Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

75 5.1K 26
Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN NÀY 4 1.1. Khỏi niệm về hàng rào phi thuế quan và biện phỏp phi thuế quan 4 1.2. Ph

Chuyên đề tốt nghiệpMỤC LỤC 1.4.1. Lý do sử dụng rào cản thương mại . 33 Mặc dù nhiều học thuyết đã chứng minh: trong hầu hết các trường hợp, những rào cản thương mại đều làm giảm phúc lợi tổng thể của cả xã hội, nhưng vẫn được các quốc gia sử dụng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể tới việc chính phủ muốn phân phối lại phúc lợi của xã hội. Xã hội được nhắc tới ở đây được chia làm ba nhóm chính: các nhà sản xuất, những người tiêu dùng, chính phủ. Để tạo ra nguồn thu nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính mình, các chính phủ thường dựa vào thuế quan nhập khẩu các nguồn thu từ rào cản thương mại nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách. Việc đánh thuế vào hàng hoá tạo ra nguồn thu dễ dàng hơn là đánh thuế thu nhập, cũng như thuế doanh thu từ các cửa hàng bán lẻ. Đồng thời, nó cũng không tạo ra sự bất bình của người dân trong nước. . 33 1.4.2. Xu hướng sử dụng các rào cản . 35 3.1.Những cơ hội, thách thức của ngành thuỷ sản khi Việt Nam đã gia nhập WTO .59LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiHội nhập kinh tế đang được các quốc gia trên thế giới coi là giải pháp tất yếu để đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn của vấn đề tăng trưởng kinh tế. Nó có thể giúp các quốc gia vừa khai thác được những ưu thế sẵntrong nước cũng như tận dụng được lợi thế từ bên ngoài như: thị trường, vốn, công nghệ phương pháp quản lý tiên tiến.Cùng hòa mình với xu thế chung đó của thế giới, sau năm 1986, Việt Nam không ngừng tăng cường hội nhập khu vực quốc tế hiện nay đã là thành viên của rất nhiều tổ chức kinh tế khu vực thế giới như ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, UNIDO .Đặc biệt, gần đây nhất, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Gia nhập WTO thực sự là một bước ngoặt lớn với Việt Nam, nó cho phép Việt Nam thực sự tham gia vào nhịp sống chung của kinh tế thế giới, được tiếp cận với môi trường thương mại có quy mô toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam có được vị thế bình đẳng trong việc hoạch định các chính sách thương mại, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Chuyên đề tốt nghiệpBên cạnh thuế quan là công cụ bảo hộ đã được các định chế thương mại quốc tế thừa nhận, thì trong thời gian qua các biện pháp phi thuế quan cũng được rất nhiều quốc gia sử dụng bởi những ưu điểm cũng như tác động nhanh, mạnh linh hoạt phong phú của nó. Đặc biệt ngày nay, trong xu thế hội nhập trên toàn thế giới, các biện pháp, rào cản thuế quan truyền thống đã dỡ bỏ đi rất nhiều bởi các hiệp định thương mại, song phương các thỏa ước quốc tế… Tuy nhiên có một thực tế cho thấy rằng, tự do hóa thương mại là một quá trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan hàng rào phi thuế quan. Các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi đàm phán để mở cửa thị trường thúc đẩy tự do hóa thương mại, mặt khác lại luôn đua ra các biện pháp tinh vi hơn các rào cản phức tạp hơn. Ngày nay, các nước phát triển phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các luồng hàng hóa của các nước phát triển với giá thấp, chất lượng trung bình… Chính bởi lẽ đó, các rào cản phi thuế quan với những quy định khắt khe đã được dựng lên nhằm hạn chế, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu đồng thời bảo hộ được nền sản xuất trong nước.Mỹ là một quốc gia phát triển, cũng như nhiều quốc gia phát triển khác như: Nhật, EU. . . Mỹ được coi là một thị trường rất khó tính không chỉ bởi người tiêu dùng rất khắt khe, mà còn vì các luật lệ, các quy định kỹ thuật đặt ra đối với hàng hoá nhập khẩu rất cao. Đặc biệt, đối với những mặt hàng nông thuỷ hải sản các quy định đó càng chặt chẽ như quy định hàng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật do phía Mỹ đề ra; quy định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường; quy định về sản phẩm thuỷ sản bền vững . Hàng hoá Việt Nam muốn được xuất khẩu vào Mỹ nhất định phải vượt qua các rào cản đó. Trong 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã tăng rát nhanh. dự báo trong tương lai kim ngạch này còn tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, thời gian gần cho thấy trong thời gian qua chúng ta liên tục phải đối đầu với những vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ, hay các mặt hàng không đủ yêu cầu kỹ thuật đã làm thu hẹp thị trường xuất khẩu dẫn tới giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy, đề tài “Rào cản phi thuế quan trong Chuyên đề tốt nghiệpthương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam giải pháp để vượt qua các rào cản đó ” được chọn để nghiên cứu.2. Mục đích: Đề tài được chọn nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về các rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng xuất khẩu nói chung thuỷ sản xuất khẩu nói riêng từ Việt Nam, nhằm giải đáp câu hỏi:làm thế nào để vượt qua được các rào cản khó tính này. Đồng thời kiến nghị một số giải pháp để khắc phục vấn đề này.3. Đối tượng : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các rào cản phi thuế quan của thị trường Mỹ: các quy định về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về dán nhãn, quy trình nhập khẩu, quy định bảo vệ môi trường, các quy định chống bán phá giá, áp thuế bán phá giá . . .; tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ; những thách thức đối với thuỷ sản tại thị trường này, sự kiện một số lượng tôm, cá tra basa xuất khẩu bị áp thuế chống bán phá giá4. Phạm vi: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các rào cản phi thuế quan của Mỹ đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam giai đoạn 1998- 2007.5. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng chủ yếu đề nghiên cứu: phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. . . Nguồn thông tin sử dụng trong chuyên đề được thu thập từ: các tạp chí của ngành thuỷ sản, trên Internet, các sách báo có liên quan khác. . .6. Kết cấu bài viếtNgoài lời mở đầu kết luận, toàn bộ nội dung của bài viết được chia làm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về rào cản phi thuế quan sự cần thiết phải vượt qua các rào cản này Chuyên đề tốt nghiệpChương 2: Thực trạng hàng rào phi thuế quan của Mỹ với các sản phẩm xuất khẩu thủy sản của nước taChương 3: Phương hướng, giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ.CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN SỰ CẦN THIẾT PHẢI VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN NÀY1.1. Khái niệm về hàng rào phi thuế quan biện pháp phi thuế quanChính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ thương mại quốc tế.Khi tham gia vào thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ phát huy được thế mạnh của nước mình, tận hưởng được những lợi thế từ thị trường thế giới. Nhưng mặt khác cũng sẽ bộc lộ những mặt yếu kém bất lợi của chính quốc gia đó. Do vậy các quốc gia thường phải sử dụng một hệ thống các công cụ để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó phải kể đến việc sử dụng hàng rào phi thuế quan-một công cụ linh hoạt, tác động nhanh mạnh. Hàng rào phi thuế quan không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo hộ thị trường nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế khá có hiệu quả mà còn là công cụ dùng để phân biệt đói xử trong quan hệ đối ngoại. Chuyên đề tốt nghiệpHiện nay có nhiều quan niệm về hàng rào phi thuế quan, Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (OCED) năm 1997 đã định nghĩa: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn nhằm hạn chế nhập khẩu”.Tương tự như vậy, cơ sở hệ thống dữ liệu của Hệ thống phân tích Thông tin Thương mại (TRAINS) của UNCTAD chủ yếu tính đến các biện pháp biên giới. Phương pháp tiếp cận này bỏ qua phần lớn những biện pháp liên quan đến xuất khẩu việc mua sắm của Chính Phủ (như nguyên tắc về hàm lượng giá trị trong nước, các khoản trợ cấp, giảm thuế, các biện pháp biên giới về phân biệt đối xử biện pháp nhân chống cạnh tranh). Thực tế, phương pháp tiếp cận về những biện pháp biên giới được áp dụng nhiều hơn vì cácdo tình thế chứ không phải các tính toán nghiêm khắc, trí tuệ.Nghiên cứu của PECC (Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương) năm 1995 mô tả “các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương mại bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước”. (theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải- Hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế)Các hàng rào phi thuế quan không nên được xem như một sự đồng nghĩa với các biện pháp phi thuế quan, mà nên coi là tập hợp một số biện pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuế quan, song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quancác hàng rào phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, chúng không phải là rào cản với thương mại. Chính phủ cũng thường dùng thuật ngữ có vẻ trung lập này để mô tả những biện pháp được sử dụng để quản lý nhập khẩu với mục đích hợp pháp (ví dụ các thủ tục bảo đảm thực vật được quốc tế công nhận).Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là các hàng rào phi thuế quan khá khó khăn. Mục đích sử dụng các công cụ, chính sách là quan trọng, song có những chính sách, biện pháp mà tác dụng của chúng không thể được xác Chuyên đề tốt nghiệpđịnh, nếu không có sự điều tra kỹ lưỡng về kết quả, bản chất hoạt động thực sự của chúng.Các hàng rào phi thuế quan là một tập hợp thay thế của các biện pháp phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan phải có mục đích bảo vệ sản xuất trong nươc không được chấp nhận như một phương sách điều chỉnh chính thống trên phạm vi quốc tế (như các hạn chế kiểm dịch).Bên cạnh các định nghĩa đã đề cập đến, theo WTO (tổ chức thương mại quốc tế): “Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước” (theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải- Hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế)Từ đó, WTO xây dựng về hàng rào phi thuế quan như sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng”.Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, thuật ngữ rào cản hay hàng rào, biện pháp phi thuế quan tuy được sử dụng khá phổ biến nhưng hiện nay chưa có một định nghĩa rõ ràng, chính thống nào được chấp nhận trên toàn thế giới. Đây là vấn đề rất phức tạp vì hiện nay trên thế giới còn rất nhiều loại rào cản tinh vi, xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh.Trong đề tài này, để thống nhất trong việc nghiên cứu, tôi lựa chọn khái niệm rào cản phi thuế quan, theo cách hiểu chung nhất, là bất kỳ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế.1.2. Phân loại các biện pháp phi thuế quanHiện nay cũng chưa có tài liệu nghiên cứu nào được thống nhất trên toàn thế giới đề cập tới phân loại các rào cản phi thuế quan vì khái niệm nội hàm của rào cản chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn, biện pháp phi thuế quan sẽ không là rào Chuyên đề tốt nghiệpcản nếu nó không đặt quá mức cần thiết không vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, nhưng nó sẽ trở thành hàng rào phi thuế quan nếu như nó gây trở ngại tới thương mại quốc gia khác.Tuy nhiên, có cách phân loại hiện nay được áp dụng khá phổ biến là dựa theo các quy định của WTO-tổ chức thương mại thế giới như sau:1.2.1.Những biện pháp phi thuế quan không phù hợp với quy định của WTOCác biện pháp phi thuế quan thuộc nhóm này hoặc là vi phạm rõ ràng quy định của WTO (ví dụ áp dụng giá nhập khẩu tối thiểu để xác định trị giá tính thuế hải quan) hay chỉ là phù hợp trong những trường hợp đặc biệt (ví dụ cấm nhập khẩu hàng hóa có hại cho môi trường). Nhóm này bao gồm tất cả các biện pháp hạn chế nhập khẩu sau đây:1.2.1.1.Các biện pháp quản lý định lượnga. Các trường hợp ngăn cấm bao gồm:• Cấm hoàn toàn: trừ trường hợp đối vớido môi trường, sức khỏe, thuần phong mỹ tục, an ninh quốc gia• Ngừng cấp giấy phép nhập khẩu• Cấm theo mùa• Cấm tạm thời • Cấm trên cơ sở nguồn gốc (cấm vận)• Cấm đối với hạng mục sản phẩm nhạy cảmb. Quản lý bằng hạn ngạch Chuyên đề tốt nghiệpHạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được nhập khẩu nói chung hoặc từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định. • Hạn ngạch toàn cầu- Không xác định- Xác định đối với các thành phần xuất khẩu • Hạn ngạch song phương• Hạn ngạch theo mùa• Hạn ngạch liên quan đến thực hiện xuất khẩu• Hạn ngạch liên quan đến bán hàng hóa nội địa• Hạn ngạch của các hạng mục sản phẩm nhạy cảmc. Cấp phép không tự độngĐược xác định như là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, đòi hỏi đệ trình đơn hay các tài liệu khác (không liên quan tới mục đích hải quan) tới cácquan hành chính thích hợp là điều kiện tiên quyết để được phép nhập khẩu.• Giấy phép không có tiêu chuẩn thanh toán cụ thể• Giấy phép đối với người mua chọn lọc• Giấy phép đối với việc sử dụng cụ thể:- Liên quan tới hoạt động xuất khẩu- Đối với mục đích ngoài xuất khẩu Chuyên đề tốt nghiệp• Giấy phép liên quan đến nội địa hóa- Mua hàng hóa trong nước - Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa- Thương mại hàng đổi hàng hay mua bán đối lưu• Giấy phép liên quan đến giao dịch ngoại hối không chính thức- Chuyển đổi ngoại tệ bên ngoài- Chuyển đổi ngoại tệ của chính các nhà nhập khẩud.Các thỏa thuận hạn chế xuất khẩuCác hạn chế được đặt ra bởi các nước nhập khẩu nhưng được nước xuất khẩu quản lý:• Các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện• Các thỏa thuận tiếp thị có trật tự• Thỏa thuận liên quan đến hiệp định đa sợi MFA- Thỏa thuận hạn ngạch- Thỏa thuận vấn- Thỏa thuận hợp tác hành chính• Thỏa thuận hạn chế xuất khẩu ngành hàng dệt may ngoài Hiệp định đa sợi MFA1.2.1.2. Các biện pháp tương đương thuế quan Chuyên đề tốt nghiệpĐược định nghĩa như những biện pháp làm tăng chi phí theo cách tương tự đối với các biện pháp thuế quan. Bao gồm:• Phụ phí hải quan: Đây là loại chi phí thu thêm của chủ hàng phục vụ cho công tác quản lý, làm thủ tục của Hải quan. Phụ phí Hải quan còn được hiểu là phí thu thêm của hoặc bổ sung thêm, là một phương tiện chính sách thương mại độc lập để tăng thu nhập tài chính hoặc bảo hộ công nghiệp trong nước.• Thuế chi phí bổ sung: Chi phí bổ sung bao gồm các loại thuế lệ phí khác nhau đặt ra đối với hàng hóa nhập khẩu cũng giống như với phụ phí hải quan được đặt ra nhằm mục đích tăng thêm một phần thu nhập ngân sách chủ yếu phục vụ công tác hành thu. Nhưng mặt khác còn có ý nghĩa bảo hộ như một loại rào cản phi thuế quan khác gồm một số loại cơ bản sau: Thuế đối với các giao dịch chuyển đổi ngoại tệ; thuế gián tem; lệ phí giấy phép nhập khẩu; lệ phí hóa đơn lãnh sự; thuế thống kê; thuế đối với các phương tiện vận tải…• Định giá hải quan theo quy định: Định giá hải quan theo quy định làm biến đổi thuế theo giá hàng hóa thành một dạng thuế đặc biệt. Biện pháp này được đưa ra như một phương tiện để tránh gian lận hoặc bảo vệ công nghiệp trong nước.1.2.1.3. Các biện pháp tài chínhCác biện pháp quy định sự tham gia chi phí của việc chuyển đổi ngoại tệ đối với việc nhập khẩu xác định các điều kiện thanh toán.• Các yêu cầu thanh toán trước: thanh toán trước các giá trị giao dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trước khi nhập khẩu và/hoặc thuế nhập khẩu liên quan được yêu cầu tại thời điểm giao dịch hoặc cấp giấy phép nhập khẩu:- Yêu cầu giới hạn tiền mặt: Nghĩa vụ gửi toàn bộ số tiền liên quan đến giá trị giao dịch hoặc một phần được xác định của số tiền đó trong ngân hàng [...]... rào cản thương mại ý nghĩa của việc vượt qua các rào cản đó Như phần trên đã trình bày, chúng ta có thể thấy rằng xu hướng sử dụng các rào cản thương mại gần như là một tất yếu đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới Chúng ta sẽ thấy sự cần thiết phải vượt qua các rào cản đó bằng cách xem các tác động tiêu cực của rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam 1.5.1.Tác động của các rào cản với hàng. .. Mỹ, Nhật, EU Chuyên đề tốt nghiệp 1.4.2 Xu hướng sử dụng các rào cản Từ thế kỷ trước, khi công cụ thuế quan được sử dụng phổ biến làm rào cản thương mại đối với hàng hoá các nước khác, thì hàng rào phi thuế quan chưa phát triển Hiện nay khi mà xu hướng các nước đều cắt giảm thuế quan một số công cụ phi thuế quan thường được sử dụng trước đây như: hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu .bị WTO cấm, thì các. .. quan Các rào cản này dù có tác động ít hay nhiều nhưng cũng đều có một điểm chung đó là tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu, làm giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Các tác động đó có thể như sau: - Hàng hóa Việt Nam bị vướng vào các vụ tranh chấp thương mại, phải chịu các phán quyết bất lợi đối với hàng xuất khẩu, làm giảm tính cạnh tranh của các mặt hàng này trên nước bạn Ví dụ như Việt Nam. .. ngoại tệ • Các quy định liên quan đến điều kiện chi trả đối với nhập khẩu: Các quy định cụ thể liên quan đến các điều kiện thanh toán của quá trình nhập khẩu việc đạt được sử dụng tín dụng (nước ngoài trong nước) đối với vấn đề nhập khẩu tài chính • Trì hoãn chuyển giao xếp hàng 1.2.1.4 Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp • Các hạn chế đối với công ty cụ thể (đầu mối xuất nhập khẩu) - Hạn... vậy không thể bắt các doanh nghiệp Mỹ khi xuất khẩu các sản phẩm đó sang Việt Nam phải chứa hàm lượng các hoá chất đó thấp hơn các doanh nghiệp Việt Nam Tóm lại, trong thời gian tới xu hướng các nước sử dụng rào cản tinh vi, phức tạp trong thương mại quốc tế sẽ ngày một tăng Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu rõ những quy định tiêu chuẩn của các nước phát triển Ở châu Mỹ Chuyên đề tốt... thường dựa vào thuế quan nhập khẩu các nguồn thu từ rào cản thương mại nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Việc đánh thuế vào hàng hoá tạo ra nguồn thu dễ dàng hơn là đánh thuế thu nhập, cũng như thuế doanh thu từ các cửa hàng bán lẻ Đồng thời, nó cũng không tạo ra sự bất bình của người dân trong nước Một nguyên nhân khác khiến cho hầu hết các quốc gia đều ít nhiều tạo ra những rào cản đối với hàng hoá... liên quan đến tham nhũng: Là một trong những yếu tố phát sinh ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách, ảnh hưởng rất lớn đến họat động thương mại cần phải loại bỏ Ngoài ra các văn bản liên quan đến thương mại không được công bố kịp thời, công khai cũng được coi lai một biện pháp, hàng rào phi thuế quan Chuyên đề tốt nghiệp 1.3.Thực tiễn áp dụng hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ 1 3.1 .Các. .. thành hạn ngạch thuế quan Đối với một số sản phẩm nhạy cảm như đường các sản phẩm sữa thì thuế đối với hàng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch trên thực tế đóng vai trò như một hình thức hạn chế nhập khẩu về số lượng Ngoài ra, nhập khẩu gỗ xẻ từ Canada, nước xuất khẩu chính mặt hàng này vào Hoa Kỳ, đã bị hạn chế bởi một hệ thống tương tự như hạn ngạch thuế quan Hoa Kỳ cũng đã đàm phán với Nga về những... hệ thống các quy định về thịt các sản phẩm từ thịt các phương pháp vệ sinh dịch tễ có tương đương với hệ thống các biện pháp của Hoa Kỳ không Theo cơ quan này thì hiện có 33 nước được Hoa Kỳ công nhận là có hệ thống kiểm định thịt thịt gia cầm ngang bằng với hệ thống của Hoa Kỳ Trong suốt giai đoạn từ tháng 9/1999, Hoa Kỳ thi hành các biện pháp cấm nhập khẩu các sản phẩm này từ các nước... các biện pháp có tính bảo hộ sản xuất trong nước nhưng được các tổ chức thương mại quốc tế thừa nhận Các biện pháp thuộc nhóm này được gọi là các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời Bao gồm: • Các biện pháp chống bán phá giá: Các biện pháp chống bán phá giá là quy định về mức thuế nhập khẩu đặc biệt khi giá hàng hóa của nước xuất khẩu bán phá giá vào nước nhập khẩu - Điều tra chống bán phá giá - Thuế . biện pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuế quan, song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan là các hàng. giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ. CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN

Ngày đăng: 04/12/2012, 15:54

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Quy tắc xuất xứ khi sản phẩm cuối cùng chứa các thành phần có nguồn gốc từ nhiều hơn một nước - Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

Bảng 1.1.

Quy tắc xuất xứ khi sản phẩm cuối cùng chứa các thành phần có nguồn gốc từ nhiều hơn một nước Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng1. 2: Điều tra chống bán phá giá 1996-2000 - Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

Bảng 1..

2: Điều tra chống bán phá giá 1996-2000 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2.1: Cấu trúc thị trường thủy sản nhập khẩu Hoa Kỳ - Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

Bảng 2.1.

Cấu trúc thị trường thủy sản nhập khẩu Hoa Kỳ Xem tại trang 40 của tài liệu.
2.1.2.Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ hiện nay 2.1.2.1 Giai đoạn 1994 - 2000 - Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

2.1.2..

Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ hiện nay 2.1.2.1 Giai đoạn 1994 - 2000 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.3: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ, giai đoạn 1995-2000 - Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

Bảng 2.3.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ, giai đoạn 1995-2000 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.4: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ, giai đoạn 2001-2007 (Đơn vị tính: triệu USD) - Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

Bảng 2.4.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ, giai đoạn 2001-2007 (Đơn vị tính: triệu USD) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.5: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang mỹ năm 2002, tính theo sản phẩm - Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

Bảng 2.5.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang mỹ năm 2002, tính theo sản phẩm Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.7: Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2000 - 2004 - Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

Bảng 2.7.

Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2000 - 2004 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.8: Các chất Mỹ cấm sử dụng so với quy định hiện hành của Việt Nam, Nhật, EU, Canađa - Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó

Bảng 2.8.

Các chất Mỹ cấm sử dụng so với quy định hiện hành của Việt Nam, Nhật, EU, Canađa Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan