Hăm tã không đơn giản như bạn nghĩ - Phần cuối docx

6 278 0
Hăm tã không đơn giản như bạn nghĩ - Phần cuối docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hăm không đơn giản như bạn nghĩ - Phần cuối Những vết mẩn đỏ khó chịu trên mông bé thực ra phức tạp hơn vẻ bề ngoài của nó nhiều. Hãy đi sâu tìm hiểu các dạng rôm sảy khác nhau do tã gây ra và cách đối phó với chúng để trả lại sự dễ chịu cho bé cưng nhé! Phần 2: Nhận biết và ứng phó với các loại hăm bất thường Ảnh: Gettyimage Hăm nhẹ có thể gây khó chịu nhưng chỉ cần xức thuốc là biến mất ngay. Rắc rối chỉ có thể xảy ra khi làn da bị những vết mẩn làm tổn thương bị nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm. Đó là lúc những vết mẩn có khuynh hướng trầm trọng hơn và không dễ dàng để điều trị. Khi những vết hăm cứng đầu và đáng ngại đó xuất hiện, bạn cần phải nhận ra một điều là không phải loại nào cũng như loại nào. Có một vài nguyên nhân khác nhau, và vì thế mà có nhiều cách chữa trị khác nhau. Có một số khác biệt nho nhỏ giúp bạn biết mình đang gặp phải loại hăm nào để biết phải sử dụng thuốc nào cho loại hăm đó. Đây là những thông tin bạn cần biết! Hăm da do tiếp xúc Là loại hăm nhẹ thông thường được nhắc đến ở trên. Dấu hiệu nhận biết: Làn da phẳng, đỏ và khó chịu. Nếu bị nặng, da sẽ bị bong hoặc phồng lên và tróc ra. Cách điều trị: Giữ da sạch, khô thoáng và xức một loại kem trị rôm sảy thật tốt. Viêm kẽ Là loại hăm xuất hiện giữa những nếp da chung quanh vùng mặc tã, nơi da cọ vào nhau. Dấu hiệu nhận biết: Da ửng đỏ như bị bỏng giữa các nếp. Cách điều trị: Kem gốc dầu thông thường. Đẹn Cần nhận biết đúng để có cách điều trị phù hợp với các loại hăm bất thường - Ảnh: Gettyimage Còn được biết đến là chứng tưa hoặc nhiễm nấm candida, đẹn xảy ra khi những bào tử nấm xâm nhập qua da bị tổn thương. Chuyện này xảy ra thường xuyên nhất sau khi trẻ qua điều trị bằng kháng sinh, hoặc khi một loại hăm khó trị đã xảy ra lâu hơn thường lệ. Dấu hiệu nhận biết: Một mảng hăm ửng đỏ với bờ rõ ràng, chủ yếu quanh bộ phận sinh dục với những đốm đỏ rải rác khắp vùng mặc tã. Loại hăm này bắt đầu dưới dạng những đốm đỏ nhỏ xuất hệin càng lúc càng nhiều, sau đó kiên kết lại với nhau. Loại hăm này có thể khiến làn da con bạn đau rát và làm bé không khoẻ. Cách điều trị: Cần có một liệu pháp chống nấm để trị loại hăm này. Nystatin và Clotrimazole là hai loại thuốc có bán sẵn ngoài hiệu thuốc không cần toa. Thoa kem như hướng dẫn 2 đến 3 lần mỗi ngày, sau đó phủ lên bằng loại kem thoa mông thông thường của bé. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bác sĩ nhi của con để được chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng của bé. Điều đáng lưu ý là nếu bạn đang cho con bú và con bạn bị đẹn, bạn cũng cần phải chữa trị nữa. Thông thường nhiễm nấm sẽ được truyền qua lại giữa vú mẹ và miệng của bé. Cả hai cần được chữa trị để trị dứt hoàn toàn bệnh này. Chốc lở Bệnh xảy ra khi một số loại vi khuẩn nhất định (streptococci hay staphylocci) xâm nhập qua da bị tổn thương. Chúng rất hung hăng và có thể phát triển rất nhanh, lan ra những nơi khác và để lại sẹo nếu không được chữa trị. Dấu hiệu nhận biết: Những vết phồng rộp hay mẩn đỏ, vùng da sần lên rỉ nước có màu như mật ong. Cách điều trị: Gặp bác sĩ để chẩn đoán càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ cho một loại kem kháng sinh hay thuốc kháng sinh để uống (điều này rất cần thiết). Tăng tiết bã nhờn Ảnh: Gettyimages Là một dạng sưng tấy trên da có thể ảnh hưởng đến rất nhiều phần trên cơ thể, nhưng nghiêm trọng nhất là vùng mặc tã. Dấu hiệu nhận biết: một mảng đỏ lớn và có ranh giới rõ ràng trên vùng bẹn, bộ phận sinh dục và bụng dưới. Vùng da này có thể nhô lên cao, cứng, dày và nhờn hơn những vùng bị rôm sảy khác, còn có thể đóng vảy vàng nữa. Cách điều trị: Kem chứa Hydrocortisone 1% rất hiệu quả đối với các trường hợp sưng tấy. Nên thoa kem 2 lần mỗi ngày, nhưng không được sử dụng quá 1 tuần do nó có thể làm hư da. Vòng dị ứng Chứng hăm này có thể bắt nguồn từ một loại thức ăn nào đó gây khó chịu cho vùng hậu môn của bé khi ra ngoài theo phân. Những loại thực phẩm có chứa acid như cam chanh hay sốt gốc cà chua thường là thủ phạm của triệu chứng này. Tuy vậy, không giống những gì bạn được nghe, hăm thông thường không phải do dị ứng thức ăn gây ra, nên đừng hạn chế các loại thức ăn để đề phòng. Thay vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Dấu hiệu nhận biết: một vòng tròn đỏ quanh hậu môn của bé. Cách điều trị: ngừng cho con ăn một loại thức ăn nào đó mà bạn nghi ngờ. Những bà mẹ đang cho con bú cũng nên loại bỏ món ăn đó ra khỏi thực đơn, mặc dù bệnh này rất hiếm gặp ở trẻ em đang bú mẹ, chỉ xuất hiện nhiều ở các em bé bú bình hoặc bắt đầu ăn thức ăn đặc. Khi nào nên đi khám bác sĩ Hăm do mặc rất thường gặp và không cần phải lo ngại nhiều. Tuy nhiên, nếu hăm xuất hiện dai dẳng và không trị dứt được bằng các phương pháp thông thường, hãy đi gặp bác sĩ. Có thể bé đã bị nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm, trong trường hợp này rất cần có chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ. Những căn bệnh này cũng có thể rất đau và khiến bé của bạn khó chịu. Nếu con bạn còn có các triệu chứng khác, ví dụ như sốt hay bứt rứt, hoặc nếu như hăm xuất hiện ở chỗ nào khác trên cơ thể, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. . Hăm tã không đơn giản như bạn nghĩ - Phần cuối Những vết mẩn đỏ khó chịu trên mông bé thực ra phức. hơn và không dễ dàng để điều trị. Khi những vết hăm cứng đầu và đáng ngại đó xuất hiện, bạn cần phải nhận ra một điều là không phải loại nào cũng như loại

Ngày đăng: 16/03/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan