Ứng dụng Thương mại Điện tử vào hoạt động logistics của công ty UPS SCS tại Việt Nam

32 2.4K 18
Ứng dụng Thương mại Điện tử vào hoạt động logistics của công ty UPS SCS tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mô tả và phân tích việc ứng dụng Thương mại Điện tử vào hoạt động logistics của công ty UPS SCS tại Việt Nam

2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 0O0 BÀI THẢO LUẬN MÔN: LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. ĐỀ TÀI: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH VIỆC ỨNG DỤNG TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY UPS SCS TẠI VIỆT NAM. Giáo viên hướng dẫn: Lục Thị Thu Hường. Nhóm 11: 1. Cấn Thanh Tùng 2. Nguyễn Thị Hồng Tươi 3. Đặng Minh Tuyển 4. Trần Thị Vân 5. Phạm Tuấn Vũ 6. Nguyễn Thị Thanh Xuân 7. Hán Thị Yến 8. Hoàng Thị Yến 9. Nguyễn Thị Yến 10. Trần Thị Hải Yến Lớp:1353BLOG0611. Lời nói đầu Quá trình toàn cầu hóa và phát triển khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ Logistics để đáp ứng quá trình giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa toàn cầu góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế thế giới, bố trí tốt hơn nguồn tài nguyên và tự do lựa chọn ngành hàng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Việc tích hợp các hoạt động của Logistics sẽ giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra, cắt giảm các chi phí phát sinh, và đảm bảo được những cam kết với khách hàng. Đến nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển những trung tâm Logistics tại Việt Nam và dự báo trong thời gian tới ngành công nghiệp Logistics sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty trong và ngoài nước, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, các doanh nghiệp đã và đang quan tâm đến hoạt động Logistics, bên cạnh đó lần đầu tiên thuật ngữ Logistics đã được đưa vào Luật thương mại sửa đổi, đây là những tiền đề quan trọng để Việt Nam tích cực chuyển biến nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp Logistics. Chính vì lý do trên mà nhóm tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Mô tả và phân tích việc ứng dụng Thương mại Điện tử trong hoạt động Logistics của công ty UPS SCS tại Việt Nam”. Vì thời gian cũng như năng lực còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót mong thày, cô và bạn đọc góp ý để bài thảo luận của nhóm hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 3 1. Cơ sở lý thuyết. 1.1. Khái niệm Logistics. “Logistics là quá trình tối ưu hóa về địa điểm và thời điểm, tối ưu hóa việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. (PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân: Quản trị Logistics – NXB Thống kê 2006). Như vậy, Logistics là quá trình tối ưu hóa mọi công việc, mọi thao tác từ khâu cung ứng, sản xuất, vận tải, phân phối và tiêu dùng sản phẩm chứ không chỉ là “kho” và “ vận”, “giao” và “nhận” như một số người lầm tưởng. Logistics được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội như: quân sự, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch,….trong mỗi ngành, lĩnh vực Logistics sẽ có đặc thù riêng. Logistics không phải là một hoạt động riêng lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Các hoạt động này phải tuân thủ đặc tính của dây chuyền : vận tải-lưu kho-phân phối và hơn thế nữa chúng phải đáp ứng yêu cầu vầ tính kịp thời (JIT-Just In Time). Ở tầm vi mô, Logistics là việc tối ưu hóa các thao tác, hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở tầm vĩ mô, có thể coi Logistics là một ngành dịch vụ giúp tối ưu hóa quá trình phân phối, vận chuyển, dự trữ các nguồn lực, giúp các quốc gia và nhân loại phát triển bền vững và hiệu quả. 1.2. Phân loại Logistics. Trên thực tế, Logistics được phân loại theo theo nhiều tiêu chí khác nhau như: 1.2.1. Phân loại theo các hình thức Logistics. Logistics bên thứ nhất ( 1PL- First party Logistics): người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Logistics bên thứ hai ( 2PL- Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi 4 các hoạt động Logistics ( vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán,…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng chưa tích hợp hoạt động Logistics. Logistics bên thứ ba (3PL- Third Party Logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận chức năng như: thay mặt người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa diểm quy định. Logistic bên thứ (4PL- ourth Party Logistics): là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi Logistics. Logistics bên thứ 5 (5PL-Five Party Logistics): Phát triển nhằm phục vụ cho Thương mại Điện tử (TMĐT), các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL, đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng TMĐT. 1.2.2. Phân loại theo quá trình. Logistics đầu vào ( inbound Logistics): là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn,…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi chí cho quá trình sản xuất. Logistics đầu ra ( outbound ogistics): là các loại hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về ị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Logistics ngược (Reverse Logistics): là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. 1.2.3. Phân loại theo đối tượng hàng hóa. • Logistics hàng tiêu dùng nhanh ( FMCG Logistics). • Logistics ngành ôtô ( Automative Logistics). • Logistics hóa chất ( chemical Logistics). • Logistics hàng điện tử ( Electronic Logistics). • Logistics dầu khí ( Petroleum Logistics). 5 1.3. Vai trò của dịch vụ Logistics.  Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu ( GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, Logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lượt doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái nieekm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm ba khu vực địa lý : Nhật , Mỹ- Canada và EU. Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực kinh tế của họ đã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ nhạt. Ví dụ như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phần lớn cổ đông của Toyota là người Nhật và thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng phần lớn xe Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu của Toyota. Như vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị trường Mỹ thì rõ ràng Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ôtô và xe tải có chất lượng cao.  Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện,… tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Trong nhiều giai đoạn , lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho. Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quy trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, Logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này. 6  Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm,… Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả kho thể thiếu vai trò của LogisticsLogistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.  Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỉ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động Logistics nói chung phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng , sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn. 1.4. Những nhân tố tác động đến hoạt động Logistics. 1.4.1. Chính sách của Nhà nước. Nhà nước cần có chính sách thông thoáng, kịp thời với sự phát triển của thời đại, hoàn thiện hẹ thống quản lý thông qua các quy định như: cải cách thủ tục hải quan theo hướng hiện đại, đơn giản và minh bạch nhằm tạo động lực cho sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Bên cạnh đó nhà nước cần khuyến khích sự hợp tác giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài trong nghành Logistics: hai bên sẽ liên doanh, phối hợp hoạt động, tận dụng triệt để thế mạnh của mỗi bên làm cho ngành dịch vụ Logistics phát triển mạnh và hiệu quả. Ngoài ra, Logistics là loại hình dịch vụ tổng hợp, quá trình hoạt động có liên quan đến sự quản lý của nhiều bộ, ngành như: 7 giao thông vận tải, thương mại, hải quan, đo lường và kiểm định,… Việc mỗi bộ ban hành một quy dịnh riêng nhưng không đồng bộ, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau đã gây ra những trở ngại không nhỏ cho ngành dịch vụ Logistics. 1.4.2. Cơ sở hạ tầng. Là yếu tố quan trọng hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động dịch vụ Logistics. Cơ sở hạ tầng bao gồm: Hạ tầng giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không, đường biển, hệ thống cảng biển và hệ thống kho bãi. Các yếu tố này càng hoàn thiện thì hoạt động Logistics sẽ phát triển mạnh mẽ, phát huy tối đa chức năng vận chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận lợi với chi phí tối thiểu. Một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của ngành dịch vụ này là hệ thống cở sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Các trục đường bộ không được thiết kế đúng tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt giữa các phương thức vận tải bằng đường biển, đường sông, đường bộ và đường hàng không. Chẳng hạn tại Việt Nam, các quốc lộ chỉ được thiết kế cho xe tải trọng không quá 30 tấn lưu thông, trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế, trọng lượng một cintainer 40 feet đầy hàng đã lên đến 34,5 tấn, như vậy để có thể lưu thông trên đường, doanh nghiệp buộc phải sang hàng sang container khác làm tăng chi phí và mất thời gian. Hạ tầng công nghệ thông tin: áp dụng các chương trình EDI, ERP, MRP và GPS cho quản lý dữ liệu qua mạng, điều phối hoạt động phân phối hàng hóa nhanh chóng- chuẩn xác với thời gian nhanh nhất, thúc đẩy và phát triển công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại / khai quan điện tử để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại,xuất nhập khẩu và hải quan. Hơn thế, nếu hệ thống thông tin phát triển mạnh mẽ sẽ làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ Logistics. Đứng ở góc độ này, Logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung. 1.4.3. Nguồn nhân lực. Là yếu tố quyết định sự thành công trên thương trường đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bất kỳ loại hình dịch vụ nào. Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định cho hoạt động Logistics bởi chính con người sẽ tác 8 động điều phối xuyên suốt quá trình hoạt động Logistics. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ Logistics cần phải có trình độ cao về ngoại ngữ, chuyên môn sâu, có kiến thức rộng về địa lý, am tường luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu, các quy định và luật hải quan trong nước và quốc tế, thông thạo và hiểu biết về pháp luật quốc gia và luật quốc tế, có kiến thức về cả ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, máy bay, tàu biển…. 1.5. Khái niệm Thương mại Điện tửLogistics Thương mại Điện tử. 1.5.1. Thương mại Điện tử. Có nhiều khái niệm về Thương mại điện tử, nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh. Theo Tổ chức Thương mại thế giới(WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet" Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái BìnhDương (APEC): "Thương mại điện tửcông việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số" TMĐT ngày càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp). 1.5.2. Logistics TMĐT. - E-logistics được hiểu là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp logistics để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động Thương mại Điện Tử. 9 2. Phân tích thực trạng dịch vụ Logistics cho hàng xuất khẩu của UPS SCS tại Việt Nam. 2.1. Tổng Quan về UPS SCS tại Việt Nam (C/O Nam Khải Transportation). - Tên công ty : UPS SUPPLY CHAIN SOLUTION C/O NAM KHAI TRANSPORTATION INT’L - Địa chỉ : 18A CONG HOA ST, WARD 4, TAN BINH DIST., - Tel/ Fax.# 84-8-8118728 ( 20 line )/ 84-8-8118721-23. - Website: www.ups.com - Logo: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty. United parcel service ( UPS) được thành lập tại Mỹ vào năm 1907. Hơn 100 năm qua, UPS đã trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực vận chuyển. Phát triển từ một công ty nhỏ chuyên chuyển phát thư thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ điện tử trên mặt đất, ngoài đại dương và trên không, UPS đã cho thế giới thấy rằng khả năng vận chuyển của mình đáng tin cậy, công ty đã giữ vững được danh tiếng về sự toàn vẹn, sở hữu nhân viên, và dịch vụ khách hàng. Ngày nay UPS đã trở thành một tập đoàn hoạt động trên toàn cầu, UPS được đánh giá là một trong những công ty phát chuyển bưu kiện lớn nhất thế giới, nhà cung cấp các dịch vụ kho vận và vận chuyển chuyên nghiệp đồng thời là nhà cung cấp chuỗi cung ứng, dịch vụ logistics, TMĐT toàn cầu. Với chiến lược kinh doanh: giữ vững và phục vụ khách hàng thân thiết của các công ty có hệ thống hoạt động toàn cầu đặt chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam, cũng như ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, cung cấp dịch vụ cung ứng và logistics nhằm thu hút thêm khách hàng mới, đặt nền móng cũng như tìm kiếm lợi nhuận từ loại hình dịch vụ còn ít đối thủ cạnh tranh này. 10 Và UPS có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 sau khi Mỹ bỏ cấm vận. Tuy nhiên, các dịch vụ hiện tại của UPS đang giới thiệu tại Việt Nam còn chiếm một vị trí khiêm tốn so với quy mô thực sự trên thế giới: liên kết với Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Bưu Điện cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh (Express) và ký hợp đồng đại lý với công ty Nam Khai Transportation Int’l. Văn phòng chính đặt trụ sở tại địa chỉ: 53 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Năm 1997 công ty thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, cung cấp các dịch vụ môi giới vận chuyển (Forwarding), vận chuyển đường biển, hàng không (Transportation), cung cấp chuỗi cung ứng & Logistics (Supply Chain Solutions & Logistics). Thời gian đầu, công ty đặt trụ sở tại địa chỉ : 287 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Đến năm 2003 công ty dời đến địa chỉ mới tại : 19-25 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Đầu năm 2009 công ty đặt trụ sở tại 18A Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh và hoạt động cho đến nay. Với cách là một công ty TNHH, công ty Nam Khải thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có cách pháp nhân được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định nhà nước. Tại TP Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Nam Khải hoạt động với cách là một chi nhánh nên số lượng nhiên viên của công ty không nhiều, khoảng 55 người. Tuy nhiên đây chính là những nhân viên giàu kinh nghiệm, vững vàng nghiệp vụ và có trình độ chuyên môn cao với thâm niên trên 10 năm trong nghề và một số các nhân viên trẻ 2-4 năm trong nghề cùng với trang thiết bị hiện đại làm cho hoạt động của Công ty Nam Khải hòa nhập với hệ thống toàn cầu nhằm tối ưu hóa hiệu quả công việc và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Hiện nay Công Ty Nam Khải có thêm trụ sở đặt ở Đà Nẵng. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 2.1.2.1. Chức năng. - Thực hiện dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa nội địa và hàng hóa xuất nhập khẩu: thuê phương tiện vận tải, đưa hàng vào cảng, chất hàng lên tàu, hoặc làm thủ tục nhận hàng từ tàu, làm thủ tục hải quan, lưu kho hàng đợi nộp thuế, thuê phương tiện vận tải chở hàng về kho… 11 [...]... cạnh tranh của công ty ngày càng cao  Giá cung cấp dịch vụ Logistics của một số các công ty giao nhận Việt Nam thấp hơn so với các công ty cung cấp dịch vụ Logistics nước ngoài có mặt tại Việt Nam nên một số các doanh nghiệp trong nước đã chọn để cung cấp dịch vụ Logistics cho mình Nhưng trên thực tế dịch vụ Logistics từ các công ty Việt Nam có phần không chắc chắn bởi các công ty này chưa có hệ thống... Nam 3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 3.2.1 Những tồn tại cần khắc phục - Hoạt động Marketing chưa hiệu quả tại thị trường Việt Nam Đa số các Doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với dịch vụ trọn gói dịch vụ Logistics - Dịch vụ trọn gói cho doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo điều kiện giá FOB, nên công ty chỉ cung cấp một phần công đoạn của chuỗi dịch vụ Logistics. .. vận tải, khai thuế 30 hải quan, dịch vụ kho,…chưa cung cấp được dịch vụ Logistics trọn gói chó khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam - Cước phí dịch vụ Logistics chưa cạnh tranh Đa số khách hàng của UPS SCS Việt Nam là do UPS SCS đầu nước ngoài chỉ định nên giá cả cũng theo giá UPS SCS nước ngoài nên sẽ cao hơn giá của các công ty Logistics trong nước - Trình độ nhân viên phòng nghiệp vụ chưa đồng đều... nghiệp Việt Nam chưa phân biệt được dịch vụ Logistics và dịch vụ giao nhận truyền thống  Nguyên nhân chủ quan:  Công ty có phòng Marketing nhưng hoạt động chưa được hiệu quả, chưa đẩy mạnh được sản phẩm dịch vụ của công ty đến khách hàng Đa số các hợp đồng dịch vụ Logistics đều được tìm kiếm từ hệ thống UPS SCS nước ngoài  Công ty chỉ mới tập trung cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình tại nơi có... dịch vụ khách hàng là đầu ra của toàn bộ hệ thống Logistics và phần nối quan trọng giữa hoạt động Marketing và hoạt động Logistics Hơn thế nữa, dịch vụ khách hàng đóng vai trò quyết định trong việc thõa mãn nhu cầu của khách hàng, giúp duy trì và phát triển lòng trung thành của khách 24 hàng đối với công ty và đây cũng chính là điều đã đem lại thành công cho thương hiệu UPS SCS trên toàn cầu 2.4.2 Quản... đáp ứng nhu cầu khách hàng cao nhất  Đa số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu theo điều kiện F.O.B và nhập khẩu theo điều kiện C.I.F nên họ không có quyền và nghĩa vụ trong việc yêu cầu 31 cung ứng dịch vụ Logistics trọn gói mà chỉ yêu cầu cung cấp một số công đoạn của Logistics mà thôi  Hàng loạt các công ty đăng ký hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải, Logistics là cho khả năng cạnh tranh của công. .. cầu của khách hàng Tiêu chí quản lý hệ thống kho của UPS SCS như là nơi “trung chuyển hàng hóa” chứ không phải là nơi “lưu giữ hàng hóa” 2.4.5 Quản lý vận chuyển và phân phối hàng Là khâu trọng yếu nhất của hoạt động Logistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý công. .. chuẩn hoạt động cao và có sự linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thay đổi của họ Bằng danh mục toàn diện các tùy chọn tiết kiệm chi phí, có đảm bảo, chính xác thời gian của công ty, UPS SCS có thể đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng không một cách đáng tin cậy • Theo dõi và kiểm soát: Sử dụng công nghệ trực tuyến, tiên tiến để tính toán mức giá và tạo các lô hàng Sau đó, theo dõi sự di chuyển của hàng hóa của khách... tổng dịch vụ Logistics Đây chính là những cơ sở bền vững để khẳng định vị thế của công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tảiLogistics 3.1 Những thành công của UPS SCS - Chuyên nghiệp và kinh nghiệm: khách hàng đang ngày càng tìm kiếm những nhà cung cấp dịch dụ và công nghệ cho những thành tựu nổi bật đối với ngành, thị trường, sản phẩm của họ và UPS SCS là một trong chọn lựa hàng đầu của họ -... cập 24h vào thông tin vận chuyển và truy tìm trực tuyến  Giải pháp một nguồn 2.4 Quản lý hoạt động dịch vụ Logistics Như chúng ta đã biết Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau được thực hiện một cách khoa học Chính vì vậy, UPS SCS đã tuân thủ một số các tiêu chí cơ bản của quản trị Logistics để thực hiện chiến lược Logistics

Ngày đăng: 17/03/2014, 07:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan