Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ

87 2.4K 11
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn:Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường mỹ

4LỜI NÓI ĐẦU Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vừa được ký kết đã mở ra những cơ hội làm ăn mới cho các thương nhân của cả hai nước Việt Nam Mỹ. Đây là một sự kiện hợp với tiến trình toàn cầu hoá tự do thương mại đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, Hiệp định được ký chưa ráo mực thì chúng ta đã phải chứng kiến những hành động trái ngược hẳn với tinh thần tự do cạnh tranh, tự do thương mại. Đó là việc xảy ra khi tra, basa nhập khẩu vào thị trường nước Mỹ. Kể từ cuối năm 2000, Hiệp hội các chủ trại nuôi nheo Mỹ (CFA) tiến hành chiến dịch chống lại việc nhập khẩu khẩu tra, basa của Việt Nam vào thị trường này. Chiến dịch này có lúc lắng dịu đi vài tháng, rồi có lúc lại sôi lên. Sự ầm ĩ, nóng bỏng của nó đã khiến người Mỹ gọi nó là "chiến tranh catfish" để so sánh với "chiến tranh Hamburger", "chiến tranh ô tô" "chiến tranh nước giải khát" đã từng xảy ra trước đây trên thị trường này. Các cuộc chiến tranh mà ta nhắc đến ở trên, nhìn chung, là biểu hiện bên ngoài của cạnh tranh xung đột thương mại. Đây là một hiện tượng tự nhiên trong một thị trường cạnh tranh mà các đối thủ có sức mạnh kinh tế. Hiện tượng ít xảy ra nhưng một khi đã diễn ra thì gây thiệt hại vô ích về thời gian nguồn lực của các bên. Tuy vậy nó cũng là một hiện tượng quan trọng đáng chú ý cần được nghiên cứu. Vì những lý do như vậy, chuyên đề được cống hiến cho việc nghiên cứu xem xét hiện tượng xung đột thương mại với biểu hiện gần đây nhất của nó là CFA tiến hành cuộc "chiến tranh catfish" chống các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng như người nuôi Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề mang tính thời sự này trong quá trình phát triển kinh tế thuỷ sản nói riêng cũng như phát triển kinh tế đất nước nói chung, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu 5vực kinh tế quốc tế nên em đã chọn đề tài: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ TRA BASA VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. Nội dung chính của đề tài này gồm 3 chương: CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHƯƠNG II. NỘI DUNG VỤ KIỆN TRA, BASA GIỮA VIỆT NAM MỸ CHƯƠNG III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN Do thiếu kinh nghiệm nguồn thông tin còn hạn hẹp nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Lê Thị Thanh trong quá trình thực hiện đề tài này. 6CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I . THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Thương mại quốc tế 1.1 Định nghĩa. Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới. Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay nó giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương mại quốc tế có vai trò quan trọng như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế khác cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế quan hệ hàng hoá-tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế. (Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội 2002) 1.2 Nội dung. Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên giác độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm: - Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình - Xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình - Gia công thuê cho nước ngoài thuê nước ngoài gia công - Tái xuất khẩu chuyển khẩu - Xuất khẩu tại chỗ. 2. Tranh chấp thương mại 2.1 Khái niệm. Đề tài có nói tới tranh chấp thương mại. Vậy tranh chấp thương mại là gì? Theo các nhà luật học thì tranh chấp thương mại được 7hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về một thực hiện pháp lý của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật kinh tế. Đặc trưng của tranh chấp kinh tế là chúng phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh; chủ thể tham gia tranh chấp thông thường là các doanh nghiệp; tranh chấp gắn liền với lợi ích riêng biệt của mỗi chủ thể luôn thuộc quyền tự định đoạt của họ. Theo ý của người viết, tranh chấp thương mại có thể hiểu là những mâu thuẫn xung đột phát sinh trong quá trình thương mại. Các mâu thuẫn xung đột đó không chỉ thể hiện sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các thương nhân hay tầng lớp thương nhân của các quốc gia như biểu hiện bề ngoài của nó. Đó là một biểu hiện của sự va chạm về lợi ích giữa các quốc gia, các nền kinh tế trong một chừng mực nào đó là các nền sản xuất với các phương thức sản xuất khác nhau. Hãy tưởng tượng về một doanh nghiệp nhà nước, độc quyền ở ngành của mình ở trong nước, xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Do có lợi thế độc quyền ở hậu phương nên trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường nước ngoài doanh nghiệp đó có thể hạ giá sản phẩm tới mức thấp hơn cả giá bán ở nước mình để chiếm thị trường. Khi đó các doanh nghiệp ở nước chủ nhà, vốn quen với một thị trường cạnh tranh tự do sẽ không đủ tiềm lực cạnh tranh. Vậy để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nước mình chính quyền nước sở tại có thể đưa ra luật cấm bán hàng nhập khẩu với giá thấp hơn giá bán tại nước sản xuất. Ta có thể thấy rõ đó là một tranh chấp thương mại phát sinh giữa hai nền kinh tế khác nhau: nền kinh tế thị trường nền kinh tế không có yếu tố thị trường. 2.2 Nguyên nhân. Nguyên nhân của các tranh chấp thương mại rất đa dạng. Về cơ bản nó có nguyên nhân sau: Chính sách bảo hộ mậu dịch, bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước. Chính phủ các nước có thể thực hiện một hệ thống chính sách mang tính bảo hộ mậu dịch. Các chính sách này tạo cho các thương nhân nhà 8sản xuất trong nước những lợi thế nhất định khiến cho các thương nhân công ty nước ngoài những khó khăn trong việc hoạt động ở thị trường này. Các chính sách đó gồm có chính sách thuế xuất nhập khẩu, phí lệ phí, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì đóng gói, môi trường… Sự “hiểu nhầm” của các bên trong quá trình buôn bán. Khác biệt về các đơn vị số lượng, khối lượng… nói chung có thể xẩy ra. Một ví dụ là hệ thống đo lường tấn: có 3 kiểu đo khác nhau “long ton” (dùng bởi Anh) ngang với 2240 pao=1016,05 kg, “metric ton” hoặc “tonne” (quy chuẩn quốc tế) bằng 1000 kg, “short ton” (dùng ở Mỹ) bằng 2000 pound=907,19 kg. Nếu trong hợp đồng bản dịch hợp đồng không quy ước rõ đơn vị “tấn” theo hệ nào thì có thể gây tranh chấp, hiểu nhầm dẫn tới vi phạm hợp đồng. Khác biệt về tập quán thương mại có thể xẩy ra giữa hai bên thuộc hai hệ thống kinh tế có trình độ phát triển khác nhau hoặc cách biệt về mặt văn hoá, ngôn ngữ. Những thói quen mà bên này có thể coi là tất nhiên nhưng bên kia không hề biết tới. Ví dụ về ngành dệt may, giầy dép: nhà nhập khẩu Mỹ yêu cầu cung cấp 6000 đôi giầy đóng trong thùng, mỗi thùng 20 đôi, đóng gói như thông lệ. Nhà nhập khẩu Mỹ có thói quen bán hàng là từng đôi giầy được đóng gói riêng để tiện việc trưng bầy, giao bán các bạn hàng thường xuyên của anh ta hoàn toàn đáp ứng điều này. Tuy nhiên, bạn hàng mới là nhà sản xuất Việt Nam chưa biết điều này . Anh ta đóng gói tất cả 30 đôi vào một gói cho tiện tiết kiệm chi phí. Điều này khiến cho bạn hàng người Mỹ kiện anh ta vì vi phạm hợp đồng. Nhà sản xuất Việt Nam phản đối kiện lại dẫn đến tranh chấp thương mại. 3. Tranh chấp thương mại quốc tế Tranh chấp thương mại bao gồm các bên chủ thể tham gia có quốc tịch khác nhau trụ sở công ty đặt tại những quốc gia khác nhau được gọi là tranh chấp thương mại quốc tế. Những cuộc tranh chấp thương mại quốc 9tế xuất phát từ việc bán phá giá đã xuất hiện nhiều trên thế giới như tranh chấp thương mại giữa Mỹ EU, Nga về việc Mỹ cho rằng EU Nga bán phá giá thép trên thị trường Mỹ, tranh chấp thương mại giữa EU Việt Nam khi EU cho rằng Việt Nam bán phá giá bật lửa gas trên thị trường EU . II. LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) Bán phá giábán một món hàng xuất ra nước ngoài thấp hơn giá hiện đang thịnh hành ở thị trường nội địa thấp hơn giá cần thiết để thu hồi chi phí sản xuất (bán dưới giá thành) để mở rộng thị trường nó gây thiệt hại cho nền kinh tế, loại bỏ cạnh tranh tạo thế độc quyền. Về lâu dài, thương nhân sẽ tăng giá cao để bù vào chi phí thu lợi nhuận độc quyền. Các chính phủ đều có chú ý ngăn chặn trừng phạt các hoạt động này. Các hiệp ước quốc tế, như thoả ước tổng quát về thương mại thuế quan (GATT) đều cho phép làm như vậy. Sự khác biệt giữa bán phá giá với bán hàng giá rẻ do giá thành thấp, nhìn bề ngoài là rất khó xác định. Một khía cạnh của tranh chấp thương mại là xác định sự khác biệt đó. Khi có tranh chấp, một bên sẽ cố buộc tội đối thủ cạnh tranh của mình là có bán phá giá. Bên kia sẽ chứng minh là mình không bán phá giá mà là bán hàng giá rẻ, phù hợp với chi phí sản xuất của mình. 1. Luật chống bán phá giá của Mỹ Luật của Mỹ quy định rằng: nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp hơn giá quốc tế hoặc thấp hơn giá thị trường thì người sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra toà, như vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá (Ad) cao không chỉ đối với chính hàng hoá bán phá giá mà còn đối với tất cả các 10hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ. Giá thị trường của hàng hóa là giá mà hàng hóa đó thường được bán trên thị trường nước người sản xuất. Bộ thương mại Mỹ (DOC), Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), Tổng cục hải quan Mỹ cùng có trách nhiệm trong việc thi hành luật chống bán phá giá. DOC chịu trách nhiệm quản lý chung về luật bán phá giá điều tra về việc phá giá của nước ngoài cho hàng nhập khẩu. Nếu điều tra xác định sự việc là có thật, DOC sẽ quy định mức thuế đánh vào hàng hóa đó. ITC thì xác định liệu sự việc đã, hoặc có thể , ảnh hưởng đến sản xuất trong nước hay chưa, hoặc liệu một ngành sản xuất trong nước có bị ảnh hưởng ngay từ khi mới phát triển do việc bán phá giá hàng nhập khẩu hay không. Tổng cục hải quan áp dụng AD khi những mức thuế này được ban hành ITC đã tiến hành công việc xác định cần thiết. Gần đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Byrd sửa đổi, theo đó luật này khuyến khích doanh nghiệp Mỹ cản trở việc nhập khẩu hàng hóa từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Cụ thể là Luật Byrd sửa đổi ngăn chặn công ty nước ngoài xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ ở mức giá thấp hơn giá họ thường tính ở thị trường trong nước, do đó, cạnh tranh không công bằng với nhà sản xuất Mỹ. (Chương I, Luật Thương mại quốc tế, Phạm Minh biên soạn, NXB Thống Kê, Tp.Hồ Chí Minh 2000). 2. Luật chống bán phá giá của Liên minh châu Âu (EU) Luật của EU được ban hành ngày 22/12/1995 dựa trên cơ sở pháp lý Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Một sản phẩm được xem là bị bán phá giá nếu giá xuất khẩu (tính theo giá CIF) của của sản phẩm này vào EU thấp hơn so với giá bán trong nước của sản phẩm tương tự đó tại nước xuất khẩu. Một sản phẩm được xem là có bán trong nước nếu khối 11lượng bán trong nước chiếm từ 5% trở nên so với khối lượng sản phẩm đó xuất khẩu vào EU. Các công ty, pháp nhân, các tổ chức của EU có thể đưa đơn kiện lên Uỷ ban Châu Âu (EC), tuy nhiên có một số quy định khác mang tính kỹ thuật: Bên đi kiện phải chứng minh được rằng tổng sản phẩm của những công ty đi kiện chiếm hơn 25% tổng sản phẩm các mặt hàng đó trong khối EU; tổng sản lượng của những công ty đi kiện phải chiếm hơn 50% tổng sản lượng của những công ty không kiện (trong EU); đơn kiện sẽ bị bác bỏ nếu sản phẩm bán phá giá vào EU chỉ chiếm đưới 1% (sản phẩm của một nước) hoặc dưới 3% thị phần tại EU (nếu là sản phẩm do nhiều nước cùng xuất vào EU). Sau khi thu thập thông tin, EC sẽ tính ra giá thành sản xuất của sản phẩm, giá bán sản phẩm trong nước (bao gồm chi phí sản xuất, khấu hao, lợi nhuận…), giá xuất khẩu (giá CIF) để xem có bán phá giá hay không tính ra mức độ phá giá (còn gọi là biên độ phá giá, là số lượng mà giá trị thông thường, hay mức giá bán trong nước vượt quá giá trị xuất khẩu). Nếu sản phẩm không bán trong nước hoặc bán trong nước nhưng chiếm sản lượng ít hơn 5% thì EC sẽ so sánh với giá bán tương tự của một công ty tương tự. Còn nếu doanh nghiệp tỏ ra bất hợp tác (từ chối tiếp cận, không cung cấp thông tin…) thì EC sẽ ban hành các phán quyết dựa trên các dữ liệu sẵn có. Thông thường, nếu nhà xuất khẩu bị kiện bán phá giá mà đang hoạt động ở một nước có nền kinh tế thị trường thì EC sẽ trực tiếp sang điều tra. Nếu nhà xuất khẩu thuộc nước không có nền kinh tế thị trường thì EC sẽ chọn một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường để tính toán mức giá của sản phẩm đó. Tuy nhiên, EC đã ban hành quy định số 2238/2000 (ngày 9/10/2000) xác định 5 nước tuy chưa được công nhận có nền kinh tế thị trường nhưng đã có các công ty hoạt động theo cơ chế thị trường là: Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Ukraine, Kazakhstan. Như vậy, các doanh nghiệp này sẽ được EC trực tiếp sang điều tra nếu có kiện tụng bán 12phá giá. Việc xác minh cơ chế thị trường là nhằm chứng tỏ rằng công ty hoạt động theo đúng các điều kiện của thị trường hệ thống sổ sách tài chính của họ là minh bạch. Quy chế về kinh tế thị trường có vai trò quan trọng ở khâu áp thuế chống bán phá giá: nếu công ty thuộc nước có nền kinh tế thị trường thì từng công ty sẽ chịu mức thuế khác nhau tuỳ thị phần/sản lượng sản phẩm vào EU, còn nếu thuộc nước có nền kinh tế phi thị trường thì tất cả công ty của nước này sẽ chịu chung một mức thuế. Để xác định mức bán phá giá của một mặt hàng nhập khẩu, theo Luật chống bán phá giá của EU, nước áp dụng, sau khi điều tra cụ thể sẽ có sự so sánh giữa giá xuất khẩu giá trị thông thường của mặt hàng nhập khẩu. Sự so sánh này sẽ được thực hiện ở cùng cấp độ thương mại liên quan tới những vực bán hàng được tiến hành ở gần như cùng một thời điểm. Trong trường hợp giá trị thông thường giá trị xuất khẩu được xây dựng không nằm trên cơ sở so sánh như vậy, việc xem xét hợp lý dưới dạng điều chỉnh sẽ được thực hiện trong mỗi trường hợp tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của từng vụ việc. Bất kỳ một sự chồng chéo nào khi thực hiện việc điều chỉnh cũng cần phải được tránh, đặc biệt là sự chồng chéo liên quan tới mức khấu hao, giảm giá số lượng cấp độ thương mại. Khi những điều kiện cụ thể được đáp ứng, các yếu tố có thể được điều chỉnh bao gồm: phí nhập khẩu các loại thuế gián tiếp; chiết khấu, giảm giá số lượng, chi phí vận tải, bảo hiểm, bốc dỡ; đóng gói; tiền hoa hồng . Biên phá giá là số lượng mà giá thông thường vượt quá giá trị xuất khẩu. Giá trị thông thường sẽ được tính dựa trên cơ sở những mức giá được trả hay phải trả theo tiến trình thương mại thông thường, bởi các khách hàng độc lập ở nước xuất khẩu. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà xuất khẩu ở nước xuất khẩu không sản xuất hay không bán sản phẩm tương tự, giá trị thông thường có thể được thiết lập dựa trên cơ sở giá của những người bán hàng hay những nhà sản xuất khác. Việc bán sản phẩm tương tựthị trường nội địa của nước xuất 13khẩu; hoặc việc bán hàng xuất khẩu sang một nước thứ ba, ở mức giá thấp hơn chi phí sản xuất cộng với các chi phí khác có thể được xem là không nằm trong tiến trình thương mại thông thường. Việc áp dụng được thực hiện chỉ khi nào xác định được rằng việc bán hàng như vậy nằm trong một khoảng thời gian kéo dài với một số lượng đáng kể ở mức giá không cho phép việc thu hồi tất cả các chi phí trong khoảng thời gian hợp lý. Khoảng thời gian kéo dài thường là 1 năm nhưng trong mọi trường hợp sẽ không ít hơn 6 tháng việc bán thấp hơn chi phí sẽ được xem là bán với một khối lượng đáng kể trong một khoảng thời gian như vậy. Giá xuất khẩu sẽ là mức giá thực được trả hay phải trả cho sản phẩm khi sản phẩm được xuất khẩu từ nước xuất khẩu vào EU. Trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc dường như mức giá xuất khẩu không thể tin cậy được do có sự liên kết một thoả thuận mang tính đền bù giữa nhà xuất khẩu nhà nhập khẩu hay một bên thứ ba, giá xuất khẩu có thể được tính toán trên cơ sở mức giá tại những mặt hàng nhập khẩu đó lần đầu tiên được bán lại cho một người mua độc lập hoặc không được bán lại theo những điều kiện mà theo đó sản phẩm đã được nhập khẩu thì giá xuất khẩu sẽ được tính toán trên bất kỳ một căn cứ hợp lý nào . Việc xác định mức thiệt hại sẽ dựa trên những chứng cứ tích cực bao gồm việc xem xét một cách khách quan (cả lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá tác động của việc bán phá giá hàng nhập khẩu đối với giá cả trên thị trường EU của những sản phẩm tương tự). Về lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá sẽ phải xem xét liệu đã có một sự tăng đáng kể về số hàng nhập khẩu bị bán phá giá hay không hoặc xét về tuyệt đối so với lượng hàng sản xuất hoặc tiêu dùng trong khối EU. Những tác động của việc phá giá hàng nhập khẩu đối với giá cả sẽ phải xem xét liệu đã có một sự cắt giảm đáng kể của hàng nhập khẩu được bán phá giá so với giá của một sản phẩm tương tự của ngành thuộc EU hay không hoặc liệu tác động [...]... hàng basa, tra đã thu được những thắng lợi ban đầu trên thị trường Mỹ nhưng người Mỹ không chấp nhận điêù đó họ phản công theo cách mà họ vẫn làm: kiện bán phá giá Thời gian qua, sự kiện Hiệp hội chủ trại nheo Mỹ (CFA) chính thức đệ đơn dày hơn 200 trang khởi kiện 53 doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá tra basa vào thị trường Mỹ đã trở thành trung tâm điểm chú ý của dư luận trong và. .. nào? Các doanh nghiệp Việt Nam có bán phá giá tra basa không? Vụ kiện này sẽ kết thúc ra sao? Trước hết, chúng ta hãy cùng điểm lại toàn bộ quá trình này kể từ những ngày đầu khi sản phẩm tra, basa của Việt Nam mới xuất hiện trên thị trường Mỹ để từ đó có một cách nhìn khách quan về vấn đề này I THỊ TRƯỜNG MỸ TRƯỚC NGÀY CFA KHỞI KIỆN VASEP (28/6/2002) 1 Nguyên nhân của vụ kiện Thị trường. .. đồng bằng Sông Cửu Long nhập khẩu vào Mỹ là thuộc họ Da trơn Châu á (Pangasidae) Theo thông lệ, cả nheo Mỹ tra, basa đều có quyền mang tên catfish Trên thực tế rất nhiều nhà hàng Mỹ đã dùng cái tên này cho món mà nguyên liệu là tra hay basa Việt Nam Có điều là, khi mà Việt Nam nhập vào Mỹ nhiều lên, thay chỗ của nheo Mỹ thì các chủ trại nuôi của Mỹ không ngồi yên Tổ... Nam bán phá giá tra, basa filê đông lạnh vào thị trường Mỹ mà còn lập luận rằng, nền kinh tế Việt Nam không vận hành theo cơ chế thị trường Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ các doanh nghiệp nông dân bán phá giá Sau khi xem xét tất cả những ý kiến thu thập được, DOC sẽ đưa ra đánh giá của mình về thực trạng nền kinh tế Việt Nam, lấy đó làm căn cứ để điều tra tình hình sản xuất chế biến da... da trơn nước ta với tuyên bố “các doanh nghiệp Việt Nam 37 xuất khẩu hàng sang Mỹ bán phá giá Quyết định này đồng nghĩa với việc mức thuế nhập khẩu basa vào Mỹ sẽ ở mức 37,94 – 63,88% Việt Nam sẽ tiếp tục theo vụ kiện bán phá giá basa, đó là quyết định của VASEP đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của những người sản xuất basa Việt Nam trước phán quyết áp thuế bán phá giá. .. dụng cho các mặt hàng tra, basa sẽ lên rất cao (141% hoặc 191%), gây trở ngại nghiêm trọng cho việc xuất khẩu giữ vững thị phần các sản phẩm này ở thị trường Mỹ II HIỆN TRẠNG VỤ KIỆN HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐẾN NGÀY 15/5/2003 1 Bước đi của phía Mỹ trong vụ kiện basa Giai đoạn thứ nhất mới chỉ là…"phát súng cảnh cáo" của CFA, dựa vào Luật ngân sách nông nghiệp 107-76 của Mỹ để cấm basa của... loài da trơn (không có vẩy) gồm trê, tra, basa, lăng, bông lau v.v Theo hệ thống phân loại ngư học, tất cả các loại trên thuộc bộ Nheo (Silurifemes) gồm khoảng 2500 đến 3000 loài khác nhau, phân bố khắp các vùng nước ngọt, nước mặn nước lợ trên toàn thế giới Họ Nheo ở Mỹ là Ictaluridae, loại nuôi ở Mỹ là Ictalurus punctatus còn tra (Pangasius hypophthalmus) basa. .. tế Mỹ nên luận điểm: "Đại diện cho những người nuôi catfish Mỹ, chúng tôi khẩn cấp đề nghị Uỷ ban cân nhắc một cách có thiện chí đối với đơn kiện của CFA về việc basa, ca tra filê đông lạnh nhập từ Việt Nam được bán phá giá, gây cạnh tranh thiếu lành mạnh trong kinh doanh mặt hàng này Việt Nam đang được bán tại thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn nhiều giá trị thực gây thiệt hại lớn đối với các... hàng nhập khẩu vào Mỹ sau ngày 26/10/2002, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu filê của Việt Nam vào Mỹ 10 VASEP chọn Bangladesh làm nước thứ ba cho vụ kiện basa Ngày 11/12/2002, VASEP vừa chính thức đề nghị DOC dùng Bangladesh làm nước thay thế để tính chi phí sản xuất trong vụ kiện chống bán phá giá basa tra Quyết định này được đưa ra sau chuyến khảo sát ấn Độ Bangladesh... (lẽ ra kết thúc điều tra sơ bộ vào ngày 5/12/2002) sẽ gây tâm lý mệt mỏi vì phải chờ đợi theo kiện cho phía Việt Nam DOC sẽ tiến hành điều tra tình hình nuôi trồng chế biến tra, basa của ta theo cả hai hướng: Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường nền kinh tế phi thị trường Nếu DOC xác định Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, bảng questionares sẽ gồm 4 nhóm câu hỏi: A, B, C D . quốc tế nên em đã chọn đề tài: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. Nội dung chính của đề tài này. TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHƯƠNG II. NỘI DUNG VỤ KIỆN CÁ TRA, CÁ BASA GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ CHƯƠNG III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ

Ngày đăng: 04/12/2012, 10:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan