theo đuổi đam mê hay đi tìm đam mê

3 301 0
theo đuổi đam mê hay đi tìm đam mê

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Theo đuổi đam hay đi tìm đam mê? Tôi là một 9X đời đầu, thế hệ mà từ thời còn học phổ thông đã nghe rất nhiều về việc phải tìm được niềm đam cho bản thân để cuộc sống mỗi ngày không phải là công việc mà là tận hưởng tình yêu dành cho việc mình thích. Khi vào đại học, tôi càng thấm sâu tư tưởng này hơn khi trên các bài phỏng vấn, những người thành công và nổi tiếng luôn nói rằng họ thành công vì họ theo đuổi đam mê. Thế là tôi cũng vác ba lô lên và theo đuổi đam của mình. Tôi tình cờ đọc một bài viết* của trang Havard Business Review nói về vấn đề “Theo đuổi đam mê” (Follow your passion) của thế hệ Y tại Mỹ (Generation Y, thế hệ gồm những 8X cho đến 10X). Tác giả bài viết có một cách giải thích rất hay về việc “theo đuổi đam mê”: “theo đuổi” là khi bạn biết mình đang đi theo điều gì, hay nói cách khác, bạn chỉ “theo đuổi đam mê” khi bạn xác định được nó. Thật không may là không nhiều người thật sự biết họ muốn gì trước khi họ bắt đầu. Đôi khi tốn cả hàng tháng, thậm chí hằng năm trời chỉ để nhận ra rằng bạn thật sự thích điều gì đó. Tôi ví von điều này như có những cặp đôi đến với nhau vì tình yêu sét đánh từ cái nhìn đầu tiên, cũng có những cặp quen nhau hàng năm trời chỉ để tìm hiểu và trải qua nhiều giai đoạn trước khi thật sự đến với nhau. Tương tự với đam mê. Quá trình xây dựng đủ kỹ năng và “gom góp” tình cảm cho công việc bạn thích đôi khi khó khăn và thử thách khiến bạn muốn bỏ cuộc giữa chừng. Do vậy nếu cứ ngồi nhà tưởng tượng về “đam mê”, rồi khi mới vào làm một thời gian ngắn đã than van cực khổ và xin nghỉ việc vì công việc không như trong mơ, tôi e là bạn sẽ khó tìm được đam của mình. Câu khẩu hiệu “Theo đuổi đam mê” khiến nhiều bạn trẻ nghĩ rằng phải có đam rồi thì mới bắt đầu dồn hết sức lực cho công việc. Nhưng rất tiếc, điều ngược lại xảy ra thường hơn, bạn phải thật sự dồn hết tâm trí cho một điều gì đó trước khi thật sự tìm thấy đam của mình. “Tìm kiếm đam mê” và “Theo đuổi đam mê” là hai việc không giống nhau, chúng chỉ giống nhau ở một điều là không dễ dàng để đạt được. Steve Jobs, người nổi tiếng với những sáng tạo trong sản phẩm của mình, nổi tiếng với nhiều câu nói truyền cảm hứng đã từng bảo rằng: “The only way to do great work is to love what you do. If you haven’t found it yet, keep looking. Don’t settle.” Tạm dịch: ”Cách tốt nhất để làm những điều tuyệt vời là yêu những điều bạn đang làm. Nếu bạn vẫn chưa tìm thấy, hãy tiếp tục tìm. Đừng dừng lại. Tôi hiểu câu này có nghĩa là: Hãy hết lòng tìm tòi, suy nghĩ, học hỏi cho công việc bạn đang làm đi, sau một thời gian khi mà bạn thật sự hiểu được nó và không hề cảm thấy hứng thú, đây thực sự không phải công việc mà bạn có thể gắn bó. Hãy tiếp tục tìm kiếm và lập lại quá trình này. Bạn đừng cho là đã phí thời gian cho công việc mà mình không thích vì tôi tin rằng trong quá trình làm việc, bạn đã học được kha khá kỹ năng (vì như tôi nói, hãy hết lòng tìm tòi), và cũng chính thời gian này bạn hiểu rõ hơn về bản thân, tại sao bạn thích hoặc không thích công việc hiện tại. Từ đó, chắc chắn bạn sẽ có một ý niệm rõ hơn về những việc bạn muốn làm trong tương lai. Ngày xưa, tôi (và chắc là rất nhiều bạn đồng trang lứa khác) muốn trở thành một “doanh nhân thành đạt”. Tôi muốn trang điểm xinh đẹp, bước đi tự tin trong một cao ốc rộng lớn với bộ áo váy áo đen oách nhất có thể. Tôi sẽ có tiền để làm bất cứ những gì tôi thích, điều hành hàng trăm nhân viên, bận rộn với hội họp và di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Tôi sẽ là mẫu hình người phụ nữ hiện đại. Tôi vui vẻ với “đam mê” của mình. Tôi biết nhiều người sẽ thấy hình ảnh này quen thuộc, không mới mẻ, không đặc biệt và bất cứ thanh niên mới lớn nào cũng có thể nghĩ đến. Đó chính xác là những hình ảnh khuôn mẫu mà tôi nhìn thấy từ xã hội và gán ghép cho bản thân mình. Rồi tôi tình cờ làm việc 3 năm cho một chương trình tình nguyện. Chúng tôi, sinh viên Mỹ và Việt Nam, đến trường dạy cho học sinh nông thôn thể thao, các môn học và kỹ năng sống với mong muốn giúp các em tự tin và có động lực học cao hơn. Tôi chưa bao giờ xem đây là đam của mình, là thứ tôi sẽ đi trọn đến hết cuộc đời. Tôi cũng không nghĩ mình có thể học nhiều từ công việc này vì nó có vẻ không liên quan đến hình ảnh “nữ doanh nhân áo đen thật oách” mà tôi từng mơ. Tôi làm vì thích, vì cảm thấy mình có ích cho xã hội, làm để thử thách bản thân trong vai trò mới mỗi năm, làm để được tiếp xúc với những người bạn cùng tuổi với tính cách khác nhau đến từ những hoàn cảnh khác nhau. Hơn nữa, tôi thích sếp của tôi vì những gì cô ấy làm cho trẻ em nông thôn Việt Nam, tôi thích cách cô ấy kiên trì và vượt qua khó khăn, tôi thích cách cô ấy hào hứng nói về ước mơ được mở rộng chương trình ra nhiều nước để có thể phục vụ nhiều hơn cho trẻ em nông thôn. Hay nói cách khác, tôi thích cách cô ấy theo đuổi ước mơ của mình. Trước khi đọc được bài báo trên, tôi đã không hề biết rằng khoảng thời gian qua chính là khoảng thời gian “đi tìm đam mê” của tôi. Từ những kỹ năng học được và suy ngẫm về bản thân qua công việc, tôi biết rằng ước mơ “nữ doanh nhân” không còn là cái đích mà tôi hướng tới. Tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu được làm các công việc xã hội, được giúp ích cho những người cần tôi hơn. Cuối cùng, điều mà tôi muốn nhắn nhủ với các bạn là, hãy đi tìm đam trước khi bạn có thể theo đuổi đam mê. Mà muốn tìm đam mê, điều quan trọng đầu tiên là đóng laptop và đặt chân ra khỏi nhà. Ái Tâm . thích rất hay về việc theo đuổi đam mê : theo đuổi là khi bạn biết mình đang đi theo đi u gì, hay nói cách khác, bạn chỉ theo đuổi đam mê khi bạn. hơn. Cuối cùng, đi u mà tôi muốn nhắn nhủ với các bạn là, hãy đi tìm đam mê trước khi bạn có thể theo đuổi đam mê. Mà muốn tìm đam mê, đi u quan trọng

Ngày đăng: 17/03/2014, 10:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan