Đề Tài: Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông ở địa phương ppt

16 982 1
Đề Tài: Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông ở địa phương ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài Luận Đề Tài: Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đôngđịa phương 1. MỞ ĐẦU. 1.1 Đặt vấn đề: 1.2 Mục dích và yêu cầu: - Mục đích: + Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đôngđịa phương và kĩ thuật sản xuất một số loại cây trồng vụ Đông tại địa phương. + Liên hệ kiến thức thực tế và lý thuyết đã học để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Yêu cầu: + Bám sát điều kiện thực tế của địa phương. + Tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng trọt của một số loại cây trồng chính tại địa phương. + Học hỏi kiến thức thực tế từ bà con nông dân tại địa phương. + Đảm bảo đúng thời gian quy định. + Số liệu phải trung thực và chính xác. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ. 2.1 Thời gian và địa điểm: - Thời gian thực tập: từ ngày 07/11/2011 – 30/11/2011. - Địa điểm thực tập: HTX Vân Nam – Xã Vân Nam – Huyện Phúc Thọ - Tp Hà Nội. HTX Vân Hà – Xã Vân Hà – Huyện Phúc Thọ - Tp Hà Nội. 2.2 Nội dung nghiên cứu: - Tìm hiểu tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính địa phương. - Điều tra cơ cấu giống của một số loại cây trồng chính địa phương và đặc điểm của giống. - Tìm hiểu quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây trồng chính địa phương. - Điều tra tình hình sâu bệnh hại và quản lý dịch hại. - Tham quan một mô hình sản xuất điển hình tại địa phương. 2.3 Phương pháp nghiên cứu: - Điều tra tình hình sản xuất qua các tài liệu báo cáo hàng năm của HTX và điều tra tình hình sản xuất thực tế tại địa phương. - Phỏng vấn bà con nông dân và các chủ cửa hàng thuốc BVTV tại địa phương. 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 3.1 Xã Vân Nam. 3.1.1 Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính tại xã Vân Nam: Tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông năm 2011 HTX Vân Nam đã gieo trồng được 215 ha. Trong đó: Cây ngô chiếm 165 ha. Cây đậu tương chiếm 50 ha. 3.1.2 Cơ cấu giống:  Căn cứ vào địa bàn chất đất của từng xứ đồng HTX đã quy hoạch sản xuất đưa 100% giống mới có năng suất cao vào sản xuất, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó: + Cây ngô: Với giống chủ lực NK 4300, NK 6654 ngoài ra còn các giống ngô khác. + Cây đậu tương: Với giống chủ lực DT 84, DT 96 ngoài ra còn một số giống khác.  Đặc điểm của giống: - Đặc điểm của giống ngô: * NK 4300: + Thời gian sinh trưởng phía Bắc 105 - 110 ngày, Duyên hải miền Trung 90 - 95 ngày. + Chiều cao cây từ 185 - 210 cm, chiều cao đóng bắp 80 - 100 cm, cứng cây, chiều dài bắp 14.5 – 16.5 cm, 14 - 16 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp 76 - 80%, khối lượng 1000 hạt 280 - 300 gram, kín đầu bắp, dạng hạt bán răng ngựa, màu hạt vàng da cam. + Nhiễm khô vằn, đốm lá từ nhẹ đến trung bình, chịu hạn và chống đổ khá. Năng suất trung bình 50 - 60 tạ/ha. * NK 6654: Bắp thon dài, lõi nhỏ hạt bán răng ngựa, cây cao trung bình, đóng bắp thấp, lá đứng, rất thích hợp cho việc tăng mật độ. Năng xuất bình quân 55 - 60 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 70 - 75 tạ/ha. + Thời gian sinh trưởng: + Vụ Xuân : 110-115 ngày. + Vụ Đông : 105-110 ngày. - Đặc điểm của giống đậu tương: * DT 84: Giống DT 84: Cao 45 – 50 cm, số cành vừa phải, TGST 88 - 90 ngày, năng suất có thể đạt từ 65 - 100 kg/sào, hạt màu vàng, hạt to bóng, rốn trắng, P1000 hạt 160 gram, chống các bệnh khá, tiềm năng năng suất cao, ưa thâm canh. Giống DT 84 sinh trưởng 85 - 90 ngày, cây cứng, bộ lá gọn có màu xanh đậm. Hoa tím, lông trên quả và thân màu vàng. Hạt to tròn, màu vàng tươi, ít nứt. Kháng bệnh đốm nâu vụ Đông. Năng suất: Vụ Hè Thu 2.0 – 3.5 tấn/ha, Vụ Xuân và vụ Thu Đông 1.5 – 2.5 tấn/ha. * DT 96: Giống DT 96: Có thời gian sinh trưởng ngắn (90 - 98 ngày, vụ xuân 98 ngày, vụ hè 96 ngày và vụ đông 90 ngày), phù hợp trồng thuần. Cây cao 45 - 58 cm, thân có 12 - 15 đốt, sinh trưởng hữu hạn, phân cành vừa phải, cây gọn, hình dáng đẹp, lá hình tim nhọn, màu xanh sáng, lông nâu. Hoa tím, quả chín màu vàng rơm, số quả chắc trên cây 25 - 35, cao trên 180 quả, tỷ lệ quả 3 hạt cao 16 - 20%. Khả năng chống đổ khá, chống các bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ tốt; chịu nhiệt tốt và lạnh khá. Hạt màu vàng sáng, rốn hạt trắng, hạt to, khối lượng 1000 hạt = 190 - 220g. Tỷ lệ protein cao: 42.86%, dầu béo: 18.34%. 3.1.3 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây trồng chính tại địa phương.  Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ngô vụ Đông: - Thời vụ: + Ngô sớm từ 20/8 – 25/8. + Ngô trung từ 1/9 – 20/9. + Ngô muộn trồng trước 5/10. - Làm đất: Dọn sạch cỏ dại, tàn dư của cây trồng trước. Đất cày bằng máy sâu 12 – 15cm, sau đó bừa san phẳng mặt ruộng. - Rạch hàng: rạch hàng theo chiều dài của ruộng, hàng x hàng 60 cm. Rạch hàng sâu 10 cm kết hợp bón lót và kết hợp rắc Basudin 10H để trừ sâu và lấp đất kín phân. - Gieo hạt: đảm bảo đất đủ ẩm, độ ẩm đất 70 – 80 % .Đặt hạt x hạt 40 cm. Sau đó lấp đất dày 5 – 7 cm. - Tỉa, giặm,: + Giặm: Sau gieo 5 – 7 ngày thì ra ruộng kiểm tra, gieo hạt vào những chỗ không mọc để đảm bảo mật độ. + Tỉa: Khi cây 3 – 4 lá thật tiến hành tỉa cây những chỗ có mật độ dày. - Làm cỏ, vun gốc: + Phun thuốc trừ cỏ: 2 ngày sau khi gieo hạt, lúc đất còn ẩm tiến hành phun thuốc trừ cỏ Dual phun đều lên mặt ruộng. + Xới phá váng trừ cỏ: Lần 1: Khi ngô đạt 3 lá người ta xới xáo phá váng, làm cỏ kết hợp vun gốc và bón thúc lần 1. Lần 2: Khi ngô đạt 7 – 9 lá xới xáo phá váng, làm cỏ, vun cao và bón thúc lần 2. - Bón phân: + Lượng phân (cho 1 sào): Phân hữu cơ vi sinh: 20kg. Đạm urê: 15 – 20 kg. Supe lân: 15 – 20 kg. Kali clorua: 7 kg. + Cách bón:  Bón lót: bón toàn bộ lượng phân hữu cơ vi sinh + phân lân.  Bón thúc: Lần 1 (khi cây ngô có 3 – 4 lá thật): Bón ½ lượng đạm + ½ lượng kali. Kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc. Lần 2 (khi cây ngô có 7 – 9 lá thật): Bón nốt ½ lượng đạm + ½ lượng kali. Kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc. - Tưới nước: Độ ẩm đất thích hợp cho cây ngô sinh trưởng tốt là 70 – 80%, khi trời không có mưa, đất khô thì cần phải tưới nước. + Giai đoạn cây ngô có 3 – 4 lá thật: sử dụng phương pháp tưới rãnh. + Giai đoạn sau thì sử dụng nước trời. - Phòng trừ sâu bệnh: + Sâu: phòng trừ sâu đục thân, sâu xám… + Bệnh: phòng trừ bệnh khô vằn, đốm lá…  Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Đậu tương vụ Đông: - Thời vụ: trồng từ 20/9 - 5/10. - Làm đất: làm đất tối thiểu. - Gieo hạt: gieo hạt vào gốc rạ. - Tỉa, giặm: + Giặm: sau gieo 5 - 7 ngày khi cây đã mọc thì đi kiếm tra ruộng, chỗ nào cây không mọc thì giặm bằng hạt của giống đó. + Tỉa: khi cây có 2 - 3 lá thật tiến hành tỉa những cây mọc chen chúc, sinh trưởng kém, sâu bệnh hại, cây cong queo. - Làm cỏ: khi cây có 2 - 3 lá kép tiến hành làm cỏ. - Bón phân: + Lượng phân bón trên 1 sào: NPK: 15 kg Phân urê: 3 kg Phân Kaliclorua: 3kg + Cách bón:  Bón lót: ½ lượng đạm + ½ kali + toàn bộ lượng phân NPK vào hàng rạch sẵn trước khi gieo hạt, sau đó lấp đất kín phân.  Bón thúc: chia làm 2 lần. + Lần 1: khi cây có 2 – 3 lá kép bón ¼ lượng đạm + ¼ lượng kali + Lần 2: khi cây có 4 – 5 lá kép bón ¼ lượng đạm + ¼ lượng kali còn lại. - Tưới nước: phụ thuộc vào nhu cầu của cây, độ ẩm đất, tình hình thời tiết khí hậu. - Phòng trừ sâu bệnh: + Sâu: phòng trừ sâu xám, sâu đục quả, sâu cuốn lá. + Bệnh: phòng trừ bệnh thối cổ rễ, bệnh gỉ sắt. 3.1.4 Điều tra tình hình sâu bệnh hại và quản lý dịch hại xã Vân Nam.  Sâu, bệnh hại trên cây ngô: - Sâu hại: sâu đục thân, sâu xám,…  Biện pháp phòng trừ: sâu đục thân sử dụng Regent 800WG, sâu xám dùng biện pháp thủ công bắt bằng tay là chủ yếu. - Bệnh hại: bệnh khô vằn, bệnh đốm lá nhỏ, đốm lá lớn, bệnh cháy vi khuẩn có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.  Biện pháp phòng trừ: Chọc lọc trồng những giống ngô ít nhiễm bệnh, hạt giống tốt, gieo đúng thời vụ. Mật độ trồng vừa phải, không trồng quá dày, tránh úng đọng nước. Có thể sử dụng thuốc hóa học Anvil 5SC để phòng trừ bệnh.  Sâu bệnh hại trên cây đậu tương: - Sâu hại: sâu đục quả, sâu khoang, sâu cuốn lá…  Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc PERAN 50EC phải phun thuốc vào chiều tối. - Bệnh hại: bệnh gỉ sắt giai đoạn cây ra hoa, bệnh thối cổ rễ giai đoạn cây con.  Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc Zinep 800WP để phòng trừ. 3.2 Xã Vân Hà 3.2.1 Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính tại xã Vân Hà. Tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông năm 2011 HTX Vân Hà đã gieo trồng được 60 ha. Trong đó: Cây cà chua chiếm 10 ha. Cây ngô chiếm 10 ha. Cây rau các loại chiếm 25 ha. Cây ăn quả chiếm 15 ha. 3.2.2 Cơ cấu giống:  Dựa vào đặc điểm chân đất của địa phương mà HTX đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng cho năng suất cao mang lại giá trị kinh tế cao: - Trong đó: + Cây ngô: Với giống chủ lực NK 4300 và NK 6654 + Cây cà chua: Với giống chủ lực cà chua lai F1 Gandeeva, giống cà chua Savior,… + Cây cải bắp: giống chủ lực Sakata, K-K Cross,…. + Cây su hào: giống chủ lực su hào Hàn Quốc B40, su hào Nhật Katix,… + Cây đậu trạch: giống đài loan,…  Đặc điểm cảu một số giống cây trồng chính: * Đặc điểm của giống cà chua lai F1 Gandeeva. Đây là giống sinh trường hữu hạn, cây cao từ 70 – 90 cm. TGST từ 100 – 110 ngày. Dạng trái tròn oval cao, cơm đầy ruột ít hạt. Trọng lượng quả trung bình 110 – 120 gam/trái. Năng suất trung bình đạt từ 2,5 kg – 3,0 kg/cây đều quả. Đặc tính nổi trội là đậu quả rất sai trong mùa mưa. Kháng được bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh vàng xoăn lá, chống chịu xoắn lùn trên cà chua tương đối tốt. Thích hợp trên nhiều chân đất, không nên trồng trên đất vụ trước đã trồng cây họ cà (cà pháo, cà chua, ớt, khoai tây…) nên trồng luân canh với cây trồng khác đặc biệt là lúa nước. Độ pH đất thích hợp từ 6,5 – 7. * Đặc điểm của giống su hào Hàn Quốc B40. Giống su hào lai F1 Hàn Quốc (tên thương mại là B40) là loại rau ngắn ngày, thích nghi rộng, dễ trồng, cho năng suất và chất lượng cao. Su hào B40 sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, trồng được gần như quanh năm (nhiệt độ thích hợp từ 15 0 C đến 36 0 C), có thể thu hoạch sớm chỉ 32 – 35 ngày sau trồng, nếu để đến 40 – 45 ngày củ vẫn không bị xơ. Dạng củ tròn dẹt, màu xanh trắng, ăn ngon, giòn, không xơ, trọng lượng trung bình 400 – 600 gam/củ. Lưu ý: Vì đây là giống ngắn ngày, dọc lá thẳng, ưa ẩm nên cần trồng mật độ dày và chú ý chăm sóc tốt ngay từ đầu, thường xuyên giữ ẩm cho đồng ruộng (A o đất: 70 – 80 %). Giống su hào B40 được đóng gói trong hộp thiếc 100 gam hoặc túi giấy 14 gam rất tiện dụng. 3.2.3 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây trồng chính tại địa phương.  Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cà chua vụ Đông: - Thời vụ: gieo trong tháng 9 đến tháng 10, trồng trong tháng 11 đến tháng 12, thu hoạch tháng 1 đến tháng 2 năm sau. - Làm đất, lên luống: + Làm đất: đất được để ải cày bừa kỹ sạch cỏ dại, làm đất nhỏ, tơi xốp. + Lên luống: luống rộng 1.5 – 1.7 m, chiều dài luống theo địa hình khu sản xuất, luống cao 15 – 20 cm, rãnh rộng 0.8 – 1 m, hàng x hàng 60 – 70 cm, cây x cây 35 – 40 cm. - Sau khi gieo 20 – 25 ngày, cây có 4 – 5 là thật, cây cao 15 – 20 cm đem ra trồng. Mật độ, khoảng cách trồng: hàng x hàng 60 – 70 cm, cây x cây 35 – 40 cm. - Bón phân: + Lượng phân bón/sào: Phân chuồng: 100 – 150 kg. Phân Urê: 7 – 11 kg. Supe lân: 12 – 19 kg. Kali clorua: 7 – 9 kg. + Cách bón:  Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân chuồng + 100% phân lân + 20% Urê + 20% kaliclorua.  Bón thúc: + Lần 1: sau trồng 15 – 20 ngày (khi cây hồi xanh) bón 10% Urê cách gốc 7 – 10cm. Hòa phân với nước để tưới cho cây + Lần 2: khi cây xuất hiện nụ sau trồng 35 – 40 ngày bón 20% Urê + 20% kaliclorua. Bón phân cách gốc 5 – 7 cm kết hợp với làm cỏ, xới vun. + Lần 3: sau trồng 45 – 55 ngày, khi cây ra quả non rộ bón 30% Urê + 30% kaliclorua. + Lần 4: sau khi thu quả đợt 1 bón thúc để duy trì thân lá, bón 20% Urê + 20% kaliclorua. - Cắm giàn: Thời gian làm giàn sau khi ra chùm hoa thứ nhất tiến hành làm giàn hình chữ nhân. - Tỉa nhánh, tỉa lá già: chỉ để lại 1 thân chính và 1 thân phụ dưới chùm hoa thứ nhất hoặc chỉ để lại mỗi thân chính. Khi mầm suất hiện 3 – 4 cm tiến hành cắt bỏ ngay, cần làm thường xuyên 4 – 5 ngày/lần. Khi trên thân có 4 – 5 chùm hoa [...]... cảm ơn các vị lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo,các đồng chí trong tổ mầm non huyện Thạch Thất, cảm ơn các vị lãnh đạo địa phơng xã Hạ Bằng đã giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao trong năm học qua và đã giúp tôi trong việc tìm tòi những sáng kiến mới trong quá trình thực hiện đề tài này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trờng cùng toàn thể các cô giáo trong trờng mầm non xã Hạ Bằng... hiện ti này Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện đề tài sáng kiến song không khỏi thiếu sót rất mong đợc hội đồng khoa học xét duyệt đóng góp ý kiến nhận xét để sáng kiến của tôi đợc hoàn thiện hơn Tôi xin hứa sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong những năm học tiếp theo có thể tìm ra nhiều những sáng kiến hay hơn nữa để có thể phục vụ tốt trong mọi công việc đợc giao của mình Tôi xin chân thành . Luận Đề Tài: Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông ở địa phương 1. MỞ ĐẦU. 1.1 Đặt vấn đề: 1.2 Mục dích và yêu cầu: - Mục đích: + Tìm hiểu tình hình. đích: + Tìm hiểu tình hình sản xuất cây trồng vụ Đông ở địa phương và kĩ thuật sản xuất một số loại cây trồng vụ Đông tại địa phương. + Liên hệ kiến thức

Ngày đăng: 14/03/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan