được gọi là bộ nhớ lưu trữ dung lượng lớn. Khi máy cần dùng dữ liệu, thông tin nào thì nó được tải lên bộ nhớ để làm việc nhanh hơn. Trang:3/ 6 - Bộ nhớ ngoài điển hình nhất là: - Đĩa mềm (Flopy Disk) - Đĩa cứng (Hard disk) - USB, CD, … Các thiết bị Vào/Ra (Input/Output) 0.5 Các thiết bị Vào/Ra có thể coi là các bộ phận để trao đổi thông tin giữa người và máy, máy với máy. Một máy tính có thể có nhiều thiết bị Vào/Ra. - Thiết bị vào: Được dùng để cung cấp dữ liệu cho bộ vi xử lý, thông dụng là bàn phím (Keyboard), con chuột (Mouse), máy quét (Scanner) - Thiết bị ra: Là phần đưa ra các kết quả tính toán, đưa ra các thông tin cho con người biết các thiết bị ra thông dụng là màn hình (Monitor), máy in (Printer), máy vẽ (Ploter) 2. 1. Nhu cầu liên lạc giữa các tiến trình Trong môi trường đa chương, một tiến trình không đơn độc trong hệ thống , có thể ảnh hưởng đến các tiến trình khác , hoặc bị các tiến trình khác tác động. Nói cách khác, các tiến trình là những thực thể độc lập , nhưng chúng vẫn có nhu cầu liên lạc với nhau để : Chia sẻ thông tin : nhiều tiến trình có thể cùng quan tâm đến những dữ liệu nào đó, do vậy hệ điều hành cần cung cấp một môi trường cho phép sự truy cập đồng thời đến các dữ liệu chung. Hợp tác hoàn thành tác vụ : đôi khi để đạt được một sự xử lý nhanh chóng, người ta phân chia một tác vụ thành các công việc nhỏ có thể tiến hành song song. Thường thì các công việc nhỏ này cần hợp tác với nhau để cùng hoàn thành tác vụ ban đầu, ví dụ dữ liệu kết xuất của tiến trình này lại là dữ liệu nhập cho tiến trình khác …Trong các trường hợp đó, hệ điều hành cần cung cấp cơ chế để các tiến trình có thể trao đổi thông tin với nhau. 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 2. Các vấn đề nảy sinh trong việc liên lạc giữa các tiến trình Do mỗi tiến trình sỡ hữu một không gian địa chỉ riêng biệt, nên các tiến trình không thể liên lạc trực tiếp dễ dàng phải nhờ vào các cơ chế do hệ điều hành cung cấp. Khi cung cấp cơ chế liên lạc cho các tiến trình, hệ điều hành thường phải tìm giải 0,5 điểm Trang:4/ 6 pháp cho các vấn đề chính yếu sau : Liên kết tường minh hay tiềm ẩn (explicit naming/implicit naming) : tiến trình có cần phải biết tiến trình nào đang trao đổi hay chia sẻ thông tin với nó ? Mối liên kết được gọi là tường minh khi được thiết lập rõ ràng , trực tiếp giữa các tiến trình, và là tiềm ẩn khi các tiến trình liên lạc với nhau thông qua một qui ước ngầm nào đó. Liên lạc theo chế độ đồng bộ hay không đồng bộ (blocking / non-blocking) : khi một tiến trình trao đổi thông tin với một tiến trình khác, các tiến trình có cần phải đợi cho thao tác liên lạc hoàn tất rồi mới tiếp tục các xử lý khác ? Các tiến trình liên lạc theo cơ chế đồng bộ sẽ chờ nhau hoàn tất việc liên lạc, còn các tiến trình liên lạc theo cơ chế nonblocking thì không. Liên lạc giữa các tiến trình trong hệ thống tập trung và hệ thống phân tán : cơ chế liên lạc giữa các tiến trình trong cùng một máy tính có sự khác biệt với việc liên lạc giữa các tiến trình giữa những máy tính khác nhau? Hầu hết các hệ điều hành đưa ra nhiều cơ chế liên lạc khác nhau, mỗi cơ chế có những đặc tính riêng, và thích hợp trong một hoàn cảnh chuyên biệt. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 3. Hãy cho biết các quyền và chức năng chi tiết của các quyền đó: - Full Control - Modify - Read & Execute - List Folder Contents - Read - Write. - Special Permissions 1.5 Tại sao khi chia sẻ đối tượng lên mạng cho mọi người sử dụng, người quản trị mạng (Administrator) chỉ gán quyền Modify không gán quyền Full Control. 0.5 Cộng (I) 7 điểm II. PHẦN TỰ CHỌN (3.0 điểm) 1 2 Trang:5/ 6 … Cộng (II) 3 điểm Tổng cộng (I+II) 10 điểm ……., ngày… tháng,… năm…… ………………………… Hết……………………… Trang:6/ 6 . – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: DA QTMMT. Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: QTMMT - LT

Ngày đăng: 17/03/2014, 14:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan