Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express

92 516 10
Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn: Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express

Giải thích các thuật ngữ và các chữ viết tắt1. Logistics: quá trình tối ưu hoá về địa điểm, tối ưu hóa việc lưu chuyển và dự trữ tài nguyên từ đầu vào nguyên thuỷ cho đến tay người tiêu dùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.2. TLIAP – The Logistics Institude Asia Pacific: Viện Logistics châu Á – Thái Bình Dương3. LCL - Less than Container Loading : Hàng lẻ4. FCL – Full of Container Loading: Hàng nguyên container5. MTO – Multimodal Transport Operator: nhà kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức6. Offical Forwarder: nhà giao nhận chính thức (cho một Triển lãm)7. IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế8. VISABA – Vietnam Shipbroker and Agent Association: Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam9. VIFFAS – Vietnam Freight Forwarder Association: Hiệp hội giao nhận vận tải Việt Nam10. DN: Doanh nghiệp11. POS: điểm bán hàng12. EDI: hệ thống chia sẻ và trao đổi dữ liệu điện tử13. FIATA – International Federation of Freight Forwarder Association : Liên đoàn quốc tế về các hiệp hội giao nhận14. VCCI – Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam15. AFFA: Hiệp hội giao nhận các nước ASEAN1 Danh mục các bảng, biểu và sơ đồ Trang1. Sơ đồ 1: Quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty VINAFCO 112. Sơ đồ 2: Quy trình xuất khẩu hàng hoá của công ty Translink Express 123. Bảng 1: Hệ thống kho bãi của công ty Vietrans 204. Bảng 2. Hệ thống trang thiết bị của công ty Vietrans 20 5. Sơ đồ 3: Chuỗi cung ứng giá trị trong doanh nghiệp 286. Hình 1: Logo của công ty Agility 427. Hình 2: Logo của công ty Translink 428. Bảng 3: Doanh thu và lợi nhuận các năm của công ty Translink Express 449. Bảng 4: Doanh thu theo thị trường của công ty Translink Express 4410. Bảng 5: Doanh thu theo sản phẩm của công ty Translink Express 4511. Sơ đồ 4: Kênh phân phối hiện tại của công ty Translink Express 5412. Bảng 6: Phân tích SWOT về tình hình công ty Translink Express 5913. Sơ đồ 5: Mô hình lực lượng bán hàng dự kiến cho công ty Translink Express 6614. Sơ đồ 6: Quy trình cung ứng dịch vụ dự kiến cho công ty Translink Express 6815. Sơ đồ 7: Kênh phân phối dự kiến cho công ty Translink Express 762 LỜI MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Logistics là một lĩnh vực không mới trên thị trường quốc tế tuy nhiên lại mới trên thị trường Việt Nam. Trước đây hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đảm nhiệm từng phần riêng biệt trong các khâu của cung ứng dịch vụ. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá đang thay đổi dần trong nhận thức và hoạt động kinh doanh về chuỗi cung ứng, do đó ngành logistics sẽ được chuyên nghiệp hơn, và phát triển hơn.Hàng hoá cho Triển lãm, hội chợ là những hàng hoá đặc biệt và cần sự vận chuyển, giao nhận, đặc biệt trong logistíc không giống như những hàng hoá thông thường. Và đây là một phân khúc thị trường vô cùng tiềm năng tại Việt Nam hiện nay. Xu hướng vận động và phát triển đi lên của thị trường này sẽ là một điều tất yếu và các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để cải thiện và nâng cao hoạt động kinh doanh của mình. Nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, triển lãm, hội chợ, tổ chức sự kiện là các vấn đề quan trọng trong xúc tiến thương mại ở nước ta. Đây cũng là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng. Để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp tham gia thị trường tất yếu phải áp dụng lý thuyết marketing vào quá trình kinh doanh. Công ty Translink Express là đơn vị chuyên về lĩnh vực logistic cho hàng triển lãm và hội chợ tại Việt Nam, đặc biệt là các hoạt động in-bound (đưa hàng hóa quốc tế vào các triển lãm tại Việt Nam). Xu hướng vận động của thị trường này đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị và việc áp dụng marketing vào các giái pháp để cạnh tranh trong thời gian tới là vô cùng cần thiết đối với đơn vị.2. Mục tiêu nghiên cứuQuá trình nghiên cứu hướng vào hai mục đích chính sau đây:Thứ nhất là nghiên cứu nhằm phân tích những đặc điểm của thị trường dịch vụ logistics cho triển lãm, hội chợ tại Việt Nam hiện nay và xu hướng vận động, phát triển trong thời gian tới.3 Thứ hai là phân tích về đặc điểm vận dụng marketing vào lĩnh vực kinh doanh đặc thù và rất mới này ở thị trường Việt NamThứ ba; kiến nghị các giải pháp marketing cho công ty Translink Express.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của chuyên đề là xu hướng vận động của thị trường logistics cho hàng triển lãm, hội chợ tại Việt Nam và hoạt động marketing của công ty Translink Express.Phạm vị nghiên cứu: về mặt không gian: thị trường Việt NamVề mặt thời gian: Từ năm 2003 trở lại đây.4. Phương pháp nghiên cứuĐể hoàn thành chuyên đề, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được áp dụng:- Phương pháp duy vật biện chứng, tư duy logic, hệ thống- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Trong đó, các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp chủ yếu được áp dụng là: phương pháp điều tra quan sát, thống kê. Dựa trên những thông tin về doanh nghiệp, đặc điểm dịch vụ, thị trường để khái quát hoá những đặc tính khách quan của đối tượng nghiên cứu.- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu: được thực hiện để nêu lên những đánh giá, nhận định, từ đó nêu lên các kiến nghị.5. Dự kiến kết quả nghiên cứu- Mô tả, phân tích để nêu lên xu hướng vận động khách quan của dịch vụ logistic cho triển lãm, hội chợ tại Việt Nam hiện nay- Nêu lên những đặc điểm của việc vận dụng lý thuyết marketing vào một lĩnh vực kinh doanh rất mới tại Việt Nam- Kiến nghị các giải pháp marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp Translink Express.4 6. Nội dung của chuyên đề được trình bày theo thứ tự sau đây:Lời nói đầuChương 1: Tổng quan về thị trường logistics cho hàng triển lãm, hội chợ Việt NamChương II. Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink ExpressChương III. Các giải pháp marketing trong kinh doanh dịch vụ logistics cho triển lãm, hội chợ cho công ty Translink ExpressPhần kết5 CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTIC CHO HÀNG TRIỂN LÃM, HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM1. Đặc điểm của dịch vụ logistics cho hàng triển lãm, hội chợ thương mại quốc tế tại Việt Nam1.1. Khái quát về Logistics và giao nhận – vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ1.1.1. Khái quát về Logistics Một vài thập kỷ gần đây, Logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết quả tốt nhất ở nhiều nước trên thế giới, như Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Mỹ,… Trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thuật ngữ Logistics được nhắc đến nhiều ở các nước Đông Nam Á, Đông Á và đặc biệt phát triển ở Singapore.Trong lịch sử, Logistic đã xuất hiện từ rất lâu đời, ban đầu chỉ với hoạt động vận chuyển hàng hoá, ngày nay, Logistics phát triển rất nhanh chóng và được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ.Có nhiều định nghĩa về Logistics, theo hội đồng quàn trị Logistics của Mỹ ( Council ò Logistics Management – CLM) thì “Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Theo quan điểm “5 Right” thì :” Logistcs là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm.”Tại Việt Nam, theo quy định của Luật Thương mại, tại Mục 4 (Dịch vụ Logistics). Điều 233 quy định:6 Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.Như vậy, Logistics là quá trình tối ưu hoá về địa điểm, tối ưu hoá việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Trong mỗi ngành, lĩnh vực, logistics sẽ có những đặc thù riêng. Có thể nghiên cứu logistics trên hai giác độ: vi mô và vĩ mô. Ở tầm vi mô, logistics là việc tối ưu hoá mọi thao tác, hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở tầm vĩ mô, logistics là một ngành dịch vụ giúp tối ưu hoá quá trình phân phối, vận chuyển, dự trữ các nguồn lực, giúp các quốc gia phát triển bền vững và hiệu quả.Theo ước tính của Viện Logistics châu Á – Thái Bình Dương ( The Logistics Institude – Asia Pacific – TLIAP), trị giá của dịch vụ Logistics chiếm 10-15% tổng trị giá hàng hoá toàn cầu, tương đương 2.000 tỷ USD/năm.Logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nếu theo hình thức tổ chức hoạt động thì cho đến nay có các hình thức sau:- Logistics bên thứ nhất (1PL) - người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân- Logistics bên thứ hai (2PL) - người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 2 là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ của logistics (vận tải, kho bãi, thanh toán, . ) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa có tích hợp hoạt động Logistics- Logistics bên thứ ba (3PL) – là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics, do đó 3PL tích hợp các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin, . trong dây chuyền cung ứng7 - Logistics bên thứ tư (4PL) là người tích hợp (integrator), chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải, . 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics.Gần đây, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, người ta đã nói tới khái niệm logistics bên thứ 5 (5PL) phát triển nhằm phục vụ cho Thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ này chính là các 3 PL và 4PL, đứng ra quản lý toàn chuỗi cung ứng trên nền tảng thương mại điện tử.Cũng có thể phân loại dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại như sau: * Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.* Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:a) Dịch vụ vận tải hàng hải;b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;c) Dịch vụ vận tải hàng không;d) Dịch vụ vận tải đường sắt;đ) Dịch vụ vận tải đường bộ.e) Dịch vụ vận tải đường ống.* Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;b) Dịch vụ bưu chính;8 c) Dịch vụ thương mại bán buôn;d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.Logistics bao gồm 4 dòng chảy chính, dòng chảy hàng hoá, nguyên liệu, dòng chảy thông tin, dòng chảy tài chính, và dòng chảy chứng từ, tài liệu (có thể gộp vào dòng chảy thông tin). Logistics hiện nay đã tiến lên một giai đoạn phát triển mới đó là chuỗi cung ứng (supply chain). Tuy nhiên, tại Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở cấp độ 2PL, 3PL tại các doanh nghiệp lớn, và thường làm nhiệm vụ của người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder)1.1.2. Giao nhậnNgười kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là Người giao nhận ( Forwarder/ Freight Forwarder/ Forwarding Agent), có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ, hay chủ kho hàng. Ngày nay, người giao nhận đóng vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế, không chỉ làm các thủ tục hải quan, hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá.Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành đó là:+ Môi giới hải quan (Customs Broker)Làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự uỷ thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu.+ Đại lý (Agent): Cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý, nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho,… trên cơ sở hợp đồng uỷ thác+ Người gom hàng (Cargo Consolidator): Trong vận tải hàng hoá container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu nhằm biến các lô hàng lẻ ( LCL – Less than Container 9 Loading) thành lô hàng nguyên (FCL – Full of Container Loading) từ các khách hàng khác nhau để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. + Người chuyên chở (Carrier)Là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier) nếu ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở hoặc là người chuyên chở thực tế (Performing/ Actual Carier) nếu trực tiếp chuyên chở.+ Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO – Multimodal Transport Operator): Trong trường hợp cung cấp dịch vụ đi suốt, trọn gói “door-to-door services”, MTO là người chuyên chở và chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình vận tải. Người giao nhận cần phải tổ chức quá trình vận tải, phối hợp giữa các phương tiện một các tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất.* Điểm khác biệt giữa logistics và Giao nhận:Logistics tồn tại ở hai mảng: nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ logistics, Forwarding có thể xếp vào cung cấp dịch vụ logistics, là một mảng nhưng cũng rất quan trọng trong chuỗi logistics. Có thể hiểu Logistics = giao nhận + kho bãi + vận tải ở mức độ cao (giao nhận kho vận ở mức độ cao) là sự phát triển ở giai đoạn cao của các khâu dịch vụ giao nhận kho vận, trên cơ sở tận dụng các ưu điểm của công nghệ để điều phối hàng hoá từ khâu tiền sản xuất tới tận tay người tiêu dùng cuối cùng qua các công đoạn: dịch chuyển, lưu kho và phân phối hàng hoá.Còn Forwarding, hay frieght forwarding là giao nhận. Có hai yếu tố khác biệt đó là: Forwarding không bao gồm kho vận và phân phối hàng hoá.1.1.3. Quá trình cung ứng và đặc điểm dịch vụ Các mô hình cung ứng chủ yếu hiện nayDưới đây trình bày hai mô hình cung ứng dịch vụ logistics phổ biến Mô hình 1 của công ty VINAFCO LOGISTICS, về việc nhập hàng hoá từ nước ngoài, làm thủ tục hải quan, chuyển hàng, lưu kho,…10 [...]... năng cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác và mang lại nhiều cơ hội 4 Xu hướng vận động của thị trường Logistíc in-bound cho hàng Triển lãm, hội chợ thương mại quốc tế tại Việt Nam 4.1 Những yếu tố tác động đến nhu cầu trên thị trường dịch vụ 4.1.1 Sự phát triển của triển lãm, hội chợ tại Việt Nam Thống kê từ website Vietnam Trade Fair, của công ty cổ phần phát triển Thương mại điện tử Việt Nam: ... 2007, có 149 cuộc Trỉên lãm, hội chợ quy mô lớn, trong đó có 75 cuộc Triển lãm, hội chợ quốc tế, chiếm tỷ lệ 50.33% Năm 2008, tại Việt Nam có 167 cuộc Triển lãm hoặc hội chợ với quy mô lớn, trong đó có 89 cuộc Triển lãm, hội chợ quốc tế Chiếm tỷ lệ 53.29% Như vậy, trong hai năm qua, số lượng các cuộc Triển lãm, hội chợ đang có xu hướng tăng, số lượng các cuộc Triển lãm, hội chợ quốc tế cũng tăng (18,67%)... Hàng hoá trong triển lãm, hội chợ quốc tế gồm có 2 loại, nếu phân loại theo khách hàng tham gia triển lãm, đó là hàng của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam, và hàng hoá của các tổ chức quốc tế Yếu tố “quốc tế” trong triển lãm, hội chợ quốc tế” ở đây chính là việc có sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài Do đó, các hoạt động trong triển lãm, hội chợ, từ tổ chức cho đến vận chuyển,... được một vài công đoạn đơn giản trong cả khâu cung ứng logistics Hơn nữa, vấn đề logistics hiện nay là toàn cầu, nhiều hãng nước ngoài đã đặt chân vào đến Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hầu như đều chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài Theo nhận xét của ông Nguyễn Việt Hoà, Giám đốc Công ty Cổ phần Container Việt Nam (Viconship Vietnam), ngành công nghiệp logistics của Việt Nam hiện... Translink Express Là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất hiện nay chuyên về logistics cho hàng Triển lãm và hội chợ quốc tế tại Việt Nam Chiếm đến 70% thị phần của thị trường này Ngoài vấn đề Triển lãm và hội chợ quốc tế, Translink còn kinh doanh các dịch vụ vận chuyển hàng hoá thông thường, đóng gói và vận chuyển hành lý cá nhân, và nhiều dịch vụ khác liên quan đến logistics Chi tiết về hoạt động của Translink. .. thai, phần lớn của hệ thống logistics chưa được thực hiện ở một cách thức thống nhất, đa phần các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều nhỏ bé về địa bàn hoạt động và hạn chế về vốn cũng như về công nghệ thông tin Về thị trường Logistics cho hàng Triển lãm, hội chợ thương mại quốc tế tại Việt Nam hiện nay, là một thị trường mới, chuyên biệt và có nhiều đặc thù Ngoài Translink Express hay Vinashin... (công ty Nissin Logistics VN) được thành lập 3/2006, với số vốn 500 000 USD Mặc dù còn khá mới mẻ trên thị trường tuy nhiên đã đảm nhận được nhiều hợp đồng từ phía công ty mẹ và một số triển lãm, sự kiện tổ chức tại Việt Nam Trong đó Nissin Logistics tham gia vào các triển lãm như Triển lãm về các sản phẩm sinh thái, hay làm nhà vận chuyển, giao nhận chính cho triển lãm của Toyota tại Việt Nam, … Các dịch... thị trường - Quy mô và cơ cấu: Những thành phần chính tham gia vào thị trường gồm có: + Các nhà tổ chức triển lãm, hội chợ + Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành logistics + Các doanh nghiệp, tổ chức là khách hàng, tham gia vào triển lãm, hội chợ Ngoài ra, còn có sự tham gia của các cơ quan Hải quan, các đại sứ quán hoặc các tổ chức thương mại, tổ chức phi chính phủ có liên quan tới từng triển lãm,. .. Vinashin New World Logistics, chưa có các doanh nghiệp chuyên sâu vào thị trường này, mà chỉ coi Triển lãm, hội chợ quốc tế là một phần trong những hoạt động logistics của họ Vì thê, chưa xây dựng được những tiêu chí, tiêu chuẩn riêng phục vụ cho Triển lãm, hội chợ, cũng như chưa đủ điều kiện để các nhà tổ chức lựa chọn làm nhà giao nhận chính thức (Official Forwarder) Do đó, thị trường này hiện nay... 25-10-1986 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy chế hải quan đối với hàng của nước ngoài đưa vào Việt Nam 1.2.2 Thuộc nhiều lĩnh vực và dùng cho nhiều mục đích Phần lớn các triển lãm, hội chợ quốc tế đều dành cho các sản phẩm của công nghệ mới, các sản phẩm mới hoặc chưa xuất hiện trên thị trường, nhằm quảng bá sản phẩm và từ đó tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng cho sản phẩm mới Vì vậy, hàng hoá dành cho . về thị trường logistics cho hàng triển lãm, hội chợ Việt NamChương II. Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink. QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTIC CHO HÀNG TRIỂN LÃM, HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM1 . Đặc điểm của dịch vụ logistics cho hàng triển lãm, hội chợ thương

Ngày đăng: 05/12/2012, 09:38

Hình ảnh liên quan

Mô hình 2 của công ty Translink Express về việc xuất hàng hoá ra nước ngoài, bao gồm cả lấy hàng, đóng gói, lưu kho, vận chuyển,… - Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express

h.

ình 2 của công ty Translink Express về việc xuất hàng hoá ra nước ngoài, bao gồm cả lấy hàng, đóng gói, lưu kho, vận chuyển,… Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2. Hệ thống trang thiết bị của công ty Vietrans •Công ty Vinatrans - Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express

Bảng 2..

Hệ thống trang thiết bị của công ty Vietrans •Công ty Vinatrans Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 1. Hệ thống kho bãi của công ty Vietrans Trang thiết bị bốc xếp - Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express

Bảng 1..

Hệ thống kho bãi của công ty Vietrans Trang thiết bị bốc xếp Xem tại trang 20 của tài liệu.
Chia theo loại hình dịch vụ: - Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express

hia.

theo loại hình dịch vụ: Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 5. Doanh thu theo sản phẩm của công ty Translink Express. - Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express

Bảng 5..

Doanh thu theo sản phẩm của công ty Translink Express Xem tại trang 45 của tài liệu.
Sơ đồ 5: Mô hình lực lượng bán hàng dự kiến cho công ty Translink Express - Xác định chiến lược bán hàng: theo tiếp xúc cá nhân là chủ yếu, ngoài ra có  - Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express

Sơ đồ 5.

Mô hình lực lượng bán hàng dự kiến cho công ty Translink Express - Xác định chiến lược bán hàng: theo tiếp xúc cá nhân là chủ yếu, ngoài ra có Xem tại trang 66 của tài liệu.
Mô hình quy trình kiến nghị - Thực trạng thị trường logistics cho triển lãm, hội chợ vào Việt Nam của công ty Translink Express

h.

ình quy trình kiến nghị Xem tại trang 68 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan