Đề cương kinh tế phát triển

8 1.4K 7
Đề cương kinh tế phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Tên môn học: KINH TẾ PHÁT TRIỂN 2. Giảng viên : TS.Lê Ngọc Uyển TS.Đinh Phi Hỗ Th.S Trần thị Bền Th.S Lê Thị Thanh Tùng Th.S Võ Tất Thắng 3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo : Chính quy Khóa : 4. Thời lượng: - Đối với hệ Đại học chính qui chuyên ngành Kinh Tế Phát triển: 4 tín chỉ - Đối với hệ Đại học chính qui thuộc các Khoa khác: 3 tín chỉ 5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước): Học viên phải có kiến thức Kinh tế vi mô I, Kinh tế vĩ mô I 6. Mô tả môn học: Môn học không chỉ đề cập đến các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, mà còn tập trung vào những vấn đề trục trặc của các nước đang phát triển. Cụ thể, phần đầu của môn học sẽ là các mô hình tăng trưởng, thảo luận lý do một quốc gia tăng trưởng nhanh hơn một quốc gia khác cũng như khả năng áp dụng cho các nước đang phát triển. Ở phần hai, môn học sẽ tập trung vào một số chủ đề quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển: chẳng hạn như nghèo đói và bất bình đẳng, vốn, lao động và tri thức, toàn cầu hóa… Phần này sẽ thảo luận những đặc điểm của từng nhân tố, hiệu quả khai thác và khả năng cải thiện để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. 7. Mục tiêu: Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể:  Giải thích và phân biệt các khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế; có thể sử dụng các tiêu chí để đo lường thành tích tăng trưởng và phát triển của một quốc gia.  Xác định các yếu tố có đóng góp vào phát triển kinh tế của một quốc gia, từ đây có thể viết các bài phân tích chính sách kinh tế hoặc cao hơn là tham gia vào quá trình hoạch định chính sách phát triển. 8. Phương pháp giảng dạy : - Giảng viên sẽ trình bày những nội dung lý thuyết cơ bản, việc thảo luận sau đó sẽ dựa vào nội dung các bài đọc, những thắc mắc riêng của từng sinh viên hoặc những câu hỏi chuẩn bị trước của giảng viên. Những thông tin thực tế sẽ được cập nhật cho đến ngày bài giảng diễn ra. - Sinh viên cũng có cơ hội trình bày quan điểm của mình thông qua bài tập nhóm với chủ đề được phân từ buổi giới thiệu môn học. Mỗi nhóm (5-10 sinh viên) sẽ có bài thuyết trình 25 phút trước lớp thể hiện hiểu biết cũng như quan điểm của mình. 9. Phương pháp đánh giá: Yêu cầu đối với học viên: Dự giờ đầy đủ, làm các bài tập được giao, tham gia làm bài tập nhóm, khuyến khích đọc bài trước và tranh luận tại lớp  Cách tính điểm: Bài tập nhóm chiếm 30% tổng số điểm môn học. Những sinh viên phát biểu tích cực và có chất lượng trong giờ thảo luận sẽ được ghi nhận và được cộng 1 điểm thưởng trong phần này. Bài thi hết môn chiếm 70% tổng số điểm (sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài) 10. Tài liệu đọc Tài liệu đọc bắt buộc: Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2007), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động, giáo trình đã nghiệm thu chính thức đưa vào sử dụng là giáo trình cấp trường từ năm 2007. Tài liệu đọc tùy chọn: Perkins, Dwight, Steven Radelet and David Lindauer (2006), Economics of Development (Sixth Edition), New York: WW Norton and Company. (gọi tắt là Perkins et al. 2006). Michael Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba: Giới thiệu những nguyên tắc, vấn đề và chính sách phát triển (Bản dịch tiếng Việt), NXB Giáo dục. Đinh Phi Hổ và cộng sự (2006), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê Trang Web tham khảo Asian Development Bank: http://www.adb.org/ Center for Global Development: http://www.cgdev.org/ ELDIS: http://www.eldis.org/ IDEAs: http://www.ideaswebsite.org/ International Monetary Fund: http://www.imf.org/ National Bureau of Economic Research: http://www.nber.org/ Website of UNDP (tiếng Việt): http://www.undp.org.vn/ Website of the World Bank (tiếng Việt): http://www.worldbank.org.vn / 11. Nội dung môn học: (lịch giảng dạy; các chương, phần; thời lượng cho mỗi chương, phần): Bao gồm 2 phần: Phần căn bản và Phần chuyên đề Phần căn bản giảng dạy cho giai đoạn 1 các lớp Đại học chính qui chuyên ngành Kinh tế phát triển và các lớp chính qui thuộc các Khoa khác trong trường Phần chuyên đề giảng dạy cho giai đoạn 2 các lớp Đại học chính qui chuyên ngành Kinh tế phát triển Đối với cao học sẽ gồm phần ôn tập kiến thức căn bản và đi sâu hơn phần chuyên đề (A) PHẦN CĂN BẢN  CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Tăng trưởng và phát triển kinh tế 1- Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế 2- Sự cần thiết phải tăng trưởng kinh tế nhanh 3- Các điều kiện tăng trưởng kinh tế 4- Mục tiêu của phát triển II. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng và phát triển 1- Nhóm các chỉ tiêu đo lường sự tăng trưởng 2- Nhóm các chỉ tiêu thay đổi cơ cấu 3- Nhóm các chỉ tiêu về chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường 4- Chỉ số phát triển con người HDI III. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế 1- Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp 2- Các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp IV. Phân loại các nước trên thế giới: 1- Cơ sở phân loại 2-Đặc điểm của các nước phát triển/đang phát triển V. Những trở ngại trong quá trình phát triển: VI. Vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển  CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN I. Quan điểm của trường phái cổ điển :Adam Smith- David Ricardo II. Quan điểm của trường phái tân cổ điển: Alfred Marshall III. Quan điểm của J.M. Keynes IV. Mô hình Harrod Domar V. Quan điểm của trường phái thay đổi cơ cấu: Athur Lewis-Hollis Chenery VI. Lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng: Rostow VII. Mô hình Robert Solow  CHƯƠNG 3: CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN I. Vốn 1- Phân biệt vốn sản xuất và vốn đầu tư 1- Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư 2- Các nguồn hình thành vốn đầu tư II. Lao động 1- Khái niệm, vai trò và đặc điểm nguồn lao động xã hội 2- Đánh giá nguồn lao động xã hội và đánh giá việc sử dụng nguồn lao động xã hội 3- Cơ cấu thị trường lao động 4- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động III. Khoa học công nghệ 1- Khái niệm 2- Các hướng nghiên cứu khoa học công nghệ cơ bản IV. Tài nguyên thiên nhiên: 1- Khái niệm, đặc điểm, phân loại TNTN 2- Vấn đề sở hữu và địa tô của TNTN V. Sự đóng góp của từng nguồn lực vào tăng trưởng  CHƯƠNG 4: NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN I. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp II. Các vấn đề then chốt trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp 1- Vấn đề sở hữu và cải cách đất đai 2- Đổi mới công nghệ trong nông nghiệp 3- Nâng cao trình độ lao động nông nghiệp 4- Huy động vốn cho nông nghiệp 5- Chính sách hỗ trợ của nhà nước: chính sách giá cả, chính sách trợ cấp, kho dự trữ, thuế, hạn ngạch  CHƯƠNG 5: CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN I. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của sản xuất công nghiệp II. Các điều kiện tiền đề cho công nghiệp hoá 1- Điều kiện tự nhiên 2- Chính sách mậu dịch trong và ngoài nước 3- Giáo dục 4- Cơ sở hâ tầng 5- Môi trường vĩ mô và vấn đề thể chế III. Các vấn đề cần quan tâm trong quá trình phát triển công nghiệp 1-Đô thị hóa 2-Lựa chọn công nghệ 3-Lợi thế kinh tế theo qui mô 4-Phát triển công nghiệp qui mô vừa và nhỏ 1- Phát triển công nghiệp song song với phát triển nông nghiệp 6-Cái giá mà xã hội phải trả cho công nghiệp hóa  CHƯƠNG 6: NGOẠI THƯƠNG VÀ PHÁT TRIỂN I. Khái niệm, vai trò của ngoại thương trong quá trình phát triển II. Chiến lược xuất khẩu thô III. Chiến lược thay thế nhập khẩu IV. Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu (B) PHẦN CHUYÊN ĐỀ  CHƯƠNG 7: NGHÈO ĐÓI, BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN I. Khái niệm nghèo đói, bất bình đẳng II. Các chỉ tiêu đo lường nghèo đói, bất bình đẳng III. Nguyên nhân nghèo đói, bất bình đẳng IV. Một số lý thuyết về nghèo đói và bất bình đẳng V. Kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo của một số nước trên thế giới VI. Thành tích, kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam  CHƯƠNG 8: TOÀN CẦU HOÁ VÀ PHÁT TRIỂN I. Lịch sử toàn cầu hoá II. Đặc điểm, tích cực, tiêu cực của toàn cầu hoá III. Giải pháp khắc phục tiêu cực của toàn cầu hoá  CHƯƠNG 9: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN I. Liên hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường II. Nguyên nhân kinh tế gây suy thoái môi trường III. Các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường  CHƯƠNG 10: KINH TẾ TRI THỨC I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, các chỉ tiêu đánh giá kinh tế tri thức II. Cơ hội và thách thức của các nước đang phát triển trong quá trình phát triển kinh tế tri thức III. Thu hẹp khoảng cách tri thức giữa các nước phát triển và đang phát triển . phần chuyên đề (A) PHẦN CĂN BẢN  CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Tăng trưởng và phát triển kinh tế 1- Khái niệm. tăng trưởng và phát triển kinh tế 2- Sự cần thiết phải tăng trưởng kinh tế nhanh 3- Các điều kiện tăng trưởng kinh tế 4- Mục tiêu của phát triển II. Các

Ngày đăng: 14/03/2014, 21:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan