Pháp luật kinh tế Việt Nam doc

8 449 0
Pháp luật kinh tế Việt Nam doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÁP LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM C Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải thành lập ban kiểm soát khi: a. có trên 11 thành viên. b. có từ 11 thành viên trở lên. c. có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần. d. có từ 11 cổ đông là cá nhân trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần. Công ty cổ phần phải thành lập ban kiểm soát khi: a. có trên 11 thành viên. b. có từ 11 thành viên trở lên. c. có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần. d. có từ 11 cổ đông là cá nhân trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần. Chủ thể nào sau đây luôn luôn là cá nhân: a. Chủ doanh nghiệp tư nhân. b. Cổ đông. c. Thành viên hợp danh. d. a, c đúng. Chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: a. Chủ nợ không đảm bảo. b. Chủ nợ có bảo đảm một phần. c. Chủ nợ có đảm bảo. d. a, b đều đúng. D Doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp là: a. Doanh nghiệp tư nhân. b. Công ty cổ phần. c. Công ty TNHH 1 thành viên. d. CTTHH 2 thành viên trở lên Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật: a. Không cấm. b. Cho phép. c. a, b đều đúng. d. a, b đều sai. H Hội đồng trọng tài gồm: a. 3 trọng tài viên. b. 1 trọng tài viên. c. Số lượng trọng tài viên do các bên tranh chấp thỏa thuận. d. a, b đúng. K Kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải ra quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản trong thời hạn: a. 7 ngày. b. 7 ngày làm việc. c. 30 ngày. d. 30 ngày làm việc. L Loại hình doanh nghiệp nào sau đây không có tư cách pháp nhân: a. Doanh nghiệp tư nhân. b. Công ty cổ phần. c. Công ty TNHH 1 thành viên. d. CTy TNHH 2 thành viên trở lên. M Mô hình A= A + B + C + D + … + n là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp: a. Chia doanh nghiệp. b. Tách doanh nghiệp. c. Sáp nhập doanh nghiệp. d. Hợp nhất doanh nghiệp. Mô hình A + B + C = D là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp: a. Chia doanh nghiệp. b. Tách doanh nghiệp. c. Sáp nhập doanh nghiệp. d. Hợp nhất doanh nghiệp. N Người phải chịu phí trọng tài là: a. Bên thua kiện, nếu các bên không có thỏa thuận khác b. Nguyên đơn. c. Bị đơn. d. Theo chỉ định của hội đồng trọng tài. T Trong trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội đồng cổ đông, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó khi: a. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần trong thời gian liên tục ít nhất 3 tháng. b. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 3 tháng. c. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng. d. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian ít nhất 6 tháng. Tổ quản lý thanh lý tài sản phải lập danh sách người mắc nợ trong thời hạn: a. 15 ngày. b. 15 ngày làm việc. c. 30 ngày. d. đáp án khác. V Việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là: a. Thế chấp tài sản. b. Cầm cố tài sản. c. Bảo lãnh. d. Đặt cọc. Các nhận định sau đây Đúng hay Sai? Giải thích? B Bản điều lệ là bắt buộc trong tất cả các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. => Sai: bởi vì không phải tất cả các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam khi thành lập bắt buộc phải có bản điều lệ, doanh nghiệp tư nhân là một ví dụ. C Cá nhân đáp ứng đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp có quyền thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân? =>Sai: căn cứ theo khoản 3 điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chỉ doanh nghiệp mới là đối tượng bị xâm hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh => Sai: căn cứ khoản 4 điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trong quá trinh kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hai đên lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Vậy ngoài doanh nghiệp, Nhà nước, người tiêu dùng cũng được xem là đối tượng bị xâm hại bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào đó. D Doanh nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ => Sai: căn cứ vào Điều 3, Luật phá sản 2004 quy định “ doanh nghiệp, hợp tác xã, không có khả năng thanh toán nợ đến hạn khi có chủ nợ yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Vì vậy một doanh nghiệp không thanh được nợ chưa chắc bị phá sản mà chỉ mới lâm vào tình trạng phá sản Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân? =>Sai: căn cứ theo khoản 1 điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của minh về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp tư nhân không thể có tư cách pháp nhân, vì một pháp nhân phải có tài sản riêng và chịu trách nhiệm trong số tài sản đó. Doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn yếu tố này. Đ Đại Hội Đồng Cổ Đông là cuộc họp lớn nhất trong năm để quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty cổ phần? =>Sai: căn cứ theo khoản 1 điều 96 Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. K Kinh doanh là hoạt động mua bán trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi? =>Sai: căn cứ K2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.” Vậy hoạt động mua bán chỉ là một trong những hình thức kinh doanh. L Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trừ cán bộ công chức nhà nước? =>SAI: căn cứ theo khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) Các tổ chức cá nhân không được quyền thành lập doanh nghiệp ngoài cán bộ công chức nhà nước còn có: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân VN sử dụng tài sản của để thành lập dn kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình. - Sĩ quan hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp ,công nhân quốc phòng trong các cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam. - Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự. - Người đang chấp hành hình phạt tù…. H Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trong quá trinh kinh doanh gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác. =>Sai: căn cứ khoản 4 điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trong quá trinh kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hai đên lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. =>Sai: căn cứ khoản 3 điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 quy định “Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lam dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế”. Vậy hành vi hạn chế cạnh tranh không chỉ có hành vi thoản thuạn hạn chế cạnh tranh mà còn bao gồm các hành vi, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. T Tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp bắt buộc là tiền Việt Nam. =>Sai: căn cứ vào khoản 4 Điều 4, Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy đinh: “….tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty……” Tất cả các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam? =>Đúng: căn cứ K2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) “Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng kí kinh doanh”. Vì tất cả những doanh nghiệp thành lập ở nước Việt Nam đều đăng kí kinh doanh ở Việt Nam, do đó những doanh nghiệp này có quốc tịch Việt Nam. Trong mọi trường hợp, Doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 người quản lý duy nhất là chủ doanh nghiệp. => Sai: căn cứ vào khoản 2 Điều 143 Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy đinh: “Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh…” Câu hỏi ngắn: Ô *Ông T mua 5000 cổ phần ưu đãi hoàn lại của công ty cổ phần Y . Trên cổ phiếu đó không ghi thời gian hoàn lại. Vậy ông T có được quyền yêu cầu công ty cổ phần Y hoàn trả lại cho mình giá trị ghi trên mệnh giá bất kỳ lúc nào ko? Anh (chị) căn cứ theo quy định pháp luật giải quyết tình huống trên. =>Căn cứ Điều 83 Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.” Trong trường hợp này trên cổ phiếu không ghi thời gian hoàn lại vậy nên ông T sẽ được nhân lại hoàn toàn vốn góp bất kỳ luc nào ông yêu cầu nếu ông đáp ứng đủ điều kiện khác ghi trên cổ phiếu đó. *Ông T quyết định tặng 40% vốn góp của mình tại công ty TNHH P cho anh Q là con nuôi vì anh có khả năng kinh doanh. Các thành viên khác của công ty P cho rằng việc tăng cho đó không hợp pháp vì ko có sự đồng ý của hội đồng thành viên. Tuy nhiên ông T cho rằng ông có quyền tặng cho bất cứ người con nào phần vốn góp của mình tại công ty P mà các thành viên khác ko có quyền phản đối và người đó đương nhiên là thành viên của công ty. Anh (chị) căn cứ theo quy định pháp luật giải quyết tình huống trên. =>Căn cứ khoản 5 điều 45 Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Thành viên có quyền tặng cho 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Trường hợp người được tặng là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ 3 thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì học chỉ trở thành thành viên của công ty khi được hội đồng thành viên chấp thuận.” Ở đây Q chỉ là con nuôi của ông T không có quan hệ huyết thống với ông T nên cần có sự chấp thuận của hội đồng thành viên thì anh Q mới có thể trở thành thành viên công ty. P Pháp luật hiện hành có quy định cấm kí kết hợp đồng giữa công ty TNHH một thành viên là cá nhân với chính cá nhân làm chủ sở hữu công ty đó hay ko? Anh (chị) căn cứ theo quy định pháp luật giải quyết tình huống trên. =>Căn cứ khoản 4 điều 75 Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “ Hợp đồng giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sở hữu công ty hoặc những người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.” Như vậy công ty vẫn được phép kí kết hợp đồng với chính cá nhân làm chủ sở hữu công ty nhưng có điều hợp đồng đó phải được lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty. Phân biệt giữa giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp? Thứ nhất: về lý do giải thể và phá sản -Có 4 trường hợp giải thể: khi hết thời hạn đã đăng kí kinh doanh mà doanh nghiệp không gia hạn thêm; theo ý muốn của chủ doanh nghiệp; doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong vòng 6 tháng liên tiếp; bị thu hồi giấy đăng kí kinh doanh. -Lý do phá sản: khi doanh nghiệp không thể thanh toán nợ đến hạn theo yêu cầu của chủ nợ Thứ hai: điều kiện để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể hay phá sản -Điều kiện để tiến hành giải thể: doanh nghiệp phải thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ -Điều kiện để mở thủ tục phá sản: doanh nghiệp không có khả năng chi trả khi theo yêu cầu của chủ nợ Thứ ba: cơ quan có thẩm quyền thực hiện hành vi giải thể và phá sản -Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể: là cơ quan doanh nghiệp đăng kí kinh doanh. -Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết doanh nghiệp phá sản là toà án Thứ tư: thủ tục tiến hành giải thể và phá sản -Thủ tục tiến hành giải thể là thủ tục hành chính -Thủ tục tiến hành phá sản là thủ tục tư pháp Thứ năm: hậu quả pháp lý của việc giải thề và phá sản -Hậu quả pháp lý của việc giải thề là chấm dứt sự tồn tại doanh nghiệp trên thực tế và xoá tên trong sổ đăng kí kinh doanh -Hậu quả pháp lý của việc phá sản đôi khi không chấm dứt sự tồn tại doanh nghiệp trên thực tế, trong một số trường hợp chỉ thay đổi chủ sở hữu . kinh doanh”. Vì tất cả những doanh nghiệp thành lập ở nước Việt Nam đều đăng kí kinh doanh ở Việt Nam, do đó những doanh nghiệp này có quốc tịch Việt Nam. Trong. PHÁP LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM C Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải thành lập ban kiểm

Ngày đăng: 17/03/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan