Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy thủy điện sông Bung

305 1.7K 12
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy thủy điện sông Bung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy thủy điện sông Bung

Asian Development Bank Electricity of Vietnam TA 4625-VIE Song Bung 4 Hydropower Project Phase II Environmental Impact Assessment (EIA) January 2007 Final Report ASIAN DEVELOPMENT BANK ELECTRICITY OF VIETNAM TA 4625-VIE Song Bung 4 Hydropower Project, Phase II FINAL REPORT ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT (EIA) January 2007 Tài liệu này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh nhằm phục vụ đông đảo bạn đọc. Trong khi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cố gắng xác định tính chính xác của bản dịch, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính của ADB và chỉ có nguyên bản tiếng Anh của tài lieụe này mới đáng tin cậy (nghĩa là chỉ nguyên bản tiếng Anh được chính thức công nhận và có hiệu lực). Bất cứ trích dẫn nào cần phải dựa vào nguyên bản tiếng Anh của tài liệu này. This document has been translated from English in order to reach a wider audience. While the Asian Development Bank (ADB) has made efforts to verify the accuracy of the translation, English is the working language of ADB and the English original of this document is the only authentic (that is, official and authoritative) text. Any citations must refer to the English original of this document. 1 Giới thiệu 1.1 Giới thiệu về báo cáo ĐTM của Dự án Dự án thủy điện Sông Bung 4 nằm ở phía thượng nguồn sôngGia thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, thuộc miền Trung Việt Nam. Sông chảy xuôi ra biển và gặp biển tại Đà Nẵng. Vị trí của Dự án được mô tả trên bản đồ trong Hình 1.1. Dự án gồm có đập, hồ chứa và nhà máy thủy điện 156 MW. Lưu vực của Dự án rộng 1,477 km 2 . Phía nam của lưu vực là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sông Thanh, một phần nhỏ của khu BTTN này bị trực tiếp ảnh hưởng bởi hồ chứa. Dự án nằm trong khu vực hành lang bảo tồn sinh học được được xác nhận bởi Hội nghị thượng đỉnh các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng năm 2005. Hình 1.1 Vị trí của công trình thủy điện Sông Bung 4 Hợp đồng dịch vụ tư vấn cho việc chuẩn bị Dự án đầu tư được kỹ giữa ADB và công ty tư vấn SWECO International ngày 3/11/2005. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một phần của tài liệu chuẩn bị Dự án. Dự án được đánh giá là Dự án loại A theo các tiêu chính đánh giá về môi trường của ADB. Nhóm công tác thực hiện Báo cáo ĐTM của công ty tư vấn SWECO International gồm những thành viên được liệt kê trong Bảng 1.1. Bảng 1.1 Nhóm lập Báo cáo ĐTM của công ty tư vấn SWECO International Vị trí Tên Tư vấn quốc tế Chuyên gia lập kế hoạch về môi trường - Nhóm trưởng Jan-Petter Magnell Chuyên gia về sinh thái cạn/ rừng Shivcharn S. Dhillion Chuyên gia về sinh thái thủy sinh Dag Berge Chuyên gia tư vấn trong nước Chuyên gia lập kế hoạch về môi trường - Nhóm trưởng các chuyên gia tư vấn trong nước Đặng Kim Nhung Chuyên gia về rừng Phan Kế Lộc Chuyên gia về động vật Nguyễn Quang Trường Chuyên gia về thủy sinh Hồ Thanh Hải Chuyên gia về cá Nguyễn Kiếm Sơn Chuyên gia về đường giao thông Trần Thanh Tuấn Kỹ sư mỏ Phạm Thái Nam Chuyên gia về GIS Nguyễn H. Quyên 1.2 Mục tiêu Mục tiêu chính của Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Dự án (PPTA) (4625-VIE) này là chuẩn bị để ADB tài trợ tài chính cho dự án thủy điện Sông Bung 4 tại tỉnh Quảng Nam, thuộc miền Trung Việt Nam. Mục tiêu của Báo cáo ĐTM theo như Điều kiện tham chiếu của PPTA là xem xét lại báo cáo ĐTM do Công ty tư vấn xây dựng điện 3 lập cho Dự án trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (ECC3 2005A), và chuẩn bị, c ập nhật báo cáo ĐTM tuân thủ Chính sách môi trường và Hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường của ADB cũng như phù hợp với các yêu cầu của Việt Nam. . 1.3 Phạm vi công việc và những hạn chế Phạm vi công việc của Điều kiện tham chiếm (TOR) được ghi đầy đủ trong PPTA, những vấn đề chi tiết đã được phản ánh chi tiết trong Báo cáo ban đầu của Dự án này. Những thành phần chính của Báo cáo này bao gồm: • Soát xét báo cáo EIA hiện có; • Soát xét những báo cáo và các tài liệu liên quan; • Gặp gỡ các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu để thu thập số liệu và thực hiện vịêc soát xét. Danh mục những c ơ quan, cá nhân đã gặp trong quá trình soát xét được trình bày tại Phụ lục xx; • Thực hiện những nghiên cứu cần thiết để bổ sung cho các nghiên cứu trước đây để thỏa mãn những yêu cầu đặc biệt của TOR; • Tổ chức tham vấn cộng đồng và các hoạt động công bố thông tin cho khu vực bị ảnh hưởng bởi Dự án; • Chuẩn bị các báo cáo kỹ thuật, Báo cáo ĐTM chính và Báo cáo ĐTM tóm tắt phù hợp với các yêu cầu của ADB. Các nghiên cứu thực địa, phần mô tả điều kiện nền của dự án và đánh giá tác động môi trường được dựa trên những mô tả kỹ thuật của Dự án được Ban QLDA thủy điện 3 cung cấp cho Nhóm chuyên gia tư vấn vào tháng 1/2006. Phần mô tả chung về Dự án trong khu vực được đánh giá được trình bày tại Chương 2. Các công tác nghiên cứu hiện trường chủ yếu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2006. Những nhận định, khuyến nghị trong Gian đoạn nghiên cứu thứ nhất về tài nguyên nước, những vấn đề xã hội, môi trường của PPTA (Bird và cộng sự 2005), đã cung cấp những số liệu đầu vào quan trọng cho báo cáo ĐTM này. Những biện pháp giảm thiểu, công tác quan trắc được khuyến nghị trong Báo cáo ĐTM này đã được thảo luận với ADB và EBN. Chương trình quản lý môi trường và kinh phí thực hi ện đã được EVN xác nhận, cam kết thực hiện trong tháng 8/2006. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Hệ sinh thái thủy sinh và chất lượng nước Việc đánh giá tác động của hoạt động khai thác vàng đến chất lượng nước, chất lượng của trầm tích, của các mô cá được thực hiện trong khu vực dự án như là một phần của nghiên cứu về chất lượng nước trong quá trình lập ĐTM. Để làm sáng tỏ hơn tác động của việc khai thác mỏ Nhóm chuyên gia tư vấn đã thực hiện thêm những nghiên cứu về các chỉ tiêu chất l ượng nước nói chung, tác động của các họat động khác của con người như các khu dân cư, các hoạt động nông nghiệp v.v Việc khảo sát sinh thái thủy sinh được thực hiện trên sông Vũ Gia- Thu Bồn, nghiên cứu này đã thực hiện việc lấy mẫu cho hầu như tất cả những nhóm sinh vật chính: thực vật nổi, các loài rêu, động vật nổi, động vật đáy và cá. Đối với nhóm các sinh vật bậc thấp, nhóm chuyên gia tư v ấn thực hiện việc lấy mẫu thực tế. Nghiên cứu về cá chủ yếu dựa vào việc phỏng vấn những người đánh cá, người dân địa phương sử dụng cá. Việc thực hiện lấy mẫu cá cũng được thực hiện tại nơi các nhánh sông giao nhau để tìm hiểu kỹ hơn những loài cá có kích thước nhỏ. Hệ sinh thái cạn Khu vực dự án thủy điện Sông Bung 4 được chia thành những khu vực nghiên cứu riêng biệt để có thuận tiện cho việc đánh giá môi trường, được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2006. Phần thực vật được thực hiện bằng cách quan sát tại hiện trường, kiểm kê các giống, loài theo các ô lấy mẫu, theo các trục lấy mẫu, phỏng vấn nhân dân địa phương và dựa vào những tài liệu đã có trước đó. Những loài hoang dã được thống kê trong những chuyến khảo sát hiện trường, theo các lối đi và những dấu vết trong rừng, phỏng vấn nhân dân địa phương, những người có trách nhiệm chủ chốt trong việc cung cấp thông tin tại các bản, và dựa vào những nghiên cứu trước đó. Ngoài ra việc khảo cứu những phần xương (chủ yếu là sừng và xương sọ động vật) còn lưu giữ lạ i tại các hộ hoặc đang được bán trên thị trường, trong các quán ăn cũng được thực hiện. Nhóm công tác cũng gặp gỡ các cán bộ làm trong bộ máy chính quyền tỉnh, huyện để phỏng vấn. Phần lưu vực cũng được nghiên cứu và cân nhắc nhiều do chúng đóng vai trò là các khu cư trú của động vật di chuyển trên toàn khu vực cảnh quan cũng như chúng cung cấp những nhận định chung nhất về hệ th ống rừng tồn tại trong khu vực. Khai thác mỏ Những nguồn tài nguyên khoáng sản có tiềm năng khai thác đã được nghiên cứu trong toàn bộ lưu vực của Dự án thủy điện Sông Bung 4. Các họat động khai thác mỏ hiện nay, xác định các khu vực đã khai thác xong cũng được nghiên cứu trong luôn khổ báo cáo ĐTM. Các báo cáo về vấn đề địa chất, các bản đồ đã được soát xét cùng với các thông tin về cơ sở dữ liệu địa chất đã được xem xét để đưa ra được bức tranh tổng thể về các nguồn tài nguyên khoáng sản trong khu vực. Nhóm chuyên gia tư vấn đã tiến hành gặp gỡ các cán bộ của chính quyền tỉnh, chính quyền huyện, phỏng vấn với đại diện cơ quan hành chính địa phương, dân bản và các thợ đào vàng. Nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát, thăm hiện trường tất cả các vị trí đang khai thác mỏ cũng như thăm một số các khu vực có tiềm năng khai thác khác. Thông tin thu thập được qua quá trình khảo sát, việc soát xét các số liệu hiện cứ, các bản đồ, các báo cáo đều được kiểm tra, kiểm chứng tại thực địa. Hướng dẫn về đường giao thông Những kinh nghiệm về xây dựng và bảo dưỡng đường trong khu vực được thu thập lại, cùng với những kinh nghiệm làm đường nói chung tại những khu vực đồi, núi. Các đại diện của cơ quan quản lý đường giao thông trong vùng, các công ty chịu trách nhiệm bảo dưỡng đường 14D đã được phỏng vấn. Những tài liệu hiện có được thu thập và soát xét. Vấn đề xã hội Những vấn đề xã hội được đánh giá trong một nghiên cứu riêng trong khuôn khổ Dự án, được báo cáo lại trong Báo cáo về tái định cư và kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (REMDP). Những vấn đề khác nhau giữa các nghiên cứu về môi trường và xã hội được kết nối lại và những nét chính về các vấn đề xã hội được đưa ra tại phần 3.2 và phần tóm tắt các tác động xã hội tại phần 5.2. Nhiệm vụ đặt ra đối với các nghiên cứu về xã hội là đánh giá các điều kiện hiện nay, điều kiện nền của đời sống nhân dân trong vùng Dự án, các tác động có thể có của Dự án gây ra đối với cuộc sống của họ, hệ thống thực phẩm hỗ trợ và các điều kiện khác về văn hóa và xã hội. Khu vực Dự án và những nghiên cứu tiếp theo được chia thành 3 khu v ực bị tác động, mỗi một khu vực được đề cập rất chi tiết trong Báo cáo REMDP: 1) Khu vực tái định cư cho nhân dân thuộc vùng hồ chứa; 2) Khu vực công trình của Dự án; 3) Khu vực hạ lưu. Cách tiếp cận có sự tham vấn các bên liên quan được áp dụng trong tất cả quá trình thu thập thông tin. Phương pháp chính trong quá trình thu thập thông tin, số liệu về xã hội bao gồm: khảo sát các số liệu về kinh tế hộ goa đình, về công tác đánh b ắt cá; họp nhóm các đại diện của nhân dân địa phương; họp tham vấn ý kiến cộng đồng tại các bản; phỏng vấn một số cá nhân chủ chốt trong bản và chính quyền xã; phỏng vấn đại diện các cơ quan trên địa bàn khu vực Dự án, các bộ, ngành, cơ quan đại chúng tại các cấp xã, huyện, tỉnh; lập bản đồ về những địa điểm có các tài nguyên về văn hóa, lịch sử, sinh c ảnh, các khu dân cư hiện nay tại khu vực dự án; và thực hiện các chuyến tham quan thực địa. Những thông tin chi tiết về các báo cáo xã hội có thể được xem trong Báo cáo REMDP- tập1 - Chương 4. Tham vấn các bên liên quan Ngoài việc tham vấn ý kiến dân bản, các hộ gia đình, Nhóm chuyên gia về xã hội học còn thực hiện việc phỏng vấn một số đại diện của đồng bào bị ảnh hưởng và tổ chức 3 cuộc hội thảo để tham vấn các bên liên quan về nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hội thảo thứ nhất thực hiện trước khi triển khai các nghiên cứu thực địa, hội th ảo thứ hai tổ chức sau khi đã thực hiện gần xong hết các khảo sát thực địa và hội thảo thứ ba tổ chức sau khi nghiên cứu hoàn tất và thông báo cho các đại biểu biết về những tác động xác định được và các biện pháp giảm thiểu khuyến nghị thực hiện. 1.5 Tổng quan vấn đề 1.5.1 Việt nam Nước Việt Nam có chiều dài 1.600 km chạy dọc theo bờ phía đông của Bán đảo Đông dương với diện tích gần 330.000 km 2 . Dân số của Việt Nam trong năm 2001 được ước tính khoảng gần 80 triệu dân, là nước có dân số đông thứ 13 trên thế giới. Khoảng 80% dân số Việt Nam là người dân tộc Kinh, số còn lại gồm khoảng 50 dân tộc thiểu số với ngôn ngữ khác nhau. Việt Nam là nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở vùng nông thôn, hoàn toàn phụ thuộc vào sản phẩm trồng trọt, cấy hái của họ. Tổng thu nhập trên một đầu người của Việt Nam đang nàgy càng được tăng trưởng ở mức xấp xỉ 500 USD/ năm, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 6%. Ba phần tư diện tích của Việt Nam là đất đồi, núi, tài nguyên nước của Việt Nam rất nhiều ước tính khoảng 880 tỷ m 3 . Việt nam có khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm và mưa nhiều do vậy chúng ảnh hưởng rất nhiều đến khối lượng và sự phân bổ nước. Lượng mưa phân bố rất không đều, thường gây ra nạn lũ lụt hàng năm. Lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 mm. Lượng mưa hầu hết tập trung vào tháng 5 đến tháng 11, trong thời gian này lưu lượng dòng chảy năm đạt từ 70% đến 75%. Địa hình đồi núi và tài nguyên n ước dồi dào là tiềm năng lớn để phát triển thủy điện, đáp ứng nhu cầu điện năng cho vieejc phát triển bền vững của đất nước. Tuy vậy, những sự phát triển này cũng còn góp phần cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp, hạn chế nạn lũ lụt. Lưu vực sông Vũ Gia- Thu Bồn nằm trong khu vực miền trung Việt Nam, sông đổ ra biển Đông tại khu vực gần thành phố Đà Nẵng. Đây là lưu vực có tiềm năng thủy điện rất đáng kể. Công trình thủy điện Sông Bung thuộc phần lưu vực của hệ thống sông của tỉnh Quảng Nam. 1.5.2 Tỉnh Quảng Nam Quảng Nam là một tỉnh miền trung của nước Việt Nam có tọa độ địa lý t ại 14057' - 16005' độ vĩ Bắc và 107012' – 108045' độ Đông. Tỉnh Quảng Nam giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế và thành phố Đà Nẵng ở phía Bắc; giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía tây; giáp tỉnh Quảng Ngãi và vùng duyên hải tại phía đông. Diện tích của Quảng Nam là 10.408,78 km² , tỉnh có 15 huyện và hai thị trấn. Dân số tính đến cuối năm 2004 đạt 1.438.818 người, mật độ dân số trung bình là 138 người/km² và tốc độ gia tăng dân số hàng năm là 12.85%. Qu ảng Nam là một tỉnh nghèo với GDP đạt 5.991.177 triệu đồng. Trong đó 35,66% là nguồn thu từ nông nghiệp và lâm nghiệp; 30.19% là từ sản xuất công nghiệp; 34,15% từ thương mại. Mười hai trong số 15 huyện đều có sự che phủ của rừng. Sáu huyện được xếp loại là huyện miền núi, bốn huyện được coi là huyện cao nguyên, năm huyện và hai thành phố nằm dọc theo bờ biển. Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km. Tại Quảng Nam có bảy nhóm người dân tộc thiểu số, người Kinh chiếm đa số và chủ yếu sống ở vùng đồng bằng hoặc miền cao nguyên, ngoài ra họ sống rải rác trên toàn tỉnh. Dân tộc chiếm số dân lớn thứ hai trong tỉnh là người Cà Tu, sau đó là người Xơ Đăng, những người này rất giống những người Cà Dông; tiếp theo là người M’Nông; người Gié Triêng, những người này rất giống người Tà Riêng và cuối cùng là người Co. Quảng Nam có độ ẩm rất cao, khí hậu nhiệt đới với hai mùa nóng, khô kéo dài từ tháng Tư đến tháng Tám; mùa nóng và ẩm kéo dài từ tháng Chín đến tháng Mười Hai và mùa mát mẻ, khô ráo từ Tháng Một đến Tháng Ba. Nhiệt độ trung bình năm tại Tam Kỳ năm 2003 đạt 26 ºC trung bình dao động từ 21,2ºC trong Tháng Một đến 29,3 vào Tháng Sáu. Độ ẩm thay đổi theo từng khoảng thời gian trong năm, đạt mức trung bình năm là 84% tại Tam Kỳ và 88% tại Trà My. Lượng mưa đạt 2,072 mm tại Tam Kỳ và đạt 3,931mm tại huyện Trà My trong năm 2003, phần lớn lượng mưa này chủ yếu tập trung giữa Tháng Tám và Tháng Mười Hai. Khi lượng mưa vượt quá 2.000 mm/nă m, nhiều vùng đất thấp của tỉnh Quảng Nam sẽ bị ngập lụt. Phía Bắc tỉnh Quảng Nam là núi Bạch Mã - Hải Vân; Phía đông là vùng núi Annamite (???); Cao nguyên Kon Tum có một phần nhỏ ăn vào phía nam của tỉnh Quảng Nam, với đỉnh núi cao Ngọc Linh (2.598 m a.s.l.) và ăn liền vào dãy núi rộng hơn ở phía nam của tỉnh. Tỉnh Quảng Nam có ba mặt giáp với núi, một mặt là bờ biển, phần lớn diện tích của tỉnh là lưu vực của sông Thu Bồn. Dòng sông Thu Bồn rộng lớn chia tỉnh Quảng Nam thành hai phần: phần l ưu vực sông Thu Bồn (diện tích 3,350 km 2 ) thu nước của phần phía nam của tỉnh, bao gồm cả khu vực núi Ngọc Linh; phần hệ thống sôngGia (rộng 5,500 km 2 ) thu nước từ các huyện phía bắc, phía tây, sông Cái và sông Bung, các sông này hợp lưu với sông Thu Bồn ở huyện Đại Lộc. Một hệ thống thu nước nhỏ; Tam Kỳ (800 km 2 ), nằm tại phía đông nam tỉnh và thu nước tại vùng duyên hải thuộc huyện Thanh Bình, Tam Kỳ và Núi Thành. Trên vùng duyên hải có rất nhiều sông lớn, nỏ chảy rất chậm, một số chỗ tạo thành những đầm, phá. Tất cả tạo thành hệ thống sông Vũ Gia- Thu Bồn và mở rộng vùng đất bằng phẳng, thấp tạo ra hàng năm sau những cơ lũ lớn trong năm vào mùa mưa. Quảng Nam nằm trong khu vực địa động vật bị ảnh hưởng bởi vùng Ấn độ và Mã Lai (theo Corbet và Hill,1992) và theo đánh giá của MacKinnon (1997) đây là một bộ phận của núi Mã (dãy núi miền Trung Việt Nam). Trên quy mô tòan cầu, các quá trình môi trường của Quảng Nam thuộc về vùng từng rậm nhiệt đới ẩm Anamite (Olson & Dinnerstein, 1998). Với quy mô vùng, một phần của tỉnh có 3 vùng sinh thái, đó là Vùng đồng bằng phía Bắc Việt Nam, Rừng mưa nhiệt đới vùng đất thấp, Vùng rừng khô phía nam Việt nam và Rừng mưa trên núi cao tại miền Nam. Số liệu thống kê của tỉnh cho đánh giá 539.869 ha của tỉnh Quảng Nam là đất rừng, trong đó có 173.414 ha rừng sản xuất; 288.420 ha rừng phòng hộ và 78.035 ha là rừng đặc dụng. Rừng tự nhiên của Quảng Nam là rừng thường xanh, cây lá rộng với thành phần và cấu trúc phụ thuộc nhiều vào cao độ, hướng và độ ẩm. Lượng mưa thay đổi tùy vào các địa điểm khác nhau của tỉnh, nhưng nhìn chung dao động từ mứ c trung bình đến cao. Do vậy mà các khu rừng ở những khi đất thấp có mặt tại Khu vực vùng sinh thái rừng đất thấp, khô lại có độ ẩm rất cao, ngay cả tại những khu chuyển tiếp giữa rừng thường xanh và rừng bán thường xanh (Tordoff và cộng sự., 2003). 110.958 ha diện tích của Quảng Nam là đất nông nghiệp, trong số đó 87.248 ha là cây trồng hàng năm (kể cả lúa, đất trồng cỏ để chăn nuôi) và 23.710 ha trồng cây lưu niên. 1.5.3 Rừng và đa dạng sinh học tại Việt Nam Rừng của Việt Nam là rừng nhiệt đới ẩm, có rất nhiều loài chiếm ưu thế, có rất nhiều số lượng loài thực v ật và động vật, kể cả vi sinh vật. Do các tác động phá hoại của chiến tranh cũng như tác động của chiến lược phát triển kinh tế trước đây còn thiếu những cân nhắc về vấn đề bảo vệ môi trường, những khu rừng này đã bị tàn phá một cách nặng nề. Mức độ che phủ rừng giảm từ 43% trong năm 1943 đến 33% vào năm 1976 và chỉ còn 27% trong năm 1990. Từ năm 1994, do k ết quả của Chương trình trồnh rừng quốc gia số "327" , chính sách của Nhà nước về giao đất, giao rừng cho dân cùng với những chính sách bảo vệ tốt hơn nên tỷ lệ che phủ rừng đã dần tăng trở lại, đạt mức 28,8% trong đầu năm 1999. Nhiệm vụ đặt ra là đạt độ che phủ của rừng đến 45% đến hết năm 2010 thông qua Chương trình trồng lại 5 triệu ha rừ ng. Việt Nam được biết đến với mức độ đa dạng sinh học rất cao và đặc biệt cả về thực vật và động vật. Việt Nam được coi như là một trong số 10 trung tâm đa dạng sinh học của Thế giới. Tuy vậy, những hiểu biết về thực vật ở Việt nam còn rất ít do mới chỉ có những điều tra thực vật chưa được đầy đủ thực hiện từ thế kỷ trước. Hệ thực vật của Việt Nam ước tính có đến 12.000 loài thực vật cao có mạch. Những nghiên cứu gần đây nhất cho biết có khoảng 10.000 loài thực vật bậc cao là loài bản địa thuộc 2260 giống và 307 họ; và có khoảng 750 loài du nhập và loài được trồng cấy (theo Phan Kế Lộc và cộng sự, 1998). Đối với thực vật, có 15 giống và hơn 200 loài đượ c tìm thấy trong vòng 12 năm vừa qua (theo Phan Kế Lộc và cộng sự, 2005). Sự đa dạng về các điều kiện môi trường, điều kiện khí hậu, đất đai, cảnh quan, địa hình cùng với lịch sử địa chất lâu đời đã tại nên tính đa dạng sinh học cao cho thực vật sống ở khu vực này. Hầu hết số loài thực vật ở Việt Nam là các loài bản địa, trong số đó có ít nhất từ 10 % đến 20% là loài đặc hữu (theo Averyanov và các cộng sự, 2003). Thực vật sống tại những khu vực rừng tái sinh là những loài phân bố tại những nơi còn ít có sự can thiệp của con người, ít có giá trị như thực phẩm bổ sung và giá trị kinh tế không cao chiếm đại đa số các loài thực vật. Có 356 loài thực vật, hầu hết là thực vật có mạch bậc cao được biết đến như là những loài bị đe dọa và có trong danh mục Sách đỏ của Việt Nam (1996). Số lượng thực vật bậc cao, có mạch có ở khu vực này tương đương với vùng rừng trên đất thấp thuộc tỉnh Quảng Nam, lên tới con số từ 1200-2000 loài. Trong những năm qua Việt Nam được biết đến nhiều vì có nhiều loài động vật có vú đã được phát hiện mới tại Việt Nam. Ông Đặng Huy Huỳnh và các cộng sự đã ghi nhận sự có mặt của 223 loài động vật có vú. Từ năm 1992 đến 2003, có ba loài động vật kích thước lớn và ít nhất năm loài động vật nhỏ được thế giới công nhận là loài mới phát hiện từ Việt Nam (đó là các loài Pseudoryx nghetinhensis, Muntiacus vuquangensis, Muntiacus truongsonensis, Muntiacus puhoatensis, Viverra tainguensis. Lê Vũ Khôi (2000) soát xét và cập nhật danh sách có đến 289 loài và các loài phụ (subspecies) của động vật tại Việt Nam. Tổng số các loài chim là 850 loài (theo Nguyễn Cư và các cộng sự, 2000). Danh mục các loài bò sát gồm có 458 loài gồm 162 loài lưỡng cư và 296 loài bò sát (theo Nguyễn Văn Sáng và cộng sự, 2005). Theo báo cáo gần đây thì ở đây có 106 loài bướm. Những báo cáo hoàn chỉnh hơn hiệu nay vẫn đang được thực hiện, sau khi những nghiên cứu này được thực hiện xong chúng ta sẽ có con số chắc chắn về số loài tăng lên như được ghi nhận. Hệ sinh thái thủy sinh tại Việt Nam rất phong phú về thực vật và động vật. Cho đến nay ở Việt Nam ghi nhận được sự có mặt của 1.402 loài tảo, 782 loài động vật không xương sống (bao gồm 48 loài giáp xác, 53 loài tôm, 141 loài sò, hến và 544 loài cá nước ngọt). 1.5.4 Những nguy cơ đối với tài nguyên và sinh kế vùng nông thôn Sinh cảnh của Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng lớn của sự phá rừng (mặc dù đã có những k ế hoạch tái trồng rừng, phục hồi tương đối lớn đang được thực hiện). Sinh cảnh bị tàn phá do những nguyên nhân sau đây: lượng dân số quá lớn; sự tàn phá trực tiếp của chiến tranh; không có sự quản lý rừng hợp lý cũng như do những hiện tượng tự nhiên như bão gây ra. Tất cả những nguyên nhân này gây ra những áp lực đến môi trương, ví dụ như suy thoái hiệu quả, lợi ích củ a thiên nhên (giảm tính sản xuất của rừng), làm suy thoái các dịch vụ sinh thái (ví dụ như gây xáo động, gây ô nhiễm rừng, các khu đầm lầy) và gây suy giảm đa dạng sinh học. Tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước thông qua việc phục hồi rừng đầu nguồn và bảo tồn các hệ thống sông là rất lớn và càng ngày càng phát triển. Nước cần cho việc tưới tiêu đất đai dưới hạ du, dùng cho phát điện, sử dụng cho các mục đích dân dụng và công nghiệp của địa phương. Thêm vào đó, việc quản lý hợp lý rừng đầu nguồn sẽ hạn chế được những ảnh hưởng của lũ lụ t, hạn hán và cung cấp được sinh kế cho một số lớn những nhóm người dân tộc thiểu số sống trên vùng núi cao. Những nguyên nhân chính gây ra suy thoái môi trường tự nhiên là: công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển nông thôn, phát triển nông nghiệp, khai thác, phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên như năng lượng, khoáng sản, nước; và sự phát triển của các ngành như giao thông và du lịch. Liên quan đến những sự phát triển này, những vấn đề môi trường chính cần được Việt Nam tiếp tục quan tâm là: suy thoái rừ ng; mất mát tính đa dạng sinh học; suy thoái đất; ô nhiễm nước; và quản lý chất thải. Những công việc mà Việt Nam phải làm để bảo vệ môi trường một cách bền vững là: phát triển, hình thành và truyền bá hệ thống quy định về bảo vệ môi trường và kế hoạch hành động; giám sát môi trường và kiểm soát ô nhiễm; và xây dựng, củng cố hệ thống thể chế cho công tác quản lý môi trường. 1.6 Quy định pháp luật và hệ thống các cơ quan về môi trường 1.6.1 Quy định về môi trường Luật Bảo vệ Môi trường (LEP) đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 10/1/1994, với sự hướng dẫn thực hiện của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây. Vào năm 2002, Bộ KHCN &MT (KHCN) tách làm hai bộ mới là Bộ Khoa học, Công nghệ (MOST) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN &MT), hiện nay Bộ TN&MT chịu trách nhiệm quản lý về các vấn đề môi tr ường. Luật Môi trường cập nhật và sửa đổi được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tháng 6 năm 2006. Luật quy định việc bảo vệ môi trường cùng với việc bảo vệ sức khỏe con người, phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực và trên toàn cầu. Luật Bảo vệ môi trường đưa ra khung pháp lý chung cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại Việt Nam, vai trò quan trọng đầu tiên là của Bộ TN &MT. Cục Bảo vệ môi trường (VEPA) là cơ quan hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường, hay còn được hiểu là cơ quan thực hiện việc quản lý môi trường chung tại Việt Nam. Bên cạnh Cục Môi trường còn có các Cục, Vụ, phòng ban chuyên môn tại các Bộ, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, các tổ chức nghiên cứu cùng tham gia vào công tác quản lý. Ngoài ra còn có mộ t số các bộ Luật khác cũng có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, các chương trình, kế hoạch về quản lý môi trường là Kế hoạch quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững, 1991-2000 (1991), Chương trình hành động quốc gia về Đa dạng sinh học (1995) cũng như Chương trình hành động về rừng nhiệt đới. Cùng với những chương trình nói trên, Nhà Nước còn ban hành nhiề u Luật, quy định liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như: Luật về Phát triển và Bảo vệ rừng (1991); Luật về bảo vệ sức khỏe của nhân dân (1989); Luật về sử dụng đất (1993); Luật về dầu và dầu khí; Luật về tài nguyên khoáng sản (1996); Luật Tài nguyên nước (1998); Luật hình sự (1999); Pháp lệnh về bảo vệ đê điều (1989); Pháp lệnh về thuế tài nguyên (1989); Pháp lệnh về b ảo vệ các nguồn tài nguyên thủy sinh (1989); Pháp lệnh về kiểm soát và an toàn phóng xạ (1996); Pháp lệnh về kiểm dịch và bảo vệ thực vật (1993). Cùng với những văn bản pháp luật này còn có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện luật do Chính phủ, Bộ TN &MT và các Bộ liên quan khác ban hành. 1.6.2 Xây dựng và triển khai chiến lược bảo vệ môi trường Các chính sách cho phát triển bền vững tại Việt Nam lần đầu tiên đượ c trình bày một cách có hệ thống tại “Chương trình quốc gia cho môi trường và phát triển bền vững, 1991-2000” đã được Nhà nước thông quan năm 1991. Từ đó đến nay Chính phủ đã phổ biến hàng loạt các chính sách cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, như chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân; chính sách phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; chính sách về sản xuất sạch hơn; chính sách về bảo vệ đa dạng sinh học; chính sách đ óng cửa rừng tự nhiên; chính sách về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại các vùng nông thôn; và các chương trình giảm thiểu việc gia tăng dân số v.v Trong năm 2003, Bộ [...]... định và Đánh giá tác động môi trường trợ giúp Bộ trưởng thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đánh giá tác động môi trường và thẩm định Cục Bảo vệ Môi trường là đơn vị thực hiện những hoạt động quản lý cấp Nhà nước về bảo vệ môi trường trong các vấn đề như giám sát, thanh tra, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên, hỗ trợ phát triển công nghệ môi trường và tăng cường... cũng thực hiện công tác giám sát môi trường nước, môi trường không khí để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu và quản lý 1.6.4 Những văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan tới việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Có rất nhiều các công cụ pháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác đánh giá môi trường tại Việt Nam đã được chúng tôi cân nhắc trong quá trình lập báo cáo ĐTM này Những... người làm công tác quản lý và điều phối môi trường trong hệ thống còn chưa được đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng 1.6.7 Năng lực hiện nay tại các cơ quan làm công tác môi trường Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường của Bộ TN &MT có 15 nhân viên (4 người có bằng tiến sĩ, 5 người có bằng thạc sĩ và 6 người là kỹ sư, cử nhân) Vụ có khả năng thẩm định các Báo cáo đánh giá tác động môi trường của... nhiễm; và có những ứng cứu kịp thời với các sự cố môi trường như sự cố tràn dầu ra biển Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập cẩn thận cho các dự án phát triển cũng như cho những cơ sở sản xuất đã họat động trước khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực Việc giám sát môi trường được thực hiện tại cấp tỉnh cũng như cấp Nhà nước Mạng lưới quan tắc môi trường quốc gia lúc đầu được thành lập năm 1994... của nhà máy Trộn bê tông để xây nhà máy Gần vị trí nhà máy Phục vụ thi công Gần vị trí nhà máy Bãi thải các nguyên vật liệu bóc dỡ không 200 m phía hạ lưu của nhà sử dụng đến trong quá trình xây dựng máy Khai thác cát làm nguyên vật liệu xây Trên sông Cái, 30 km phía hạ dựng lưu của nhà máy 0,1 1,2 0,7 0,6 14,2 0,2 0,2 0,3 44,584 3 Môi trường nền 3.1 Môi trường vật lý và sinh học 3.1.1 Địa hình Sông Bung. .. tuyến năng lượng và nhà máy điện Đập thủy điện Sông Bung 4 được xây trên sông Bung, 3 km phía trên vị trí hợp lưu với sông A Vương Hồ thủy điện sẽ được thiết lập với mức nước dâng cao nhất là 222,5 m, mực nước chết là 195m Nước của hồ chứa Sông Bung 4 sẽ chảy qua đường ống của tuyến năng lượng, vào nhà máy nằm cách đập 5 km về phía hạ lưu Chênh lệch mức nước của hồ chứa và nhà máy là khoảng 125 m tại... khi đi qua nhà máy nước lại được chảy vào sông Bung Vị trí của dự án thủy điện Sông Bung 4 được mô tả trong Hình 2.1 Hình 2.1 Sơ đồ tổng thể dự án thủy điện Sông Bung 4 Tổng chi phí ước tính cho dự án thủy điện Sông Bung 4 là 250 triệu USD, kể cả các loại thuế, chi phí dự phòng Công tác chuẩn bị xây dựng (đường giao thông, đường thi công v.v ) dự kiến được thực hiện vào cuối năm 2007, công tác xây dựng... nhiễm Phòng Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường của huyện Giang Nam có 6 nhân viên Phòng Môi trường và Tái định cư của Ban Quản lý dự án thủy điện 3 có 25 nhân viên, trong số đó có 20 kỹ sự về thủy điện, thủy lợi nhưng chưa có chuyên gia về môi trường 2 Mô tả dự án 2.1 Giới thiệu khái quát Dự án thủy điện Sông Bung 4 được xây dựng trên sông Bung, một nhánh của sông Vũ Gia- Thu Bồn Dự án được xây tại... quản lý môi trường Năm 1993, Cục Bảo vệ Môi trường được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường trong cả nước Tính đến năm 1999, Cục Bảo vệ môi trường có 9 phòng vơi 79 nhân viên Phòng Quản lý Môi trường có tại tất cả các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và có khoảng từ 2 đến 5 nhân viên Nhiều huyện và thị trấn có cả các nhóm công tác về vấn đề quản lý môi trường Hiện... dẫ nước vào khu vực nhà máy Việc xây dựng đường ống áp lực được thực hiện từ hai phía lại, phía thứ nhất từ phía đầu cuối của đường ống dẫn nước và một phía từ phía cuối của đường ống áp lực 2.2.4 Nhà máy Nhà máy Khu nhà máy được đặt gần sông Bung, khoảng 5 km về phía hạ lưu của đập Nhà máy được bố trí cao 68 m, trên một diện tích dài 58 m, rộng 24 Nhà máy bao gồm 2 tổ máy phát điện với tổng công suất . chảy vào sông Bung. Vị trí của dự án thủy điện Sông Bung 4 được mô tả trong Hình 2.1. Hình 2.1 Sơ đồ tổng thể dự án thủy điện Sông Bung 4 Tổng. 1735000 Reservoir Song Bung 4 Project sites River LEGEND H14D -New part of Highway 14D Rd3 - Road from dam site to resettlement area at Pa P Song Thanh nature

Ngày đăng: 17/03/2014, 10:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan