Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo

4 2.6K 14
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo

tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo http://lyluanchinhtri.vn/index.php/bai-noi-bat/item/334-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-phong-cach-lanh-dao.html (LLCT) - Phong cách làm việc là sự thể hiện bản chất và tính cách của con người. tưởngphong cách Hồ Chí Minh là những bài học vô giá cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta học tập và làm theo. Dưới đây chúng tôi xin nêu những bài học rút ra từ tưởng và tấm gương của Người về phong cách làm việc cần thiết của người cán bộ lãnh đạo. 1. Kết hợp tính nguyên tắc với sự linh hoạt, mềm dẻo Yêu cầu đầu tiên trong phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý là phải có sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc với sự năng động, sáng tạo, nhạy cảm với cái mới. Trung với Đảng; trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất cơ bản xuyên suốt mọi hoạt động của người lãnh đạo, quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ điều chủ chốt trong phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo là phải: “Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.285). Trong mọi công tác, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, người lãnh đạo, quản lý có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, ở đây cần có sự vững vàng, không thay đổi trong những vấn đề thuộc về nguyên tắc. Những vấn đề có tính cương lĩnh, quan điểm cơ bản của Đảng, mục tiêu, chính sách, pháp luật của Nhà nước là bất biến, phải giữ vững. Để thực thực hiện những điều bất biến đó, các hình thức, phương pháp, biện pháp, bước đi phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt mới có thể đạt kết quả, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu bất biến của Hồ Chí Minh, của Đảng ta và dân tộc ta. Con đường đi đến mục tiêu đó là con đường đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn gian khổ, đòi hỏi trí tuệ, sự hy sinh, phấn đấu của nhiều lớp người, nhiều thế hệ. Trong mỗi bước đi lên, cách mạng phải đối phó với muôn vàn sự biến đổikhó lường.Người cách mạng, các nhà lãnh đạo phải luôn tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén để linh hoạt biến đổi sách lược, có những hình thức, biện pháp đấu tranh biến hóa thích hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể, đối tượng, con người cụ thể trong mỗi bước đi lên của cách mạng đặt ra. 2. Kết hợp tính cách mạng với tính khoa học Người xưa nói:“Thiếu nhiệt hứng tất không thành đại sự”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao” (Sđd, t.3, tr.265). Có nhiệt tình cách mạng, người cán bộ lãnh đạo mới say mê, tận tuỵ với công việc để tìm tòi, sáng tạo, đề ra những phương án tối ưu nhằm thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Song, nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo chỉ đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của nhân dân khi nó kết hợp chặt chẽ với tri thức khoa học, tôn trọng và tuân theo quy luật khách quan. Nhiệt tình cách mạng sẽ trở thành duy tâm, duy ý chí nếu thiếu tính khoa học. Nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ có hiệu quả cao khi họ thực sự am hiểu công việc, tinh thông nghiệp vụ theo cương vị mình phụ trách. Có nhiệt tình mà thiếu tri thức khoa học có thể sẽ dẫn tới làm sai đường lối, chính sách, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến phá hoại một cách vô ý thức. Tính khoa học trong phong cách làm việc phải được đảm bảo bằng tri thức khoa học, do vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên các cán bộ lãnh đạo: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” (Sđd, t.8, tr.215). “Bất kỳ ở hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tri thức và chính trị của mình.” (Sđd, t.5, tr.253). 3. Kết hợp tập thể lãnh đạo với quyết đoán của cá nhân phụ trách Là những người có trọng trách trong một tập thể, cán bộ lãnh đạo cần rèn luyện phong cách làm việc dân chủ, tập thể; thực hành nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Một người dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề phức tạp, cũng như không thể biết hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống xã hội. Cho nên, cần phải có cách làm việc tập thể để phát huy được trí tuệ của tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành sự nghiệp của một tập thể, một đơn vị hay địa phương mà riêng một mình cán bộ lãnh đạo, quản lý không làm nổi. Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Lãnh đạo không phát huy trí tuệ tập thể, thì sẽ dẫn đến tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, chuyên quyền. Tuy nhiên, có ý thức tập thể cao, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng lại không có tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không thể có những quyết định kịp thời đáp ứng yêu cầu cuộc sống đòi hỏi và công việc cũng không thể tiến triển được. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý các cán bộ lãnh đạo rằng: “Không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được, cũng cứ đưa ra bàn - mới là tập thể lãnh đạo. Nếu làm như vậy, là hiểu tập thể lãnh đạo một cách máy móc. Kết quả là cứ khai hội mà hết ngày giờ. Những việc bình thường, một người có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi. Những việc quan trọng mới cần tập thể quyết định”(Sđd, t.5, tr.505). Đặc biệt trong những thời điểm then chốt, khi có thời cơ người lãnh đạo, quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết đoán. Như Người khẳng định: “Lạc nước, hai xe đành bỏ phí/ Gặp thời,một tốt cũng thành công” (Sđd, t.3, tr.287). Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo đúng đắn là phải kết hợp chặt chẽ giữa cách làm việc dân chủ tập thể với tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, trước quốc dân đồng bào, kịp thời đưa ra những quyết sách đúng. Những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân đều làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của người cán bộ. 4. Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” (Sđd, t.5, tr.233-234).“Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp” (Sđd, t.6, tr.47). Cán bộ lãnh đạo cần phải có lý luận mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Song, Người cũng chỉ rõ sự cần thiết phải biết liên hệ lý luận với thực tiễn trong công tác. “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” (Sđd, t.8, tr.496). Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế; chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích; thậm chí, thuộc lý luận mà xa rời thực tiễn thì sẽ dẫn tới bệnh giáo điều, sách vở, làm tổn hại cho phong trào cách mạng. Một trong những yêu cầu về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo là phải có năng lực vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta.” (Sđd, t.9, tr.292). Điểm nổi bật nhất ở Hồ Chí Minh chính là luôn luôn có sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, tưởng và hành động, nói đi đôi với làm. Cả cuộc đời cách mạng đầy phong ba, bão táp của Người là một bài học lớn về phong cách làm việc - nói đi đôi với làm. Người nói: “một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” (Sđd, t.1, tr.263). Với người lãnh đạo “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất” (Sđd, t.10, tr.312). 5. Gần gũi quần chúng Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên nói chung và các cán bộ lãnh đạo trong mọi công tác của Đảng, của Chính phủ, Đoàn thể, phong cách làm việc tốt nhất là phải: "Từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, và làm nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành. Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn lần trước. Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt"(Sđd, t.5, tr.290-291). Các cán bộ lãnh đạo, quản lý do không biết gom góp ý kiến của quần chúng, kinh nghiệm của quần chúng, cho nên ý kiến của họ thành ra lý thuyết suông, không hợp với thực tế. Vì vậy, ngay trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong cải cách bộ máy nhà nước và nhiều công việc khác, cần phải thực hành cách liên hợp sự lãnh đạo với quần chúng và liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Phải dùng cách “Từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”. Biết làm như vậy mới thật là biết lãnh đạo. Đứng đầu Đảng, Nhà nước, quyền cao, chức trọng, nhưng Hồ Chí Minh không xa cách với quần chúng, Người có phong cách sống và làm việc sâu sát với thực tiễn, gần gũi với nhân dân, thấu hiểu và chia sẻ mọi niềm vui và nỗi vất vả của người dân. Với quần chúng, Hồ Chí Minh vừa là người đồng hành vừa là người dẫn dắt. Hồ Chí Minh dành nhiều công sức giáo dục cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý phong cách làm việc đi sâu, đi sát quần chúng, mong muốn họ trở thành những người lãnh đạo thành công do được dân tin, dân yêu, dân phục, dân theo, dân ủng hộ. Theo Người: Cán bộ lãnh đạo không được quan liêu, hách dịch, coi thường quần chúng nhân dân. Họ phải biết đời sống thực, khả năng thực của nhân dân ra sao; cần biết được tâm tư, băn khoăn, thắc mắc của quần chúng, để cùng họ kịp thời tháo gỡ. "Cán bộ tỉnh phải đến các huyện, các xã. Cán bộ huyện phải đến tận các xã, các thôn. Cán bộ phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ. Để thiết thực điều tra, giúp đỡ, kiểm soát rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nông dân và hỏi dân''(Sđd, t.5, tr.711). Đó là phong cách làm việc không bó mình trong văn phòng, bàn giấy; không tự cho mình có địa vị cao hơn, không tạo cho mình vẻ quan cách, khác biệt dân. Liên hệ mật thiết với quần chúng là hoà mình vào cuộc sống của quần chúng, nắm bắt được nguyện vọng, ý chí của quần chúng để dẫn dắt họ, giúp họ thực hiện khát vọng, ý chí của mình. Dân có tin Đảng, tin Nhà nước hay không; Đảng, Nhà nước có hiểu dân hay không, có phát huy được sức mạnh của dân hay không, phụ thuộc rất nhiều vào phong cách làm việc và năng lực của cán bộ lãnh đạo. Theo Người: lãnh đạo tốt nghĩa là thực hiện đầy đủ những nghị quyết của Đảng, biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của nhân dân. Phải đi đúng đường lối quần chúng, phải đi sâu vào cơ sở, hợp tác xã. Phải tuyên truyền giáo dục cho mọi người thấm nhuần ý thức trách nhiệm tinh thần làm chủ tập thể, cần kiệm xây dựng hợp tác xã, xây dựng nước nhà. Xa rời quần chúng, người cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ giống như cá bị tách ra khỏi nước, mất hết khả năng và sức sống. 6. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Chữ cầntheo cách hiểu truyền thốnglà siêng năng, chăm chỉ. Học và làm theo tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh, người cán bộ lãnh đạo phải thực hiện chữ cần với nghĩa mới mà Người đã gương mẫu thực hiện. Cần không phải là làm xổi. Cầncòn có nghĩa là phải cố gắng hết sức mình trong công tác, học tập trong suốt cả năm, trong cả đời mỗi người; có chí tiến thủ, không sợ việc khó. "Cần thì việc gì,dù khó khăn mấy,cũng làm được"(Sđd, t.5, tr.632). Hơn nữa, cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ công tác gì. Trong phong cách làm việc nhìn chung người Việt Nam còn thiếu sức bền, tính tổ chức và kế hoạch. Cho nên, là cán bộ lãnh đạo phải rèn luyện phong cách làm việc có sức bền, có kế hoạch, biết phân công, đặc biệt là biết dùng nguời, nhất là người có tài. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau. Kế hoạchl ại đi đôi với phân công Phân công phải nhằm vào 2 điều: 1- Công việc: Việc gì gấp thì làm trước. Việc gì hoãn thì làm sau. 2- Nhân tài: Người nào có năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy"(Sđd, t.5, tr.633). Nếu dùng người và phân công việc không đúng, không biết trọng dụng hiền tài, tức là lãnh đạo, quản lý yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc thất bại. Đi đôi với cần là kiệm. Hồ Chí Minh cho rằng tiết kiệm không phải là keo kiệt, bủn xỉn, coi đồng tiền bằng cái trống. Tiết kiệm là biết chi tiêu một cách khoa học, có hiệu quả nhất. Việc không đáng tiêu, thì một xu cũng không tiêu. Còn khi có việc đáng làm vì lợi ích cho đồng bào, Tổ quốc thì dù tốn bao công của cũng vui lòng. "Muốn tiết kiệm có kết quả tốt, thì phảikhéotổ chức"(Sđd, t.5, tr.638). Thời gian còn quý hiếm hơn vàng bạc. Thời gian sẽ có nhiều hơn, có ích hơn nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý biết khéo tổ chức sắp đặt công việc, quản lý thời gian, làm việc có kế hoạch. Đi đôi với thực hành tiết kiệm là chống lãng phí. Người lãnh đạo, quản lý càng phải có phong cách khiêm tốn, giản dị, chống xa hoa, lãng phí. Chống lãng phí sức lao động, chống lãng phí thời giờ, chống lãng phí tiền của của nhân dân, của cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất thì năng suất lao động mới cao, kinh doanh sản xuất mới phát triển. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô" (Sđd, t.6, tr.489). Cho nên phải thực hành cần, kiệm và chống lãng phí, nền kinh tế - xã hội mới phát triển một cách bền vững. Cán bộ lãnh đạo phải liêm khiết, không tham ô của Nhà nước và của nhân dân. Suy nghĩ của quần chúng nhân dân ta hiện nay đối với cán bộ lãnh đạo giống như người xưa từng nhận định: “không sợ ta nghiêm mà sợ ta Liêm; dân không phục ta tài mà phục ta Công; Công thì sáng, Liêm thì uy”. Hồ Chí Minh phân tích: Liêm là trong sạch, không tham lam. Tất cả mọi công dân đều phải liêm. Song, cán bộ lãnh đạo "phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân"(Sđd, t.5, tr.641). Đồng thời, phải tuyên truyền giáo dục cho nhân dân có hiểu biết, không chịu đút lót, thì dù cán bộ không liêm cũng phải hoá ra liêm. "Quan tham vì dân dại". Dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện chữ liêm. Còn, “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”(Sđd, t.5, tr.641). Cán bộ lãnh đạo phải có phong cách quang minh chính đại, thấy việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh.Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Người cán bộ lãnh đạo đã Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người có khí tiết cao thượng, xứng đáng là người dẫn dắt, điều khiển hành động của quần chúng nhân dân. Người liêm chính không sợ hãi trước nhưng uy lực tăm tối, dám dũng cảm gạt bỏ những việc làm trái với đạo lý, không để cho chúng làm bận tâm. Học và làm theo khí tiết cần kiêm liêm chính Hồ Chí Minh, một khi hình thành khí tiết cao thượng, thì bất cứ những thứ danh tiếng, tiền tài, địa vị, sắc đẹp, lợi lộc không chính đáng nào cũng không thể khiến người lãnh đạo, quản lý dao động, ngả nghiêng, hoặc thoái hóa biến chất. Cán bộ lãnh đạo có Liêm Chính thì mới có thể chí công vô tư. Ở Hồ Chí Minh, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư không những là phong cách làm việc mà cũng chính là phẩm chất đạo đức cách mạng, là nhân cách của con người, nhất là người có trách niệm lãnh đạo, quản lý con người. Để vận dụng tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay, xin được khuyến nghị một số phương hướng và giải pháp sau đây. - Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong toàn Đảng toàn dân ta. - Làm theo tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên trong hoạt động xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. - Đổi mới phong cach lam viec của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta. - Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với việc xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. - Kiên quyết đấu tranh chống nạn tham nhũng, tệ quan liêu, lãng phí và các tiêu cực trong bộ máy Đảng, Nhà nước ta. Đó là sự đóng góp thiết thực vào việc thực hiện một nhiệm vụ quan trọng và cũng là mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần đạt được trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020. Xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có tư duy, phong cách làm việc phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu, đến năm 2020, về cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. ________________________ Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 9-2011 PGS,TS Nguyễn Thế Thắng Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I . giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong toàn Đảng toàn dân ta. - Làm theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh, . Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo http://lyluanchinhtri.vn/index.php/bai-noi-bat/item/334-tu-tuong-ho-chi -minh- ve -phong- cach-lanh-dao.html (LLCT)

Ngày đăng: 15/03/2014, 16:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo

  • http://lyluanchinhtri.vn/index.php/bai-noi-bat/item/334-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-phong-cach-lanh-dao.html

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan