Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU

65 937 9
Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRấN THỊ TRƯỜNG EU 9 1.1. CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH

MỤC LỤC1 LỜI MỞ ĐẦU***********1. Tính cấp thiết của đề tàiHiện nay trên thế giới, khối cộng đồng chung Châu Âu ( EU) là một khối liên kết các nước mạnh nhất về kinh tế và trở thành một thị trường nhập khẩu rộng lớn đặc biệt là những mặt hàng tiêu dùng trong đó có sản phẩm dệt may. Việc khai thác hiệu quả thị trường này sẽ tạo ra được nhiều cơ hội và lợi ích cho Việt Nam như tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong ngành dệt may…. Từ lẽ đó, EU đã trở thành một đối tác quan trọng, một thị trường tiềm năng của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua và những năm sắp tới.Đối với Việt Nam, ngành dệt may là một ngành truyền thống có từ lâu đời và rất phát triển, đóng góp một tỷ trọng lớn vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Các sản phẩm dệt may đã có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên đối với một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và đặc biệt là EU thì các mặt hàng dệt may của Việt Nam vẫn gặp những trở ngại lớn.Với một sân chơi lớn, một thị trường sôi động như EU, thì môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Nếu các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam không nhanh chóng có những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh thì sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cuộc chơi của toàn thế giới. Để giải quyết những vấn đề nan giải như hiện nay, đồng thời cung cấp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thêm được nhiều thông tin, giải pháp xác thực nhằm tăng cường sức cạnh tranh vào thị trường EU, em đã quyết định chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU”. Hi vọng rằng đề tài này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam từng bước phát triển trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU và luôn giữ vững được vị trí đó trước những sức ép cạnh tranh.2. Mục đích nghiên cứu của đề tàiThông qua việc phân tích thực trạng về sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất 2 khẩu Việt Nam và tình hình xuất khẩu sang thị trường EU, chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu của nhóm hàng này so với các đối thủ cạnh tranh khác. Từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu trên thị trường EU.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài- Đối tượng nghiên cứu là hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.- Phạm vi nghiên cứu là sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU xét trong giai đoạn từ 2001– 2007.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tàiVận dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,phương pháp so sánh các tư liệu, số liệu về xuất khẩusức cạnh tranh của nhóm hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU. Qua đó, rút ra các kết luận làm cơ sở để đưa ra các giải pháp cho việc nghiên cứu5. Kết cấu của đề tàiChương 1: Cơ sở lý luận về sức cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EUChương 2: Thực trạng sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU trong thời gian quaChương 3: Mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU trong thời gian tới. 3 CHƯƠ NG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ1.1.1. Khái niệm về cạnh tranhsức cạnh tranh của hàng hoá 1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranhTừ lâu, vấn đề cạnh tranh kinh tế về mặt lý luận đã được các nhà kinh tế học trước Các Mác và chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã đề cập đến. Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Do đó, hoạt động cạnh tranh gắn liền với sự tác động của các qui luật thị trường như qui luật giá trị, qui luật cung - cầu hay nói cách khác cạnh tranh là một trong những qui luật cơ bản của nền kinh tế thị trường.Theo C.Mác: “ Phân công xã hội khiến cho những người sản xuất hàng hoá độc lập trở thành đối lập với nhau, họ không thừa nhận bất kỳ quyền uy nào khác mà chỉ thừa nhận quyền uy của cạnh tranh, chỉ thừa nhận sự cưỡng chế của áp lực lợi ích giữa họ với nhau đè nặng lên chính mình”Ở nước ta, trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự thay đổi rất lớn về tư duy, quan niệm về cạnh tranh. Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực phát triển cho nền kinh tế thị trường. Trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng cũng đã ghi rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”. Trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, Đảng ta khẳng định cần phải nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Thực tế do cách tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, nên có rất nhiều những quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận và đánh giá dưới góc độ sau: Cạnh tranh là hành vi hoặc quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế của kinh tế thị trường, cùng theo đuổi mục đích tối đa hoá lợi ích. Trong cạnh tranh, các chủ thể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị trường, giành giật khách hàng, cũng như các điều kiện 4 sản xuất và khu vực thị trường có lợi nhất. 1.1.1.2 Khái niệm về sức cạnh tranh Điểm lại lý thuyết cạnh tranhsức cạnh tranh trong lịch sử có thể thấy hai trường phái tiêu biểu: Trường phái cổ điển (với các đại biểu tiêu biểu như A.Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác), Trường phái hiện đại (với 3 quan điểm tiếp cận: Tiếp cận theo tổ chức ngành; Tiếp cận tâm lý; Tiếp cận “cạnh tranh hoàn hảo). Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về sức cạnh tranh, và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này. Do đó không có lý thuyết “chuẩn” về sức cạnh tranh, chúng ta chỉ có thể hiểu rằng: Sức cạnh tranh của một nền kinh tế là thực lực và lợi thế mà nền kinh tế có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế của mình. Tuy nhiên hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất là: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn Niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp trên đều do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng.1.1.2. Phân loại các cấp độ của sức cạnh tranh Ngày nay khi thị trường hàng hoá càng phát triển thì sự cạnh tranh diễn ra càng gay gắt. Một chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường bao giờ cũng phải chịu sức ép cạnh tranh từ rất nhiều phía khác nhau của nền kinh tế. Dựa vào những quan sát, các nhà kinh tế học đã phân chia cấp độ của sức cạnh tranh một cách tương đối bao gồm: sức cạnh tranh của quốc gia, sức cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành, sức cạnh tranh của sản phẩm trong cùng 1 ngành.1.1.2.1. Sức cạnh tranh quốc giaTheo diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 1997: “ Sức cạnh tranh quốc gia là khả năng nền kinh tế quốc dân đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao về kinh tế, thu nhập và việc làm”. Sức cạnh tranh của quốc gia được cấu thành từ 8 nhóm yếu tố chính (với 155 chỉ tiêu ) bao gồm: độ mở của nền kinh tế, vai trò và hiệu lực của chính phủ, hệ thống tài chính tiền tệ, trình độ phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng lao động và trình độ phát 5 triển của thể chế.Theo công bố mới đây trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2006-2007 của Diễn đàn kinh tế thế giới, thứ hạng của Việt Nam xếp theo Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp là 77 trên 125 quốc gia, Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng là 86. Trong khi đó thứ hạng tương ứng theo các chỉ số trên của Việt Nam tại báo cáo năm 2005-2006 là 74 và 81. Như vậy, thứ hạng của Việt Nam theo các chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và tăng trưởng năm 2006 đều sụt giảm so với năm 2005. 1.1.2.2. Sức cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp Trong những năm vừa qua các doanh nghiệp của Việt Nam đang dần dần lớn mạnh và đang trên đà phát triển. Song chúng ta vẫn nhận thấy còn rất nhiều vấn đề đáng lo lắng và một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất hiện nay là về việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Để giải quyết được vấn đề về sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kì hội nhập, chúng ta cần phải nắm thật rõ khái niệm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực chất sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo cách đơn giản nhất có thể hiểu là “ khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được “. Vì vậy khi thị phần tăng lên, cho thấy sức cạnh tranh cũng đựơc nâng cao. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn là khả năng hãng đã bán được hàng nhanh và nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng hoá cụ thể. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của OECD định nghĩa sức cạnh tranh là: “ khả năng của doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia hoặc khu vực tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế ”.Trên thực tiễn ở Việt Nam, khi đánh giá về khả năng cạnh tranh tầm vi mô, các so sánh quốc tế đều ghi nhận thành tựu trung bình của Việt Nam vào tốp 3 trong ngũ phân vị (xếp thứ 38/80 nước), nhất là đánh giá tốt việc triển khai mạnh các dự án FDI kèm theo chuyển giao công nghệ và việc thi hành Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực ngoài Nhà nước phát triển bình đẳng vì sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực chỉ tiêu hiệu quả của Việt Nam còn rất kém. 1.1.2.3. Sức cạnh tranh của hàng hoáSức cạnh tranh của một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị 6 trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt hay tính hơn hẳn của nó cả về định tính và định lượng.Nói cách khác, cạnh tranh giữa các sản phẩm trên thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn tiêu dùng của các sản phẩm đối với khách hàng trên một thị truờng cụ thể và trong một thời gian nhất định. Cuối cùng, sức cạnh tranh của sản phẩm còn có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là, những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên 1 đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn.Nhìn chung, để nâng cao được sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp/ ngành thì điều quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm và lấy sức cạnh tranh của sản phẩm làm nền tảng phát triển. Bởi lẽ, sản phẩm đại diện cho doanh nghiệp trên thị trường, do vậy sức cạnh tranh của sản phẩm chính là một phần tạo tiền đề hình thành nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của quốc gia và sức cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành cũng gắn bó rất mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Một quốc gia có vị thế cạnh tranh tốt trên trường quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào các thị trường quốc tế hơn, từ đó xây dựng được sức cạnh tranh cho doanh nghiệp/ngành được tốt hơn. Nói cách khác, sức cạnh tranh của quốc gia là một điều kiện đủ để sức cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành được nâng cao. Ngược lại, khi các doanh nghiệp/ngành có một sức cạnh tranh tốt thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận, đem lại nguồn thu lớn cho kinh tế của quốc gia, tác động tích cực đến nền kinh tế, từ đó cũng góp phần nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia dưới con mắt của bạn bè năm châu. Qua đó, chúng ta thấy được, mối quan hệ hết sức mật thiết của 3 cấp độ cạnh tranh trên. Việc phân loại hoàn toàn mang tính chất tương đối.1.1.3. Tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩuĐể đánh giá sức cạnh tranh của một mặt hàng, chúng ta có rất nhiều tiêu chí xét ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên đặt trong phạm vi bài nghiên cứu về các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, thì để đánh giá tổng quát về sức cạnh tranh của hàng hóa chúng ta cần so sánh các sản phẩm đó với các đối thủ cạnh tranh dựa trên những tiêu chí cơ bản như: doanh thu của sản phẩm, thị phần của sản phẩm, giá, chi phí của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, mức độ vệ sinh và uy tín của sản phẩm.1.1.3.1. Mức doanh thu hàng dệt may xuất khẩuDoanh thu của một sản phẩm nào đó qua các năm là một chỉ tiêu trực tiếp 7 phản ánh sức cạnh tranh của 1 loại hàng hóa, bởi số lượng tiêu thụ của hàng hóa thể hiện sức hấp dẫn của nó trong mắt người tiêu dùng. Qua đó người ta có thể đánh giá được sức cạnh tranh của hàng hóa này so với hàng hóa khác. Khi một hàng hóa được tiêu thụ với số lượng nhiều hơn so với các hàng hóa cùng loại thì hàng hóa đó được coi là có sức cạnh tranh cao trên thị trường đang xét. Theo kinh tế học vi mô, doanh thu được xác định bởi công thức sau:TR= P.QTrong đó TR: Doanh thu P : Giá của sản phẩmQ : Lượng tiêu thụ sản phẩm.1.1.3.2. Thị phần hàng dệt may xuất khẩuNếu một hàng hóa chiếm được một thị phần cao hơn so với các mặt hàng thay thế cùng loại trên thị trường thì có thể tất yếu khẳng định sức cạnh tranh của hàng hóa đó là rất cao. Hiện nay thị phần có thể được hiểu là thị phần trong nước và thị phần chiếm lĩnh trên thế giới. Bên cạnh đó, một hàng hóa của một doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn khi nó có khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh được nhiều thị trường khác nhau một cách nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đặc biệt là phải liên tục giữ vững và duy trì được thị phần của mình.Để xác định qui mô thị trường thị phần, chúng ta có công thức tính thị phần của hàng hóa xuất khẩu trên một thị trường như sau:MS = %100xMMA Trong đó:MS là thị phần của hàng hóa.MA là số lượng hàng hóa A được tiêu thụ trên thị trườngM là tổng số lượng hàng hóa cùng loại được tiêu thụ trên thị trường.Việc xác định chỉ tiêu này sẽ phản ánh một cách đúng nhất thị phần của một loại hàng hóa trên thị trường so với các loại hàng hóa cùng loại. Chỉ tiêu đánh giá ở trên càng lớn tương ứng với việc thị phần của hàng hóa đó chiếm lĩnh càng lớn thì sức cạnh tranh của hàng hóa càng lớn, và nguợc lại hàng hóa sẽ có sức cạnh tranh yếu kém nếu thị phần của nó chỉ chiếm một phần nhỏ không đáng kể trên thị trường.1.1.3.3.Chi phí sản xuất và giá hàng dệt may xuất khẩu8 Cạnh tranh bằng chi phí có thể được coi là một xuất phát điểm, một nguyên nhân chính dẫn đến quá trình cạnh tranh trên thị trường. Chi phí được tính ở hầu như tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối,….Tuy nhiên chi phí chỉ là điều kiện cần, điều kiện ban đầu để đem lại tiền đề vững chắc nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.Trên thị trường hàng hóa, giá cả của hàng hóa có thể được sử dụng như một chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Thực tế cho thấy chiến lược giá cả đã đem đến thành công cho rất nhiều công ty như hãng hàng không Southwest của Hoa Kỳ, công ty bách hóa tổng hợp lớn nhất thế giới Wal- Mart thành công với chiến lược giá cả thấp . Các công ty có thể đặt giá sản phẩm thấp hơn giá thị trường để chấp nhận mức lãi suất thấp nhưng bù lại có được số lượng tiêu thụ sản phẩm lớn, và từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm với người tiêu dùng. Tuy nhiên những công ty đi đầu về giá cả thấp cũng không thể bất cẩn vì rất có thể sẽ có một công ty khác với giá cả thấp hơn sẽ bất thình lình xuất hiện trên thị trường, làm mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường càng trở nên gay gắt.Việc cân đối chênh lệch giữa hai yếu tố này là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm giữa các đối thủ khác nhau trên cùng một thị trường hoặc ở các thị trường khác nhau. Bằng việc sẽ tính được mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí để từ đó có giải pháp cân đối 2 yếu tố này một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.1.1.3.4. Chất lượng hàng dệt may xuất khẩuTiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa được qui định theo ISO9000. Nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, tránh tình trạng bị sử dụng những hàng hóa kém chất lượng. Đây là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế được coi là không bắt buộc, tuy nhiên các sản phẩm khi được có bằng ISO 9000 sẽ nâng cao được sức cạnh tranh hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác. Bởi lẽ, điều đó thể hiện sự ổn định về chất lượng của sản phẩm, sự minh bạch trong sản xuất của doanh nghiệp và tạo được lòng tin với người tiêu dùng. Bên cạnh hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, mỗi quốc gia đều có những hệ thống đánh giá chất lượng sản phẩm riêng. Vì vậy, những sản phẩm ngoài việc có bằng ISO 9000 còn có thể thực hiện việc công nhận các tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu để từ đó tạo được uy tín lớn hơn từ phía thị trường nhập khẩu.1.1.3.5. Mức độ vệ sinh công nghiệp, đảm bảo môi trường của hàng dệt may 9 xuất khẩuHiện nay nhà nước và các tổ chức quốc tế đã đưa ra các qui định nhằm đánh giá và đảm bảo an toàn cho người sử dụng hàng hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong thương mại quốc tế. Các qui định này thường được cụ thể hóa qua các tiêu chuẩn như sau:Tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái: Được qui định trong tiêu chuẩn ISO14000. Trong đó qui định đối với các cơ sở sản xuất ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm còn phải có tránh nhiệm và các biện pháp giải quyết đối với các chất phế thải gây ô nhiễm môi trường và việc khai thác nguồn nguyên liệu tránh tình trạng mất cân bằng sinh thái.Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội: là hệ thống tiêu chuẩn SA8000. Trong đó, qui định đối với các cơ sở sản xuất phải đảm bảo điều kiện làm việc đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, trách nhiệm bình thường cho người lao động, đảm bảo quyền lợi và lợi ích theo các qui định của tổ chức lao động quốc tế và liên hiệp quốc đã đưa ra. Đồng thời, cấm việc sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và lao động quá tuổi để tham gia sản xuất sản phẩm.1.1.3.6. Mức độ uy tín hàng dệt may xuất khẩu trên thị trườngTheo tâm lý người tiêu dùng, điều gì sẽ khiến họ thực sự tin tuởng vào một sản phẩm và để họ đưa ra được quyết định mua sản phẩm đó? Ta thấy rằng, bên cạnh những yếu tố như giá cả, mẫu mã, chất lượng,…. một yếu tố cũng góp phần đáng kể vào quyết định của người tiêu dùng chính là uy tín hay thương hiệu của sản phẩm trên thị trường. Tỉ lệ phần trăm số luợng khách hàng mua sản phẩm có uy tín và thuơng hiệu sẽ cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm chưa có vị thế và thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, uy tín của sản phẩm trên thị trường không thể chỉ xây dựng trong một thời gian ngắn hạn mà nó còn thể hiện cả một quá trình dài cố gắng xây dựng thương hiệu, cố gắng hoàn thiện không ngừng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng để sản phẩm luôn tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng. Chính vì những lẽ đó, so sánh mức độ uy tín của sản phẩm trên thị trường cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa.1.1.4. Các công cụ thường dùng để nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩuCăn cứ vào những tiêu chí đánh giá về sức cạnh tranh của hàng hóa,chúng ta dễ dàng gặp được những công cụ thường dùng tương ứng nhằm mục đích nâng cao sức 10 [...]... hiệu quả nhằm nâng cao sức cạnh tranh về sản phẩm cho các doanh nghiệp Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam cần phải nâng cao sức cạnh tranh của mình vào thị trường EU là do: vai trò chủ lực của ngành dệt may xuất khẩu đối với Việt Nam, EU là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may đầy tiềm năng của Việt Nam, bên cạnh đó sức cạnh tranh của mặt hàng này còn... nghiệm được rút ra từ các đối thủ cạnh tranh là cơ sở quan trọng để đánh giá và phân tích chương 2 “ Thực trạng sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU 2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ QUI ĐỊNH CỦA THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY NHẬP KHẨU 2.1.1 Giới thiệu chung về EU Ngày 1-1-1994 Cộng đồng Châu... ngại khi tiến vào các thị trường khó tính như EU 1.1.6 Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu trên thị trường EU Với mục đích có được định hướng và giải pháp đúng đắn để phát triển mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU, dưới đây bài nghiên cứu xin được đề cập đến một số kinh nghiệm của các nước xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đã đạt được thành... đến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nói riêng đặc biệt là trên thị trường EU 1.2.3.1 Những cơ hội đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam Hội nhập WTO giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có động lực thúc đẩy phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm và tạo điều kiện tiếp cận với nhiều thị trường lớn điển hình là EU, Mỹ, Nhật Bản Khi đó ,Việt Nam được tiếp cận thị trường Eu. .. bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã có được những thành công đáng kể Nghiên cứu về hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam cho thấy: 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng dệt may có những biến động quan trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Bao gồm 2 xu hướng và giai đoạn phát triển chính: Bảng 2.2 Tỉ trọng của ngành dệt may xuất khẩu. .. là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại WTO Đồng thời, mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được bãi bỏ hoàn toàn hạn ngạch thì việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may lại càng trở nên vô cùng cần thiết Bởi các nguyên nhân chính sau đây: 1.2.1 Vai trò to lớn của hàng dệt may xuất khẩu đối với Việt Nam Thực tế cho thấy, hàng dệt may xuất khẩu đóng một... triển như trên hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn cần những biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường 2.2.2 Chủng loại hàng dêt may xuất khẩu Mẫu mã, chủng loại là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng nên mặt 35 hàng dệt may Cùng với quá trình phát triển của ngành dệt may xuất khẩu, các chủng loại của mặt hàng dệt may càng trở nên phong phú và đa dạng Trước đây, ngành may mặc chỉ... nhập khẩu, trong đó có nhập khẩu lẫn nhau giữa các nước trong khu vực mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Đây là một tác động tích cực đến sức cạnh tranh của mặt hàng dệt may Việt Nam 2.1.3 Các qui định của EU đối với hàng dệt may nhập khẩu Thị trường EU là một thị trường lớn nhưng rất khó tính trong các qui định nghiêm ngặt đối với tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này Mặt hàng dệt. .. cứu kĩ lưỡng về thị trường, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có được những thông tin hữu ích nhất để đưa ra các chiến lược và định hướng đúng đắn trong quá trình xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường này 2.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA Trong thời gian qua, mặt hàng dệt may luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam Tuy vẫn có... 14 xuất khẩu hàng dệt may giá rẻ hàng đầu trên thế giới Chính điều đó đã là nhân tố tác động lớn đến sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, khiến sức cạnh tranh của mặt hàng này luôn giữ ở vị trí trung bình khó đứng vững trên thị trường đầy biến động như hiện nay c.Thế giới là tập hợp của hàng trăm quốc gia khác nhau.Mỗi quốc gia lại mang những đặc trưng văn hóa và thị hiếu tiêu dùng khác nhau Sức . cường sức cạnh tranh vào thị trường EU, em đã quyết định chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường. CỦA HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU1 .1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG

Ngày đăng: 04/12/2012, 15:54

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2 Tỉ trọng của ngành dệt may xuất khẩu - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU

Bảng 2.2.

Tỉ trọng của ngành dệt may xuất khẩu Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu 1 số chủng loại chính của hàng dệt may trên thị trường EU năm 2005 – 2006 - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU

Bảng 2.3.

Tình hình xuất khẩu 1 số chủng loại chính của hàng dệt may trên thị trường EU năm 2005 – 2006 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 -2006 - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU

Bảng 2.4.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 -2006 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 2.5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn  2001 - 2007 - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU

Hình 2.5.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU giai đoạn áp dụng hạn ngạch ( trước năm 2005) - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU

Bảng 2.6.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU giai đoạn áp dụng hạn ngạch ( trước năm 2005) Xem tại trang 42 của tài liệu.
Hình 2.8 - Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU

Hình 2.8.

Xem tại trang 45 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan