Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đinh Nguyễn

69 247 0
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đinh Nguyễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đinh Nguyễn

-1- LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do và bối cảnh của đề tài: Một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh đó là vốn. Vốn là yếu tố sản xuất đầu tiên của mỗi doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốnmột nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc hình thành một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển của v ốn là góp phần gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.[2] Đặc biệt, trong nền kinh tế hiện nay ở Việt Nam, những doanh nghiệp mới thành lập với quy mô vừa hoặc nhỏ đang phải đối mặt những thử thách để giành lấy chỗ đứng , làm cơ sở cho sự phát triển lớn mạnh sau này. Muốn vậy doanh nghiệp phải huy động và sử dụng vốnhiệu quả. Đây thực sự là vấn đề khó khăn và phức tạp đối với các doanh nghiệp thương mại mới thành lập .[8] Mặt khác,trong cuộc khủng khoảng tài chính năm 2009 ,hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản bởi những khuyết điểm đã tồn tại trong chính các doanh nghiệp như vốn chủ yếu vay ngân hàng, sức cạnh tranh yếu ,công nghệ chưa đổi mới , trình độ quản lý chưa chuyên nghiêp, Để khắc phục những khuyết điểm đó thì vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụnghiệu quả nhất nguồn vốn của mình? Công ty TNHH ĐINH NGUYỄN không phải là ngoại lệ , công ty cũng đang đứng trước những thách thức của nền kinh tế thị trường .Nên vấn đề đặt ra đối với lãnh đạ o Công ty là cần phải làm gì để giải quyết được những vấn đề trên nhằm đưa doanh nghiệp thắng trong cạnh tranh và ngày càng phát triển bền vững.[9] Đứng trước những thách thức đó, sau một quá trình thực tập tại công ty TNHH Đinh Nguyễn , cùng với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tân, các cô, chú và các anh, chị trong công ty nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả s ử dụng vốn tại Công ty TNHH Đinh Nguyễn ”. Em hy vọng rằng, với bài viết này mình có thể chỉ ra được những tồn tại trong công ty, trên cơ sở đó nhằm đưa ra những ý kiến, kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. -2- 2.Ý nghĩa thực tiễn và lý luận : Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Đinh Nguyễn “ được tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn mới, giai đoạn mà nền kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động và diễn ra hết sức phức tạp. Nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏ i khủng khoảng và tình trạng một kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng bị ảnh hưởng không ít. Chính vì lý do đó mà các công ty cũng phải hết sức nỗ lực cạnh tranh lẫn nhau một cách lành mạnh để có thể đứng vững được. Vì vậy những giải pháp được đề ra trong đề tài cũng khác với các đề tài nghiên cứu trong những thời kỳ trước. 3.Kết quả đạt được và những tồn tạ i. Kết quả đạt được : Thành tựu nổi bật nhất là đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty đã đầu tư nhiều cho việc mua sắm và hiện đại hoá máy móc thiết bị, nhờ đó mà đã tiết kiệm được chi phí về nhân công, tiết kiệm được nguyên vật liệu. Năng suất lao động, tiến độ cũng đã được nâng cao và đẩy nhanh rõ rệt, đặc biệt, chất lượng thi công công trình đã được đảm bảo và được khách hàng đánh giá khá cao. Vì vậy, số lượng khách hàng có công trình thi công tìm tới công ty ngày càng nhiều, thị phần của công ty đã được mở rộng Những tồn tại : Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa cao Chi phí sửa chữa chưa được quản lý chặt chẽ và chưa có định mức cụ thể, bởi vậy chưa đánh gi Trong việc tổ chức và quản lý sử dụng tài sản cố định, mặc dù có kế hoạch sửa chữa định kì nhưng vẫn chưa thực hiện tốt trong thực tế, chưa xác định được hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng loại tài sản cố định cụ thể. 4.Dự kiến nghiên cứu tiếp tục Vì thời gian nghiên cứu ngắn, nên đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Nếu có cơ hội nghiên cứu tiếp tục, tác giả mong muốn đi sâu nghiên cứu hơn nữa về vấn đề huy động vốn cho công ty TNHH Đinh Nguyễn -3- 5. Kết cấu bài nghiên cứu Ngoài lời nói đầu và kết luận đề tài được chia làm 4 chương như sau: Chương 1:Tổng quan đề tài . Chương 2:Lý luận chung về vốnhiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . Chương 3:Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh và quản lý vốn công ty TNHH Đinh Nguyễn . Chương 4 :Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốncông ty TNHH Đinh Nguyễn . -4- CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN. Ngiên cứu trong nước :Tên đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty công trình giao thông 208 thuộc tổng giao thông 4 - Bộ Giao Thông Vận tải””.Luận văn của Phạm Thị Chanh , Trường Đại Học Kinh Tế .[9] - Những điểm đã thực hiện được của đề tài: đề tài đã tiến hành phân tích những vấn đề ảnh hưởng đến vốn Từ đó tiến hành hoạch định chiến lược cho công ty. - Những điểm chưa thực hiện được của đề tài: đề tài tiến hành hoạch định chiến lược cho công ty công trình giao thông 208 .Đây là công ty lớn thuộc sự sở hữu của nhà nước .Khác với đề tài tác giả thực hiện tại công ty TNHH Đinh Nguyễncông ty mới thành lập và không trực thuộc nhà nước .[9] Nghiên cứu ở nước ngoài : Về mặt kinh t ế học tài chính có rất nhiều phân tích, nghiên cứu các quyết định về vốn. Tuy nhiên, các lý thuyết này cung cấp không nhiều các chỉ dẫn thực hành cụ thể. Không giống như sự chính xác được Black và Scholes trình bày trong mô hình định giá quyền chọn (1973) và các ứng dụng của mô hình này, các lý thuyết về vốn có độ sai lệch cao. Chính điều này đã hạn chế khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu lý thuyết vốn vào các quyết định của doanh nghi ệp.[7] Sự phát triển lý thuyết về vốn ghi nhận hai kết quả nghiên cứu có đóng góp quan trọng. Luận điểm của Modigliani và Miller (thường được viết tắt là M-M), 1958 và 1963, cho rằng với các quyết định đầu tư nhất quán, các đối tác có quyền lợi liên quan nhưng không nằm trong doanh nghiệp phải đại diện cho vốn có tác động tới giá trị doanh nghiệp. Dư nợ tối ưu của doanh nghiệp cầ n cân bằng khoản thuế được giảm trừ nhờ việc thanh toán lãi vay với chi phí ngoại sinh của khả năng vỡ nợ. [7] Luận điểm của Jensen và Meckling (thường viết tắt là J-M), 1976, xem xét lại mô hình M-M với giả định các quyết định đầu tư độc lập với vốn. Ví dụ, cổ đông của một doanh nghiệp có vay nợ có thể bòn rút giá trị từ các chủ nợ bằng việc làm t ăng rủi ro đầu tư sau khi đã nhận được các khoản vay. Đây là vấn đề “tài sản thay thế”. Hành vi lợi dụng này tạo ra các chi phí đại diện (agency costs). Vốn của doanh nghiệp cần nhận diện và kiểm soát tốt các chi phí này.[7] -5- Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, lý thuyết và thực nghiệm, được thực hiện dựa trên hai luận điểm trên nhưng với cả giới học thuật và những người vận dụng thực tiễn, các kết quả này đều có hai hạn chế quan trọng. Thứ nhất, cả hai cách tiếp cận đều chưa thể bổ khuyết đầy đủ cho nhau. Khi rủi ro đầu tư lớ n hơn có thể chuyển giá trị khỏi những người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, nó đồng thời cũng hạn chế khả năng cắt giảm thuế thông qua huy động vốn vay của doanh nghiệp. Một lý thuyết tổng quát cần phải giải thích được cơ chế tác động giữa hai mô hình J-M và M-M để xác định lựa chọn vốn và rủi ro tối ưu.[7] Thứ hai, các lý thuyết này không đưa ra các giải pháp đị nh lượng như giá trị và thời gian vay nợ hợp lý với một doanh nghiệp trong các điều kiện khác nhau. Khó khăn cơ bản trong phát triển các mô hình định lượng nằm ở vấn đề xác định giá trị vay nợ của doanh nghiệp với rủi ro tín dụng. Định giá một khoản nợ rủi ro là điều kiện tiên quyết để xác định giá trị và thời hạn vay nợ tối ưu. Nhưng n ợ rủi ro là công cụ rất phức tạp. Giá trị của khoản nợ này phụ thuộc vào khối lượng phát hành, thời hạn vay nợ, điều kiện bán, các điều kiện vỡ nợ, chi phí vỡ nợ, thuế, thanh toán cổ tức, và cấu trúc lãi suất phi rủi ro. Giá trị này còn phụ thuộc vào lựa chọn chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp, bản thân lựa chọn này lại liên quan tới số l ượng và thời hạn của khoản nợ trong vốn của doanh nghiệp. [7] Dù các kết quả nghiên cứu của Merton (1974), Black và Cox (1976) là rất hứa hẹn nhưng các tiến bộ trong tìm kiếm phương pháp phân tích và định giá khoản nợ của doanh nghiệp với các tính năng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Brennan và Schwartz (1978) xây dựng công thức giải quyết vấn đề định giá nợ rủi ro và cấu trúc vốn trong một số đ iều kiện khá gần gũi với thực tế, tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật tính toán rất phức tạp và chỉ đưa ra lời giải trong một số ít trường hợp cụ thể. [7] Một số bước tiến quan trọng được ghi nhận trong thời gian gần đây. Kim, Ramaswamy, và Sundaresan (1993), Longstaff và Schwartz (1995) cung cấp phương pháp định giá trái phiếu với rủi ro tín dụng, mặc dù họ không tập trung vào lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu. Leland (1994), Leland và Toft (1996) quan tâm tới cấu trúc vốn tĩnh tối ưu. Nhưng giả thiết về cấu trúc vốn tĩnh chính là hạn chế của họ. Doanh nghiệp có thể thực hiện tái cấu trúc nghĩa vụ tài chính theo thời gian.[7] Dựa trên các kết quả của Kane, Marcus và McDonald (1984), Fischer, Heinkel và Zechner (1989), Wiggins (1990), Goldstein, Ju và Leland (1997) đã phát triển giải -6- pháp gần với thực tế hơn trong định giá khoản nợ của doanh nghiệp với điều kiện khoản nợ có thể được tái cấu trúc linh hoạt. Các công trình này vẫn tiếp tục giả thiết trong mô hình M-M rằng dòng tiền của doanh nghiệp không thay đổi theo lựa chọn vay nợ. Quan điểm của mô hình J-M cho rằng lựa chọn rủi ro của doanh nghiệp có thể phụ thuộc vào cấu trúc vốn bị bỏ qua trong phương pháp này.[7] Một dòng nghiên cứu khác, cũng sử dụng các kỹ thuật tính toán định giá, xem xét các phản hồi tiềm năng giữa quyết định đầu tư/sản xuất và cấu trúc vốn. Brennan và Schwartz (1984) giới thiệu một công thức tổng quát cho bài toán này, nhưng các kết quả tổng quát từ công thức này rất hạn chế. Trong điều kiện cụ thể hơn, Mello và Parson (1992) mở rộng mô hình của Brennan và Schwartz cho một công ty khai mỏ để so sánh quyết định sản xuất trong trường hợp có vay nợ và không có vay nợ. Mauer và Triantis (1994) phân tích tương tác giữa quyết định sản xuất và quyết định nguồn tài trợ khi các điều khoản nợ hạn chế khả năng tối đa giá trị doanh nghiệp. Các ràng buộc này, theo giả định, sẽ loại bỏ xung đột có thể có giữa cổ đông và những người nắm giữ trái phiếu củ a doanh nghiệp. [7] Từ những nghiên cứu trên , ta có thể thấy được tấm quan trong của vốn .Đề tài về vốn rất rộng . Trong báo cáo nghiên cứu này, tác giả chỉ đi sâu phân tích những thay đổi và khó khăn tác động đến hoạt động sử dụng vốn khi thị trường tài chính Việt Nam đón nhận nhiều tác động của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, cũng như từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nh ững tồn tại và khó khăn đã hạn chế công tác vay vốn, những cách đánh giá và nhìn nhận vấn đề trong bối cảnh mới và trong tình hình mới. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích những vấn đề chung vốn của một công ty.Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ không thể trả trong trong doanh nghiệp có dấu hiệu tăng. 1.2.TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI TÁC GIẢ ĐANG TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Đinh Nguyễn “ được tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn mới, giai đoạn mà nền kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động và diễn ra hết sức phức tạp. Nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng khoảng và tình trạng một kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng b ị ảnh hưởng không ít. Chính vì lý -7- do đó mà các công ty cũng phải hết sức nỗ lực cạnh tranh lẫn nhau một cách lành mạnh để có thể đứng vững được. Vì vậy những giải pháp được đề ra trong đề tài cũng khác với các đề tài nghiên cứu trong những thời kỳ trước. 1.3.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI  Đưa ra được những mặt tích cực và tiêu cực của tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty  Tìm ra những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến nguồn vốn của công ty.  Từ đó đề xuất những biện pháp cần thiết ,kịp thời tạo tiền đề tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp tại bàn : phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, kết hợp với phương pháp đồ thị, vẽ biểu đồ. + Ph ương pháp mô tả tình hình hoạt động, khả năng cạnh tranh trong hoạt động sử dụng vốn DN của công ty trong ba năm vừa qua. + Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích những số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh. + Phương pháp nghiên cứu khảo sát thị trường : Báo cáo nghiên cứu khoa học có sử dụng phương pháp đi thực tế tại các công trình , quan sát quá trình tiến hành công trình ,quá trình nhận và bảo quản vật liệu . -8- CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐNHIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN TRONG DOANH NGHIỆP: 2.1.1.Khái niệm và chu trình vận động của vốn trong doanh nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm về vốn trong sản xuất. Vốnmột phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Vốn là tiền huy động vào sản xuất nhằm mục đích sinh lợi, hay nói cách khác, tiền chỉ là vốn khi được đưa vào trong sản xuất lưu thông. [2-trang258] Vai trò vốn sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện yêu cầu của cơ chế hạch toán kinh doanh, tức là quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở tự chủ kinh tế và tài chính. Yêu cầu tiết kiệm nói nên tính hợp lý, tính đúng mức trong việc sử dụng vốn với một lượng vốn nhất định với mục đích đạt được mộ t mức lợi nhuận hoặc doanh thu cao hơn. Hiệu quả kinh tế cuối cùng thể hiện ở số lợi nhuận thu được. Điều đó phụ thuộc vào vấn đề sản xuất vốn có hợp lý hay không, có tiết kiệm chi phí và tăng dự trữ hay không để đạt được mục đích nâng cao số vòng quay của vốn. [2-trang 258] Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp nguồn gốc việc hình thành vốn là khác nhau và sở hữu cũng khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì vốn sản xuất là do nhà nước cấp và giao quyền tự chủ về tài chính cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có trách nhiệm phải bảo toàn và phát triển vốn. Đối với loại hình doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư bản thì nguồn vốn được huy động từ các nguồn vốn khác nhau. Xét về hình thái vật chất của vốn sản xuất gồm hai yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất là tư liệu lao động và đối tượng lao động. -9- 2.1.1.2. Chu trình vận động của vốn trong doanh nghiệp : Trong doanh nghiệp vốn vận động theo quy trình của qúa trình tái sản xuất của doanh nghiệp như sau: Mua Công cụ lao động và sức lao động Bán Tiền Nguyên vật liệu sản xuất chế biến hàng hoá Tiền (Nguồn :Sách nhập môn tài chính tiền tệ – TS.Võ Thị Minh Hằng)[2] đồ 1.1: Quy trình vận động của vốn trong doanh nghiệp Có thể thấy rất nhiều hình thức khác nhau để tiền trở thành tiền (T - T’). Tiền là hình thức biểu hiện đầu tiên của vốn đầu tư cho bất kỳ một nhà doanh nghiệp nào muốn khởi sự và phát triển kinh doanh. Quá trình đó đang diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới. Khi mới xuấ t hiện lần đầu tiên như thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ, thị trường chất xám thì vốn đầu tư bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng cụ thể, số tiền này phải được chuyển hoá thành vốn đầu tư Tiền với tư cách là tiền và Tiền với tư cách là vốn đầu tư khác nhau về cách thức sử dụng trong việc mua bán những nguyên v ật liệu nhất định. Cũng là một đồng tiền nhưng nếu chúng ta đem ra thị trường để mua bán những nguyên vật liệu phục vụ sinh hoạt hàng ngày thì đồng tiền đó đớn thuần chỉ làm vai trò lưu thông mà thôi. Nhưng nếu chúng ta đem số tiền đó để mua những thứ nguyên vật liệu phục vụ việc thực hiện hiện một quá trình kinh doanh các công ty hay mở một cơ sở kinh doanh . Điều quan trọng với một nhà doanh nghiệp là phải sử dụng những nguyên vật liệu sao cho có hiệu quả nhất và dưới sự tác động của công cụ lao động và sức lao động sau chu trình sản xuất thứ nhất thì tạo ra hàng hóa .Như vậy, nếu lưu thông hàng hóa , người bán một thứ hàng hoá này để lấy tiền .Quy trình vận động này diễn ra tiếp tuc trở thành một vòng khép kín.(T – T’). [10] -10- 2.1.2.Phân loại vốn trong doanh nghiệp: Có nhiều cách phân loại vốn trong doanh nghiệp. Dựa vào vào những căn cứ khác nhau chúng ta có những phân loại sau:  Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia thành vốn hữu hình và vốn vô hình. [2-trang116] - Vốn hữu hình gồm tiền, các giấy tờ có giá trị và những tài sản biểu hiện bằng hiện vật khác như quyền sử dụng đất đai, nhà máy. - Vốn vô hình gồm những giá trị tài sản vô hình như uy tín kinh doanh, nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế phát minh. Việc nhận thức đúng đắn đầy đủ về những hình thức tồn tại của vốn sẽ giúp ích cho việc quản lý, khai thác tri ệt để vốn cũng như giúp cho việc phát triển những tiềm năng về vốn đặc biệt là phát triển vốn vô hình vì đây là lợi thế riêng có, vốn vô hình được sử dụng tốt sẽ là một lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp cho việc đánh giá chính xác giá trị của vốn, làm cơ sở góp vốn kinh doanh, kêu gọi hợp tác đầu tư.  Căn cứ vào thờ i hạn luân chuyển, vốn được chia thành, vốn ngắn hạn, vốn trung hạn, vốn dài hạn. [2-trang 116] - Vốn ngắn hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển dưới 1năm. - Vốn trung hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển từ 1đến 5năm. - Vốn dài hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển lớn hơn 5năm.  Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị, vốn được chia thành vốn cố định, vốn lưu động. Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu cách phân lo ại này ở các phần sau. [2-trang116 ] 2.1.2.1. Vốn cố định trong doanh nghiệp . 2.1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn cố định Vốn cố địnhmột bộ phận của nguồn vốn sản xuất kinh doanh, làm hình thái giá trị của tài sản cố định đang phát huy tác dụng trong sản xuất của doanh nghiệp. Vốn cố định dữ một vai trò hết sức quan trọng trong qúa trình hình thành sản xuất, nó quyết định trình độ kỹ thuật của công nghệ sử dụng trong doanh nghiệp trình độ cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, do đó là cơ sở cho việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế mỗi nghành, khả năng tài chính [...]... nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực; đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội -22- 2.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốnmột trong các biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đồng loạt các biện pháp để giảm chi phí về vốn của hoạt động kinh doanh mà vẫn đạt được kết quả tốt nhất Mức lợi... nay, do tiềm năng về vốn còn hạn chế nhiều, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lại càng cần phải quan tâm đặc biệt -33- CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐINH NGUYỄN 3.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐINH NGUYỄN 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - Tên công ty : CÔNG TY TNHH ĐINH NGUYỄN - Tên giao dịch quốc tế: DINH NGUYEN COMPANY... huy động và sử dụng vốn trong tương lai của doanh nghiệp sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm Do đó doanh nghiệp lại có thể đạt được một mức hiệu quả sử dụng vốn cao hơn Mặt khác, do yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp áp dụng để có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn thì đội ngũ cán bộ công nhân viên... nghiệp nào Vì nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chính là cơ sở để cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh tồn tại và phát triển Hiệu quả sử dung vốn được phản ánh qua các chỉ tiêu sau : + Cơ cấu vốn của doanh nghiệp + Hiệu quả sử dụng vốn cố định + Hiệu quả sử dụng vốn lưu động + Khả năng thanh toán của doanh nghiệp Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, do tiềm năng về vốn còn hạn... gian một vòng luân chuyển = 360 Số vòng quay của vốn lưu động 2.3.3.6 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần phải phải huy động bao nhiêu vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = Tổng vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu thuần Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nêu trên sẽ được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn. .. hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn thực hiện công tác kế toán sẽ phát hiện ra những tiềm năng và những tồn tại trong qúa trình sử dụng vốn để từ đó có nhưng biện pháp phát huy khai thác nhưng tiềm năng và nhưng thành tựu về vốn của doanh nghiệp đồng thời có những biện pháp khắc phục và hạn chế nhưng tồn tại để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung Công tác quản lý sản xuất... Hệ số mắc nợ = Tổng nguồn vốn Hệ số mắc nợ của doanh nghiệp bình thường là 0,5 Nếu hệ số mắc nợ cao hơn thì vấn đề quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp cần phải được quan tâm 2.4.CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khá nhau và mỗi nhân tố này có ảnh hưởng nhất định tới các chỉ số phản ánh hiệu. .. công công trình điện công nghiệp và dân dụng Hình3.1.Logo Công Ty + Cung cấp thiết bị vật tư điện công nghiệp và dân dụng + Cho thuê xe du lịch Trụ sở chính: C11-KDC Phú Gia -Kp3-P.Trảng Dài- Biên Hòa –Đồng Nai Điện thoại: 0618.870 709 Fax: 0613.998 557 Mã số thuế: 3600984907 Công ty ra đời là thành quả vô cùng to lớn của tất cả các thành viên thuộc công ty .Công ty TNHH ĐINH NGUYỄN là loại công ty. .. Phó Gíam Đốc Phòng tổ chức hành chánh Phòng kinh doanh Phòng KT-CL Đội xây dựng số 1 Phòng kế toán tổng hợp Phòng bảo vệ Đội xây dựng số 2 ( Nguồn :Phòng nhân sự - Công Ty TNHH Đinh Nguyễn) [6] đồ 3.1 : Tổ chức quản lý của Công ty TNHH Đinh Nguyễn Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Đinh Nguyễn bao gồm: Một là, Giám đốc Công ty Hai là, các phòng ban chức năng +Phòng tổ chức hành chính +Phòng kinh doanh... nghiệp trong từng thời kỳ Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bằng cách so sánh kết quả đầu ra với chi phí đầu vào Định mức vốn lưu động cho thành phẩm = Tổng chi phí đầu vào Tổng kết quả đầu ra Hiệu quả sử dụng vốnmột phạm trù kinh tế thể hiện trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong qúa trình . doanh và quản lý vốn công ty TNHH Đinh Nguyễn . Chương 4 :Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH Đinh Nguyễn . . LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN. Ngiên cứu trong nước :Tên đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

Ngày đăng: 16/03/2014, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan